Định Hướng Hoạt Động Kinh Doanh Và Yêu Cầu Đối Với Việc Thực Hiện Thanh Toán Quốc Tế Tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật - Tsc

xuất nhập khẩu. Chẳng hạn như: Hợp đồng số 001/2009/CSV-TSC thành lập ngày 14/01/2009 theo phương thức L/C để nhập mặt hàng ống thép đen từ Thái Lan. Khi làm đơn mở thư tín dụng, nhân viên xuất nhập khẩu yêu cầu hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn ASTM A53 và BS 534. Trong các chứng từ xuất trình như hóa đơn thương mại và Giấy chứng nhận xuất xứ đều có ghi: produced in accordance with ASTM A53 & BS 534 (được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A53 và BS 534) nhưng không có giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất. Như vậy, Công ty đã tạo khe hở để nhà sản xuất không phải xuất trình chứng từ chứng minh hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu do khi L/C được mở đã không đảm bảo có nội dung đầy đủ, chặt chẽ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý.

Về phía ngân hàng, không có điều gì có thể chắc chắn rằng các nhân viên của ngân hàng có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm giải quyết, phòng tránh rủi ro trong thanh toán. Chẳng hạn, Hợp đồng số 04/TSC-AVK thành lập ngày 15/12/2008 theo phương thức L/C, có hiệu lực kể từ ngày phát hành L/C. Đây là lần đầu tiên Công ty giao dịch với ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Hưng Yên. Vì vậy, để đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty, ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế chấp khi mở L/C. Qua trình lựa chọn, thẩm định trị giá tài sản thế chấp đến khi có thể mở L/C là gần 2 tuần (thông thường việc mở L/C chỉ mất 2 - 3 ngày). Do sự phức tạp về thủ tục mở L/C (thẩm định nguồn vốn và phương án kinh doanh, cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh), nhất là lần đầu mở tại ngân hàng và sự yếu kém về mặt nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng dẫn đến hợp đồng chậm có hiệu lực, ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận hàng của cả hai bên.

Trên đây là những nét chính trong việc áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế hàng hoá nhập khẩu của Công ty TSC. Việc nghiên cứu những ưu điểm cũng như hạn chế sẽ làm cơ sở để xây dựng những giải pháp nâng

cao hiệu quả của các phương thức thanh toán quốc tế hàng hoá nhập khẩu sẽ được trình bày ở chương sau.


CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT - TSC‌‌

I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT - TSC

1.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty


1.1.1. Điểm mạnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


- Với một mạng lưới Đại lý rộng khắp, Công ty có khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình rộng rãi trên phạm vi toàn quốc và kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật - TSC - 12

- Uy tín Công ty đang được nâng cao và khả năng thích ứng với thị trường của Công ty vẫn gây được lòng tin với bạn hàng trong và ngoài nước. Thế mạnh này có được trước hết là nhờ vào kết quả kinh doanh không ngừng tăng trong những năm qua của Công ty.

- Công ty vẫn giữ vững và phát triển tốt dựa vào sự đoàn kết nội bộ phát huy sức mạnh của nhân viên; đại đa số nhân viên tận tâm với công việc được giao, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, quản lý chặt chẽ và chính sách hỗ trợ, các thông tin về thị trường của Ban lãnh đạo Công ty.

- Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác văn phòng và kế toán, đặc biệt là trong chuyên ngành kỹ thuật. Với việc chuyển giao công nghệ và hỗ trợ từ WAVIN, Công ty đã nhanh chóng thiết lập được vị trí trên thị trường cơ điện và trở thành nhà thầu của nhiều dự án lớn trên cả nước.


1.1.2. Điểm yếu


- Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, trải qua quá trình thành lập hơn năm năm, kinh nghiệm thực tiễn còn ít, nhất là kinh nghiệm trên thương trường quốc tế nên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài và tìm đối tác, nhà cung cấp.

- Uy tín cũng như thị phần quốc tế còn nhỏ bé, do vậy chưa gây được sự tin tưởng của đối tác nước ngoài.

- Trình độ nghiệp vụ của nhân viên, trình độ quản lý của cán bộ còn hạn chế. Số cán bộ có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, giỏi ngoại ngữ còn ít.

- Nguồn vốn và nguồn ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào các ngân hàng, do vậy luôn gặp phải tình trạng chịu mức lãi suất tín dụng của ngân hàng khá cao hoặc hạn mức tín dụng thấp.

1.1.3. Cơ hội


Xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại ngày càng thâm nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ; Chính sách đối ngoại của Việt Nam có bước phát triển mới với phương châm “Hợp tác, hội nhập và phát triển”; Việt Nam đã chính thức gia nhập AFTA, ASEAN, APEC và WTO; Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết. Đất nước ta đã và đang được sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF và các nước. Kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển cũng đồng nghĩa với sự phát triển của Công ty.

Môi trường kinh tế, chính trị của đất nước có nhiều thuận lợi. Thủ tục hành chính và môi trường đầu tư đang được cải cách mạnh mẽ. Chính sách quản lý ngoại hối đã thông thoáng hơn. Nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng dân dụng có nguốn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước

khổng lồ là cơ hội phát triển mạnh mẽ cho thị trường cơ điện nói chung và cho Công ty nói riêng.

Lộ trình cắt giảm thuế quan AFTA theo chương trình CEPT được thực hiện, hàng rào thuế quan hay thuế suất thuế nhập khẩu ngày càng giảm. Thêm vào đó, quan hệ giữa Việt Nam và khối EU, ASEAN… cũng ngày càng phát triển và được củng cố. Đây là cơ hội cho các mặt hàng nhập khẩu từ châu Âu và châu Á của Công ty có khả năng cạnh tranh hơn về giá cả và chất lượng với hàng trong nước và tạo điều kiện để Công ty mở rộng quy mô hàng nhập khẩu, tìm kiếm đối tác nước ngoài.

Công nghệ thông tin trên thế giới phát triển mạnh, thuận lợi cho tiến trình hội nhập, chuyển giao công nghệ là điều kiện để Công ty từng bước tiến tới xây dựng mô hình Công ty hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

1.1.4. Thách thức


Kinh tế các nước châu Á sau khủng hoảng, kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến đầu tư và thương mại với Việt Nam. Nạn khủng bố quốc tế có nguy cơ phát triển mạnh, đe dọa hòa bình và an ninh thế giới và khu vực. Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động là nguy cơ gây ra những bất ổn khó lường trước được, do vậy việc tìm kiếm đối tác cũng như đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp khó khăn.

Môi trường đầu tư, thương mại của Việt Nam (thủ tục hành chính, môi trường pháp lý…) chưa thật sự hấp dẫn. Cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin nói chung còn nhiều bất cập.

Quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng mở rộng, hàng rào thuế quan cắt giảm tạo ra cơ hội cũng như thách thức từ sự cạnh trạnh của các hãng khác khi đưa sản phẩm vào Việt Nam. Một số mặt hàng và thị phần trong nước có thể bị mất, hậu quả của nó ảnh hưởng lớn đến cả kim ngạch và lợi

nhuận của Công ty. Công ty sẽ phải đối mặt với yêu cầu buộc phải tìm mặt hàng và việc làm thay thế mới đảm bảo được quy mô và hiệu quả hoạt động, đời sống và việc làm của toàn thể nhân viên.

Về đội ngũ cán bộ, Công ty còn thiếu cán bộ trẻ có tri thức hiện đại về kỹ thuật nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. Hiệu quả quản lý chưa cao, chưa có chương trình thâm nhập thị trường và bộ phận Marketing riêng rẽ với những chức năng đúng của nó.

1.2. Phương hướng sản xuất kinh doanh


Trên cơ sở đánh giá những khó khăn và như thuận lợi của Công ty cũng như căn cứ vào mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2010, tầm nhìn 2020 và những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhập khẩu, định hướng nhập khẩu của nước ta trong những năm tới, mục tiêu hoạt động của Công ty trong năm 2009 là:

- Tiếp tục duy trì mở rộng thị trường, tăng cường các biện pháp quản lý, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.

- Tiếp tục tiến hành các bước để thực hiện kế hoạch đầu tư và quản lý chặt mọi hoạt động có liên quan để sớm hoàn thành các hạng mục công trình, đưa vào khai thác.

- Tiếp tục đầu tư vào công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ bằng nhiều hình thức đáp ứng kịp thời nhiệm vụ mới.

- Tiếp tục cải thiện hơn nữa về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong toàn Công ty.

Cụ thể đối với hoạt động nhập khẩu, định hướng của Công ty trong thời gian tới như sau:

- Duy trì và mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có thị trường tiêu thụ trong nước lớn như ống nhựa PPR và phụ kiện, ống thép, van và mối nối.

- Tìm hiểu và đặt mối quan hệ với các bạn hàng ở các thị trường mới để có thể tìm được nguồn hàng với chất lượng cao, giá cả hợp lý, có những ưu đãi, đem lại lợi ích cho Công ty.

- Tiếp tục mở rộng buôn bán và giao dịch các hợp đồng ngoại thương với các bạn hàng cũ có uy tín như WAVIN, AVK và Cotco.

1.3. Yêu cầu đối với phương thức thanh toán quốc tế của Công ty


Thanh toán quốc tế về cơ bản phát sinh trên cơ sở hoạt động ngoại thương với tư cách là khâu cuối cùng của sản xuất là lưu thông hàng hoá. Vì vậy, thanh toán quốc tế nếu được tổ chức tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc thực hiện thành công các hợp đồng ngoại thương, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Tuy vậy, trong quá trình mua bán, quyền lợi của các bên thường mâu thuẫn với nhau, bên nào cũng muốn giành thuận lợi hơn về phía mình. Quan hệ thanh toán giữa các quốc gia khác rất phức tạp. Chính vì thế, yêu cầu cơ bản đặt ra đối với công tác thanh toán của Công ty là:‌

- Đa dạng hoá về chủng loại các phương thức thanh toán quốc tế.


- Loại trừ tối đa những rủi ro về hối đoái, rủi ro chậm trễ trong thanh toán.


- Tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng để giảm thiểu những thủ tục thanh toán, có ưu đãi nhất định về phí dịch vụ.

- Tạo những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy, củng cố và mở rộng các thị trường nhập khẩu.

II. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT - TSC

2.1. Biện pháp hạn chế rủi ro


2.1.1. Biện pháp phòng tránh rủi ro trong thanh toán của Công ty


2.1.1.1. Lựa chọn đối tác tin cậy trong ký kết hợp đồng ngoại thương


Đây là việc làm đầu tiên và hết sức quan trọng trong kinh doanh. Nếu lựa chọn được đối tác làm ăn trung thực, có thiện chí thì những vướng mắc, những vấn đề phức tạp và rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh sẽ ít hơn và được giải quyết nhanh chóng, dễ dàng hơn qua thương lượng. Để hạn chế rủi ro, nên chọn khách hàng truyền thống đã làm ăn lâu dài, khách hàng ở những nước có ít rủi ro, khách hàng có chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch tại Việt Nam, hạn chế đến mức có thể việc mua bán qua trung gian. Đối với khách hàng mới giao dịch lần đầu, nên tìm hiểu kỹ càng các thông tin về tình hình tài chính, khả năng giao hàng, lịch sử và tư cách đạo đức của đối tác nước ngoài thông qua hệ thống các ngân hàng, các trung tâm cung cấp thông tin và bản thân doanh nghiệp tự tìm hiểu. Thêm vào đó, Công ty cần thường xuyên quan tâm cập nhật những thông tin về tất cả các khách hàng của mình.

2.1.1.2. Phát hiện tính bất thường của hợp đồng


Với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin, các yếu tố không hoàn hảo của thị trường cũng ít dần, các lợi thế so sánh cũng được thu hẹp lại, kết quả là chỉ có một số ít các hợp đồng có lãi cao. Do vậy các bên cần thận trọng khi gặp những trường hợp như:

- Lãi cao bất thường, không thực tế, rủi ro rất ít hoặc hầu như không có.


- Mua bán khác thường


- Giao dịch quá phức tạp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022