giữa thành thị và nông thôn góp phần giảm chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai khu vực này.
- Sử dụng được nguồn lực lao động dồi dào - một trong hai yếu tố quan trong cho tăng trưởng (vốn và lao động) trong khi thiếu vốn.
- Phát triển các DNV&N trong lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hoá ở nông thôn góp phần thúc đẩy thị trường ở nông thôn phát triển, tạo điều kiện tiêu thụ hàng hoá công nghiệp tốt hơn.
Nông thôn có sẵn nguồn nguyên vật liệu tại chỗ phong phú cho phát triển các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng nhất là cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Công nghiệp nông thôn có thể tập chung phát triển ở một số ngành và sản phẩm sau:
- Các ngành đáp ứng yêu cầu tiêu dùng tại chỗ: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm kim loại.
- Cơ khí, sửa chữa phục vụ sản xuất và đời sống.
- May mặc, sản phẩm mây tre, thủ công mỹ nghệ.
4. Đặc biệt khuyến khích phát triển doanh nghiêp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp phụ trợ
Đặc biệt khuyến khích phát triển doanh nghiêp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp phụ trợ, coi đây là mũi đột phá chiến lược tạo ra bước ngoặt phát triển kinh tế trong những năm tới
Có thể bạn quan tâm!
- Lợi Nhuận Và Tỷ Suất Lợi Nhuận Của Dnv&n Năm 2004
- Thực Trạng Hỗ Trợ Của Nhà Nước Đối Với Phát Triển Dnv&n Và Những Khó Khăn, Vướng Mắc Còn Tồn Tại
- Những Khó Khăn, Vướng Mắc Còn Tồn Tại Trong Quá Trình Phát Triển Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Nhóm Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Và Hiệu Quả Kinh Doanh Của Dnv&n.
- Các Giải Pháp Phát Triển Dnv&nở Các Làng Nghề Truyền Thống
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 13
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Xét về mặt kinh tế, nguyên lý chung là sản xuất lớn, sản xuất hàng loạt có hiệu quả hơn sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế nói chung, chứ không phải riêng của một doanh nghiệp hay công ty nào, thì không hoàn toàn như vậy. Thị trường có nhiều phân đoạn: phân đoạn dành cho các sản phẩm có số lượng tiêu thụ lớn;
phân đoạn dành cho các sản phẩm đơn chiếc, DNV&N đáp ứng như cầu hết sức thích hợp với loại thị trường thứ hai này.
Công nghiệp phụ trợ là ngành công nghiệp sản xuất ra các nguyên, phụ liệu và linh kiện cho công nghiệp chính. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ đòi hỏi tính chuyên môn hoá cao và thường được sản xuất với quy mô nhỏ bởi các DNV&N. Hiện nay, công nghiệp phụ trợ ở nước ta mới ở trong giai đoạn hình thành phát triển, yếu kém cả về chất lượng và số lượng. Do đó, để tạo bước phát triển đột phá cho ngành công nghiệp này cần phải có chính sách hỗ trợ đặc biệt để xây dựng một đội ngũ các DNV&N sản xuất công nghiệp phụ trợ đủ mạnh.
5. Phát triển DNV&N sản xuất công nghiệp phụ trợ trong mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp lớn
Mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Phân công chuyên môn hoá giữa các DNV&N và doanh nghiệp lớn sao cho hiệu quả, DNV&N vừa tạo đầu vào góp phần tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp lớn;
- Doanh nghiệp lớn hỗ trợ cho DNV&N để đào tạo tay nghề, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý;
- Giao thầu lại cho DNV&N những phần việc trong hợp đồng lớn mà doanh nghiệp lớn ký kết với các đối tác;
- Hỗ trợ tài chính lẫn nhau trong quá trình phát triển.
6. Ngiên cứu thành lập một số khu công nghiệp vừa và nhỏ và các cụm công nghiệp làng nghề dành riêng cho DNV&N
Nghiên cứu thành lập một số khu công nghiệp vừa và nhỏ cho các DNV&N sản xuất công nghiệp phụ trợ và các cụm công nghiệp làng nghề cho
các DNV&N ở các làng nghề. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này về cơ sở hạ tầng: điện, nước, thông tin liên lạc, tiếp cận thị trường, giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho DNV&N với chi phí thấp hơn các khu công nghiệp tập trung hiện có mà chỉ các doanh nghiệp lớn mới có khả năng.
Với phương thức này, Nhà nước sẽ dễ dàng thực hiện các chính sách ưu đãi và tiến hành hỗ trợ thích hợp cho các DNV&N trong từng lĩnh vực nhất định.
II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DNV&N CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Nhật Bản, Mỹ, và nhiều nước đi trước Việt Nam đã trải qua rất nhiều kinh nghiệm phát triển DNV&N - đó là những bài học quí giá cho các nước theo sau mà Việt Nam có thể học hỏi
1. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản.
Sau đây có thể kể ra một số bài học đã giúp Nhật Bản phát huy được vai trò của DNV&N trong phát triển kinh tế.
Thứ nhất, ngay từ khi đất nước bước ra khỏi cuộc chiến tranh, Nhật Bản đã coi các DNV&N là những công cụ đắc lực cho việc tái thiết nền kinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà ở Nhật Bản các loại hình Luật về doanh nghiệp kiểu này xuất hiện rất sớm và liên tục được bổ xung hoàn thiện. Cũng ở Nhật Bản, các tổ chức tài chính và ngân hàng, thực hiện việc hỗ trợ toàn diện các DNV&N xuất hiện sớm hơn so với lịch sử kinh tế các nước. Các cơ quan này hợp thành một “ hệ thống xã hội” hoàn chỉnh đáng tin cậy và là chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển của các DNV&N.
Từ đó cho thấy, việc nhận thức sớm và đúng đắn vai trò của các DNV&N trong nền kinh tế là nguyên nhân đầu tiên góp phần làm gia tăng tỷ trọng các doanh nghiệp loại hình này trong nền kinh tế và trong các ngành
nghề khác ở Nhật Bản. Đây có thể xem là bài học kinh nghiệm đầu tiên và quan trọng nhất trong việc phát triển DNV&N ở Việt Nam.
Thứ hai, quan hệ mật thiết gắn bó giữa các DNV&N với các doanh nghiệp lớn đã tạo nên nét cấu trúc độc đáo trong cơ cấu công nghiệp Nhật Bản
- cơ cấu hai tầng.
Nếu ở đặc điểm về quy mô và phạm vi hoạt động của các DNV&N Nhật Bản không có gì khác biệt lớn so với loại hình này ở các nước, thì đặc điểm về sự liên kết gắn bó mật thiết giữa các DNV&N với các doanh nghiệp lớn, lại là đặc điểm nổi bật, khác biệt hẳn so với hầu hết các nước. Chính sự phối hợp có hiệu quả giữa các loại hình doanh nghiệp ở Nhật Bản được coi là động lực cho sự phát triển kinh tế từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II đến nay và là bí mật sức sống mạnh mẽ của các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và của DNV&N Nhật Bản nói riêng. Sự phối hợp các kiểu quy mô doanh nghiệp trong sự điều tiết của Chính phủ có thể được coi là đặc trưng vô cùng quan trọng của mô hình kinh tế Nhật Bản và là bài học đáng để Việt Nam quan tâm nghiên cứu và vận dụng trong chiến lược lựa chọn cơ cấu kinh tế của quốc gia mình.
Thứ ba, nói đến thành công của các DNV&N Nhật Bản không thể không kể đến vai trò của Chính phủ trong việc thực hiện sự hỗ trợ toàn diện đối với các loại hình doanh nghiệp này. Có thể thấy rằng, các cơ quan Chính phủ luôn đi theo và bám sát từng quá trình biến đổi kinh tế đối với DNV&N.
Trong giai đoạn đầu của công cuộc tái thiết nền kinh tế, để giúp DNV&N thoát khỏi tình trạng khó khăn, Chính phủ đã lập ra các hội hợp tác qua đó thực thi việc hỗ trợ tài chính và thiết lập các hệ thống tiếp cận cho DNV&N. Bước vào thời kỳ tăng trưởng cao, do có sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp này và doanh nghiệp lớn, Chính phủ tiến hành mạnh mẽ những biện pháp hợp lý hóa theo từng khu vực, hướng dẫn các doanh nghiệp chủ
chốt hiện đại và hợp lý hóa theo tổ chức quản lý bằng các kế hoạch đầu tư và các điều luật bảo hộ quyền lợi của các DNV&N trong cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp lớn.
Khi quá trình tăng trưởng nhanh bộc lộ các mẫu thuẫn, Chính phủ thông qua các chính sách, hướng dẫn DNV&N đáp ứng những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp, chú trọng sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng cao có thể cạnh tranh cùng các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Các chính sách và các biện pháp mà chính phủ Nhật Bản thực thi đối với các DNV&N đã hình thành một “hệ thống xã hội đa phương” thực hiện sự hỗ trợ DNV&N trong việc vươn lên tự khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Đó cũng là đặc trưng riêng có trong quá trình phát triển các DNV&N ở Nhật Bản.
Thứ tư, tuy có được sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước song các DNV&N Nhật Bản luôn có tinh thần độc lập tự chủ cao. Một trong những nét độc đáo làm nên thành công của các DNV&N Nhật Bản là chiến lược khai thác thị trường và đi tìm đầu ra. Sức mạnh của các công ty Nhật ít thể hiện ở những điểm cạnh tranh nóng mà thường gặp ở những khoảng trống, những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Ở đâu thị trường có chỗ trống là người Nhật có mặt ở đó. Họ luôn tìm ra những khả năng tiềm tàng, linh hoạt vận dụng chính sách thị trường và tạo ra những hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao và mới lạ, biết được điểm mạnh, yếu của đối thủ, tìm ra phương thức và bước đi thích hợp trong cạnh tranh. Bằng cách đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đi lên từ qui mô nhỏ và trở thành những tập đoàn hùng mạnh trên thương trường quốc tế. Khả năng tài ba, linh hoạt trong phát hiện và nắm bắt các cơ may thị trường, hệ thống quản lý chất lượng toàn diện và văn hoá kinh doanh của người Nhật - đó là rất nhiều bài học quản trị quí giá cho các doanh nhân trên khắp thế giới nghiên cứu và học tập.
2. Bài học về sự hỗ trợ phát triển DNV&N của Chính phủ Mỹ
Nói đến thành công trong công tác hỗ trợ DNV&N chúng ta không thể không nhắc tới nước Mỹ. Có thể nói ở Mỹ các chính sách phát triển DNV&N đã được xây dựng và triển khai một cách rất hiệu quả và triệt để từ trung ương tới địa phương.
Các cơ quan Chính phủ Mỹ chia ra các phòng ban với các chức năng khác nhau để hỗ trợ cho DNV&N. Cục kinh doanh và Kinh tế (EB) có vai trò xúc tiến các DNV&N ra thị trường ngoài nước thông qua đàm phán nhằm giảm các rào cản thương mại và đầu tư, đòi hỏi ưu đãi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các DNV&N của Mỹ. Một cơ quan khác là Uỷ ban hỗ trợ hợp tác thương mại Liên bang, cơ quan hoạch định các quyết định mang tính chiến lược về nguồn lực và chương trình hành động, tạo mối liên kết thương mại quốc tế hội nhập cao và hiệu quả, tổ chức các chương trình phát triển DNV&N.
Song song với các cơ quan trên, Mỹ cũng thành lập Uỷ ban cố vấn thương mại cho các DNV&N. Uỷ ban này có trách nhiệm cố vấn cho Chính phủ Mỹ trong việc ra các chính sách thương mại, tiêu chuẩn, thương mại điện tử, tài chính thương mại, hàng rào phi thuế, trợ cấp xuất khẩu và nguyên tắc xuất xứ. Uỷ ban cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của DNV&N trong các đàm phán thương mại.
Bên cạnh đó Mỹ cũng có giải thưởng khuyến khích DNV&N như giải thưởng dành cho các công ty hoạt động xuất sắc của Bộ trưởng bộ Thương mại Mỹ. Đây là một hình thức khuyến khích và công nhận vai trò của các DNV&N, tạo động lực cho các oanh nghiệp này phát triển.
Mỹ còn tổ chức văn phòng giúp đỡ các DNV&N không có ưu thế. Văn phòng giúp cho các doanh nghiệp này có thể hoàn thành các hợp đồng cung cấp với tổng trị giá lên tới gần 2 tỷ USD mỗi năm20. Uỷ ban thương mại quốc tế cũng là một trong cơ quan chức năng hỗ trợ rất đắc lực DNV&N thông qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ tài chính, chuyên gia, và xúc tiến xuất khẩu của DNV&N.
Về mặt chính sách, Bộ Thương mại Mỹ thành lập hai uỷ ban cố vấn trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó, một uỷ ban phụ trách cố vấn về các vấn đề liên quan đến công nghiệp dịch vụ, một uỷ ban phụ trách về bán buôn và bán lẻ, tại mỗi một uỷ ban đều có đại diện của DNV&N cũng như hiệp hội thương mại công nghiệp. Hai uỷ ban này có nhiệm vụ thu thập các kết quả đàm phán của chính phủ Mỹ, xem xét lại các dự thảo chính sách, đền nghị các hoạt dộng và các định hướng cho Chính phủ các vấn đề liên quan dến doanh nghiệp, đặc biệt là DNV&N. Bên cạnh đó, một uỷ ban cố vấn đặc biệt cho DNV&N cũng đựoc thành lập nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp này các vấn đề liên quan đến thủ tục ký kết và soạn thảo hợp đồng, đại diện và đưa ra các yêu cầu và đề nghị có lợi cho DNV&N tại các tổ chức quốc tế như OECD, và các cuộc đàm phán tại WTO, đề đạt yêu cầu và thông báo tình hình của DNV&N lên các cơ quan ban hành chính sách của Mỹ và các tổ chức quốc tế.
Trên đây chỉ liệt kê sơ lược một vài cơ quan và tổ chức hỗ trợ và phát triển DNV&N của Mỹ. Nhưng qua đó ta có thể thấy tất cả các vấn đề liên quan đến phát triển DNV&N được chính phủ Mỹ rất quan tâm và có đường lối, chính sách, giải pháp, công cụ thực hiện hiệu quả.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNV&N ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Các giải pháp nhằm gia tăng số lượng DNV&N trong nền kinh tế
20 Wayne, 2005
Thứ nhất, khơi dậy tinh thần kinh doanh của người Việt, đặc biệt là của giới trẻ Việt Nam.
Để khơi gợi tinh thần kinh doanh có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến tinh thần doanh nghiệp, ý chí kinh doanh và làm giàu tới mọi đối tượng.
- Thí điểm thực hiện đưa các bài học kinh doanh vào chương trình học ở các trường phổ thông, đại học, dạy nghề.
- Mở rộng quy mô và các cuộc thi khuyến khích giới trẻ lập nghiệp như cuộc thi thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ đã được tổ chức trong những năm gần đây. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai trợ giúp khởi sự doanh nghiệp.
- Thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các doanh nhân thành đạt với sinh viên các trường đại học và các diễn đàn về kinh doanh, làm giàu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới thể chế có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành lập và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đổi mới đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp.
- Tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật về đăng ký kinh doanh; tiếp tục rà soát, bãi bỏ các giấy phép kinh doanh không cần thiết;
- Xác định cụ thể các ngành nghề kinh doanh “nhạy cảm”; tập hợp danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện để phổ biến rộng rãi, nhằm tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và những người làm công tác đăng ký kinh doanh.