Các Giải Pháp Phát Triển Dnv&nở Các Làng Nghề Truyền Thống

- Nghiên cứu, phổ biến phương pháp đào tạo hiệu quả cho các DNV&N;


- Tổ chức các khoá đào tạo, đào tạo lại cho các giám đốc quản lý DNV&N nhằm đáp ứng mục tiêu của nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hệ thống các trung tâm đào tạo và đào tạo lại ở các tỉnh và thành phố


- Tiến hành cung cấp các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng cho giám đốc DNV&N trong những lĩnh vực mà các trung tâm ở cấp trung ương chưa cung cấp;

- Tổ chức các khoá học đào tạo cho cán bộ mới vào kinh doanh ở các tỉnh, thành phố;

- Cung cấp hỗ trợ về đào tạo quản lý và đào tạo nghề cho các DNV&N ở địa phương đó;

Thứ hai, về nội dung của các chương trình đào tạo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Nội dung của trương trình đào tạo quản lý có thể chia thành ba nhóm như sau:

- Nhóm 1: Nội dung nhóm này hướng vào trang bị các kiến thức cơ bản để chủ doanh nghiệp có hiểu biết một cách khái quát và hệ thống, chuyển từ cách nghĩ cũ sang tư duy mới, hiểu biết hơn trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi, hỗ trợ phát triển chiến lược và kế hoạch kinh doanh, có những lựa chọn và ứng xử phù hợp trong các quyết định quản lý.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 12

- Nhóm 2: Giúp giám đốc doanh nghiệp thực hành các kỹ năng quản lý, tăng cường khả năng tổ chức kinh doanh của họ.

- Nhóm 3: Hỗ trợ giám đốc doanh nghiệp tiếp cận phương pháp quản lý hiện đại nhằm cải thiện khả năng quản lý và tăng năng suất lao động.

Thứ ba, về phương pháp đào tạo quản lý cho DNV&N

Hầu hết các phương pháp đào tạo quản lý do các tổ chức cung cấp cho doanh nghiệp đến nay đều sử dụng phương pháp đào tạo cũ, mang tính thụ động và cần phải thay thế bởi hệ thống phương pháp mới tập trung vào phát huy tính năng động và sáng tạo của học viên. Những phương pháp này bao gồm đào tạo thông qua các ví dụ/ vụ việc cụ thể (case study); vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết một vấn đề phức tạp; chò trơi kinh doanh; chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận nhóm… để các học viên có thể học hỏi lẫn nhau.

Thứ tư, phát triển đội ngũ giảng viên, người đi đào tạo quản lý cho DNV&N. Đội ngũ giáo viên và người đi đào tạo có thể được chia làm hai nhóm là những người làm việc toàn thời gian cho một tổ chức đào tạo và cán bộ làm việc bán thời gian.

Một số đề xuất nhằm tạo dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ đào tạo chuyên nghiệp bao gồm:

- Đưa ra các ưu đãi vật chất để thu hút giảng viên làm việc bán thời gian;


- Có các biện pháp khuyến khích nhằm thu hút các cán bộ có năng lực tham gia hệ thống đào tạo giám đốc cho DNV&N;

- Phát triển chương trình đào tạo quản lý trong nước và nước ngoài và tổ chức thăm quan các doanh nghiệp.

Thứ năm, hỗ trợ tài chính cho đào tạo và đào tạo lại giám đốc DNV&N


Nguyên tắc chung là chi phí cho các khoá đào tạo quản lý sẽ bù đắp bằng tiền phí thu từ các học viên, giám đốc doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thiết lập càng sớm càng tốt hệ thống đào tạo và đào tạo lại các nhà quản lý DNV&N nhằm đáp ứng một phần cấp bách nhu cầu trong hiện tại và tương lai, hỗ trợ tài chính của nhà nước là cần thiết và quan trọng.

Thứ sáu, tăng cường năng lực và mở rộng hoạt động của các trung tâm đào tạo quản lý DNV&N theo hướng liên kết với các trung tâm hỗ trợ và tư vấn kinh doanh.

Các doanh nghiệp thường đối mặt với những khó khăn trong việc phát triển kế hoạch và chiến lược kinh doanh hiệu quả, tìm kiếm cơ hội tiếp cận nguồn vốn, thông tin, thị trường. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, những khó khăn này có thể được giải quyết thông qua chương trình đào tạo không giới hạn bao gồm: đào tạo kết hợp với tư vấn kinh doanh. Để thực hiện điền này, các trung tâm đào tạo cần thực hiện theo hướng:

- Cán bộ giảng dạy và đi đào tạo cần được đào tạo để nâng cao kiến thức về tư vấn và thực tế đã từng cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp;

- Đặc biệt chú trọng thiết lập mạng thông tin về hệ thống đào tạo cho DNV&N và kết nối với Trung tâm thông tin quốc gia và trung tâm thông tin của các Bộ, Ngành và các tổ chức liên quan cung cấp các dịch vụ tư vấn;

- Phát triển đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, tài chính, ngân hàng, tiêu chuẩn chất lượng… những người có khả năng tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh cho DNV&N.

Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho DNV&N


Cho đến nay chúng ta chưa có một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho các DNV&N, do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực của khu vực doanh nghiệp này chủ yếu hình thành một cách tự phát, chưa có ai quản lý và chưa có một thị trường rõ ràng cho đào tạo nghề nghiệp. Về lâu dài, cần có một chiến lược nguồn nhân lực chủ động cho các DNV&N trên cơ sở cơ cấu ngành nghề hiện có. Cụ thể cần có các biện pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống dạy nghề hợp lý phù hợp với điều kiện nước ta

Hệ thống dạy nghề cần được tổ chức phân cấp, theo cơ cấu ngành gắn với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội theo vùng lãnh thổ và phát huy tính xã hội hoá trong công tác đào tạo dạy nghề.

Cơ quan trung ương quản lý chung về công tác dạy nghề chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, các địa phương nghiên cứu hoạch định qui hoạch, kế hoạch trình chính phủ về công tác dạy nghề cho các giai đoạn và các bước tiếp theo. Nội dung không chỉ hoạch định về qui mô, chất lượng, ngành nghề đào tạo mà cần chỉ rõ phương án bố trí hệ thống các trường nghề.

Bên cạnh đó cũng cần có chính sách tăng cường đầu tư cho công tác dạy nghề. Ngoài vốn ngân sách dành cho công tác dạy nghề, cần phải chủ động phát huy vốn từ các nguồn khác như: Huy động đóng góp của người học, của người sử dụng lao động; lồng ghép công tác dạy nghề với các chương trình kinh tế – xã hội khác như chương trình quốc gia giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo; sử dụng nguồn vốn vay, hoặc tài trợ của các tổ chức quốc tế cho công tác dạy nghề.

Thứ hai, khuyến khích hoạt động hỗ trợ nhân lực của các trung tâm hỗ trợ DNV&N

Nhu cầu hỗ trợ về nhân lực của các DNV&N rất lớn mà khả năng cũng như tiềm lực của nhà nước thì có hạn. Do đó, để đáp ứng nhu cầu chính đáng của các doanh ngiệp này, cần thiết phải huy động lực lượng hỗ trợ của toàn xã hội. Do đó, cần khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ các DNV&N về nhân lực.

Hiện nay, công tác hỗ trợ DNV&N về nhân lực cũng nhận được sự quan tâm đáng kể. Các cuộc hội thảo bàn về vai trò cũng như các biện pháp hỗ trợ nhân lực DNV&N được phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam cùng các đơn vị tài trợ liên tục tổ chức. Ngày càng có nhiều tổ chức hỗ trợ và kết quả cho thấy số lượng DNV&N nhận được sự hộ trợ từ các trung tâm lớn hơn rất

nhiều so với những năm trước. Để DNV&N có những bước tiến hơn nữa thì bên cạnh sự hỗ trợ về các chính sách đào tạo nhân lực của chính phủ, các trung tâm cũng cần được hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là trong việc hình thành một mạng lưới liên kết hợp tác cùng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và Nhà nước cần khuyến khích những trung tâm hỗ trợ này phát triển ở mức cao hơn.

3. Các giải pháp phát triển DNV&Ntrong các ngành công nghiệp phụ trợ DNV&N đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ và được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, để phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, Chính phủ cần ủng hộ sự phát triển mạnh mẽ các DNV&N trong ngành công nghiệp phụ trợ. Ngoài những giải pháp phát triển DNV&N chung như đã nêu ở trên, để tạo bước phát triển đột phá cho công nghiệp phụ trợ Chính phủ cần có những giải

pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, khẩn trương hoàn thành quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ quốc gia, nhằm xác định rõ các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới và các giải pháp đột phá để phát triển công nghiệp phụ trợ.

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, trong thời gian trước mắt cần ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong bốn lĩnh vực là cơ khí, ôtô, điện tử – tin học và dệt may – da giầy. Trong các giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cần lấy giải pháp doanh nghiệp làm trọng tâm, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh.

Thứ hai, thực hiện các ưu đãi nhất định đối với các DNV&N sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ trong những năm đầu hoạt động.

- Cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ để nắm được tình hình hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp từ đó có biện pháp hỗ trợ thích hợp.

- Thực hiện các ưu tiên về thuế, mặt bằng sản xuất và nguồn lực tài chính cho các DNV&N sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất linh kiện được vay vốn dài hạn, được miễn thuế lợi tức đối với lợi nhuận tái đầu tư và xây dựng hệ thống bảo lãnh tín dụng đầu tư.

- Kết hợp với các doanh nghiệp xây dựng các tiểu chuẩn chất lượng thống nhất cho các sản phẩm công nghiệp phụ trợ để các sản phẩm này có thể đáp ứng các yêu cầu quốc tế. Một trong những điểm yếu của công nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện nay là chất lượng sản phẩm thấp, tính tiêu chuẩn hoá không cao nên không đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất các sản phẩm chính. Để khắc phục tình trạng này doanh nghiệp và Nhà nước cần kết hợp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng thống nhất cho các sản phẩm phụ trợ để nâng cao chất lượng và tính tiêu chuẩn hoá của sản phẩm.

- Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh nghiệp. Hiện nay, Nhật Bản và một số nước khác đang có chế độ gửi những người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khoẻ và ý chí, muốn đem kinh nghiệm của mình đến giúp các nước đang phát triển, sự phát triển của công nghiệp phụ trợ Việt Nam cũng đang là một trong những vấn đề được Nhật Bản đang quan tâm hỗ trợ. Chúng ta cần biết tận dụng tốt các cơ hội này.

- Lập chế độ thưởng đặc biệt (ví dụ từ nay đến năm 2008) cho những doanh nghiệp có thành tích cao trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp phụ trợ.

Thứ ba, cải thiện hệ thống kiểm soát chất lượng

Hiện nay, các khía cạnh pháp lý về kiểm tra chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng thuộc bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng và phân tích mẫu do trung tâm Quản lý và Kiểm định chất lượng thực hiện dưới sự chỉ đạo của cơ quan tiêu chuẩn và chất lượng tại Hà Nội, Đà nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Việc quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm là một trong nhiều chức năng quan trọng của Chính phủ để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành này. Do đó, cần phải tăng cường và mở rộng hoạt động của các cơ quan trên. Ngoài ra, các cơ quan kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm cần giúp doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm để doanh nghiệp có các biện pháp quản lý và kiểm tra thích hợp ngay tại doanh nghiệp.

Thứ tư, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ.


-Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hình thức liên doanh giữa các DNV&N Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài. Thực hiện các chính sách ưu đãi về đầu tư như ưu đãi về thuế thu nhập, hoặc miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị máy móc cho các nhà đầu tư sản xuất phụ trợ…

Một số nước đang phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các DNV&N tại các nước đang phát triển. Việt Nam nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có.

4. Các giải pháp phát triển DNV&Nở các làng nghề truyền thống


Như đã phân tích ở trên việc phát triển các DNV&N có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp phát triển DNV&N chung Nhà nước ta cần có các giải pháp cụ thể để phát triển các DNV&N ở các làng nghề.

Thứ nhất, quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề để đưa các DNV&N của làng nghề vào đó hoạt động.

Khi quy hoạch cần xem xét ngành nào, sản phẩm nào để lại sản xuất phân tán ở làng quê có hiệu quả không thì nhất thiết phải đưa vào cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN). Ngành nào, sản phẩm nào nếu sản xuất phân tán không hiệu quả và làm ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của dân cư thì kiên quyết thành lập CCNLN, tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực dân cư và mở rộng phát triển sản xuất.

Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đối với việc hình thành và phát triển các CCNLN.

Ví dụ, Nhà nước hỗ trợ đối với việc xây dựng hạ tầng cơ sở ngoài hàng rào, cấp điện, nước đến CCNLN, hỗ trợ 30% kinh phí giải phóng mặt bằng trong hàng rào, hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp làng nghề, ưu tiên trong việc định giá thuê đất, hỗ trợ công tác đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ…

Thứ ba, phát triển các hoạt động dịch vụ với sự hỗ trợ của Nhà nước cho các DNV&N làng nghề.

Các hoạt động dịch vụ như: đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tư vấn chất lượng, xúc tiến thương mại, tài chính ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với đẩy nhanh sự phát triển các CCNLN. Trên thực tế, các hoạt động dịch vụ trên còn rất nhỏ bé, chưa phát triển và phần lớn do cơ sở tự lo hoặc do tổ chức trung gian đảm nhận. Do đó, cần chú trọng phát triển các loại hoạt động dịch vụ trên và Nhà nước cần có sự hỗ trợ chúng thông qua các hình thức sau:

- Miễn giảm phí khi thụ hưởng các dịch vụ đó;

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí