Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Trong Thời Gian Tới


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN H ÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.1.1.1 Những thuận lợi

Về dân số: Số lượng dân cư tại Việt Nam đông (khoảng 90 triệu người), với đặc điểm dân số trẻ (30% dân số 30 tuổi) và tỷ lệ số dân trong độ tuổi lao động cao (chiếm khoảng 65% dân số). Xu hướng đô thị hóa đang làm tăng dân số tại các thành phố lớn một cách nhanh chóng với tốc độ 1% mỗi năm. Đến năm 2010, dân số tại đô thị chiếm tỷ trọng 28,9%. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động (18-60 tuổi) khá lớn, chiếm 52% dân số. Hiện có trên 70% các hộ gia đình ở thành thị Việt Nam có mức thu nhập bình quân hàng năm trên 57 triệu đồng. Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng luôn có nhu cầu, kiến thức cũng như trình độ để sử dụng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng.

Về Thu nhập: Thu nhập trung bình của người dân ngày càng cao (trong đó nhóm có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong khoảng 500 - 1.000 USD/tháng) kéo theo nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng (theo số liệu năm 2008, tỷ lệ tiêu dùng tại Việt Nam chiếm khoảng 70% thu nhập hàng tháng, và hiện đang là nước có tỷ lệ cao nhất so với các quốc gia Đông Nam Á…)

Về xu hướng tiêu dùng và sử dụng dịch vụ: Xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng; Số liệu của TNS Vietcycle cho thấy sự tăng trưởng vật chất từ năm 2000 đến năm 2010 như sau: dưới 15% hộ gia đình thành thị có thu nhập từ 3 triệu đồng trở xuống, trong khi có trên 45% hộ gia đình có thu nhập từ 4,5 đến 20 triệu đồng/tháng. Mức tiết kiệm trung bình của người Việt đã giảm từ 17% năm 2000 xuống còn 9% năm 2010.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


Xu hướng sử dụng dịch vụ Ngân hàng ngày càng nhiều: Với 90 triệu dân

Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 12

nhưng mới có khoảng 22% mở tài khoản tại Ngân hàng.

Các chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị đang phát triển cùng với sự tham gia của nhiều tập đoàn bán lẻ trong và ngoài nước dẫn đến tỷ lệ mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại có xu hướng gia tăng (từ 12% năm 2009 lên 15% năm 2011 và dự kiến sẽ tăng lên 25% vào năm 2013) tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển thanh toán bằng thẻ.

Xu hướng tiêu dùng gắn với tiếp cận công nghệ: Tỷ lệ tiếp cận internet của Việt Nam năm 2010 là 77 thuê bao/1.000 dân, số người sử dụng internet 20,8 triệu người; Số lượng thuê bao điện thoại cố định và di động là 921/1.000 người dân, chỉ xếp sau Mỹ, Singapore về tốc độ phát triển. Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển nhanh, số lượng các website thương mại điện tử có chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng ngày càng nhiều. Thêm vào đó hệ thống thanh toán điện tử dựa trên nền công nghệ cao đang được triển khai ở cả cấp độ các cơ quan quản lý (NHNN), Ngân hàng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Ngân hàng hiện đại (SBV đang triển khai dự án nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thanh toán, sự phát triển của các cổng thanh tóan điện tử: PayNet, VinaPat, Mobivi, Payoo…) tạo điều kiện tốt cho hoạt động thanh toán bằng thẻ.

Về mặt pháp lý: Khung pháp lý đối với hoạt động Ngân hàng: Giai đoạn 2006- 2008 Chính phủ và NHNN nước đã ban hành nhiều chính sách và những văn bản pháp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động Ngân hàng bán lẻ như: Đề án thanh toán không dùng tiền mặt, Quy định trả lương qua tài khoản, Quyết định số 20 về việc ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ Ngân hàng,… Khung pháp lý cho thương mại điện tử nói chung và thanh toán bằng thẻ tín dụng nói riêng đang được quan tâm hoàn thiện.

Để giảm thiểu rủi ro, đồng thời theo xu hướng phát triển thẻ trên thế giới, NHNN đang xây dựng lộ trình nhằm chuyển đổi các thẻ phát hành tại thị trường Việt Nam sang thẻ Chip, đặc biệt là Chip theo chuẩn EMV. Thẻ BIDV Precious đã được phát hành theo công nghệ thẻ chip chuẩn EMV, do đó việc tiếp tục phát hành thẻ



BIDV Flexi theo công nghệ này sẽ gặp nhiều thuận lợi do BIDV đã có kinh nghiệm,

đồng thời nó cũng đáp ứng được xu thế phát triển trong lĩnh vực thẻ.

Về tình hình kinh tế chính trị: Với tình hình kinh tế chính trị tương đối ổn định và xu thế thị trường khá thuận lợi nói trên, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng về phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng. Mặc dù quy mô của thị trường dịch vụ phi tín dụng còn nhỏ nhưng vài năm gần đây và thời gian tới sẽ tiếp tục có tốc độ tăng rất nhanh nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, mức thu nhập đầu người ngày càng tăng và các dịch vụ Ngân hàng còn chưa thâm nhập sâu. Khách hàng trẻ sẽ đóng vai trò quan trọng trong thị trường dịch vụ phi tín dụng. Những xu hướng trên cùng với cùng với mức độ lạc quan của người dân Việt Nam đang mở ra cơ hội rất lớn cho việc phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng.

3.1.1.2 Những khó khăn

Việc phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng của BIDV đứng trước nhiều khó khăn thách thức:

Về môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý về hoạt động Ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động Ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ phi tín dụng đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các NHTM khi muốn triển khai dịch vụ mới.

Về xu hướng tiêu dùng: Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm người dân hạn chế chi tiêu, tăng tiết kiệm (trong ngắn hạn) có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường dịch vụ phi tín dụng. Một số khách hàng phải tính toán lại việc chi tiêu và cắt giảm các dịch vụ được coi là không thiết yếu lắm như dịch vụ Directbanking,...

Về nội lực của BIDV: Bản thân BIDV chưa xây dựng được chiến lược đồng

bộ về phát triển dịch vụ phi tín dụng, sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, chưa đáp



ứng nhu cầu khách hàng, bộ máy tổ chức chưa xây dựng theo định hướng khách hàng, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, mạng lưới kênh cung cấp dịch vụ còn mỏng, nền tảng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế.

BIDV còn phải đối mặt với không ít thách thức khi tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở lên gay gắt hơn, không chỉ giữa các Ngân hàng trong nước với nhau mà các Ngân hàng trong nước phải cạnh tranh với các NHNNg có năng lực, kinh nghiệm trong việc phát triển hoạt động Ngân hàng.

Công tác khuyến mại, tiếp thị sản phẩm được các NHTMCP đặc biệt chú ý, phương thức quảng cáo linh hoạt hơn, đầu tư con người, chi phí cho công tác quảng cáo khuyến mại nhiều hơn hẳn các NHTMNN. Trong đó khối các NHTMNN việc đầu tư cho công tác khuyến mại, tiếp thị có nhiều hạn chế do vướng mắc về cơ chế chính sách, còn dựa vào mạng lưới nhiều hơn các NHTMCP. Cơ sở hạ tầng công nghệ chưa hỗ trợ nhiều cho việc cung ứng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại (số lượng đơn vị chấp nhận thẻ, POS chưa nhiều). Kết nối thanh toán của các điểm chấp nhận thẻ không được nhanh gây chậm chễ trong thanh toán.

Về tình hình phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng của các Ngân hàng khác: Áp lực cạnh tranh giữa các khối NHTM có vốn Nhà nước và khối NHTMCP ngày càng mạnh mẽ đặc biệt trong thời gian gần đây đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ về thị phần từ khối NHTM có vốn Nhà nước sang khối NHTMCP, chủ yếu là thị phần khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Áp lực cạnh tranh của các NHNNg đối với các NHTM trong nước ngày càng trở lên gay gắt, nhất là khi Việt Nam thực hiện dỡ bỏ hoàn toàn các bảo hộ về tài chính và Ngân hàng vào năm 2011 theo cam kết khi gia nhập WTO. Hiện tại các NHNNg có mặt tại Việt Nam đều là những Ngân hàng lớn như Citibank, HSBC, SCB, DBS,…

Về tâm lý và nhận thức của khách hàng về thẻ tín dụng chưa tốt, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chủ yếu và được ưa thích. Phương thức chợ truyền thống và các cửa hàng bán lẻ nhỏ vẫn chiểm đến 90% trong thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.



Các loại tội phạm liên quan đến thẻ tín dụng ngày càng tinh vi và phổ biến dẫn đến tâm lý hoang mang của người dân và niềm tin khi sử dụng thẻ

3.1.2 Một số mục tiêu cơ bản của Ngân hàng đến năm 2015

Định hướng hoạt động của BIDV là : “ Xây dựng Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thành tập đoàn tài chính Ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực với trụ cột là hoạt động Ngân hàng kết hợp với hoạt động đầu tư tài chính, bảo hiểm và chứng khoán, phấn đấu là một trong 15 tập đoàn tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á trước năm 2015, Tập đoàn tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam hoạt động theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế”. « Xây dựng BIDV thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong đó lấy hoạt động dịch vụ làm trọng tâm phát triển và ưu tiên mọi nguồn lực cho phát triển dịch vụ » là trọng tâm định hướng phát triển của BIDV thời gian tới đã được Ban lãnh đạo BIDV đề ra.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng ở BIDV Việt Nam, trên cơ sở những định hướng tổng thể mà lãnh đạo BIDV đã đưa ra, để thúc đẩy thị trường dịch vụ phi tín dụng của BIDV phát triển, phát huy những mặt tích cực của nó, đồng thời khắc phục những mặt tồn tại còn đặt ra trong thực tiễn, xuất phát từ những lợi thế so sánh của thị trường dịch vụ phi tín dụng mà BIDV đang có, trong thời gian tới phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng của BIDV theo hướng cơ bản sau:

Một là: Phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng của BIDV trở thành một trong những thị trường hàng đầu về dịch vụ phi tín dụng, chiếm lĩnh từ 15% đến 17% thị phần của các NHTM Việt Nam. Đóng góp từ thị trường dịch vụ phi tín dụng vào lợi nhuận của BIDV chiếm từ 50 đến 60% tổng lợi nhuận. BIDV đang dần chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng một Ngân hàng hiện đại, đa năng, trong đó chú trọng đến phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng, phân tán rủi ro. Trong những năm tới phấn đấu tăng thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng thông qua việc phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và các kênh phân phối.

Hai là: Đa dạng hóa khách hàng, hướng đến khách hàng mục tiêu là tầng lớp dân cư có thu nhập khá trở lên.



Mục tiêu phát triển khách hàng của BIDV đến năm 2015 là có thị phần và quy mô NHBL hàng đầu Việt Nam.Tăng trưởng số lượng khách hàng 20%/năm, có nền khách hàng là 5.000.000 khách hàng vào cuối năm 2013 và 7,3 triệu khách hàng vào cuối năm 2015.

Hiện BIDV đã phân đoạn khách hàng dựa trên các dịch vụ mà khách hàng tham gia và hiệu quả mà khách hàng mang lại cho BIDV.

Phân đoạn khách hàng là yêu cầu quan trọng, giúp duy trì một cách bền vững nền khách hàng tiền vay tại BIDV. Do đó, BIDV cần chú trọng phát triển nền khách hàng này thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt.

Ba là: Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng cung cấp ra thị trường phải thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà.

Xu hướng ngày nay thể hiện rõ rằng, Ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng bán lẻ trong đó có dịch vụ phi tín dụng cho một lượng dân cư khổng lồ chưa sử dụng các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai. Và BIDV – với định hướng phát triển là trở thành một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, dịch vụ phi tín dụng đang được quan tâm, chú trọng phát triển.

Dịch vụ phi tín dụng có thể cung ứng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, máy ATM, ngoài ra khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Tuy nhiên BIDV phải có hướng nghiên cứu để đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng chứ không phải đưa ra sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ sẵn có của Ngân hàng. Mặt khác các sản phẩm dịch vụ cũng phải phù hợp với trình độ dân trí xã hội, tránh đưa ra các dịch vụ đi trước nhu cầu và khả năng sử dụng của khách hàng dẫn tới việc triển khai kém hiệu quả, gây tốn kém cho BIDV trong việc đầu tư nghiên cứu và đưa sản phẩm ra thị trường.

Bốn là : Phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng cơ bản dựa trên nền tảng

công nghệ hiện đại và nhân tố con người.



Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng là sản phẩm của khoa học công nghệ hiện đại, không thể phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng trên cơ sở hệ thống thanh toán thủ công hay còn bán thủ công chạm chạp và lạc hậu. Vì vậy đòi hỏi BIDV phải có sự đầu tư về mặt công nghệ, phải đi tắt, đón đầu, đầu tư công nghệ mới nhất cho phép triển khai các ứng dụng hiệu quả, tiện ích.

Nhân tố con người là nhân tố quan trọng trong phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng. Con người phải được đào tạo có khả năng vận hành, ứng dụng và xử lý các công nghệ Ngân hàng hiện đại. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, các Ngân hàng đều chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại, các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng về cơ bản là giống nhau, việc cạnh tranh phải dựa trên nhân tố con người. Con người có tính ảnh hưởng ngày một nhiều đến tâm lý mua hàng của khách hàng. Con người sẽ tạo ra được sự khác biệt về sản phẩm để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh. Con người không chỉ có trình độ, phải có kiến thức nhất định về tâm lý học, có khả năng vận dụng linh hoạt trong thực tế cuộc sống.

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Giải pháp đưa ra nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của BIDV, xây

dựng một đội ngũ nhân viên với đầy đủ các tiêu chí:

- Có đủ sức khoẻ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhận công việc được giao.

- Năng động sáng tạo, tư duy nhạy bén, am hiểu quy trình nghiệp vụ, thái độ

phục vụ thân thiện và chuyên nghiệp

- Trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp tốt, vi tính thành thạo

- Trung thực, thật thà là đức tính cần thiết

- Có khả năng làm việc tập thể và kỹ năng làm việc nhóm

- Am hiểu luật pháp, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà

nước, của địa phương, tình hình phát triển của quốc gia trên các lĩnh vực.



3.2.1.2. Căn cứ để đề ra giải pháp

Hiện nay, các Ngân hàng đang cạnh tranh rất gay gắt với điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực ngang tầm, công nghệ tiên tiến hiện đại. Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng mang tính chiến lược tạo ra ưu thế nổi bật cho một NHTM so với các đối thủ. Có thể nói, nguồn nhân lực quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, công tác bố trí nhân lực cho phát triển dịch vụ phi tín dụng của BIDV còn đang tồn tại một số yếu kém như: chưa tập trung bố trí nhân lực chất lượng cao cho hoạt động phi tín dụng (ví dụ như: cán bộ tín dụng phải có trình độ đại học trở lên, còn giao dịch viên có thể mới tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng); công tác đào tạo cán bộ chưa được như mong đợi, chế độ đãi ngộ chưa hấp dẫn so với một số các NHTM khác dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám...Mặt khác, sản phẩm cung ứng trên thị trường phần nhiều do khách hàng có nhu cầu tìm đến mà chưa có sự tiếp thị, khơi gợi nhu cầu của khách hàng để bán sản phẩm dịch vụ.Chưa có ứng biến linh hoạt với từng đối tương khách hàng, không phân nhóm khách hàng để có những ứng xử phù hợp.

3.2.1.3. Nội dung thực hiện giải pháp

a) Có chính sách tuyển dụng và sử dụng nhân sự tốt

Chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao cần được thực hiện tốt. Hiện nay, nhân lực được tuyển dụng vẫn còn dựa trên các mối quan hệ quen thân nên chưa có sự sàng lọc kỹ càng trong khi nguồn nhân lực có tài khá dồi dào và muốn được vào làm việc ở BIDV. Do dó, BIDV cần hạn chế tối đa nhân sự được tuyển vào mà không qua các khâu sàng lọc cần thiết. BIDV cần xây dựng quy chế thi tuyển chặt chẽ, công khai, minh bạch. Cụ thể như sau:

Thiết lập quy trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển.

+ Hệ thống tiêu chuẩn bao gồm:

- Công dân Việt Nam, tuổi đời không quá 30

- Tốt nghiệp Đại học hệ chính quy, xếp loại khá trở lên các trường: Đại học

Kinh tế quốc dân, Đại học ngoại thương, Học viện Tài chính, Học viện Ngân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2023