Những Thách Thức Trong Phát Triển Dịch Vụ Phi Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Sơn Tây


hướng hiện đại các chỉ tiêu kinh tế thiên về ổn định là chính Tăng 1

hướng hiện đại, các chỉ tiêu kinh tế thiên về ổn định là chính: Tăng trưởng kinh tế khoảng 7%-8%/năm, vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 40% GDP, lạm phát khoảng 7%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010.GDP bình quân theo giá thực tế đạt khoảng 3.000-3.200 USD (Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020). Như vậy, sự điều chỉnh hợp lý vĩ mô của Nhà nước chính là nhân tố hỗ trợ tích cực cho lĩnh vực tài chính ngân hàng

c. Môi trường văn hóa - xã hội


Việt Nam với quy mô số lượng 90 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới, đứng thứ 8 Châu Á và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á (Nguồn: Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đìh, tháng 11 năm 2013) và được đánh giá là một quốc gia dân số trẻ và năng động. Số lượng dân cư đông và không ngừng tăng trưởng, tỷ trọng dân số trẻ cao, trình độ học vấn ngày càng cao, thu nhập tương đối ổn định là điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ phi tín dụng nói riêng của các ngân hàng thương mại, cũng như các tổ chức tài chính.

Thu nhập của dân cư trong những năm gần đây có xu hướng khá lên. Theo thống kê, dân số thành thị hiện nay chiếm 24% dân số cả nước, chiếm 20 triệu người. Mức thu nhập bình quân của những người thành thị khá cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, là những điều kiện tốt để phát triển hoạt động thanh toán, đặc biệt là hoạt động thẻ ngân hàng.

Thói quen tiêu dùng đang dần thay đổi: Mặc dù việc thanh toán tiền mặt vẫn tương đối phổ biến, nhưng phong cách tiêu dùng trong xã hội ngày càng văn minh hơn, thương mại ngày càng phát triển...Và điều này đã đẩy mạnh hoạt động thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

d. Kỹ thuật công nghệ


Hệ thống công nghệ và thông tin viễn thông của Việt Nam ngày càng phát triển đồng bộ, tạo cơ sở cho quá trình phát triển, đa dạng hóa các dịch vụ

57

ngân hàng nói chung và DVPTD nói riêng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự phát triển của công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho việc ra đời các kênh thanh toán trực tuyến như Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking và phương tiện phổ biến nhất là thẻ thanh toán. Đây là một yếu tố căn bản tạo tiền đề cho việc phát triển thương mại điện tử, một hình thức giao dịch hàng hóa, DV qua mạng online. Có thể nói triển vọng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới là rất cao, tạo cơ hội cho các NH đẩy mạnh hoạt động phát hành, thanh toán thẻ và các DVNH điện tử khác.

Việt Nam có tốc độ phát triển các thuê bao điện thoại và Internet rất mạnh trong những năm gần đây, tốc độ phát triển từ 35%-37%/năm liên tục trong nhiều năm và được đánh giá là cao hơn bình quân khu vực ASEAN và thế giới. Đây là cơ hội để người dân tiếp cận với công nghệ, các NHTM có thị trường mở rộng để phát triển các DVNH điện tử như Internet Banking, SMS Banking,...

e. Liên kết giữa các ngân hàng


Theo chiến lược phát triển ngành NH từ năm 2010 đến năm 2020 là giai đoạn thực hiện tái cơ cấu hệ thống NH và các tổ chức tài chính, giai đoạn trọng tâm phát triển công nghệ NH hiện đại của các NHTM. Theo các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ mới trong ngành NH là sự kết hợp giữa các công nghệ khác nhau, do đó phải đạt được những mục tiêu: Hiện đại hóa những nghiệp vụ truyền thống như kế toán, tín dụng...làm cơ sở để thực hiện mô hình giao dịch một cửa, thực hiện các giao dịch liên chi nhánh trong toàn hệ thống một cách nhanh chóng, không còn sự khác biệt về cách thức, tốc độ xử lý giữa giao dịch nội bộ và giao dịch liên chi nhánh, nắm bắt kịp thời biến động nghiệp vụ ở mọi cấp trong toàn hệ thống ngân hàng, phát triển các DVNH điện tử theo hướng giao dich tự động, chú trọng đầu tư nguồn nhân lực, đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và công nghệ thông tin để có thể tiếp nhận được những công nghệ mới.

58

Thang Long University Libraty


Trước những yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới ngành NH cần phải liên kết 2

Trước những yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, ngành NH cần phải liên kết để tăng tốc độ phát triển hơn nữa về hoạt động quản lý và kinh doanh tiền tệ, chiếm lĩnh thị phần DVPTD trong nước từ bây giờ. Đặc biệt mau chóng hoàn thiện công nghệ thanh toán hiện đại, làm sao cho từng lúc, từng nơi đều mang tiện ích cho khách hàng. Có như vậy, trên lộ trình hội nhập quốc tế, các NH trong nước sẽ không thua trên sân nhà, không nhường bước trước khi cạnh tranh của các NH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

2.2.1.2 Những thách thức trong phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây

a. Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên tất cả lĩnh vực và phạm vi hoạt động

Hiện nay, các NHTM cổ phần có những tăng trưởng mạnh mẽ về mạng lưới, quy mô vốn, tổng tài sản và đặc biệt là các DVNH được cung cấp cho khách hàng ngày càng hiệu quả. Một cuộc chạy đua khoa học công nghệ trong NH đang như vũ bão nhằm khẳng định thương hiệu và uy tín của ngân hàng.

b. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế


Quá trình hội nhập giúp các ngân hàng Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài. Nhưng đây cũng là một thách thức lớn bởi cạnh tranh về DV tài chính NH gay gắt hơn, bắt buộc các ngân hàng phải đổi mới các DV hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

c. Nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện các DVPTD còn hạn chế


Thực tế hiện nay, các nhân viên thực hiện các nghiệp vụ NH đang yếu kém về nghiệp vụ, khả năng xử lý công nghệ thông tin chưa cao. Những điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng DVNH cũng như uy tín của NH. Hàng năm các NH đều phải thực hiện các lớp học về nghiệp vụ cho những nhân viên mới, nhưng khả năng nắm bắt được những tiến bộ về công nghệ cũng như ứng dụng công nghệ trong thực tế của các nhân viên NH hiện nay đang thấp.


59

d. Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được các yêu cầu của một ngân hàng thương mại hiện đại

Mức độ áp dụng công nghệ vào lĩnh vực hoạt động NH còn thấp xa so với khu vực thể hiện các DVNH đơn điệu, lạc hậu chưa đa dạng, chưa có nhiều DV mới công nghệ cao phục vụ KH... Hơn nữa, việc đưa công nghệ mới vào hoạt động lại gặp những trở ngại rất lớn từ chính sách, cơ chế, quy trình nghiệp vụ và trình độ quản lý. Đặc biệt là các ứng dụng công nghệ trong quản trị điều hành nội bộ các ngân hàng còn nhiều hạn chế, sự thiếu đồng bộ trong ứng dụng công nghệ NH từ khâu thiết kế đến kiểm soát rủi ro đã gây hậu quả lớn cho các ngân hàng thương mại trong thời gian qua.

d. Môi trường kinh tế luôn biến đổi


Theo cảnh báo của các chuyên gia trong nước và nước ngoài thì nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phúc tạp, theo chiều hướng suy giảm và sẽ có tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế (tái cấu trúc hệ thống tài chính, tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước) đặt ra thách thức rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế và đầu tư toàn xã hội. Thách thức này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế là khách hàng của các NHTM

2.2.2 Thực trạng dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây

2.2.2.1. Dịch vụ thanh toán


Đây là một trong những dịch vụ truyền thống của hầu hết tất cả các ngân hàng. Đối với BIDV Sơn Tây đây là dịch vụ mang lại doanh thu lớn và tương đối ổn định trong tổng thu dịch vụ. Dịch vụ thanh toán bao gồm chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế.

- Chuyển tiền trong nước tại chi nhánh hiện nay thực hiện thanh toán tới tất cả các ngân hàng trên toàn quốc, có các kênh thanh toán chủ yếu là

60

Thang Long University Libraty


thanh toán liên chi nhánh thanh toán bù trừ qua ngân hàng nhà nước thanh toán 3

thanh toán liên chi nhánh, thanh toán bù trừ qua ngân hàng nhà nước, thanh toán điện tử liên ngân hàng (thanh toán song phương, thanh toán qua cổng CITAD)

- Chuyển tiền nước ngoài: BIDV Sơn Tây thực hiện thanh toán tới tất cả các ngân hàng trên thế giới. Việc chuyển tiền được thực hiện chủ yếu qua mạng Swift, ngoài ra dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union (WU) phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân là chính hiện nay cũng rất phát triển.

Bảng 2.5: Kết quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Sơn Tây từ năm 2012 đến năm 2014

Đơn vị: triệu đồng, triệu USD



Chỉ tiêu


Năm 2012


Năm 2013

2013 so với 2012


Năm 2014

2014 so với 2013

1. Doanh số thanh toán quốc tế (triệu USD)

15.25

16.40

7,5%

19.30

17,6%

- Doanh số WU

0.06

0.10

66.66%

0.16

60%

2. Doanh số thanh toán trong nước.

22.700.169

38.851.989

71,15%

50.069.279

28,87%

3. Thu ròng dịch vụ thanh toán


7.642


7.169


-6.18%


7.752


8.13%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây - 9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Sơn Tây năm 2012-2014)

Nhìn vào bảng 2.5 ta có thể đánh giá thực trạng dịch vụ thanh toán tại chi nhánh như sau:

- Doanh số, số lượng giao dịch tăng trưởng mạnh qua các năm cả VND và ngoại tệ:

61

+ Doanh số thanh toán quốc tế có mức tăng trưởng rất cao, năm 2013 tổng doanh số chuyển tiền đạt 16.40 triệu USD tăng 7,5% so với năm 2012 và năm 2014 doanh số thanh toán đạt 19.30 triệu USD tăng 17,6 %.

+ Dịch vụ chi trả kiều hối Western Union cũng đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2013 tổng doanh số Western Union đạt 100.000 USD tăng 66,66% so với năm 2012, sang năm 2014 doanh số đạt 160.000 USD tăng 60% so với năm 2013.

+ Doanh số thanh toán trong nước qua các kênh thanh toán bù trừ và qua các kênh khác tăng cao. Năm 2013 tổng doanh số chuyển tiền trong nước đạt 38.852 tỷ đồng tăng 71,15% so với năm 2012, năm 2014 doanh số thanh toán đạt 50.069 tỷ đồng tăng 28,87% so với 2013.

- Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao thể hiện qua chỉ tiêu thu ròng từ dịch vụ thanh toán tăng cao qua các năm : Thu ròng từ dịch vụ thanh toán năm 2013 đạt 7.169 triệu đồng giảm 6,18% so với năm 2012 (doanh số chuyển tiền tăng nhưng thu dịch vụ ròng giảm do cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng trên địa bàn nên năm 2013 ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây đã giảm mức phí áp dụng đối với một số mã phí thanh toán trong nước.Sang năm 2014 thu ròng từ dịch vụ thanh toán đạt 7.725 triệu đồng tăng 8.13% so với năm 2013.

2.2.2.2. Dịch vụ tài trợ thương mại


Đây là một trong những dịch vụ mà chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Sơn Tây có uy tín được các khách hàng là những doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn tín nhiệm và tin dùng. Hiện nay BIDV Sơn Tây đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại sau:

- Thư tín dụng (L/C- Letter of credit): Thanh toán bằng L/C là hình thức phổ biến hiện nay trong thanh toán quốc tế. Đây thực chất là sự thoả thuận giữa ngân hàng với ngân hàng phục vụ người mua hoặc ngân hàng phục vụ người bán đảm bảo với người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền hàng khi


62

Thang Long University Libraty


người hưởng lợi L C thực hiện việc giao hàng và xuất trình với ngân hàng 4

người hưởng lợi L/C thực hiện việc giao hàng và xuất trình với ngân hàng bộ chứng từ hạch toán phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C quy định. Thư tín dụng gồm có:

+ Thư tín dụng xuất khẩu: Thông báo kiểm tra chứng từ, mở L/C, thanh toán L/C.

+ Thư tín dụng nhập khẩu: Kiểm tra chứng từ, mở L/C, thanh toán L/C.


- Nhờ thu gồm nhờ thu hàng nhập và hàng xuất là nghiệp vụ theo đó ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây xử lý bộ chứng từ nhờ thu nhận được theo chỉ dẫn của người gửi chứng từ để:

+ Nhận được thanh toán hoặc chấp nhận, hoặc (Nhờ thu D/A)


+ Giao chứng từ trên cơ sở nhận được thanh toán và/hoặc chấp nhận hoặc (Nhờ thu D/P)

+ Giao chứng từ trên các cơ sở và điều kiện khác (Nhờ thu D/OT) Ngoài ra các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu còn có các dịch vụ sau:

- Bảo lãnh nhận hàng (Shipping Guarantee): Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây sẽ phát hành một bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh, cam kết với bên nhận bảo lãnh rằng bên được bảo lãnh là người nhận lô hàng một cách hợp pháp. Trong trường hợp có tranh chấp về người nhận lô hàng nói trên thì ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong bảo lãnh đã phát hành.

- Ký hậu vận đơn (Advance Endorsement): BIDV sẽ thực hiện ký vào mặt sau của vận đơn đường biển để chuyển quyền nhận lô hàng theo vận đơn đường biển đó cho một bên khác.

- Thông báo thư tín dụng (Inward L/C Advising): Chi nhánh sẽ kiểm tra tính chân thực và thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một ngân hàng thông báo khác tới người thụ hưởng thư tín dụng do một ngân hàng phát hành theo đề nghị của ngân hàng phát hành đó hoặc theo đề nghị của một ngân hàng thông báo khác.

63

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Sơn Tây từ năm 2012-2014

Đơn vị: triệu USD, triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

2013 so với 2012

Năm 2014

2014 so

với 2013

1. Doanh số tài trợ thương mại (Triệu USD)


15.66


21.75


39,4%


23,80


9,4%

- Mở L/C

14.58

20.25

38.8%

22.00

7,3%

+ Thanh toán L/C trả ngay


13,80


16,08


16,5%


17.5


8,8%

+ Thanh toán L/C trả chậm


0.78


4,17


434,6%


4,50


7,9%

- Nhờ thu hàng nhập

1,08

1,50

38,8%

1,80

20%

2. Thu ròng tài trợ thương mại (triệu đồng)


2,203


3,910


77,5%


4,281


9,5%

Thu dịch thanh toán

7,642

7,169

-6.18%

7,752

8,13%

3. Tỷ lệ trong thu dịch vụ ròng


28,8%


54,5%


89,2%


55,2


1,3%


(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Sơn Tây năm 2012-2014)

Từ bảng 2.6 có thể nhận xét về hoạt động tài trợ thương mại tại BIDV Sơn Tây những năm qua như sau:


64

Thang Long University Libraty

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí