cũng không đủ thì phần thiếu sẽ được tính vào chi phí kinh doanh sau khi trừ đi số thu bồi thường của đơn vị, cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp. Chi phí mua bảo hiểm hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính.
Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá do doanh nghiệp thực hiện bao gồm báo cáo kết quả định giá, chứng thư định giá và toàn bộ tài liệu có liên quan.Thời gian lưu trữ tối thiểu là 10 năm kể từ ngày doanh nghiệp phát hành chứng thư thẩm định giá.
- Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên thuộc quyền quản lý của mình; đăng ký số lượng, tên các thẩm định viên cho Bộ Tài chính, trong trường hợp có sự thay đổi về thẩm định viên phải báo cáo kịp thời về sự thay đổi đó. Có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Bộ Tài chính những thẩm định viên vi phạm quy định của pháp luật về thẩm định giá.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu thẩm định giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp thẩm định giá bị cấm thực hiện các hành vi sau:
Thứ nhất, thông đồng với đơn vị được thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
Thứ hai, gợi ý hoặc nhận các lợi ích dưới bất kỳ hình thức nào ngoài giá dịch vụ thẩm định giá.
Thứ ba, dùng lợi ích vật chất, gây sức ép, mua chuộc đối với đơn vị được thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
Thứ tư, thực hiện các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp định giá được thành lập chi nhánh doanh nghiệp theo quy định về chi nhánh pháp nhân của Bộ Luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Chi nhánh doanh nghiệp định giá là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp định giá, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng
của doanh nghiệp định giá. Doanh nghiệp định giá chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình lập ra.
Chi nhánh doanh nghiệp định giá phải có ít nhất 2 thẩm định viên có thẻ thẩm định viên về giá, trong đó người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp định giá phải là thẩm định viên có thẻ thẩm định viên về giá thì chi nhánh mới được phát hành chứng thư thẩm định giá.
Tổ chức thẩm định giá nước ngoài: Tổ chức thẩm định giá nước ngoài có nhu cầu thành lập chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động thẩm định giá theo quy định tại Nghị định số 101/2005/NĐ-CP, thì phải có văn bản đề nghị kèm hồ sơ, tài liệu giới thiệu về tổ chức mình gửi Bộ Tài chính để xem xét. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Tài chính có văn bản trả lời. Nếu được Bộ Tài chính chấp thuận, tổ chức đó mới được tiến hành thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động thẩm định giá theo quy định của Nghị định số 101/2005/NĐ-CP.
Tổ chức thẩm định giá nước ngoài muốn độc lập thực hiện một dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam, theo quy định tại Nghị định số 101/2005/NĐ-CP thì tổ chức đó phải có văn bản đề nghị, kèm hồ sơ, tài liệu giới thiệu về tổ chức mình và đối tượng khách hàng, tài sản cần thẩm định giá gửi Bộ Tài chính để xem xét. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Tài chính có văn bản trả lời. Nếu được Bộ Tài chính Việt Nam chấp thuận, tổ chức thẩm định giá nước ngoài mới được độc lập tiến hành thực hiện dịch vụ thẩm định giá đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản với Bộ Tài chính việc thành lập doanh nghiệp thẩm định giá và danh sách thẩm định viên đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải thường xuyên đảm bảo có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 101/2005/NĐ-CP. Truờng hợp sau 6 tháng liên tục doanh nghiệp thẩm định giá không đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định này thì phải ngừng hoạt động thẩm định giá.
Như vậy, mặc dù tại Pháp lệnh giá đã quy định, hình thức tổ chức thực hiện chức năng thẩm định giá là doanh nghiệp thẩm định giá nhưng trong thực tế thời gian qua, ngoài những doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thẩm định giá thành lập mới, thì có một thực tế là các tổ chức thẩm định giá tài sản đang hoạt động ở nước ta hiện nay rất đa dạng với nhiều hình thức tổ chức và những tên gọi khác nhau như: Trung tâm, Văn phòng, Công ty, Doanh nghiệp… chưa tuân theo quy định của pháp luật về việc thành lập, tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Một số bộ, ngành, các địa phương có hình thành các tổ chức thẩm định giá với tên gọi khác nhau để thực hiện mục đích riêng của bộ, ngành, địa phương mình, như :
- Bộ Tài chính, các Bộ, các ngành, UBND các tỉnh, thành phố thành lập các tổ chức thẩm định giá với tên gọi khác nhau để tiến hành tổ chức định giá tài sản phục vụ nhu cầu cấp phát vốn, thanh lý, bán, đánh thuế, kiểm toán, cổ phần hoá DNNN.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành thẩm định các dự án đầu tư theo quy mô phân cấp, trong đó có thẩm định giá tài sản.
- Các ngân hàng thương mại thực hiện thẩm định giá để thế chấp, cho vay vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Bộ Xây dựng và các bộ, ngành thực hiện thẩm định giá dự toán công trình xây dựng. Tại các bộ, ngành việc thực hiện thẩm định giá tài sản như các Viện, Văn phòng thẩm định của Bộ Xây dựng, các Công ty kiểm toán của Bộ Tài chính trên thực tế cũng tham gia thẩm định giá tài sản. Ngoài ra, thẩm định giá đang được triển khai ở ngành Hải quan, Thương mại, Địa chính…
- Các Sở Tài chính ở các địa phương cũng thành lập các Trung tâm thẩm định giá để thực hiện các nhu cầu thẩm định giá tài sản của địa phương.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, chỉ riêng các tổ chức có chức năng thẩm định giá có tên là “Trung tâm” cũng khá đa dạng:
- Trung tâm Thẩm định giá do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập;
- Trung tâm Thẩm định giá – Bộ Tài chính;
- Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá miền Nam – Bộ Tài chính;
- Trung tâm Thông tin, Tư vấn dịch vụ về tài sản và bất động sản - Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính;
- Trung tâm Thẩm định giá do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập
Như vậy, trên thực tế không phải dịch vụ thẩm định giá được cung cấp chỉ bởi các doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá, mà việc thực hiện hoạt động thẩm định giá trong thời kỳ này chủ yếu vẫn do các Trung tâm Thẩm định giá của Bộ Tài chính, các trung tâm có chức năng thẩm định giá của các Tỉnh, Thành phố thực hiện. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp là các công ty cổ phần, các công ty tư nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 101 có chức năng thẩm định giá được Bộ tài chính phê duyệt cũng tham gia thực hiện hoạt động thẩm định giá như: Công ty VIVACO (Công ty cổ phần Giám định và thẩm định giá Việt Nam), Công ty VietValue, Công ty Bất động sản Hoàng Quân..., một số công ty Kiểm toán, Chứng khoán và một số Ngân hàng ... cũng có chức năng thẩm định giá và xác định giá trị doanh nghiệp. Chính vì thế, để tổ chức lại mô hình: để thẩm định giá chỉ do các doanh nghiệp thực hiện, tại Nghị định này, Chính phủ quy định các trung tâm thẩm định giá, trung tâm có chức năng hoạt động thẩm định giá được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định số 101/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nếu tiếp tục hoạt động định giá thì phải chuyển đổi sang một trong các hình thức doanh nghiệp thẩm định giá, thời gian chuyển đổi chậm nhất là hết ngày 31 tháng 8 năm 2007.
Theo Pháp lệnh giá, hoạt động thẩm định giá do các thẩm định viên về giá làm việc trong doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế, công tác thẩm định giá tài sản trong những năm gần đây ở nước ta vẫn còn do nhiều Bộ, ngành, đơn vị đảm nhiệm: Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Tài chính, các ngành Hải quan, Thương Mại, Địa chính, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, Thành phố; các Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố; hai Trung tâm thẩm định giá của Ban Vật giá Chính phủ, các Ngân hàng thương mại, các công ty Kiểm toán; các trung tâm môi giới nhà đất có giấy phép hành thẩm định giá. Mỗi hệ thống, mỗi tổ chức được thực hiện thẩm định giá tài sản trong phạm vi ngành của mình; hệ thống thẩm định giá của Ban Vật giá Chính phủ (trước đây) và nay
thuộc Bộ Tài chính, cũng như các đơn vị, tổ chức của Bộ Tài chính hiện có là những tổ chức có phạm vi hoạt động rộng hơn và đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thẩm định giá. Trên thực tế công tác thẩm định giá tài sản chủ yếu tập trung trong ngành Tài chính - Vật giá, chủ yếu là ở các tỉnh, thành phố.
Về hoạt động thẩm định giá ở các địa phương thời gian qua, nhìn một cách khái quát chủ yếu là tập trung phục vụ cho các nhu cầu lớn sau:
- Nhu cầu thẩm định giá để ra thông báo giá tối đa, giá tối thiểu phục vụ cho công tác đấu thầu, chỉ định thầu, đấu giá ở địa phương.
- Thẩm định giá tài sản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
- Thẩm định giá tài sản thuộc tổng dự toán tài sản, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.
- Thẩm định giá tài sản đất đai, nhà cửa, hoa mầu phục vụ cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
- Thẩm định giá tài sản phục vụ mục đích cổ phần hoá DNNN, liên doanh, liên kết, thành lập doanh nghiệp.
- Các nhu cầu thẩm định giá tuỳ thuộc vào mục đích của mọi đối tượng khách hàng.
- Thẩm định giá tài sản phục vụ các cơ quan tư pháp.
- Thẩm định giá tài sản cho các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân trong liên doanh, liên kết trong và ngoài nước.
Thực tế cho thấy, công tác thẩm định giá ở các địa phương năm sau đều phát triển hơn năm trước, bình quân hàng năm số lượng công việc thẩm định giá tăng từ 15-20%. Riêng các Trung tâm thẩm định giá trực thuộc Bộ Tài chính có mức tăng trưởng cao hơn. Sự phân công thẩm định giá tài sản và số lượng cán bộ giá ở từng địa phương có ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thực hiện. Điển hình là một số địa phương thực hiện khối lượng thẩm định giá 3 năm qua tương đối lớn, đó là: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, tỉnh Bình Dương, Kiên Giang, Hà Tây, Nghệ An...
Do mỗi địa phương có những đặc thù khác nhau, nên cơ cấu thẩm định giá giá tài sản của từng địa phương qua từng năm cũng khác nhau. Chẳng hạn, nếu
như trước năm 1998, các địa phương tập trung chủ yếu kiểm định giá tài sản mua sắm, sửa chữa tài sản của các đơn vi hành chính sự nghiệp chi bằng nguồn vốn ngân sách thì từ năm 1998 đến nay, nhiều địa phương đã mở rộng thẩm định giá giá trần trong đấu thầu; đánh giá tổng dự toán vật tư, thiết bị; đánh giá quyết toán công trình xây dựng.... Thường thì thẩm định giá phục vụ thanh toán từ ngân sách, đấu thầu, đấu giá thời gian qua ở các địa phương chiếm 70 - 80% giá trị tài sản thẩm định giá trong năm.
Thẩm định giá phục vụ cho việc đền bù giải phóng mặt bằng, cổ phần hoá, liên doanh liên kết... cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu thẩm định giá tài sản. Theo số liệu của các tỉnh, thành phố thường chiếm 20 - 30%.
Về thẩm định giá tài sản ở các đơn vị thuộc cơ quan Trung ương trong vài năm qua chủ yếu là phục vụ cho công tác đấu thầu các dự án, thanh toán chi từ nguồn ngân sách Nhà nước như dự án đóng mới tàu thuỷ, cung cấp giá thiết bị truyền hình, thiết bị y tế, văn hoá và các yêu cầu khác theo chỉ đạo của các ngành, các Bộ và của Chính phủ.
Hiện nay ở nước ta có 2 cơ quan thẩm định giá lớn nhất là: Trung tâm Thẩm định giá Bộ Tài chính và Trung tâm Thông tin thẩm định giá Miền Nam. Đây là hai trung tâm thẩm định giá ra đời đầu tiên trực thuộc Bộ Tài chính, có bề dày kinh nghiệm và uy tín trong nghề thẩm định giá.
Trung tâm Thẩm định giá Bộ Tài chính:
Trung tâm Thẩm định giá- Bộ Tài chính (VVC) được thành lập theo Quyết định số 14/1998/QĐ-BVGCP ngày 9/02/1998 của Trưởng Ban Ban Vật giá Chính phủ với tên ban đầu là Trung tâm tư vấn dịch vụ kiểm định giá. Đây là tổ chức đầu tiên hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thẩm định giá ở Việt Nam. Từ Tháng 8 năm 2003 Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính và được đổi tên như hiện nay. Trung tâm là một trong số ít những tổ chức hoạt động về thẩm định giá có uy tín nhất tại Việt Nam.
Trung tâm có các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại Hải phòng ; có các Văn phòng Đại diện tại Thái Nguyên, Điện Biên và đang xúc tiến thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở một số địa phương khác.
Trung tâm thực hiện các dịch vụ thẩm định giá đối với tài sản là bất động sản bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền trên đất; động sản bao gồm các máy móc thiết bị đơn lẻ, dây chuyền máy móc thiết bị cũ và mới (cả về mặt công nghệ sản xuất cũng như về thời gian sử dụng); giá trị doanh nghiệp; tài sản vô hình; thương hiệu ; hàng hoá ; dịch vụ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, lực lượng vũ trang và các cá nhân.
Trung tâm có một mạng lưới khách hàng rộng lớn từ Trung ương đến các địa phương, gồm các tổ chức trong nước và các tổ chức Quốc tế... Trong thời gian hơn 8 năm hoạt động với một nghề được coi là mới ở Việt Nam, Trung tâm đã đạt được những kết quả đáng kể thể hiện qua sự tăng trưởng gía trị tài sản thẩm định qua các năm.
Bảng 2.1 : Giá trị tài sản đã thẩm định từ năm 2003 – 2006 của Trung
tâm thẩm định giá - Bộ Tài chính
Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
Tổng trị giá tài sản thẩm định (tỷ đồng) | 3 600 | 5 040 | 8 000 | 13 000 |
Tăng trưởng năm sau so năm trước (%) | - | 40 | 58 | 62 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch Vụ Thẩm Định Giá Ở Một Số Nước Và Bài Học Kinh Nghiệm Choviệt Nam
- Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Việt Nam Từ Nghiên Cứu Hoạt Động Thẩm Định Giá Nước Ngoài
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Dịch Vụ Thẩm Định Giá Việt Nam Trong Những Năm Qua
- Gía Trị Tài Sản Đã Thẩm Định Qua Các Năm Của Sivc
- Đánh Giá Chung Về Dịch Vụ Thẩm Định Giá Ở Việt Nam Hiện Nay
- Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại Trong Hoạt Động Thẩm Định Giá Ở Nước Ta
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động của Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính năm 2003, 2004, 2005, 2006)
Tại Trung tâm thẩm định giá cũng như các đơn vị có chức năng thẩm định giá hiện nay, nhu cầu thẩm định giá còn nặng về tài sản là động sản, mà chủ yếu là máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá các loại.... Hiện tại ở Trung tâm Thẩm định giá, nhu cầu thẩm định giá tài sản là bất động sản và nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp còn ít hơn, nhưng theo dự đoán nhu cầu thẩm định giá của thị
trường thì trong một vài năm tới, nhu cầu thẩm định giá về động sản sẽ phát triển chậm hơn nhu cầu thẩm định gía tài sản là bất động sản và xác định giá trị doanh nghiệp.
Bảng 2.2 : Cơ cấu loại hình tài sản thẩm định giá năm 2006 của Trung
tâm thẩm định giá - Bộ Tài chính
Bất động sản | Động sản | Xác định giá trị doanh nghiệp | Tổng cộng | |
Số hợp đồng thẩm định | 232 | 2015 | 95 | 2342 |
- Tỷ trọng % | 10 | 86 | 4 | 100 |
Trị giá thẩm định(triệu đồng) | 2 166 000 | 7 919 000 | 2 915 000 | 13 000 000 |
- Tỷ trọng % | 18 | 60 | 22 | 100 |
(Nguồn : Mạng thông tin nội bộ (Lotus) của Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính năm, 2006)
Trung tâm có hơn 30 thẩm định viên được cấp thẻ, là đơn vị thẩm định
giá có tỷ lệ thẻ thẩm định viên cao nhất cả nước. Hiện nay Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính chiếm gần 20% số lượng Thẩm định viên Quốc gia về giá tại Việt Nam. Hoạt động Thẩm định giá của Trung tâm đã được tổ chức UKAS (Vương quốc Anh) cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO: 9001 -2000 từ năm 2005. Nhờ vậy Trung tâm liên tục có sự tăng trưởng trong doanh thu thẩm định giá, năm sau cao hơn năm trước. Mức độ tăng trưởng về doanh thu của Trung tâm những năm gần đây như sau:
Chỉ tiêu | Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 |
Mức độ % doanh thu tăng năm sau | 21% | 30% | 49% | 60% |
Bảng 2.3 : Mức độ tăng trưởng về doanh thu của Trung tâm thẩm định giá - Bộ Tài chính