Rà soát, đánh giá lại các hồ sơ, trình tự, thủ tục, chi phí và điều kiện đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, bao gồm từ khâu khắc dấu, đăng ký mã số thuế... nhằm xoá bỏ các điều kiện và chi phí bất hợp lý, hướng tới xây dựng cơ chế “một cửa” trong đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký mã số thuế.
Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giảm chi phí khởi sự doanh nghiệp đến mức cạnh tranh nhất so với các nước trong khu vực như:
- Thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp có thể nhận được những tham vấn về kinh doanh, nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh một các đơn giản và thuận tiện nhất. Nhà nước nên có kế hoạch thiết lập hệ thống nối mạng đăng ký kinh doanh toàn quốc để giảm nhẹ thủ tục đăng ký kinh doanh.
Đổi mới thể chế về đất đai và hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh
- Lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất đến tận các xã, phường và công khai các quy hoạch này để đảm bảo cơ sở chắc chắn cho việc giao đất, cho thuê đất và để các doanh nghiệp, gồm cả DNV&N công khai tiếp cận với đất phục vụ sản xuất.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 36/CP theo hướng cho phép Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định thành lập và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp quy mô nhỏ, các cụm công nghiệp làng nghề nhằm thống nhất quản lý đối với các mô hình khu, cụm, điểm, công nghiệp.
- Xây dựng hệ thống cơ quan đăng ký đất trong cả nước nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khuyến khích đăng ký các giao dịch về đất.
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách theo hướng tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh
bạch, ổn định và thông thoáng để thúc đẩy sự thành lập mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hỗ Trợ Của Nhà Nước Đối Với Phát Triển Dnv&n Và Những Khó Khăn, Vướng Mắc Còn Tồn Tại
- Những Khó Khăn, Vướng Mắc Còn Tồn Tại Trong Quá Trình Phát Triển Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Đặc Biệt Khuyến Khích Phát Triển Doanh Nghiêp Vừa Và Nhỏ Trong Ngành Công Nghiệp Phụ Trợ
- Các Giải Pháp Phát Triển Dnv&nở Các Làng Nghề Truyền Thống
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 13
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh của DNV&N.
2.1. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của DNV&N
Có thể nói, hiện nay vốn là một trong những vấn đề nan giải nhất đối với các DNV&N. Nhiều doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, phải bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Vì vậy, nâng cao năng lực về vốn là một trong những chính sách trọng tâm cần giải quyết trong thời gian tới. Để nâng cao năng lực về vốn của DNV&N chính phủ cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy nhanh việc thành lập và vận hành quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương, giúp DNV&N vừa và nhỏ có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sản thế chấp. Quỹ bảo lãnh tín dụng có thể bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các dự án kinh doanh có hiệu quả.
Về phương án huy động vốn cho quỹ, kinh nghiệm của các nước cho thấy phần lớn các quỹ bảo lãnh tín dụng đều có một tỷ lệ nhất định từ ngân sách nhà nước, số còn lại huy động từ ngân hàng và các nguồn khác. Trong trường hợp cụ thể của nước ta hiện nay, Chính phủ nên cân nhắc bố trí một phần vốn hoạt động của quỹ từ ngân sách nhà nước và phần còn lại có thể huy từ nguồn vốn của các tổ chức nước ngoài như JBIC (Nhật Bản), UNDP, IMF…
Thứ hai, điều chỉnh chính sách về tài sản thế chấp đối với các khoản vay. Hiện nay, phần lớn các DNV&N không thể vay vốn ngân hàng vì không có tài sản thế chấp. Do đó, nhiều ngân hàng đã cho phép doanh nghiệp dùng tài
sản được hình thành từ các khoản vay để thế chấp hoặc dùng hàng hoá làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn không thể đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng về tài sản thế chấp. Vì vậy, trong những trường hợp nhất định ngân hàng có thể đánh giá tiềm năng và giá trị của các dự án kinh doanh khả thi để cho vay và cùng với doanh nghiệp giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đó để đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Lúc đó, ngân hàng có thể coi bản kế hoạch kinh doanh tốt như một tài sản thế chấp có giá trị thay cho các tài sản khác.
Thứ ba, mở rộng hình thức tín dụng thuê mua. Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn về vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Với hình thức này các ngân hàng thương mại tháo gỡ được tình trạng “đóng băng” về vốn và đảm bảo an toàn hơn hình thức thế chấp tài sản. Tín dụng thuê mua là loại hình tín dụng trung gian dài hạn, người có nhu cầu vay vốn không nhận tiền mua sắm thiết bị, tài sản cho mình mà nhận trực tiếp tài sản cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Người đi thuê sẽ thanh toán bằng tiền thiết bị đó theo phương thức trả dần và sau một thời gian sử dụng nhất định có thể mua lại chính tài sản đó.
Thứ tư, thị trường hoá các khoản nợ. Hiện nay các DNV&N chiếm dụng vốn lẫn nhau rất nhiều khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn giả tạo. Nhiều khi ngân hàng thương mại cũng phải đeo đẳng các khoản nợ cho vay mà không có cách gì thu hồi vốn trước ngày đáo hạn hoặc đã quá hạn. Việc thị trường hoá các khoản nợ thực chất sẽ giúp cho các DNV&N thoát khỏi tình trạng thiếu vốn do bị chiếm dụng. Thương phiếu đã được dùng để ghi giá trị các khoản nợ và được coi là công cụ tín dụng thương mại có tác dụng làm lưu động hoá các khoản nợ ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, hầu hết các DNV&N vẫn còn xa lạ với thương phiếu và chưa có thói quen sử
dụng nó như là một công cụ thanh toán và vay nợ trong các hoạt động kinh doanh của mình. Trong tương lai, cần đẩy mạnh việc sử dụng công cụ này để giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng thiếu vốn do bị chiếm dụng như trên.
Thứ năm, cần phải tạo ra một “sân chơi bình đẳng” để tất cả các loại hình doanh nghiệp tuân thủ các thể lệ tín dụng và được hưởng ưu đãi và điều kiện tín dụng của Nhà nước như nhau. Về vấn đề này, điều rất quan trọng mà cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á đã chứng minh một cách sinh động là phải đảm bảo để tất cả các khoản tín dụng được thực hiện trên cơ sở phân tích tài chính chứ không phải bởi các quyết định chính trị, bao gồm cả vốn vay cho các DNV&N. Ngoài ra, ngân hàng có thể tư vấn cho DNV&N cách thức xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh khả thi, quản lý tốt đồng vốn. Lúc đó ngân hàng mới thực sự trở thành người bạn đồng hành cùng chia sẻ các khó khăn với DNV&N nhằm xóa bỏ được tình trạng hiện nay là ngân hàng không giải ngân được trong khi các DNV&N vẫn trong tình trạng thiếu vốn.
2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực công nghệ của DNV&N
Sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu và thành công của các doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng tuỳ thuộc vào sự kết hợp hữu hiệu giữa giáo dục, khoa học công nghệ và đổi mới và vào những dạng kỹ năng, khả năng và năng lực mới. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước và vào những sản phẩm dựa trên chi phí lao động thấp. Để nâng cao năng lực về công nghệ của các DNV&N nhà nước phải có chính sách mới để xây dựng một nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức, nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đảm bảo liên tục nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Thứ nhất, tạo môi trường cho đổi mới công nghệ
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thị trường công nghệ để tăng khẳ năng tiếp cận thông tin và kỹ thuật công nghệ cao cho DNV&N. Sự hỗ trợ của nhà nước có thể bao gồm các nội dung sau:
- Hình thành thị trường thiết bị và công nghệ trên cơ sở khuyến khích hoạt động của các đơn vị kinh doanh thiết bị công nghệ và hình thành khu vực thương mại công nghiệp tập trung như các khu vực điện, điện tử, vật liệu, xây dựng…
- Hình thành thị trường dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ.
- Hình thành các đơn vị kiểm định công nghệ trực thuộc các sở khoa học
- công nghệ - môi trường có chức năng kiểm định, đánh giá trình độ thiết bị công nghệ theo nhu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu xác định giá trị thiết bị, công nghệ của các DNV&N.
- Tăng cường hoạt động thông tin công nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động đào tạo và đào tạo lại lao động kỹ thuật theo yêu cầu của quá trình dổi mới công nghệ của DNV&N.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần mở rộng thị trường công nghệ bằng việc khuyến khích các hoạt động giao lưu thương mại về công nghệ, các trung tâm thông tin, tư vấn công nghệ, gắn các cơ sở nghiên cứu với các cơ sở sản xuất. Khẩn trương xây dựng các chiến lược công nghệ, ban hành các định chế liên quan đến công nghệ, sở hữu công nghệ, sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho các DNV&N tìm hiểu thị trường công nghệ mới.
Thứ hai, cho phép khấu hao nhanh máy móc thiết bị và khấu trừ khi xác định thuế lợi tức
Kinh nghiệm của một số nền kinh tế phát triển cho thấy đây là một trong những biện pháp ưu đãi thuế thành công được sử dụng để khuyến khích các DNV&N đầu tư thiết bị và máy móc. Theo phương pháp khấu hao nhanh
doanh nghiệp có thể bút toán và khấu hao nhiều hơn giá trị khấu hao thường, thậm chí là gấp đôi. Lúc đó doanh nghiệp sẽ giảm được số lợi tức tính thuế của mỗi năm và giảm số thuế phải nộp. Đây được xem là một trong những biện pháp ưu đãi thuế quan thành công nhất để khuyến khích các DNV&N đầu tư đổi mới trang thiết bị.
Thứ ba, cần có các văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thuê mua tài chính, bán trả góp để các DNV&N thiếu vốn có thể nâng cấp máy móc thiết bị tốt hơn mà không phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ. Cho thuê tài chính cũng giúp các DNV&N tránh được tình trạng “mắc kẹt” trong công nghệ.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay, công nghệ rất nhanh chóng bị lão hoá, vòng đời công nghệ ngày càng bị rút ngắn, một công nghệ được coi là hiện đại trong giai đoạn này thì chỉ trong một thời gian ngắn sau lại có công nghệ hiện đại hơn thay thế. Nếu các doanh nghiệp dùng một khoản tài chính lớn đầu tư vào công nghệ họ sẽ không có tiền để liên tục đổi mới công nghệ, kết quả là doanh nghiệp bị lạc hậu về công nghệ, sản phẩm làm ra không có sức cạnh tranh, không còn khả năng chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó máy móc thiết bị vẫn chưa khấu hao hết và doanh nghiệp rơi vào tình trạng “mắc kẹt” trong công nghệ.
Để giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng này nhà nước nên mở cửa thị trường cho máy móc thiết bị cũ nhằm thu hút kỹ thuật từ nước ngoài, nhưng chỉ chấp nhận miễn thuế cho những thiết bị phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế được xác định cho từng thời kỳ.
Thứ ba, thay đổi phương thức hỗ trợ vốn phát triển công nghệ
Trước đây các DNV&N thường chỉ sử dụng phương thức vay tín dụng với các điều kiện thế chấp, tín chấp. Phương thức vay này vừa hạn chế khả
năng huy động vốn tín dụng ngân hàng của các DNV&N lại vừa tạo ra kẽ hở. Do đó, phải đa dạng hoá các phương thức hỗ trợ để giải quyết ách tắc trong khâu chuyển giao vốn đầu tư tín dụng nhà nước tới DNV&N. Các phương thức này bao gồm:
- Hình thành quỹ nghiên cứu triển khai, chuyển giao thiết bị công nghệ trên cơ sở sử dụng một bộ phận chi ngân sách cho nghiên cứu khoa học – công nghệ doanh nghiệp (trong điều kiện cho phép, cần thành lập ngân hàng tín dụng nghiên cứu khoa học công nghệ). Nguồn vốn từ quỹ này sẽ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức nghiên cứu khoa học – công nghệ cho DNV&N.
- Ứng dụng phát triển mô hình nhà nước tổ chức hoạt động thu, đổi thiết bị công nghệ cũ, bán trả góp thiết bị công nghệ mới cho DNV&N. Theo phương thức này, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tài trợ vốn trả góp cho các đơn vị thương mại thiết bị công nghệ và các đơn vị thương mại giao dịch trực tiếp với các DNV&N với hai nội dung: thu mua thiết bị cũ và bán trả góp thiết bị mới.
Ngoài ra, nhà nước cần đẩy mạnh việc hỗ trợ thông tin cho các DNV&N như thông tin về thị trường công nghệ, các thông tin trợ giúp về mặt kỹ thuật, đào tạo… để các DNV&N lựa chọn được công nghệ thích hợp. Bên cạnh đó, cũng cần giảm bớt chi phí liên lạc viễn thông quốc tế và phí truy cập internet để khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu thông tin về công nghệ trên thế giới (hiện nay cước điện thoại và cước viễn thông ở Việt Nam là một trong những nơi cao nhất trên thế giới).
Thứ tư, phát triển mô hình vườn ươm công nghệ để nuôi dưỡng các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học – công nghệ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, thực hiện các trợ giúp cần thiết để các doanh
nghiệp này phát triển. Sau khi doanh nghiệp đã có đủ khả năng cạnh tranh sẽ đưa ra khỏi vườn ươm và tiếp tục nuôi trồng các doanh nghiệp khác.
Tóm lại, đổi mới công nghệ trong các DNV&N là một vấn đề cấp bách và vô cùng khó khăn. Trên đây là một số giải pháp góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tự nhận thức được rằng đổi mới công nghệ là việc làm tất yếu theo xu hướng phát triển của thời đại. Thêm vào đó, các tổ chức tư vấn, các cơ quan hỗ trợ, các hiệp hội nghề nghiệp phải thực sự là những người bạn gần gũi đối với các DNV&N, nhất là giai đoạn khởi sự vì áp lực của cuộc cạnh tranh buộc các DNV&N phải vươn lên nhưng nếu thiếu định hướng, chỉ dẫn các doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi những lúng túng.
2.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực cho các DNV&N
Về nguồn nhân lực quản lý Nhà nước cần có các giải pháp sau:
Thứ nhất, thiết lập hệ thống giáo dục đào tạo và nâng cao kỹ năng cho các giám đốc và nhà quản lý DNV&N. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp này có thể bao gồm:
Hệ thống các trường đào tạo quản lý cấp trung ương với các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu như:
- Tiến hành nghiên cứu liên quan đến các vấn đề của DNV&N;
- Phát triển các chương trình đào tạo cho giảng viên và nhà cung cấp dịch vụ đào tạo;
- Nghiên cứu và soạn thảo chương trình đào tạo cho các khóa học, nhóm đối tượng, doanh nghiệp khác nhau và kế hoạch cải thiện chương trình đào tạo;