quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng, quy trình công nghệ và kỹ thuật cơ giới hóa nông nghiệp.
- Về thuỷ lợi hóa nông nghiệp: Thực hiện miễn, giảm thuỷ lợi phí đối với hộ nằm trong các vùng dự án đầu tư, hộ ở vùng sâu, vùng xa; mở rộng hình thức khoán quản lý vận hành, khai thác, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi có quy mô thích hợp cho các tổ chức và cá nhân để nâng cao hiệu quả công trình.
- Về điện khí hóa nông nghiệp: Hỗ trợ nông dân đầu tư hệ thống điện phục vụ sản xuất bằng nguồn vốn ứng trước của ngành điện hoặc nguồn vốn tín dụng; trợ giá điện cho nông dân trong các vùng dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc.
- Về ứng dụng quy trình canh tác nông nghiệp tiên tiến: Hỗ trợ nông dân thay đổi tập quán canh tác, tư duy sản xuất cũ để nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa thông qua các dự án đầu tư vùng nguyên liệu; mở rộng hình thức liên kết sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân.
4.2.4. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của huyện Thạch Thất
Đây là một trong những giải pháp không thể thiếu để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thất thời gian tới. Bởi sự tham gia của các thành phần kinh tế vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của Huyện sẽ không chỉ làm tăng mức đầu tư vào nông nghiệp, mà còn giúp hình thành nên sự liên kết chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản hẩm nông nghiệp; qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang
các loại cây, con mà thị trường cần, giá trị kinh tế cao. Thực hiện giải pháp này, cần qua tâm thực hiện tốt các biện pháp cụ thể sau:
Một là, đối với thành phần kinh tế nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Quan Điểm Cơ Bản Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội
- Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Phải Phù Hợp Với Điều Kiện Kinh Tế Thị Trường Và Hội Nhập Quốc Tế
- Xây Dựng Và Phát Triển Cơ Sở Vật Chất, Kỹ Thuật, Kết Cấu Hạ Tầng Phục Vụ Nông Nghiệp Theo Tiêu Chí Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Thạch Thất
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 15
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Trên địa bàn Huyện hiện có các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gồm: Nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi. Các doanh nghiệp này cần tham gia nghiên cứu đặc điểm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện để kịp thời hỗ trợ cho nông dân nơi đây các hoạt động khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu trên địa bàn Huyện.
Hai là, đối với thành phần kinh tế tập thể.
Loại hình kinh tế tập thể hoạt động trong nông nghiệp trên địa bàn Huyện chủ yếu là các HTX nông nghiệp. Với vai trò là “cánh tay nối dài” của kinh tế hộ, các HTX này là một chủ thể quan trọng thúc đẩy thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, hoạt động của các HTX nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để phát huy được vai trò của các HTX nông nghiệp trong nhiệm vụ này, cần củng cố, đổi mới sang mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới theo Luật HTX 2013. Theo đó:
Thứ nhất, cần tăng cường tuyên truyền Luật HTX 2013, làm rò mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới khác trước đây; làm cho các hộ nông dân nhận thức đúng đắn về lợi ích và vai trò của kinh tế tập thể trước yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là trước sức ép cạnh tranh về quy mô, số lượng, chất lượng và giá cả nông sản hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu ngày một tăng.
Thứ hai, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp, đi đôi với các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút cán bộ quản lý, cán bộ khoa học -
kỹ thuật về công tác tại HTX như một số huyện ở thành phố Hà Nội đang làm. Các cán bộ về công tác tại hợp tác xã được hưởng nguyên lương và các chế độ theo quy định hiện hành, đồng thời còn được hưởng phụ cấp gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của HTX.
Thứ ba, tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất - kinh doanh của HTX .
Thứ ta, khuyến khích xã viên góp vốn bằng nhiều hình thức (bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất…) và tạo điều kiện cho HTX được vay vốn bình đẳng như các thành phần kinh tế khác; nghiên cứu để HTX có thể được vay vốn bằng tín chấp và bằng dự án có hiệu quả cũng như từ các chương trình, dự án quốc gia, tiến tới xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng cho kinh tế tập thể.
Ba là, đối với thành phần kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp chủ yếu là sử dụng diện tích đất đai lớn có giới hạn để trồng cây ăn quả, cây hàng năm, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, hoặc cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp, thu mua, tiêu thụ nông, thủy sản. Đây là thành phần kinh tế chiếm số lượng nhỏ nhưng lại góp phần giá trị cao cho kinh tế nông nghiệp Thạch Thất. Vì vậy, cần phải tạo điều kiện để thành phần kinh tế này được phát triển rộng rãi hơn trên địa bàn Huyện. Để huy động thành phần kinh tế này vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cần phát triển hình thức liên kết tay ba giữa “Doanh nghiệp tư nhân - Tổ chức tín dụng - Nông dân” nhằm hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.
Bốn là, đối với kinh tế hộ gia đình, trang trại hộ gia đình.
Đây không phải là một thành phần kinh tế độc lập, nhưng là đối tượng trực tiếp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên diện tích đất canh tác được giao quyền sử dụng. Do đó, cần khuyến khích phát triển nhanh và mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại bằng nhiều hình thức, như:
- Hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ giống để cho các hộ nông dân xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực có lợi thế: Kinh tế trang trại tổng hợp theo hướng nông nghiệp gắn với chăn nuôi; nông - lâm - thuỷ sản; nông - lâm nghiệp gắn với du lịch sinh thái... tạo môi trường thuận lợi vừa phát huy nội lực, vừa thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.
- Khuyến khích hộ gia đình tăng đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp và sơ chế nông sản hàng hóa; tham gia đầu tư, quản lý, vận hành và khai thác các công trình cung cấp điện, giao thông, thủy lợi quy mô vừa và nhỏ phù hợp với năng lực tổ chức và trình độ quản lý; hỗ trợ hộ gia đình xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng vốn và trình độ quản lý vốn; nâng cao trình độ quản lý sản xuất - kinh doanh và nghiệp vụ quản lý vốn cho chủ hộ.
Mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để hộ cá thể phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn và trình độ ngày càng cao, nhằm khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, quy mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần hết sức chú ý đến đặc điểm của từng nhóm hộ để có chính sách tác động cho phù hợp, cụ thể:
+ Đối với các hộ có khả năng vốn, đất đai, lao động và kinh nghiệm sản xuất giỏi thì khuyến khích, hỗ trợ để họ tiếp tục mở rộng quy mô đất đai, phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, hình thành kinh tế trang trại; đồng thời khuyến khích các hộ trang trại lớn, làm ăn hiệu quả chuyển sang thành lập công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp để tăng tính pháp lý trong giao dịch phát triển sản xuất - kinh doanh.
+ Đối với các hộ nghèo, có đất nhưng thiếu kinh nghiệm sản xuất thì hướng dẫn họ cách làm ăn, trợ giúp vốn, giống để họ phát triển sản xuất thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
+ Đối với những hộ ít đất thì giúp họ chuyển nhượng đất đai, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp để gia tăng thu nhập.
+ Thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất, trước mắt chính quyền địa phương sớm có các quy định để hộ có thể sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, tham gia liên kết, liên doanh.
+ Bổ sung kịp thời các chính sách đền bù, tạo việc làm, ổn định đời sống của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình hạ tầng, khu công nghiệp và dịch vụ, chỉnh trang đô thị và hình thành các khu dân cư mới.
4.2.5. Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, một mặt, phải coi trọng vai trò và những ảnh hưởng tích cực của thị trường; mặt khác, cần tìm ra các giải pháp để ổn định và phát triển, hạn chế mặt tiêu cực của thị trường, đảm bảo cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúng hướng là điều rất quan trọng. Vì vậy, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thất, giải pháp về đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa là quan trọng và cần thiết, giải quyết vấn đề đầu ra cho người sản xuất.
Thị trường nông thôn ở huyện Thạch Thất hiện nay vẫn là thị trường của nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ với cơ cấu manh mún, phân tán, chất lượng sản phẩm hàng hóa kém, sự cạnh tranh trên thị trường thấp. Điều này có những tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp, gây lãng phí về lao động và tài nguyên, có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động; làm cho người
nông dân kém phấn khởi, không muốn đầu tư nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Do vậy, cần phải tập trung giải quyết tốt một số biện pháp về thị trường, giúp nông dân tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản phẩm. Cụ thể:
Một là, khuyến khích phát triển các mô hình doanh nghiệp, HTX tiêu thụ sản phẩm liên kết với nông dân để đầu tư sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp.
Hai là, phát huy mạng lưới chợ nông thôn để tiêu thụ nông sản cho nông hộ, kịp thời cung cấp sản phẩm tươi sống an toàn với giá cả hợp lý cho nhu cầu nhân dân trên địa bàn Huyện.
Ba là, phát huy vai trò của các cơ quan chức năng cấp Thành phố, huyện, nhất là của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Phòng Kinh tế huyện trong việc nâng cao trình độ dự báo về thị trường và tìm kiếm thị trường để định hướng sản xuất cả về quy mô, chất lượng và tốc độ phát triển từng loại nông sản cho người sản xuất nông nghiệp. UBND Huyện cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng cấp
Thành phố và Trung ương để tiếp cận được chiến lược thị trường của ngành; hướng dẫn nông dân sản xuất, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt không theo quy hoạch. Các phòng chức năng của Huyện cần có bộ phận theo dòi giá cả để đề xuất với UBND Huyện về những biến động của giá cả, giúp nông dân ổn định sản xuất những nông thủy sản chính; tham mưu cho UBND Huyện thành lập quỹ phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ cho các nông hộ, trang trại, các HTX và các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia sản xuất xuất khẩu. Sở Công thương chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các phòng chức năng liên quan ở Thạch Thất, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường; giúp nông dân tham
gia các hội chợ nông sản để quảng bá sản phẩm nông nghiệp của Huyện, v.v.
Bốn là, UBND Huyện cần có chính sách hỗ trợ đầu tư đưa các công nghệ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch vào phục vụ sản xuất; xây dựng một số nhà sơ chế, kho lạnh, hệ thống sấy khô hạt, nhà lưới để sản xuất rau, hoa theo hướng an toàn.
4.2.6. Tăng cường liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất
Đây cũng là một trong những giải pháp cần thiết, không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất nói riêng. Việc thực hiện tốt mối liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) sẽ cho phép triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi, công nghệ sản xuất, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trong chuỗi giá trị sản xuất.
Mô hình liên kết bốn nhà đuợc thể hiện các chức năng và nhiệm cụ thể như sau:
Một là, đối với Nhà nước.
Trực tiếp là UBND Huyện giữ vai trò trung tâm điều hoà các mối quan hệ giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng tiêu thụ nông sản thông qua một số nội dung cụ thể:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và lập dự án đầu tư các vùng sản xuất nguyên liệu, kèm theo chính sách khuyến khích để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào tiêu thụ nông sản hàng hóa và tạo cơ sở pháp lý để
các tổ chức tín dụng tiến hành cho vay vốn theo các quy định. Một số công việc cụ thể trước mắt cần được tập trung thực hiện gồm:
- Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội để làm cơ sở xác định các cây, con chủ lực có lợi thế phát triển; xây dựng danh mục các chương trình, các dự án trọng điểm cần được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020; điều chỉnh quy hoạch và thiết kế hệ thống các công trình hạ tầng, nhất là các công trình thủy lợi và giao thông cho phù hợp với yêu cầu sản xuất mới.
- Hoàn thiện các chế tài trong việc thực hiện hợp đồng giữa nhà nông với các nhà trong đó quy định rò quyền lợi vật chất của các bên tham gia hợp đồng; nhân rộng các mô hình liên kết hiệu quả và giúp nông dân nâng cao trình độ hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng.
- Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng thương hiệu, tổ chức hệ thống thu mua và tiêu thụ nông sản, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, gây biến động giá cả và làm thiệt hại đến lợi ích của cả người sản xuất, chế biến và tiêu dùng.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá hàng hóa, trước hết là phát triển hệ thống thông tin thị trường, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng nông sản hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.
- Củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại từ Thành phố xuống xã. Chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu đi đôi với khai thác có hiệu quả thị trường nội địa.
- Nghiên cứu và ban hành cơ chế giúp các hiệp hội, tổ chức chính trị xã hội có thể làm trung gian tham gia vào quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản của hộ.