Đánh Giá Chung Về Dịch Vụ Thẩm Định Giá Ở Việt Nam Hiện Nay

Thứ sáu, người có tiền án vì phạm các tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế.

Thứ bẩy, người đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do có vi phạm liên quan đến hoạt động thẩm định giá, quản lý giá và quản lý kinh tế.

Thẩm định viên về giá có quyền: Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; Được tổ chức, cá nhân có hợp đồng thẩm định giá cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu có liên quan đến nội dung thẩm định giá; Từ chối thực hiện thẩm định giá đối với tài sản mà doanh nghiệp giao nếu xét thấy tài sản đó không đủ điều kiện pháp lý để thực hiện; Tham gia các tổ chức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thẩm định viên về giá có nghĩa vụ:Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động thẩm định giá theo quy định trong quá trình thẩm định giá; Thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá; Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không được gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá; Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá và ý kiến nhận xét của mình trong báo cáo kết quả thẩm định giá; Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá cho các đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu và có quan hệ họ hàng, thân thuộc như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá; Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá do mình thực hiện; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Những hành vi bị cấm đối với thẩm định viên về giá ở Việt Nam: Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng. Cho thuê, cho mượn thẻ thẩm định viên về giá. Tiết lộ thông tin về đơn vị được thẩm định giá mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật cho phép. Hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng thẩm định viên

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay được chia làm hai hệ. Hệ đào tạo thứ nhất là hệ đào tạo dài hạn chính quy tại các trường đại học, cao đẳng với thời gian đào tạo từ 3 đến 4 năm. Hệ đào tạo thứ hai là các lớp bồi dưỡng ngắn hạn thường kéo dài trong khoảng 15 ngày hoặc tương đương 120 tiết học nhằm mục đích cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá, chứng chỉ này là diều kiện để được phép tham gia vào kỳ thi lấy thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.

Hiện nay các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá ngắn hạn do các đơn vị sau tổ chức:

- Trung tâm thẩm định giá - Bộ Tài chính

- Học viện Tài chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

- Trường Cao đẳng Quản trị Kinh doanh

- Trường Đại học Bán công Marketing

Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam - 10

- Trung tâm Thông tin và thẩm định giá Miền Nam - Bộ Tài chính Các khoá bồi dưỡng dài hạn hiện nay do các đơn vị sau tổ chức:

- Học viện Tài chính.

- Trường Cao đẳng Quản trị Kinh doanh

- Trường Đại học Bán công Marketing

- Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Nhìn chung, nội dung các chương trình bồi dưỡng đã đáp ứng được những yêu cầu do Bộ Tài chính đặt ra trong Quyết định số 2722/QĐ-BTC ngày 24 tháng 3 năm 2004 nên có một sự thống nhất rất lớn về chương trình giảng dạy tại các cơ sở có chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá. Nói cách khác những chương trình bồi dưỡng này đã được tiến hành theo đúng các quy định và chính sách của Nhà nước đã ban hành, đảm bảo tính chế tài và thống nhất của chương trình.

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá, đó là:

Thứ nhất: Cần phải có những nội dung sâu hơn, rõ ràng hơn trong chương trình bồi đưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá. Cấu trúc chương trình, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá nêu tại Quyết định

2722 của Bộ Tài chính chỉ mới nêu lên những đầu mục lớn, mang tính khái quát, linh hoạt trong các môn học khác nhau mà các môn học này có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Quyết định chưa đưa ra được những nội dung chi tiết cần giảng dạy trong từng môn học. Vì vậy đối với vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá ở nước ta hiện nay thì việc đưa ra một nội dung chương trình giảng dạy từng môn học cụ thể, chi tiết và rõ ràng hơn là rất cần thiết.‌

Thứ hai: Trước hết, cần phải đào tạo lại cho đội ngũ giảng viên những vấn đề cơ bản, nền tảng về thẩm định giá. Thật vậy, do thẩm định giá là một nghề mới ở Việt nam, nên một số giảng viên chưa có được những kiến thức nền tảng cần thiết về thẩm định giá cũng như về tài sản thẩm định giá, về bất động sản, động sản... dù các giảng viên đã có những kiến thức về kế toán, kiểm toán, ngân hàng, tài chính.... Do đó, phương pháp hay nội dung thẩm định giá thường chỉ dựa nhiều vào kiến thức kinh tế, tài chính. Điều này là phù hợp khi thẩm định giá trị doanh nghiệp, nhưng chưa thật phù hợp khi đối tượng thẩm định giá là các tài sản khác như bất động sản...Ở nước ngoài có nhiều trường đại học chuyên đào tạo chuyên sâu ngành về Bất động sản và thẩm định giá bất động sản, cấp đại học và sau đại học. Ở Việt Nam cũng đã có một số trường mới thành lập khoa Bất động sản như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân...Và như vậy ở Việt nam về lâu dài, để phát triển nghề thẩm định giá nói chung, thẩm định giá bất động sản nói riêng, cần quan tâm đào tạo đội ngũ giảng viên có bằng cử nhân bất động sản và định giá bất động sản.

Như phần trên đã đề cập, trong Quyết định 2722/QD-BTC không đưa ra những nội dung cụ thể của từng môn học, do đó hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung và những tài liệu giảng dạy cần thiết. Vì vậy việc đầu tiên là phải cụ thể hóa nội dung học cho từng môn học, sau đó sẽ xây dựng danh mục tài liệu bồi dưỡng, giảng dạy đi kèm. Những nội dung, tài liệu này phải được sự hiệu đính, thông qua của Bộ Tài chính. Cùng với những tài liệu giảng dạy này (do đội ngũ giảng viên hoặc các trường, viện, cơ sở có chức năng đào tạo giới thiệu cho học viên) cần xây dựng một danh mục các sách và tài liệu tham khảo để người học có thể tham khảo, nghiên cứu độc lập.

2.3. Đánh giá chung về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay

2.3.1 Những kết quả đạt được

Một là, Hoạt động thẩm định giá của nước ta còn mới mẻ cả về lý thuyết và kinh nghiệm thực tế, song cũng đã có những mặt thuận lợi và bước đi tích cực.

Những năm sau đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoạt động thẩm định giá ở nước đã phát triển cùng với cơ chế thị trường. Quá trình cải cách và mở cửa làm nảy sinh nhu cầu thẩm định giá, và đến lượt mình, hoạt động thẩm định giá lại đóng góp tích cực vào cải cách và mở cửa, khuyến khích chiến lược phát triển kinh tế, bảo đảm các hoạt động kinh tế diễn ra trong trật tự. Quá trình cải cách, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hoá, liên doanh, bán, khoán, cho thuê đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển thành công của hoạt động thẩm định giá như hiện nay.

Thẩm định giá thời gian qua ở nước ta bước đầu đã góp một phần bảo vệ trật tự của thị trường. Quy luật của kinh tế thị trường đòi hỏi trao đổi hàng hoá, tài sản phải dựa trên nguyên tắc thoả thuận, công bằng, bình đẳng và ngang giá. Chính hoạt động dịch vụ thẩm định giá cung cấp thông tin và xác định mức giá độc lập và khách quan cho các bên tham gia mua bán đã đảm bảo sự công bằng và bình đẳng đó.

Trong những năm qua ở nước ta, thị trường bất động sản đã được hình thành và đang tiếp tục phát triển. Nhu cầu thẩm định giá bất động sản rất lớn, nhằm: tư vấn cho việc mua bán, chuyển nhượng; phục vụ cho nghiên cứu các chính sách; quản lý tài sản; quản lý đầu tư và phát triển dự án; nghiên cứu thị trường Bất động sản; nghiên cứu cải cách thuế bất động sản,...

Môi trường pháp lý cho hoạt động thẩm định giá hiện đang tiếp tục được xây dựng. Trên cơ sở nội dung của Pháp lệnh Giá, Việt Nam đã và đang tiến hành xây dựng các văn bản hướng dẫn về hoạt động thẩm định giá bằng Nghị định của Chính phủ về Thẩm định giá; Bộ Tài Chính đang tiếp tục triển khai xây dựng ban hành các tiêu chuẩn Thẩm định giá còn lại. Đây là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, cụ thể hoá những hoạt động về công tác quản lý Nhà nước về thẩm định giá, đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, cũng như các

thể chế hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đồng thời, thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn thẩm định giá là cơ sở pháp lý cho hoạt động nghiệp vụ về thẩm định giá.

Hai là, Hoạt động thẩm định giá bước đầu đã khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường và đã phát huy những hiệu quả nhất định.

Hoạt động thẩm định giá góp phần nâng cao vai trò quản lý của nhà nước về giá: thông qua việc thẩm định giá đã quản lý, kiểm tra việc mua bán, chuyển nhượng, thanh lý,...tài sản một cách có hiệu quả, chống thất thoát tiền của nhà nước. Thẩm định giá đã từng bước góp phần quản lý ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và bước đầu đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

Chỉ tính trong 5 năm trở lại đây, hoạt động thẩm định giá đã có tác động tích cực trong việc xác định đúng gía trị tài sản mua sắm, góp vốn liên doanh... góp phần quan trọng vào việc chống lãng phí, thất thoát, tiết kiệm hàng năm khoảng 10% giá trị thẩm định. Theo báo cáo của 50 Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2005: các tỉnh đã thẩm định giá mua sắm hàng hóa dịch vụ chi từ nguồn ngân sách khoảng 35 000 tỷ đồng, giảm chi cho ngân sách hơn 3000 tỷ đồng. Các năm 2002 - 2006 hoạt động thẩm định giá cũng đưa lại kết quả tích cực, qua thẩm định giá đã tiết kiệm chi cho ngân sách hàng ngàn tỷ đồng, khoảng 10% tổng gía trị dự tính đầu tư, mua sắm.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đã đạt được, hoạt động thẩm định giá trong thời gian qua còn những mặt tồn tại sau:

Một là, Cơ sở pháp lý để thực hiện công tác thẩm định giá ở nước ta hiện nay còn thiếu, chưa hoàn chỉnh.

Sau khi Pháp lệnh Giá được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2002, năm 2005, Việt Nam đã có Nghị định và Thông tư hướng dẫn để tăng cường khuôn khổ pháp lý cho việc tiêu chuẩn hoá hoạt động của nghề thẩm định giá và chuẩn hoá thị trường thẩm định giá ở nước ta, song cho đến nay các văn bản hướng dẫn vẫn chưa hoàn chỉnh. Các tiêu chuẩn thẩm định giá ban hành còn quá thiếu và còn chậm. Trong số khoảng 20 tiêu chuẩn thẩm định giá phải ban

hành theo lộ trình ban hành hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt nam, qua 5 năm mới có 6 tiêu chuẩn được ban hành. (cả năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 chưa ban hành thêm được tiêu chuẩn nào), Đặc biệt là thiếu những tiêu chuẩn thẩm định giá quan trọng về các phương pháp thẩm định giá, mục đích thẩm định giá....Từ thực trạng trên đã nảy sinh nhiều bất cập sau:

- Khuôn khổ pháp lý và những quy định cho hoạt động thẩm định giá chưa hoàn thiện, chưa xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá hoàn chỉnh, nên việc pháp lý hoá các hoạt động thẩm định giá còn nhiều khó khăn, khiến cho quá trình thực hiện nghiệp vụ thẩm định giá gặp trở ngại.

- Gây nhiều khó khăn cho các chuyên gia thẩm định giá trong quá trình tác nghiệp. Đồng thời, tạo ra những khó khăn trong quá trình hình thành và xây dựng nghề thẩm định giá ở nước ta.

- Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc chưa hoàn thành các tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản ở nước ta gây ra khó khăn cho việc quốc tế hoá khuôn khổ hoạt động của các chuyên gia thẩm định giá.

- Việc chưa hoàn thành hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản còn là một khó khăn lớn đối với việc thúc đẩy nghiên cứu lý thuyết thẩm định giá.

Tuy bước đầu đã xây dựng được một phần khung pháp lý cho hoạt động thẩm định giá tài sản, song những nội dung đó còn chưa đựng những bất cập, chưa đi vào thực tiễn thẩm định giá. Với hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định gía chưa hoàn chỉnh, Việt Nam chưa có được những cơ sở cụ thể cũng như những lý luận chung nhất về thẩm định giá, đặc biệt như đối với thẩm định gía tài sản vô hình như: giá trị thương hiệu, gía trị các công trình nghiên cứu khoa học, tác phẩm nghệ thuậtChính vì vậy hầu hết các đơn vị thẩm định giá đều lúng túng trong việc thực hiện, thoã mãn nhu cầu khách hàng khi nhận được yêu cầu thẩm định giá các tài sản này.

Hai là, mô hình tổ chức thẩm định giá còn chưa thống nhất

Mặc dù tại Pháp lệnh giá đã quy định, hình thức tổ chức thực hiện chức năng thẩm định giá là doanh nghiệp thẩm định giá; nhưng trong thời gian qua, ngoài những doanh nghiệp tư nhân thành lập mới, thì có một thực tế là các tổ chức thẩm định giá tài sản đang hoạt động ở nước ta hiện nay rất đa dạng với những

hình thức tổ chức với những tên gọi khác nhau như Trung tâm, Văn phòng, Công ty, Doanh nghiệpchưa tuân theo quy định của pháp luật về việc thành lập, tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Các bộ, ngành, các địa phương đều hình thành các tổ chức thẩm định giá với tên gọi khác nhau để thực hiện mục đích riêng của bộ, ngành, địa phương mình.

Tại Nghị định về Thẩm định Giá của Chính phủ số 101/2005/NĐ-CP, ngày 3 háng 8 năm 2005, tại Điều 25 đã chỉ rõ: “Các trung tâm thẩm định giá, trung tâm có chức năng hoạt động thẩm định giá thuộc các thành phần kinh tế đã thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải chuyển đổi theo một trong các hình thức doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực”.

Như vậy theo Nghị định 101 về thẩm định giá, đến hết ngày 31 tháng 8 năm 2007 các trung tâm thẩm định giá phải thực hiện chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty TNHH nhà nước 2 thành viên...) nhưng thực tế việc chuyển đổi còn gặp rất nhiều khó khăn.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện cả nước có hơn 50 doanh nghiệp và 37 trung tâm có chức năng thẩm định giá. Theo Nghị định 101 của Chính phủ thì đến hết thời hạn 31/8/2007, các trung tâm thẩm đinh giá phải hoàn thành việc chuyển đổi hoạt động sang hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên đến thời điểm đầu năm 2007 mới có 7 trung tâm có đủ điều kiện để thực hiện việc chuyển đổi. Nguyên nhân là các trung tâm thẩm định giá muốn chuyển đổi mô hình hoạt động bắt buộc phải có ít nhất 3 thẩm định viên được cấp thẻ.

Trong thực tế hiện nay nhiều trung tâm ở các tỉnh hoặc chưa có thẩm định viên về giá nào được cấp thẻ, hoặc chỉ mới có từ 1-2 thẩm định viên thì không đủ điều kiện chuyển đổi. Các trung tâm này sẽ không còn được thực hiện dịch vụ thẩm định giá, không được ban hành các chứng thư thẩm định giá sau ngày 31/8/2007. Đây cũng là một bất cập rất lớn trong quá trình chuyển đổi thống nhất trên cả nước mô hình doanh nghiệp thẩm định giá.

Với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định gía như hiện nay, ngành thẩm định giá Việt nam chưa có một sự quản lý chung về kiểm soát kết quả thẩm

định giá, gắn kết trách nhiệm của doanh nghiệp thẩm định giá với kết quả thẩm định giá. Việc kiểm soát kết quả thẩm định giá chưa được các doanh nghiệp thực hiện một cách triệt để, nhất là các doanh nghiệp thẩm định giá tư nhân. Trong thực tế còn để xẩy ra hiện tượng kết quả thẩm định giá không chính xác, để khách hàng lợi dụng gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước như trong vụ án mua bán thiết bị bưu điện của Nguyễn Lâm Thái và đồng bọn.

Bên cạnh đó, hoạt động định giá tài sản ở một số khu vực Nhà nước còn được thực hiện theo cơ chế Hội đồng, không theo cơ chế chuyên gia, do vậy chưa gắn trách nhiệm cá nhân với kết quả thẩm định định giá, cũng như độ chính xác của kết quả thẩm định giá không cao.

Ba là, Lực lượng cán bộ thẩm định giá hiện nay còn nhiều bất cập.

Năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định giá còn hạn chế cả về kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp so với yêu cầu thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường, trước xu thế hội nhập mạnh mẽ, đa phần chưa được đào tạo chính quy, chuyên sâu, có tính cơ bản và hệ thống. Cụ thể là việc thẩm định giá của các tổ chức tài chính, hệ thống ngân hàng cổ phần hoá còn phải thuê tư vấn nước ngoài rất phức tạp và tốn kém.

Như vậy, ngoài các tồn tại về hệ thống văn bản pháp lý, về các đơn vị, tổ chức thực hiện thẩm định giá, thì vấn đề đội ngũ cán bộ thẩm định giá cũng còn bất cập.

Như trên đã phân tích, hiện nay ở nước ta đội ngũ những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản được đào tạo một cách bài bản trong nền kinh tế thị trường còn rất ít. Do vậy, hiện nay nước ta đang thiếu hụt một lực lượng cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về thẩm định giá trong cơ chế thị trường. Cả nước hiện chỉ có 2 Trung tâm Thẩm định giá trực thuộc Bộ Tài chính có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp hơn. Lực lượng cán bộ ở các Trung tâm thuộc Sở Tài chính cũng rất mỏng và hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn, chỉ đủ thực hiện một số nhu cầu và nhiệm vụ phục vụ cho công việc cập nhật hàng ngày ở các địa phương. Ở một số Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương vẫn phải thành lập Hội đồng để thẩm định giá, tuỳ theo yêu cầu còn phải huy động lực lượng liên ngành tham gia. Nhưng đội ngũ làm công tác thẩm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 12/10/2024