Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Dịch Vụ Thẩm Định Giá Việt Nam Trong Những Năm Qua

sử dụng nguồn vốn ngân sách mua sắm các thiết bị, vật tư có giá trị cao hoặc khối lượng lớn, các thiết bị tài sản trong các dự án đầu tư xây dựng.

Thực hiện Nghị định của Chính phủ ban hành quy chế thẩm định giá, ngay từ cuối năm 1997 Ban Vật giá Chính phủ đã soạn thảo tờ trình về việc thành lập Trung tâm Thẩm định giá Việt Nam. Tờ trình này đã được các Bộ tham gia ý kiến, về cơ bản tất cả các Bộ, ngành đều nhất trí thành lập Trung tâm Tư vấn và Thẩm định giá trực thuộc Ban Vật giá Chính phủ, Trung tâm là một đơn vị sự nghiệp có thu, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng làm nhiệm vụ tư vấn và thẩm định giá, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả tư vấn và thẩm định giá của mình. Theo Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, trước mắt thành lập Trung tâm Tư vấn Dịch vụ Kiểm định giá trực thuộc Ban Vật giá Chính phủ, nếu trình Chính phủ thành lập Trung tâm Thẩm định giá Việt Nam thì cần có đề án tổng thể về bộ máy, biên chế của Ban Vật giá Chính phủ.

Căn cứ những ý kiến đóng góp trên của các Bộ và được sự đồng ý của Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ, ngày 9/2/1998 Ban Vật giá Chính phủ đã có quyết định số 14-1998/QĐ-BVGCP về việc thành lập Trung tâm tư vấn, dịch vụ Kiểm định giá trực thuộc Ban Vật giá Chính phủ, có trụ sở tại Hà Nội. Hơn một năm sau, ngày 9/9/1999 Ban Vật giá Chính phủ đã ban hành quyết định số 108/1999/QĐ-BVGCP về việc thành lập Trung tâm Thông tin và Kiểm định giá Miền Nam trực thuộc Ban Vật giá Chính phủ, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy thời kỳ này ở nước ta đã có hai Trung tâm kiểm định giá của nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá.

Tuy nhiên trong thời kỳ quá độ này, do nhu cầu công tác thẩm định giá phát triển nên hoạt động thẩm định giá không chỉ do hai Trung tâm trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện mà còn do các Vụ chức năng của Ban Vật giá Chính phủ và Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh thực hiện. Tại Trung ương các Vụ trực thuộc Ban Vật giá Chính phủ tuỳ lúc cũng thực hiện nhiệm vụ thẩm định giá tài sản, máy móc thiết bị, hàng hoá mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ quản lý nhà nước theo nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp. Tại các địa phương Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố giao cho Sở Tài chính, Vật giá (nay là Sở Tài

chính) tỉnh thẩm định giá tài sản mua sắm mua sắm từ nguồn ngân sách địa phương cũng như thẩm định giá cho các mục đích khác phát sinh trên địa bàn.

Như vậy thời kỳ này ở nước ta mô hình tổ chức hoạt động thẩm định giá chưa thực sự rõ ràng giữa đơn vị có chức năng thẩm định giá với chức năng quản lý nhà nước về giá. Thẩm định giá chưa được công nhận chính thức như một nghề dịch vụ cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động thẩm định giá các nước, coi thẩm định giá như một nghề và căn cứ vào yêu cầu kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước chủ yếu bao hàm chức năng quản lý nhà nước không bao hàm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì giai đoạn này thẩm định giá chưa đạt được mô hình đó.

Hoạt động của hai Trung tâm thẩm định giá ngày càng phát triển và đã được xã hội thừa nhận. Hai Trung tâm này là các tổ chức sự nghiệp thực hiện chức năng thẩm định giá. Đây là những mô hình thí điểm thực hiện công tác thẩm định giá. Trong quá trình hơn 4 năm hoạt động từ khi ra đời năm 1998 đến năm 2002 (đối với Trung tâm Thẩm định giá ở Hà Nội) và hơn 3 năm (đối với Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh), 1999 đến 2002; Kết quả Hai Trung tâm đã thực hiện giá trị tài sản thẩm định ngày càng tăng. Hai Trung tâm đã đáp ứng được nhu cầu thẩm định giá cơ bản của khách hàng từ Trung ương đến địa phương. Cơ cấu giá trị thẩm định tài sản khu vực nhà nước đạt khoảng 80 %, 20% còn lại là giá trị thẩm định cho nhu cầu của các thành phần kinh tế khác. Trong đó thẩm định giá tài sản cho các mục đích mua sắm từ nguồn vốn ngân sách, đấu thầu, đấu giá, thế chấp, hạch toán, tính khấu hao, chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu nhà nước chiếm khoảng 70%. Tuy khối lượng công việc thẩm định giá đối với các Trung tâm thời kỳ này chưa thật lớn, nhưng cho thấy nhu cầu về thẩm định giá của nước ta là cấp thiết và sự ra đời mô hình tổ chức thẩm định giá đầu tiên: các Trung tâm thẩm định giá là cần thiết và phù hợp.

Theo số liệu thống kê của Ban Vật gía Chính phủ, toàn ngành Vật giá trong những năm 1998 - 2000 đã thẩm định giá với tổng trị giá khoảng 20.000 tỷ đồng, kết quả thẩm định giá đã giảm chi cho ngân sách nhà nước từ 6% - 10%.

Năm 2001 đã thẩm định với tổng trị giá khoảng 40 000 tỷ đồng, kết quả thẩm định gía đã giảm chi cho ngân sách từ 5 % - 15 %. Ngay từ những thời kỳ đầu tiên này, nhà nước ta đã sớm nhìn được tầm quan trọng của ngành thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường và dành cho ngành sự ủng hộ tích cực để phát triển.

Hành lang pháp lý cho ngành thẩm định giá từng bước được củng cố, ngày 8 tháng 5 năm 2002, Chủ tịch nước - Trần Đức Lương ký lệnh công bố pháp lệnh giá đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X thông qua tại kỳ họp quốc hội lần thứ 51 ngày 23 tháng 4 năm 2002 và được Chủ tịch Quốc hội khoá X ký ngày 26 tháng 4 năm 2002. Pháp lệnh gía ra đời đánh dấu một bước chuyển về chất đối với hoạt động thẩm định giá của Việt Nam. Đây là văn bản pháp quy cao nhất hướng dẫn thống nhất hoạt động thẩm định giá trên toàn quốc. Từ đây thẩm định giá được chính thức công nhận là một nghề dịch vụ chuyên nghiệp. Pháp lệnh gía gồm 5 chương 40 điều; trong đó mục III, chương II quy định về Thẩm định giá gồm những nội dung như: Tài sản của nhà nước phải thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá, kết quả thẩm định giá. Đây cũng là văn bản có tính pháp lý cao nhất đối với hoạt động định giá tài sản của nước ta từ trước đến nay.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.


2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẩm định giá Việt Nam trong những năm qua

Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam - 7

2.2.1. Sự hình thành hành lang pháp lý cho hoạt động dịch vụ thẩm định giá

Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nghề thẩm định giá: Theo Pháp lệnh giá, hoạt động thẩm định giá do các thẩm định viên về giá hoạt động trong doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá thực hiện. Nói cách khác, theo Pháp lệnh giá, Ban Vật giá Chính phủ (nay là Bộ Tài chính) và các Sở Tài chính các tỉnh, thành phố chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định giá tại Trung ương và địa phương, không còn thực hiện chức năng thẩm định giá. Các tổ chức được phép hành nghề thẩm định giá thực hiện thẩm định giá theo yêu cầu của khách hàng, bao gồm khách hàng là các tổ chức và các cá nhân. Kết quả thẩm định giá được sử dụng trong tư vấn. Tổ chức được phép thẩm định giá được thu tiền dịch vụ thẩm định giá. Nếu các tổ

chức này thẩm định không đúng, gây thiệt hại cho nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân thì phải bồi thường theo pháp luật.

Pháp lệnh Giá quy định công tác quản lý giá của Chính phủ nói chung và thẩm định gía nói riêng. Năm 2003, Nghị định 170/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá. Tại điều 14; 15; 16; 17; 18 và điều 19 Nghị định đã quy định về : Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt nam; Tài sản Nhà nước phải thẩm định giá; Thành lập doanh nghiệp thẩm định giá; Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khi sử dụng kết quả thẩm định giá và các vấn đề liên quan khác.

Năm 2004, Quyết định của Bộ trưởng BTC số 21/2004/QĐ-BTC qui định về việc ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý Thẻ thẩm định viên về giá nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ nghiệp vụ hành nghề thẩm định giá. Năm 2005, QĐ số 24/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng TC được ban hành 3 tiêu chuẩn thẩm định giá đầu tiên của Việt Nam (tiêu chuẩn số 1,3,4). Ngày 01 tháng 11 năm 2005, QĐ số 77/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng TC về ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá 4, 5 v à 6 cũng được công bố.

Cho tới nay Bộ tài chính đã ban hành sáu (6) tiêu chuẩn Thẩm định Giá Việt Nam trong số 20 tiêu chuẩn dự kiến ban hành như sau :

Tiêu chuẩn 01: Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá; Tiêu chuẩn 02: Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá

Tiêu chuẩn 03: Những nguyên tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá; Tiêu chuẩn 04: Báo cáo kết quả, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá ;. Tiêu chuẩn 05: Quy trình thẩm định giá;

Tiêu chuẩn 06: Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá;

Hiện nay Bộ Tài chính đang dự thảo 3 tiêu chuẩn tiếp theo, dự kiến sẽ ban hành trong thời gian tới. Trong số 3 tiêu chuẩn này có tiêu chuẩn quy định về các phương pháp thẩm định giá. Nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá Chính phủ đã quy định 5 phương pháp thẩm định giá nhưng nội dung cụ thể đến nay vẫn chưa được Bộ Tài chính ban hành. Điều này ảnh hưởng đến việc không thống nhất trong việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp của

các doanh nghiệp thẩm định giá trên phạm vi cả nước, gây khó khăn cho các Sở Tài chính khi tiến hành thẩm định lại Chứng thư của các doanh nghiệp thẩm định giá để trình UBNN tỉnh, thành phố phê duyệt...

Bên cạnh đó, một số các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động thẩm định giá khác cũng đồng thời được ban hành, đặc biệt là với lĩnh vực định giá đất.

Ngày 29 tháng 10 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Quy định thực thi Luật đất đai bao gồm hệ thống tổ chức quản lý đất đai và dịch vụ quản lý và việc sử dụng đất đai

Ngày 16 tháng 11 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp định giá và khung giá cho các loại đất.

Ngày 26 tháng 11 năm 2004, Ban hành Thông tư số 114/2004/TT-BTC Hướng dẫn việc thực hiện phương pháp định giá đất và khung giá cho tất cả các loại đất

Ngày 24 tháng 12 năm 2004, ban hành Thông tư số 126/2004/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần trong đó có quy định phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.

Ngày 03 tháng 8 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2005/NĐ - CP về Thẩm định giá với phạm vi điều chỉnh là các doanh nghiệp thẩm định giá; Thẩm định viên về giá; Quản lý Nhà nước về thẩm định giá; Xử lý tranh chấp về thẩm định giá.

Đối tượng điều chỉnh là các doanh nghiệp thẩm định giá; cơ quan tổ chức, cá nhân có tài sản thẩm định giá và thẩm định viên về giá. Nghị định này bao gồm 06 chương và 25 điều.

Ngày 8 tháng 4 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2772/2005/QĐ-BTC về chương trình bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp cho các thẩm định viên.

Ngày13 tháng 3 năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 17/TT- BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 101/2005/ NĐ- CP về thẩm định giá.

Từ năm 2002 đến nay, Việt Nam đã và đang tiến hành xây dựng các văn bản pháp quy cho hoạt động thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Song trên thực tế còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và làm rõ, vì đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với chúng ta trong nền kinh tế thị trường. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy Việt Nam còn thiếu quá nhiều tiêu chuẩn thẩm định giá trong hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá dự kiến ban hành. Các văn bản pháp lý về đào tạo đội ngũ thẩm định viên, thi và cấp thẻ thẩm định viên vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.... Do vậy, trong quá trình thực thi các văn bản pháp quy, Việt Nam cần thiết nghiên cứu dần hoàn thiện, bổ sung các nội dung cho phù hợp và để các văn bản đó thực sự đi vào thực tiễn, thúc đẩy nghề thẩm định giá phát triển.

Cơ quan quản lý nhà nước thời gian qua do còn tập trung vào việc nghiên cứu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, nên công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về thẩm định giá chưa được chú ý nhiều. Trong năm 2006, Bộ Tài chính có thực hiện một chương trình kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá ở một số doanh nghiệp thẩm định giá và một số địa phương. Bộ Tài chính đã kiểm tra trực tiếp tình hình thực hiện tại 3 Trung tâm thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính, một số trung tâm thuộc các Sở Tài chính, Trung tâm thẩm định giá các địa phương và một số doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá. Trong cuộc kiểm tra nay, Bộ Tài chính nhận thấy, dù tên gọi các tổ chức thẩm định giá có khác nhau, nhưng hầu hết các đơn vị này đều có chức năng thẩm định giá. Đối với các doanh nghiệp thẩm định giá, hoạt động thẩm định giá chỉ là một nội dung trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung hoạt động thẩm định giá của các tổ chức thẩm định giá đều bám sát quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số tổ chức còn có những mặt thực hiện chưa đúng: thiếu hợp đồng ký kết với khách hàng, chưa thực hiện lập quỹ rủi ro nghề nghiệp, hồ sơ thẩm định gía lập chưa đúng...

Qua đợt kiểm tra này tại các Trung tâm có chức năng thẩm định giá, Bộ Tài chính cũng nắm được Trung tâm nào có đủ điều kiện chuyển sang mô hình doanh nghiệp cũng như Trung tâm nào chưa đủ điều kiện chuyển đổi để có định hướng hoạch định tiến trình chuyển đổi cho phù hợp.

Thông qua đợt kiểm tra, Bộ Tài chính cũng nắm bắt được nhiều vấn đề sai phạm, vướng mắc, bất cập trong việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá tại các tổ chức thẩm định giá để kịp thời uốn nắn, nghiên cứu chỉnh sửa cho phù hợp, thúc đẩy nghề thẩm định giá phát triển.

2.2.2. Sự hình thành, phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ thẩm định giá

Từ khi có Pháp lệnh giá nhiều tổ chức có chức năng Thẩm định giá ra đời và ngày càng phát triển về số lượng. Hiện nay trên phạm vi cả nước có gần một trăm doanh nghiệp có chức năng Thẩm định giá và cung cấp thông tin về giá nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Theo số liệu từ Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, đến hết năm 2006, có gần 100 đơn vị, tổ chức được Bộ Tài chính cho phép thực hiện dịch vụ thẩm định giá.

Theo Nghị định về Thẩm định giá (Nghị định 101/2005/CP) đã quy định về doanh nghiệp thẩm định giá tại Việt nam như sau:

Doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp có chức năng hoạt động thẩm định giá (gọi chung là doanh nghiệp thẩm định giá) được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. Việc thành lập, tổ chức và quản lý hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá phải tuân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Khi thay đổi tên gọi, thay đổi trụ sở, danh sách thẩm định viên thì chậm nhất là mười ngày sau khi thực hiện việc trao đổi, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.

Theo quy định tại Nghị định này, việc thành lập doanh nghiệp thẩm định giá cần có những điều kiện nhất định. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sau đây được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá:

- Có đủ các điều kiện về thành lập các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tương ứng với loại hình doanh nghiệp.

- Có từ 3 thẩm định viên về giá (được cấp thẻ) trở lên. Đối với công ty hợp danh thì tất cả thành viên hợp danh phải là thẩm định viên về giá. Đối với các doanh nghiệp khác thì người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá.

Doanh nghiệp thẩm định giá có quyền:

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng thẩm định giá, cơ quan, tổ chức nắm giữ tài liệu có liên quan đền tài sản thẩm định giá cung cấp hồ sơ của tài sản cần thẩm định giá, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá (trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật).

- Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi thấy tài sản đó không đủ điều kiện pháp lý.

- Thu tiền dịch vụ thẩm định giá theo quy định.

- Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm:

- Tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Trường hợp Việt Nam chưa quy định tiêu chuẩn thẩm định giá có thể vận dụng các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế hoặc khu vực nếu được Bộ Tài chính thừa nhận.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về kết quả thẩm định giá của mình. Trường hợp kết quả thẩm định giá không đúng, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp thẩm định giá chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả thẩm định giá ghi trong chứng thư thẩm định giá theo hợp đồng định giá đã ký kết. Trường hợp kết quả thẩm định giá không đúng, gây thiệt hại cho khách hàng, hoặc người sử dụng kết quả thẩm định giá (Nhà nước, tổ chức, cá nhân), thì doanh nghiệp thẩm định giá phải bồi thường. Mức thiệt hại mà doanh nghiệp thẩm định giá phải bồi thường do hai bên tự thỏa thuận hoặc do cơ quan có thẩm quyền xác định và giải quyết bằng trọng tài theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại, hoặc đưa ra tòa án để giải quyết. Khi phải bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp thẩm định giá gây ra, thì doanh nghiệp thẩm định giá được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã cam kết, hoặc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để bồi thường thiệt hại.Trường hợp số tiền phải chi trả bồi thường lớn hơn số bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc lớn hơn quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp, thì doanh nghiệp được trích từ quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để chi trả, nếu quỹ dự phòng tài chính

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 12/10/2024