Dịch Vụ Phi Tín Dụng Trong Ngân Hàng Thương Mại

Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Như vậy ngân hàng thực hiện chức năng “luân chuyển vốn” giữa các chủ thể khác trong nền kinh tế; thực hiện chức năng này, ngân hàng giữ vai trò là người đi vay (con nợ) và vai trò là người cho vay (chủ nợ). Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế.

Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm: Cấp tín dụng của ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Trong thực tế, chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng hoạt động cấp tín dụng và hoạt động cho vay là một. Thực ra không phải như vậy. Theo định nghĩa trên thì hoạt động tín dụng của ngân hàng phong phú và đa dạng hơn nhiều, hay nói cách khác cho vay chỉ một hình thức của cấp tín dụng ngân hàng. Như vậy, nội dung cấp tín dụng là rộng hơn nội dung cho vay, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng, thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các ngân hàng. Vì vậy, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nghĩa rộng khái quát ở trên hoặc theo nghĩa hẹp là cho vay.

Ngân hàng cấp tín dụng cho các tổ chức dưới các hình thức: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định.

Tóm lại, dịch vụ tín dụng ngân hàng bao gồm hai nghiệp vụ là: huy động vốn và cấp tín dụng.

- Dịch vụ phi tín dụng ngân hàng:

Phi tín dụng là những dịch vụ được ngân hàng cung cấp tới khách hàng để đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập bằng các khoản phí xác định thu được từ khách hàng, không bao gồm dịch vụ tín dụng.

Các dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng có thể phát sinh đồng thời với các hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi và tiền vay của khách hàng. Ví dụ khi KH gửi tiết kiệm online, ngân hàng có thể thu được phí sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử hàng tháng. Hay khi KH giải ngân và chuyển khoản trả bên thụ hưởng, ngân hàng có thể thu được phí từ dịch vụ thanh toán,… Ngoài ra, cũng có một số dịch vụ phi tín dụng hoạt động độc lập với hoạt động tín dụng như: Chi lương qua tài khoản, chuyển tiền nộp thuế cho khách hàng… Về bản chất thì các hoạt động phi tín dụng có những đặc điểm đặc trưng. Đó là các dịch vụ gắn liền với việc thu phí do các NHTM thực hiện, thông qua việc cung cấp DVNH cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân nhằm thu được lợi nhuận, điển hình cho DV này là DV thanh toán, DV bảo lãnh, DVNH điện tử, DV kinh doanh ngoại tệ, …Thu nhập của ngân hàng lúc này được thực hiện dưới dạng thu phí chứ không phải thực hiện dưới dạng thu lãi như dịch vụ tín dụng.

Các hoạt động phi tín dụng phổ biến của các ngân hàng hiện nay gồm có: Thanh toán, bao thanh toán, tư vấn tài chính (bảo hiểm, đầu tư vào quỹ mở,…), dịch vụ ngân quỹ,… Nhìn chung, các dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng còn khá đơn điệu về hình thức, chất lượng chưa cao, quy mô dịch vụ nhỏ, sức cạnh tranh còn hạn chế. Bên cạnh đó thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam cũng là một trở ngại lớn trong việc phát triển mạng lưới thẻ nói riêng và dịch vụ phi tín dụng nói chung của ngân hàng. Cho nên nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng trong những năm gần đây dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn khiêm tốn.

Căn cứ theo cách thức cung cấp dịch vụ, có thể chia dịch vụ ngân hàng thành 2 loại: Dịch vụ ngân hàng bán buôn và dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Xuất phát từ cách hiểu truyền thống trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bán buôn là hình thức mua bán hàng hóa thông qua trung gian – đại lý (có thể có nhiều cấp trung gian, đại lý…) để bán với khối lượng lớn mà không bán nhỏ lẻ, trực tiếp cho người sử dụng. Ngược lại, DVNH bán lẻ là hình thức bán hàng mà người bán trực tiếp bán cho người sử dụng, người tiêu dùng.

Do vậy, việc đưa ra một số tiêu chí cụ thể để xác định chính xác đối với các loại hình dịch vụ, DV nào thuộc bán buôn, DV nào thuộc bán lẻ là điều rất khó. Tuy nhiên, có thể dựa vào những đặc trưng chung và tiêu biểu, tương tự như bán buôn, bán lẻ các hàng hóa thông thường khác để nhận diện và phân loại. Với cách thức như vậy, có thể nói “DVNH bán buôn là cách thức bán thông qua các trung gian tài chính (các NHTM, các quỹ…) hoặc thông qua thị trường tài chính (như thị trường tiền tệ liên NH để cho vay, thanh toán bù trừ…) và đối với các công ty, tập đoàn kinh tế lớn với những gói DV giá trị lớn”.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - 6

Và DVNH bán lẻ được hiểu là “những hình thức bán trực tiếp đến các cá nhân, gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và một số gói DV nhỏ lẻ đối với các công ty, tổ chức kinh tế lớn”.

2.1.2. Dịch vụ phi tín dụng trong ngân hàng thương mại

2.1.2.1. Cơ sở hình thành dịch vụ phi tín dụng trong NHTM

Dịch vụ phi tín dụng trong ngân hàng thương mại được hình thành xuất phát từ cả lý luận và thực tế.

Thứ nhất: Sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu sử dụng DVNH của khách hàng

Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của con người càng lớn, đặc biệt là dịch vụ phi tín dụng. Ví dụ, khi các mối quan hệ trong kinh doanh ngày càng mở rộng, dịch vụ thanh toán hàng hóa trong nước và quốc tế càng trở nên cần thiết. Hay với sự bận rộn của công việc hàng ngày, thời gian càng trở nên eo hẹp, dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời và trở nên phổ biến là điều tất yếu,….Khách hàng sẵn sàng trả một khoản phí để sử dụng dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng. Thực tế cho thấy, dịch vụ phi tín dụng mang đến sự phát triển ổn định cho các ngân hàng, tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ đang rất cao, giúp ngân hàng giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.

Với nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng dịch vụ của nền kinh tế nói chung và của khách hàng nói riêng là yếu tố quyết định về sự ra đời cả về số lượng, kết cấu, chất lượng DV và kết quả phát triển DVPTD của NHTM. Khách hàng là thành phần có vị trí hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của DVPTD.

Thứ hai: Do hoạt động tín dụng (hoạt động chủ yếu của NH) luôn tiềm ẩn rủi ro cao

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vấn đề mà các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng. Mặt khác, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm mạnh trong khoảng 3 năm trở lại đây, do phải cạnh tranh lãi suất huy động tiền gửi để có thể hút được vốn nhàn rỗi, trong khi không thể tăng lãi suất đầu ra vì muốn kích cầu tín dụng. Điều này khiến lợi nhuận cận biên giảm. Để cải thiện hạn chế này, nhiều ngân hàng cho rằng, phải nâng cao doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng

Thứ ba: Sự phát triển của khoa học và công nghệ ngân hàng

Với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các NH đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công. Đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Sự phát triển của khoa học và công nghệ NH đã thúc đẩy các hoạt động của DVNH phát triển một cách nhanh chóng, nổi bật nhất là việc ứng dụng công nghệ vào hệ thống máy rút tiền tự động ATM, cho phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi 24/24h, máy thanh toán tiền POS được lắp đặt ở các trung tâm bán hàng, cửa hàng bách hóa…Và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới.

2.1.2.2. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng của NHTM

Dịch vụ phi tín dụng của NHTM được hiểu một cách đơn giản là những dịch vụ ngân hàng ngoài dịch vụ tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng đóng vai trò là chủ thể cấp vốn cho đối tượng khách hàng có nhu cầu về vốn. Như vậy, nguồn vốn ngân hàng bỏ ra đối với dịch vụ tín dụng là rất lớn. Trong DVPTD, khách hàng thực hiện giao dịch với NH thì NH không phải sử dụng đến nguồn vốn (hoặc nếu có thì sử dụng không nhiều nguồn vốn) để thực hiện

giao dịch. Ngoài ra, khi ngân hàng cung cấp các DVPTD cho khách hàng, khách hàng phải chi trả một khoản chi phí cho ngân hàng, đơn giản theo kiểu “tiền trao cháo múc”. Lúc này, thu nhập của ngân hàng được thực hiện dưới dạng thu phí chứ không phải thực hiện dưới dạng thu lãi và trả lãi (lãi suất) như dịch vụ tín dụng.

Từ những phân tích như trên, DVPTD được định nghĩa như sau:

“Dịch vụ phi tín dụng là dịch vụ được ngân hàng cung cấp tới khách hàng để đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập bằng các khoản phí xác định thu được từ khách hàng, không bao gồm dịch vụ tín dụng”.

2.1.2.3. Đặc trưng dịch vụ phi tín dụng của NHTM

Bên cạnh những đặc điểm chung của DVNH (tính vô hình; Tính không thể tách biệt; Tính không ổn định; Tính không lưu giữ được) thì DVPTD còn có những đặc trưng riêng như:

Thứ nhất: Ngoài phải đầu tư nguồn vốn ban đầu để trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng và đầu tư nguồn nhân lực, khi thực hiện giao dịch về DVPTD, các NHTM không phải sử dụng đến nguồn vốn hoặc có phải sử dụng thì cũng sử dụng không nhiều nguồn vốn của mình để thực hiện nghĩa vụ ngay khi giao kết hợp đồng. Và đây là một trong những lợi thế mà NH nên khai thác để phát triển các loại hình DVPTD.

Thứ hai: Các DVPTD của NH có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho NHTM bởi chi phí giao dịch mà NH bỏ ra thường rất thấp, mà chủ yếu tận dụng vào cơ sở hạ tầng công nghệ đã được đầu tư trước đó. Đây được coi là một lĩnh vực kinh doanh hiệu quả, thu hút các NHTM hiện đại trên thế giới.

Thứ ba: DVPTD của NHTM được xếp vào lĩnh vực kinh doanh tương đối an toàn, rủi ro thấp. Vì thế mở rộng DVPTD sẽ giúp cho NHTM hạn chế được những rủi ro như rủi ro lãi suất, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

Thứ tư: Các DVPTD của NH có tính hỗ trợ cao và liên kết chặt chẽ với nhau. Các DV luôn đòi hỏi đi kèm với nhau, sự tồn tại và phát triển của DV này gắn liền với các dịch vụ khác. Do đó, DVPTD của NH đòi hỏi sự phát triển đồng bộ.

Thứ năm: DVPTD vô cùng đa dạng, phong phú và không ngừng phát triển. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình DVPTD. Với mỗi loại hình DV, các NH đều đa dạng các loại hình cung cấp.

Thứ sáu: Có nhiều loại DVPTD ra đời và phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Khách hàng không cần đến NH mà có thể ngồi tại nhà để thực hiện các giao dịch thông qua các kênh giao dịch hiện đại như: E- Banking, Home Banking…

2.1.3. Các loại hình dịch vụ phi tín dụng của NHTM

2.1.3.1 Dịch vụ thanh toán

Đây là hoạt động điển hình và có vai trò chìa khóa cho hoạt động cung ứng DV của NHTM đối với khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng. Ngày nay DV thanh toán được tổ chức cung ứng cho người tiêu dùng qua các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp dựa trên hệ thống kỹ thuật hạ tầng và công nghệ xử lý hiện đại. Với sự tiến bộ này, khách hàng ngày càng nhận được những DV thanh toán có tính an toàn, chính xác và tiện ích cao, không những trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Các NHTM khi cung cấp DV thanh toán cho khách hàng, NH đóng vai trò là một tổ chức trung gian thực hiện thanh toán thay cho khách hàng của mình. Căn cứ vào phạm vi thực hiện, DV thanh toán bao gồm: DV thanh toán trong nước và DV thanh toán quốc tế.

2.1.3.2 Dịch vụ thẻ

Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong đó chủ thẻ có thể sử dụng để thanh toán, rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin số dư tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ (POS). Trong giai đoạn hiện nay dịch vụ thẻ phát triển rất đa dạng và phong phú, các NHTM rất quan tâm và tập trung phát triển dịch vụ này. Hiện tại có hai loại thẻ chính: thẻ ghi nợ nội địa và thẻ quốc tế. Trong đó:

Thẻ ghi nợ nội địa là một loại thẻ được NH trong nước phát hành, KH có thể sử dụng tại các máy ATM, POS để rút tiền hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ... Để mang lại sự thuận tiện cho các chủ thẻ, một số NH phát hành thẻ ghi nợ và cấp thêm hạn mức thấu chi cho KH.

Thẻ quốc tế: gồm thẻ tín dụng quốc tế và thẻ thanh toán quốc tế.

Thẻ tín dụng quốc tế là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và là hình thức cấp tín dụng thông qua thẻ được lưu hành trên toàn thế giới. Hiên nay các loại thẻ quốc tế tiêu biểu là: Thẻ MasterCard; Thẻ Visa; Thẻ JCB; Thẻ American Express…

2.1.3.3 Dịch vụ ngân hàng điện tử

Đây là sự kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng với những tiện ích là tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm tạo nên các dịch vụ hiện đại, đa dạng, phong phú các hình thức giao dịch. Đây là việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua các công cụ hỗ trợ như dịch vụ Internet, điện thoại, máy tính, các dịch vụ mạng và đường truyền… mà khách hàng có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi không cần đến trực tiếp xếp hàng tại ngân hàng. Ngân hàng phải cung cấp cho khách hàng một tên và mã số truy cập, khách hàng có trách nhiệm tính bảo mật của tên và mã truy cập mà ngân hàng đã cung cấp.

- Internet banking: Là dịch vụ cung cấp tự động các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua đường truyền internet. Với máy tính cá nhân kết nối mạng internet, khách hàng có thể truy cập vào website của ngân hàng bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào để được cung cấp thông tin và thực hiện giao dịch.

Dịch vụ này giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia, khách hàng truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy vấn thông tin cần thiết. Thông tin rất phong phú, từ chi tiết giao dịch của khách hàng đến những thông tin khác về ngân hàng. Khách hàng cũng có thể truy cập vào các website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng. Tuy nhiên, khi kết nối Internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để đối phó với rủi ro trên phạm vi toàn cầu. Đây là trở ngại lớn đối với các ngân hàng tại Việt Nam vì đầu tư vào hệ thống bảo mật rất tốn kém. [48]

- Phone banking: Là hệ thống trả lời 24/24 của NHTM. Khách hàng có thể sử dụng điện thoại để nghe thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng và thông tin về tài khoản cá nhân. Khi khách hàng ấn phím cần thiết trên điện thoại

theo mã hóa do ngân hàng quy định, hệ thống sẽ tự trả lời theo yêu cầu của khách hàng. Phone banking chỉ cung cấp thông tin đã được lập trình sẵn trong hệ thống thông tin tự động của ngân hàng.

- Home Banking/Mobile banking: Là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng về: thông tin về tài khoản cá nhân, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, đặt các lệnh giao dịch chứng khoán, giao dịch vàng, ... Khách hàng ở tại nhà, tại công ty nhưng vẫn có thể thực hiện hầu hết các giao dịch qua tài khoản tại ngân hàng thông qua mạng và phần mềm chuyên dùng mà ngân hàng đã cài đặt cho khách hàng

- Call center: Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin chung và cá nhân. Khác với phone banking chỉ cung cấp các loại thông tin được lập trình sẵn, call center có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng. Nhược điểm của call center là phải có người trực 24/24 giờ.

- SMS Banking: giao dịch ngân hàng qua tin nhắn SMS của điện thoại di động như: thông báo biến động số dư tài khoản thanh toán, thông báo ngày đáo hạn của tài khoản tiền gửi,…

2.1.3.4 Dịch vụ bảo hiểm

Bancassurance là mối quan hệ giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm nhằm mục đích cung cấp các sản phẩm bảo hiểm hoặc lợi ích bảo hiểm cho khách hàng của ngân hàng thông qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của mình. Nói một cách đơn giản, đó là việc ngân hàng bán sản phẩm bảo hiểm. Khi đó ngân hàng và công ty bảo hiểm sẽ chia sẻ hoa hồng. Chính sách bảo hiểm được xử lý và quản lý bởi các công ty bảo hiểm.

Bancassurance phát triển đầu tiên ở Mỹ và các nước Châu Âu. Hiện nay, Bancassurance là một trong những kênh phát triển nhanh nhất ở hầu hết thị trường châu Á, đồng thời là kênh phân phối hàng đầu trong thị trường bảo hiểm này. Theo các chuyên gia kinh tế, hình thức bancassurance ra đời mang lại lợi ích cho cả khách hàng, ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Tại Việt Nam, Bancassurance

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022