internet chỉ trong vài giây sau khi chuyển, người nhận chỉ cần đến Ngân hàng sử dụng mật khẩu của mình có thể lĩnh tiền ngay.
Mặt khác, các dịch vụ Ngân hàng điện tử sử dụng mạng điện thoại di động và internet có xu hướng phát triển tốt, ngày càng được khách hàng quan tâm và sử dụng. BIDV đã triển khai mua công nghệ hiện đại để phục vụ hoạt động này, như dịch vụ VnTopup: khách hàng sử dụng mạng di động trả trước của bất kỳ nhà mạng nào, có tài khoản tại Ngân hàng thì chỉ cần nhắn tin để nạp tiền vào điện thoại mà không cần phải đi mua thẻ như trước đây, tiền nạp thẻ sẽ tự động trừ vào tài khoản của khách hàng và khách hàng sẽ được hưởng mọi chính sách về giá của nhà mạng đó. Còn khách hàng sử dụng mạng di động trả sau, có thể sử dụng dịch vụ Bankplus của BIDVđể thanh toán cước mà không cần phải đến tận nơi để nộp. Do đó, nhờ công nghệ thông tin ngày càng phát triển mà hoạt động dịch vụ phi tín dụng sẽ ngày càng phát triển, tạo bước đột phá trong hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV.
Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên của nước ta khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động dịch vụ nói riêng. Với thành phần dân số đông và phức tạp nhưng có sự phát triển khá đồng đều giữa các vùng trong cả nước, giao thông và khí hậu, thời tiết thuận lợi nên tạo điều kiện phát triển các kênh phân phối dịch vụ như dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng sẽ chủ động đưa ra các sản phẩm dịch vụ đa dạng phục vụ mọi đối tượng khách hàng trên cả nước. Do đó, dịch vụ phi tín dụng có điều kiện phát triển cả về loại hình dịch vụ và số lượng.
Đánh giá về môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho BIDV trong quá trình nỗ lực phát triển dịch vụ phi tín dụng, cụ thể là:
Cơ hội:
+ Tốc độ tăng trưởng tốt của nền kinh tế:
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Tổng Quan Về Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
- Phân Tích Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Phi Tín Dụng Của Ngân Hàng Đầu Tư
- Phí Thu Được Từ Các Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
- Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 11
- Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Căn Cứ Để Thực Hiện Giải Pháp
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam với tiềm năng tăng trưởng to lớn như tốc độ tăng trường những năm vừa qua đạt 7%-8%. Trong điều kiện kinh tế
tăng trưởng cao thì các thành phần kinh tế được tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng với nhau để cùng phát triển. Điều này tạo cơ hội lớn cho các NHTM phát triển.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ, số lượng các công ty chứng khoán niêm yết cũng tăng qua các năm từ đó lượng vốn trên thị trường cũng tăng theo khiến cho lĩnh vực Ngân hàng nóng lên mà đặc biệt là ở khâu giao dịch thanh toán.
- Với lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên và khí hậu thuận lợi, nền kinh tế phát triển ổn định, Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
+ Chính sách chủ động mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Trong thời gian qua, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương sau khi gia nhập WTO: thực hiện các cam kết với các nước về thương mại, đầu tư, mở cửa thị trường, chuẩn bị tốt các điều kiện ký các Hiệp định thương mại tự do song phương với các nước, nhất là các nước lớn. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện có hiệu quả.
Để sẵn sàng cho hội nhập và mở cửa thị trường tài chính Ngân hàng, chính sách và pháp luật Ngân hàng Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi phù hợp hơn với các cam kết quốc tế. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu hội nhập và hơn thế còn giúp hệ thống tài chính Ngân hàng Việt Nam lành mạnh, an toàn và hiệu quả hơn. Tác động lớn nhất phải kể đến đó là các NHTM đã có sự chuẩn bị tích cực để thích ứng trong môi trường cạnh tranh mới, đó là sự cải thiện năng lực tài chính, cổ phần hóa các Ngân hàng quốc doanh, tăng vốn điều lệ của các NHTMCP, hợp tác với nhà đầu tư chiến lược; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ; mở rộng nhanh hệ thống thanh toán, hiện đại hóa công nghệ…Những điều này cho thấy, đứng trước sức ép hội nhập, các Ngân hàng đã tích cực hơn và điều đó khiến hoạt động Ngân hàng lành mạnh, hiệu quả hơn.
+ Cơ hội tiếp cận với trình độ quản lý và công nghệ Ngân hàng hiện đại
Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý hiện đại.
Áp lực cạnh tranh sẽ là động lực chính thúc đẩy các NHTM tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển các hoạt động dịch vụ. Đây không chỉ là yêu cầu từ hội nhập mà còn là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế đất nước. Các NHTM sẽ phát triển và ứng dụng công nghệ mới, bảo đảm cho các Ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng điện tử với mức độ sâu hơn, rộng hơn nhưng an toàn và bảo mật hơn.
Bên cạnh đó, các NHTM trong nước sẽ tiếp cận được phương pháp quản trị điều hành Ngân hàng hiện đại. Kết quả này có được từ việc tham gia góp vốn mua cổ phần của các NHNNg. Với tư cách là cổ đông hoặc cổ đông chiến lược, các NHNNg sẽ tư vấn và định hướng cho các Ngân hàng trong nước phương pháp quản trị, quản lý Ngân hàng; đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ cho chính các Ngân hàng. Đây là tác động tích cực từ hội nhập mang lại cho các NHTM trong nước, trong đó có BIDV.
Thách thức:
+ Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động Ngân hàng nói riêng của Việt Nam chưa hoàn thiện.
Trong xu thế hội nhập kinh tế, vấn đề môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và sự tự chủ kinh tế của đất nước. Để giảm thiểu những bất lợi cũng như tận dụng thời cơ của quá trình hội nhập vào phát triển kinh tế đất nước, có nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó việc hoàn thiện môi trường pháp lý được coi là yếu tố quan trọng không thể trì hoãn.
Đối với hoạt động Ngân hàng, vấn đề này càng trở nên cấp bách. Trong khi đó, môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng của chúng ta còn chưa hoàn thiện, còn nhiều vấn đề phải chỉnh sửa, bổ sung, mà việc này lại lien quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, vào sự thay đổi nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của người dân,
do vậy việc thực hiện không phải dễ. Nó đòi hỏi phải có thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng kinh tế, trình độ của người làm luật…
Luật các TCTD ra đời năm 1997 với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tiền tệ và đã được sửa đổi bổ sung vào ngày 15/6/2004 nhưng Luật các TCTD cũng còn bộc lộ thiếu sót, một số nội dung chưa quy định cụ thể, rõ rang. Ngoài ra, các luật có lien quan và các văn bản hướng dẫn dưới luật, thông tư, nghị định chưa đồng bộ, chưa phù hợp và chưa thật sự hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD.
Đối với hoạt động thanh toán quốc tế, ngoài việc tuân thủ luật pháp quốc gia, Ngân hàng còn phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế. Thực tế việc vận dụng những thông lệ này vào thanh toán quốc tế ở nước ta là gần như tuyệt đối mà ít có sự điều chỉnh. Trong điều kiện hiện nay, với hệ thống luật còn thiếu và chưa đồng bộ thì các Ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro trong giao dịch thanh toán quốc tế.
Đây thực sự là thách thức đối với ngành Ngân hàng nói chung va hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Kinh tế thế giới có nhiều biến động bất lợi
Trong điều kiện toàn cầu hóa, rủi ro của một doanh nghiệp, một ngành hay một quốc gia không còn là vấn đề đơn thuần của doanh nghiệp đó, ngành đó hay quốc gia đó nữa mà nó còn có tính lan truyền rất lớn. Đây chính là mặt trái của hội nhập. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước khiến cho sự biến động kinh tế của một quốc gia, một khu vực sẽ nhanh chóng lan ra toàn cầu.
Điều này được minh chứng với cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu cuối năm 2008, đầu năm 2009, Việt Nam đã chịu sự tác động rất lớn. Mặc dù nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục nhưng vẫn còn không ít khó khăn.
+ Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt
Môi trường cạnh tranh của ngành Ngân hàng tại Việt Nam đang ngày càng gay gắt trên cả hai phương diện: cạnh tranh do gia tăng số lượng các Ngân hàng với
các chi nhánh ngày càng được mở rộng và cạnh tranh về chất lượng dịch vụ Ngân hàng.
Từ sau khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường và nhất là sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, số lượng các chi nhánh NHTM đã liên tục tăng lên và có thêm nhiều loại hình sở hữu như Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng liên doanh.
Không chỉ cạnh tranh về số lượng mà cạnh tranh về chất lượng cũng đang tăng lên giữa các Ngân hàng. Các Ngân hàng ngày càng đưa ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng và chất lượng cao hơn để giữ thị phần. Những dịch vụ cao cấp, những khách hàng lớn, ít rủi ro đang là những đối tượng được hầu hết các NHTM chào đón.
2.2.3.2 Phân tích các nhân tố thuộc về môi trường ngành Chính sách của NHNN:
NHNN đóng vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách phát triển chung, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của các NHTM. Hiện nay, đối với hoạt động dịch vụ phi tín dụng thì NHNN vẫn kiểm soát trên cơ sở quản lý theo phương thức cho phép NHTM được kinh doanh dịch vụ gì. Ví dụ: khi thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ nội địa, NHTM vẫn phải làm một loạt các thủ tục xin giấy phép kinh doanh nghiệp vụ này. Nhưng thực chất đây chỉ là việc hiện đại hóa các công cụ thanh toán, xét về bản chất nó không phải là một nghiệp vụ hoàn toàn mới. Chính sách này của NHNN hạn chế sự phát triển da đạng của các loại hình dịch vụ phi tín dụng.
Trong lĩnh vực thanh toán, NHNN vẫn đang áp dụng công nghệ cũ như thanh toán bù trừ chỉ có 2 phiên trong ngày, các NHTM vẫn phải đánh chứng từ bù trừ và truyền file qua đường truyền kết nối với NHNN chứ chưa được thực hiện tự động, do đó gây mất nhiều thời gian cho hoạt động thanh toán. Mặt khác, khi chỉ đạo hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, NHNN đã chỉ đạo thiếu nhất quán, điển hình việc áp dụng công nghệ của tập đoàn Silverlake trong hiện đại hóa Ngân hàng, mới chỉ có Vietcombank ứng dụng cách đây 5 năm nhưng cho đến nay các NHTM mới triển khai nên bị tụt hậu.
Đối thủ cạnh tranh:
BIDV là một trong những NHTMNN hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ phi tín dụng trên thị trường hiện nay cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong cung cấp dịch vụ phi tín dụng và sự hợp tác chưa chặt chẽ giữa các NHTM.
Công nghệ và sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của BIDV ra đời khá sớm so với toàn ngành nhưng do tính chất của sản phẩm dịch vụ phi tín dụng là dễ bắt chước nên BIDV gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng và phát triển thị phần của mình. Các NHTM như có một cuộc đua trong việc giảm giá tới mức tối thiểu các loại hình dịch vụ phi tín dụng để thu hút khách hàng như phát hành thẻ miễn phí thậm chí tặng tiền để duy trì tài khoản thẻ cho khách hàng mở thẻ. Ví dụ như: năm 2007, BIDV có mạng lưới ATM lớn thứ hai sau VCB, tuy nhiên bước sang năm 2008 BIDV tụt xuống vị trí thứ tư về mạng lưới ATM sau VBARD, VCB, Đông Á với 14,3% thị phần. Sang năm 2009, BIDV vươn lên đứng thứ ba về mạng lưới ATM sau VCB và VBARD với 15,1% thị phần. Tuy nhiên sang năm 2010, mặc dù vẫn giữ vị trí thứ ba về mạng lưới ATM nhưng thị phần của BIDV đã giảm xuống 13%. Sang năm 2011, BIDV đã không còn nằm trong top 3 Ngân hàng có mạng lưới ATM lớn nhất Việt Nam và bị Vietinbank chiếm mất vị trí thứ 3, thị phần của BIDV cũng giảm còn 11,2%.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm được người tiêu dùng chuyển sang dùng khi mà sản phẩm họ đang dùng vượt quá khả năng chi trả của họ hoặc có vấn đề với sản phẩm đó. Nếu có càng nhiều sản phẩm thay thế được dịch vụ của Ngân hàng thì dịch vụ đó càng kém phát triển do phải chia sẻ sự lựa chọn của khách hàng. Hiện nay, dịch vụ phi tín dụng của các NHTM đang triển khai là tương đương nhau, các dịch vụ có mặt ở Ngân hàng này thì cũng có ở Ngân hàng khác với tên gọi khác nhau và cách sử dụng khác một chút. Ví dụ như thẻ tín dụng quốc tế của BIDV là Visa flexi thì ở Vietcombank có Mastercard. Sự có mặt của các sản phẩm thay thế
sẽ làm giảm doanh thu của dịch vụ sẵn có, giảm tỉ trọng của doanh thu từ dịch vụ đó
trong tổng thu dịch vụ.
2.2.3.3 Phân tích các nhân tố thuộc về nội bộ BIDV Các chính sách Marketing của BIDV :
+ Chính sách sản phẩm
Hiện nay, ngoài dịch vụ truyền thống là thanh toán trong nước và quốc tế, BIDV đang nỗ lực phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động ATM, internetbanking, home banking, mobile banking...Thẻ ATM trước đây chỉ là những loại thẻ thông thường như thẻ vạn dặm, thẻ VIP, thẻ Power ...thì nay BIDV đã cho ra đời thẻ phong thủy Harmony với 4 màu phục vụ sự lựa chọn của khách hàng và tính năng cũng tốt hơn. Thực tế, sự đa dạng hóa sản phẩm đã đánh dấu sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng của BIDV, làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Các dịch vụ phi tín dụng ngày càng được nâng cao về chất lượng dịch vụ. Đến nay, hầu hết các NHTM đã xây dựng được phần mềm Ngân hàng dựa trên nền tảng quy trình xử lý nghiệp vụ thiết kế của Mỹ với mục tiêu giải phóng khách hàng nhanh nhất bằng việc phân chia xử lý nghiệp vụ thành hai bộ phận: Bộ phận giao dịch tại quầy và bộ phận xử lý nghiệp vụ. Hệ thống này đã tạo ta nhiều giao dịch tiện ích, tài khoản của khách hàng được kết nối trên toàn hệ thống, tạo nền tảng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và đưa sản phẩm dịch vụ phi tín dụng đến tay người tiêu dùng.
Dịch vụ thanh toán nhanh chóng, hiện đại, các kênh thanh toán đa dạng. Khách hàng có thể thanh toán trong nước nhanh chóng, an toàn. BIDV tham gia tất cả các kênh thanh toán do NHNN chủ trì và thanh toán song phương với các Ngân hàng. Dịch vụ chuyển tiền quốc tế với nhiều kênh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng chuyển tiền. Dịch vụ thẻ đưa đến cho khách hàng một kênh thanh toán tự động, nhanh gọn; chỉ với một chiếc thẻ khách hàng có thể thực hiện các giao dịch cơ bản mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến quầy giao dịch.
+ Chính sách giá:
BIDV đã xây dựng biểu phí dịch vụ rất chi tiết với từng loại dịch vụ, áp dụng cho tất cả các khách hàng. Phí dịch vụ là nhân tố quan trọng khi đưa sản phẩm dịch vụ nào đó ra thị trường và ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Phí dịch vụ của BIDV đưa ra trên cơ sở tham khảo giá trên thị trường dịch vụ phi tín dụng. BIDV TW xây dựng khung phí trần và sàn. Trên cơ sở đó, tùy vào điều kiện thực tế tại địa phương, khả năng phục vụ của chi nhánh cũng như khả năng chi trả của khách hàng các chi nhánh sẽ quyết định mức phí hợp lý, đảm bảo cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
+ Hệ thống phân phối:
BIDV có mạng lưới phân phối rất rộng, bao trùm khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nhưng hiện nay, các chi nhánh và phòng giao dịch của BIDV ở các tỉnh thành tập trung chủ yếu ở Thành phố, rất ít các phòng giao dịch về đến huyện xã. Ngoài các kênh phân phối truyền thống, BIDV còn mở rộng các kênh phân phối hiện đại như: InternetBanking, home banking,..
+ Chính sách xúc tiến:
Các chính sách quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng hay marketing của Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển các dịch vụ của nói chung và dịch vụ phi tín dụng nói riêng. Một Ngân hàng tổ chức tốt khâu này sẽ quảng bá được chất lượng dịch vụ và danh tiếng của Ngân hàng đến với người tiêu dùng, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Với nhiều hình thức quảng bá về sản phẩm dịch vụ mới, chính sách chăm sóc khách hàng lớn và khách hàng thân thiện bằng nhiều hình thức khuyến mãi, tặng quà sinh nhật,…BIDV đã quan tâm đến hoạt động Marketing.
Hiện nay, BIDV đã có bộ phận Marketing nhưng mới chỉ dừng lại là một tổ tại hội sở chính và ở các chi nhánh hoạt động đơn lẻ. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác Marketing chưa được đào tạo bài bản, chưa có tầm nhìn chiến lược để tạo ra những bước đột phá cho một hệ thống Ngân hàng đã có uy tín và thương hiệu được khẳng định. Công tác Marketing chưa mang tính chiến lược dài hạn, các hoạt động Marketing chủ yếu chỉ mang tính thời điểm, chỉ để phục vụ những nhu cầu