Phí Thu Được Từ Các Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử



năm, năm 2006 với dịch vụ nhắn tin qua máy điện thoại di động (BSMS). Dịch vụ nhắn tin qua điện thoại di động BSMS được triển khai sớm nhất, ban đầu dựa trên công nghệ khá thô sơ, mỗi chi nhánh có một máy di động làm công cụ nhắn tin, đến nay cả hệ thống chung một máy chủ nhắn tin. Tổng doanh số phí giao dịch đạt 18 tỷ đồng với số khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ là trên 160.000 khách hàng.

Dịch vụ BIDV Directbanking: Bắt đầu triển khai chính thức từ tháng 6/2008. Đến nay tổng số khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ BIDV Directbanking là gần 10.000 khách hàng. Nhìn chung tốc độ phát triển khách hàng của dịch vụ này là tương đối tốt, góp phần tăng trưởng nền khách hàng E-banking của BIDV, đây là nền tảng tốt để BIDV triển khai thành công dự án Internet banking và mobile banking trong thời gian tới;

Đến nay BIDV cung cấp đến khách hàng các dịch vụNgân hàngđiện tử như

dịch vụ Homebanking, Directbanking, BSMS, VnTopup, VnMart,…

Dịch vụ Homebanking cho phép khách hàng nối mạng với hệ thống mạng của BIDV, khách hàng vấn tin số dư tài khoản tiền vay, tiền gửi,…, thậm chí có thể chuyển tiền thông qua mạng mà không cần đến Ngân hàng. Khách hàng sử dụng dịch vụ Homebanking cần ký kết hợp đồng với Ngân hàng, được Ngân hàng cung cấp dịch vụ, khách hàng có thể sử dụng chương trình với User, Password được cấp, Ngay sau khi nhận được lệnh giao dịch của khách hàng, Ngân hàng sẽ xử lý lệnh giao dịch đó. Các giao dịch được pháp luật thừa nhận bởi Luật thương mại điện tử.

Dịch vụ Directbanking cung cấp cho khách hàng một kênh thông tin tài khoản thông qua mạng Internet. Khi đăng ký dịch vụ với Ngân hàng, khách hàng sẽ được cung cấp User, Password để truy cập chương trình. Dịch vụ đảm bảo tính bí mật, cập nhật thông tin mà khách hàng không cần gọi điện hay đến Ngân hàng.

Năm 2008 cũng chính thức triển khai dịch vụ nạp tiền điện thoại trả trước qua kênh SMS và ATM (BIDV – VnTopup). Dịch vụ VnTopup cung cấp đến khách hàng dịch vụ tiện ích và thông dụng. Chỉ bằng một tin nhắn, khách hàng có thể nạp tiền vào điện thoại di động cho chính mình hoặc cho người thân. Không cần phải đi mua thẻ, chỉ cần đăng ký một lần duy nhất tại bất cứ điểm giao dịch nào của BIDV.



Dịch vụ VnMart cung cấp đến khách hàng một cách thức mua sắm hiện đại và thuận lợi.

Dịch vụ Ngân hàng điện tử ngày càng trở nên đa dạng hơn, chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây nhiều dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV được triển khai nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Bảng 2.7: Phí thu được từ các dịch vụ Ngân hàng điện tử

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

2009

2010

2011

Phí thu được

20

25

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 9

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2009, 2010, 2011)

2.2.1.4 Dịch vụ ngân quỹ

Với những cán bộ thủ quỹ, kiểm ngân có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực thu chi tiền mặt, BIDV đã triển khai dịch vụ ngân quỹ bao gồm dịch vụ thu hộ và dịch vụ chi hộ tiền mặt cho khách hàng tại công ty hoặc tại nhà, dịch vụ kiểm định ngoại tệ, thu đổi tiền cũ, đổi mệnh giá, dịch vụ cho thuê két...Bên cạnh các khách hàng cá nhân có nhu cầu thu chi tiền mặt tại nhà, BIDV đã khai thác được các khách hàng là tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ thu hộ. Tuy nhiên, thu từ dịch vụ này vẫn là con số khá khiêm tốn do các dịch vụ ngân quỹ còn rất nhiều tiềm năng mà khách hàng chưa sử dụng đến.

Bảng 2.8: Thu từ dịch vụ ngân quỹ

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

2009

2010

2011

Phí thu được

23

28

30

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2009, 2010, 2011)

Thu phí từ dịch vụ ngân quỹ năm 2008 đạt gần 20tỷ đồng, năm 2009 đã tăng lên 15% đạt 23 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 40% so với năm 2008 đạt 28 tỷ đồng,



sang đến năm 2011 thu từ dịch vụ ngân quỹ đã tăng lên 50% so với năm 2008 đạt 30 tỷ đồng.

2.2.2 Phân tích phát triển dịch vụ phi tín dụng theo các tiêu chí

2.2.2.1 Tăng trưởng về loại hình dịch vụ, số lượng và doanh thu

a) Dịch vụ thanh toán trong nước

Theo số liệu tại bảng 2.2 phản ánh doanh số thanh toán trong nước và phí dịch vụ thu được từ dịch vụ này.

Doanh số thanh toán trong nước không ngừng tăng lên. Năm 2010 tăng trưởng 23% so với năm 2009. Năm 2011 tăng trưởng trên 35% so với năm 2010. Phí dịch vụ năm 2011 đạt trên 1.935 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2010, năm 2010 tăng trưởng 45% so với năm 2009.

Dịch vụ thanh toán trong nước luôn là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ phi tín dụng của BIDV, chiếm khoảng 60% đến 70% tổng nguồn thu dịch vụ phi tín dụng

b) Dịch vụ thanh toán quốc tế

Theo số liệu ở bảng 2.3 phản ánh doanh số thanh toán quốc tế và phí dịch vụ thu được từ hoạt động này.

Doanh số thanh toán quốc tế có tốc độ tăng trưởng trên 150%/ năm qua các năm với doanh số thanh toán tương đối lớn. Thu dịch vụ thanh toán quốc tế năm 2011 đạt 480 tỷ đồng, tăng trưởng trên 50% so với năm 2010, và năm 2010 cũng tăng trên 50% so với năm 2009, chiếm 16% trong tổng nguồn thu dịch vụ phi tín dụng của BIDV.

c) Dịch vụ kiều hối

Theo số liệu ở bảng 2.4, có thể thấy hoạt động kiều hối cũng có tốc độ tăng khá nhanh cả về số điểm giao dịch, số món giao dịch và phí thu về từ hoạt động này. Từ 394 điểm năm 2009, tăng lên 510 điểm chi trả vào năm 2010 và tăng lên 605 điểm vào cuối năm 2011.

Cùng với việc mở rộng mạng lưới điểm giao dịch, doanh số và phí thu từ hoạt động này cũng có mức tăng trưởng khá cao qua các năm. Năm 2009 doanh số



đạt 2.340 triệu usd, tăng 30% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số giao dịch đạt 3000 triệu usd, tăng hơn 30% với năm 2009 và năm 2011 doanh số đạt 4500 triệu USD. Tăng trưởng 50 % so với năm 2010.

Số phí thu được từ hoạt động kiều hối cũng hết sức hấp dẫn, năm 2008 số phí thu được là 160 tỷ đồng, nhưng đến năm 2009 con số này đã là 250 tỷ đồng, năm 2010 tăng trưởng so với năm 2009 là 40% với số phí thu được là 350 tỷ đồng, năm 2011 là 500 tỷ đồng. Như vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, dịch vụ kiều hối ngày càng phát triển và thu từ dịch vụ chi trả kiều hối là một tiềm năng lớn mà các NHTM cần phải khai thác.

d) Dịch vụ ngân quỹ

Theo bảng 2.8 phản ánh số phí thu được từ dịch vụ ngân quỹ các năm. Thu phí từ dịch vụ ngân quỹ năm 2008 đạt gần 20tỷ đồng, năm 2009 đã tăng lên15% đạt 23 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 40% so với năm 2008 đạt 28 tỷ đồng, đến năm 2011 thu từ dịch vụ ngân quỹ đã tăng lên 50% so với năm 2008 đạt 30 tỷ đồng.

Thu từ dịch vụ ngân quỹ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng thu dịch vụ là do nguồn thu từ dịch vụ này còn hạn chế, chủ yếu là thu từ dịch vụ thu đổi tiền, dịch vụ cất giữ tài sản là tài sản thế chấp. Dịch vụ cho thuê két và bảo quản tài sản là một dịch vụ đã được các Ngân hàng trong nước và trên thế giới triển khai từ nhiều năm nay và mang lại một lợi nhuận không nhỏ cho các Ngân hàng thương mại nếu được khai thác hết. Tuy nhiên do điều kiện cở sở hạ tầng, điều kiện kỹ thuật về kho, két của các chi nhánh và do tâm lý khách hàng nên cho đến nay dịch vụ vẫn chưa phát triển mạnh.

2.2.2.2 Tỷ trọng của các loại hình dịch vụ phi tín dụng

a) Tỷ trọng các loại hình dịch vụ trong tổng thu dịch vụ phi tín dụng

Hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV phát triển tương đối tốt qua các năm cả về số lượng và doanh thu dịch vụ. Dịch vụ thanh toán trong nước vẫn là mũi nhọn trong hoạt động dịch vụ, đóng góp rất lớn trong tổng nguồn thu dịch vụ phi tín dụng cũng như vào lợi nhuận chung của BIDV. Theo số liệu bảng 2.9, tỉ trọng thu dịch vụ thanh toán trong nước luôn chiếm khoảng 60% -70% tổng thu dịch vụ phi



tín dụng. Tiếp đến là dịch vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ kiều hối, mỗi loại luôn chiếm từ 13%-16% tổng thu dịch vụ.

Bảng 2.9: Cơ cấu thu từ các loại hình dịch vụ phi tín dụng

Đơn vị: Tỷ đồng



TT


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Giá trị

Tỉ trọng

Giá trị

Tỉ trọng

Giá trị

Tỉ trọng


1

Thu từ dịch vụ tt trong

nước

1.065

65,7

1.544

68,6

1935

62,4

2

Thu từ dịch vụ tt quốc tế

230

14,2

310

13,8

480

15,5


3

Thu từ dịch vụ kiều hối

250

15,5

300

13,3

500

16,1

4

Thu từ dịch vụ thẻ

16

1,0

25

1,1

38

1,2

5

Thu từ dịch vụ ngân quỹ

23

1,4

28

1,2

30

1,0


6

Thu từ dịch vụ Ngân hàng

điện tử

20

1,2

22

1,0

65

2,1

7

Thu từ dịch vụ khác

16

1,0

21

1,0

52

1,7


Tổng thu từ dịch vụ phi tín dụng

1.620

100%

2.250

100%

3.100

100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2009, 2010, 2011)

b) Tỷ trọng thu dịch vụ phi tín dụng trong tổng doanh thu của Ngân hàng

Doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng tuy có tăng trưởng qua các năm, thể hiện qua tỉ trọng thu dịch vụ phi tín dụng so với tổng doanh thu của Ngân hàng, chiếm 15,08% năm 2009 và tăng lên 24,31% năm 2011. Nhưng thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng vẫn là chủ yếu trong tổng doanh thu của Ngân hàng, luôn chiếm trên 70%.

Xu hướng thu dịch vụ từ các hoạt động của BIDV có chiều hướng giảm tỉ trọng thu từ dịch vụ tín dụng và ngày càng tăng tỉ trọng thu từ dịch vụ phi tín dụng. Điều đó chứng tỏ BIDV đang đi theo xu thế tất yếu của sự phát triển chung của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu đặt ra là tăng tỉ trọng dịch vụ phi tín dụng lên 50%-60%



trong tương lai để tìm kiếm nguồn lợi nhuận an toàn và ổn định cho Ngân hàng mình, đồng thời giảm bớt rủi ro do hoạt động tín dụng đem lại.

Bảng 2.10 Doanh thu từ các dịch vụ của BIDV

Đơn vị: Tỷ đồng



TT

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm

2011


1

Doanh thu từ dịch vụ tín dụng

8.900

9.250

9.300


Tỷ trọng trong tổng doanh thu (%)

82,87

78,32

72,94


2

Doanh thu từ dịch vụ phi tín

dụng

1.620

2.250

3.100


Tỷ trọng trong tổng doanh thu (%)

15,08

19,05

24,31


3

Thu khác

(Hoàn nhập DPRR, thanh lý TSCĐ- CCLĐ, khác)


220


310


350


Tỷ trọng trong tổng doanh thu (%)

2,05

2,62

2,75


4

Tổng doanh thu

10.740

11.810

12.750

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009,2010,2011)

2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phát triển dịch vụ phi tín dụng

2.2.3.1 Phân tích các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô

Tăng trưởng kinh tế:

Từ cuối năm 2007 đến nay, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thách thức (xuất khẩu giảm, lạm phát tăng, đầu tư nước ngoài và kiều hối đều giảm mạnh...) do những yếu tố tiêu cực xuất hiện sau thời gian tăng trưởng nóng và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng nhìn chung, nền tảng cơ bản của nền kinh tế vẫn được duy trì, chính trị xã hội vẫn ổn định, nền kinh tế vẫn đạt được



tốc độ tăng trưởng khá so với khu vực và từng bước hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7% - 8%/năm trong gần một thập kỷ qua (2000-2009), đạt 6,23% vào 2010 và dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng khoảng 4% – 6% trong vài năm tới. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế hiện nay đạt trên 1.000 USD.Với mục tiêu hồi phục và giữ vững tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế 2011 đạt 10 % giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,3%, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 18,5%, thị trường chứng khoán và bất động sản nhìn chung có những bước phục hồi đáng kể. Mặt khác, Chính phủ đã thực hiện các chính sách kích thích tiêu dùng và đầu tư, bao gồm cả việc miễn thuế, giảm thuế và hỗ trợ lãi suất cho kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản, giáo dục và y tế. Môi trường pháp lý và các cơ chế chính sách của Nhà nước đang dần hoàn thiện.

Các chính sách tài khóa:

Sau giai đoạn gần như ngừng trệ hoạt động Ngân hàng vào năm 2008 do Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế, đầu năm 2009, với mục tiêu phục hồi và giữ vững tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng (miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ lãi suất cho kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản, giáo dục, y tế...) và chính sách tiền tệ mềm dẻo hơn (như tăng cung tiền, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cơ bản,...). Do đó, chính sách tài khóa của Chính phủ đã góp phần phát triển dịch vụ phi tín dụng, tăng tỉ trọng thu từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng doanh thu của Ngân hàng từ 15,08% năm 2009 lên 19,05 năm 2010 và 24,31% năm 2011.

Dân số và văn hóa:

Số lượng dân cư, trình độ văn hóa cũng như phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng của người dân trong một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế của quốc gia đó, trong đó có hoạt động Ngân hàng. Hoạt động dịch vụ phi tín dụng ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại đòi hỏi trình độ dân trí phải cao mới



thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ. Ở nước ta, tuy dân số đông với hơn 90 triệu dân nhưng số dân ở vùng nông thôn là nhiều. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn là một nền kinh tế sử dụng chủ yếu là tiền mặt, thị trường tài chính tiền tệ chưa thực sự phát triển. Mặc dù các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được áp dụng trong nhiều loại hình giao dịch nhưng mức xã hội hoá chưa cao. Người dân Việt Nam với thói quen lâu đời về việc dùng tiền mặt, tích trữ tiền mặt để thanh toán, thậm chí có một bộ phận không nhỏ người dân có tâm lý ngại giao dịch thanh toán qua Ngân hàng. Trong số hơn 90 triệu dân đó chỉ có khoảng 22% dân số mở tài khoản tại Ngân hàng. Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua Ngân hàng chiếm tới gần 40% tổng số giao dịch qua Ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp vì muốn trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc không muốn giải trình các khoản thu, chi với cơ quan thuế nên thực hiện thanh toán bằng tiền mặt với đối tác, hoặc muốn trốn thuế thu nhập cá nhân của cán bộ nhân viên nên cũng không thanh toán lương qua tài khoản, qua thẻ. Do đó, yếu tố dân số và văn hóa thực sự là một thách thưc lớn đối với loại hình dịch vụ phi tín dụng của BIDV khi mà BIDV đang bước đầu mở rộng mạng lưới ra khắp mọi miền của đất nước. Vì vậy, trong những năm qua, tỉ trọng thu dịch vụ từ dịch vụ thẻ, dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ POS của BIDV đặc biệt kém phát triển, tốc độ tăng trưởng chậm và chỉ chiếm khoảng 1%-1,7% trong tổng doanh thu dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng.

Khoa học công nghệ:

Các dịch vụ phi tín dụng đã có ngày càng được tăng cường thêm tiện ích và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, đồng thời các dịch vụ phi tín dụng mới đã và đang được nghiên cứu triển khai nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Điều này có thể thấy rõ thông qua các dịch vụ thanh toán và dịch vụ Ngân hàng điện tử. Nếu như các năm trước các món chuyển tiền song phương của khách hàng thường mất 1 đến 3 ngày làm việc thì bây giờ đã được xử lý nhanh chóng và an toàn chỉ trong vài phút. Độ chính xác, an toàn ngày càng được đảm bảo.. Dịch vụ chuyển tiền nhanh và chi trả kiều hối với mật khẩu 10 số Western Union nhờ công nghệ

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí