Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 15



3.2.5.4. Kết quả mong đợi từ giải pháp

+ Phòng ngừa và hạn chế được những sai sót của dịch vụ do lỗi công nghệ thông tin. Đưa ra được cảnh báo nhất định về mức độ an toàn nhằm hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra phương án và quyết định xử lý nhanh nhất, hiệu quả nhất.

+ Tạo ra các kênh giao dịch, các dịch vụ phi tín dụng mới thay thế các dịch vụ truyền thống, đảm bảo các giao dịch hoạt động nhanh chóng, chính xác, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính chủ động của người dùng dịch vụ, giảm khối lượng công việc thủ công cho nhân viên Ngân hàng và tăng nguồn thu từ dịch vụ cho Ngân hàng

3.2.6. Xây dựng chính sách giá hợp lý

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng chính sách giá của dịch vụ phi tín dụng một cách hợp lý đem đến sự hài lòng với từng đối tượng khách hàng thể hiện thông qua việc xây dựng được biểu phí dịch vụ được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống.

3.2.6.2. Căn cứ thực hiện giải pháp

Giá cả là một nhân tố không kém phần quan trọng khi đưa sản phẩm ra thị trường. Bên cạnh các sản phẩm đa dạng, phong phú với các hình thức tuyên truyền quảng cáo hấp dẫn thì giá cả đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Hiện nay chính sách giá của BIDV còn cứng nhắc, giá cả đưa ra tuy đã dựa trên chi phí cung ứng dịch vụ, dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường nhưng chưa có sự linh hoạt mềm dẻo như chưa có chính sách ưu đãi đối với các nhóm khách hàng hoặc khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều thì có chính sách giảm giá, giảm phí như thế nào, tất cả các khách hàng đều được đối xử như nhau khi sử dụng dịch vụ do đó không tạo được cơ chế động lực đối với khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều, chưa có cơ chế lôi kéo khách hàng khác sử dụng dịch vụ.

3.2.6.3. Nội dung thực hiện giải pháp

Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 15

Để chiếm lĩnh thị trường trên phương diện giá cả BIDV cần có chính sách giá cả linh hoạt và mềm dẻo như:



Xây dựng một chính sách phí dịch vụ phi tín dụng linh hoạt, mềm dẻo. Phí dịch vụ nên qui định mức trần và mức sàn, trong giới hạn đó Ngân hàng có thể đưa ra mức giá với các đối tượng khách hàng. Các khách hàng thuộc nhóm khách hàng nào thì được hưởng các chính sách miễn hoặc giảm phí của Ngân hàng Với đối tượng khách hàng tiềm năng, BIDV có thể có chính sách miễn giảm phí để thu hút khách hàng về lâu dài như đối tượng khách hàng là sinh viên, học sinh. Đối với khách hàng VIP thì có thể có mức giá hợp lý với nhu cầu cao của khách hàng như phục vụ tại chỗ, phục vụ ngoài giờ, chọn cán bộ phục vụ

Xây dựng cơ chế tích điểm cho khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, có đóng góp nhiều phí dịch vụ cho Ngân hàng. Cơ chế có tác dụng khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ, khách hàng càng sử dụng nhiều dịch vụ càng có cơ hội được hưởng chính sách miễn, giảm phí của Ngân hàng, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ được ưu đãi hơn khách hàng sử dụng dịch vụ ở mức bình thường.

Thường xuyên tổ chức thăm dò thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá cả phù hợp. Nếu mức giá dịch vụ phi tín dụng của BIDV quá chênh lệch với các Ngân hàng khác trên thị trường thì khả năng cạnh tranh của BIDV sẽ bị hạn chế. Giá cả của BIDV còn phải dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường. Xu hướng các Ngân hàng ngày nay là giảm dần phí dịch vụ, do vậy BIDV cần phải xây dựng chương trình tiết kiệm chi phí hợp lý để có mức giá dịch vụ phi tín dụng đảm bảo tính cạnh tranh cao.

3.2.6.4. Kết quả mong đợi từ giải pháp

Giá cả mang tính cạnh tranh cao sẽ làm thoả mãn phần lớn các đối tượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ của BIDV, thu hút các khách hàng mới; đồng thời tạo thêm sức hấp dẫn của các dịch vụ mà BIDV đang cung cấp, nâng cao sức cạnh tranh của BIDV trên thị trường.

3.1 Kiến nghị, đề xuất với các cơ quan hữu quan

3.1.1. Kiến nghị, đề xuất đối vớiNgân hàngNhà nước Việt Nam

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách thúc đẩy các nghiệp vụ Ngân hàng mới: trên cơ sở các luật của Nhà nước, NHNN cần nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh,



đồng bộ các hệ thống văn bản dưới luật nhằm tạo điều kiện cho các Ngân hàng triển khai các sản phẩm dịch vụ mới. Ban hành các quy chế về quản lý dịch vụ Ngân hàng theo hướng giao quyền tự chủ về giá cho các NHTM theo nguyên tắc thương mại, thị trường; giảm thiểu can thiệp hành chính vào việc xác định giá, phí của các dịch vụ Ngân hàng Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các NHTM mở rộng mạng lưới trên địa bàn.

- Tạo môi trường thông thoáng hơn cho phép các Ngân hàng được chủ động, tự do kinh doanh: Hiện nay các dịch vụ phi tín dụng rất phong phú và đa dạng. NHTM có quyền chủ động đưa ra các sản phẩm dịch vụNgân hàngđể đáp ứng nhu cầu của khách hàng song vẫn đảm bảo tuân thủ những quy định của luật pháp. Tuy nhiên NHNN vẫn đang quản lý trong việc NHTM được kinh doanh các dịch vụ gì.

- Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng Tốc độ thanh toán của kênh thanh toán bù trừ qua NHNN còn rất chậm so với các kênh thanh toán khác. NHNN cần hiện đại hoá công nghệ thanh toán để tiến tới thanh toán tự động. NHNN cần sớm thiết lập các trung tâm thanh toán bù trừ theo khu vực và trên toàn quốc.

- Cung cấp thông tin cho các NHTM, TCTD về tình hình phát triển dịch vụ phi tín dụng trong nước và trên thế giới: NHNN cần có sự phân tích và thống kê mảng dịch vụ phi tín dụng vì NHNN có đầy đủ nhất các thông tin về dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Từ đó giúp các NHTM dễ dàng, thuận tiện trong việc nghiên cứu, đánh giá thị trường để đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới.

- NHNN cần hoạch định chiến lược và xây dựng các chính sách phát triển chung đối với thị trường dịch vụ phi tín dụng: Để các NHTM có cơ sở, định hướng phát triển, tránh chồng chéo gây lãng phí dẫn đến không tận dụng được lợi thế chung.

3.3.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng

- Đẩy mạnh hoạt động của Hiệp Hội Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng nên liên kết các Ngân hàng thành viên, có sự trao đổi, đồng thuận nhất định trong hoạt động Ngân hàng tận dụng tiềm năng lợi thế của mỗi Ngân hàng không nên phát



triển theo kiểu “dàn hàng ngang để phát triển” sẽ gây tốn kém tiền của của Ngân hàng cạnh tranh khốc liệt mà không tận dụng được lợi thế riêng.

VD: CácNgân hàngnên tuân thủ chuẩn mực thẻ quốc tế để tất các loại thẻ của các Ngân hàng phát hành đều có thể sử dụng tại các máy ATM, POS thông qua công ty chuyển mạch quốc gia. Như vậy sẽ tránh được tình trạng cùng một địa điểm đặt nhiều máy ATM và khách hàng sử dụng thẻ củaNgân hàngnày có thể sử dụng máy ATM của Ngân hàng khác. Nếu có sự kết nối các Ngân hàng thì với số lượng máy đó có thể đặt tại nhiều địa điểm, và sẽ mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng.

- Hiệp hội Ngân hàng cần tổ chức trao đổi thông tin, phòng ngừa, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra đối các Ngân hàng khi tham gia thị trường dịch vụ phi tín dụng. Công nghệ ăn cắp thông tin khách hàng ngày càng phổ biến và tinh vi hơn, vì vậy các Ngân hàng cần trao đổi để nắm được các thủ đoạn, cần kết hợp để hạn chế các tổn thất có thể xảy ra.

3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ và các Cơ quan quản lý Nhà nước

- Duy trì môi trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh: môi trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh là cơ sở cho sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, trong đó có lĩnh vực Ngân hàng Hơn nữa, ngành tài chính – Ngân hàng luôn nhạy cảm và phản ứng nhanh nhất với mọi dự biến động của nền kinh tế. Kinh tế đất nước phát triển một cách bền vững, thu nhập người dân ngày một tăng lên, dân trí được nâng cao là điều kiện cần cho sự mở rộng và phát triển của ngành Ngân hàng đặc biệt là ngành dịch vụ Ngân hàng.

- Nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý: các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động Ngân hàng do nhiều cấp và nhiều cơ quan ban hành, điều này đòi hỏi phải hoàn thiện môi trường pháp lý một cách đồng bộ, thống nhất theo hướng đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Chính phủ cần rà soát lại các văn bản pháp lý như luật doanh nghiệp, luật giao dịch điện tử,..nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện các văn bản pháp quy, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng.



TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của BIDV ở chương 2. Trong chương 3, luận văn đã đưa ra 6 giải pháp cơ bản và các kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng của BIDV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới chính sách khách hàng và công tác tiếp thị; Đa dạng hóa loại hình sản phẩm dịch vụ; Đa dạng hóa các kênh phân phối và thực hiện phân phối có hiệu quả; hỗ trợ hoạt động công nghệ thông tin theo hướng an toàn bảo mật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và Xây dựng chính sách giá hợp lý. Các giải pháp đều có cơ sở khoa học và thực tiễn; vì vậy có tính khả thi cao.

Trên cơ sở những giải pháp trên, tác giả đã đề xuất những kiến nghị với cấp

trên để thực hiện được các giải pháp đó.



KẾT LUẬN

Phát triển dịch vụ phi tín dụng là một trong những nội dung định hướng phát triển của BIDV trong thời gian tới. Đây là xu hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển của các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên phát triển dịch vụ phi tín dụng không phải là lĩnh vực truyền thống của các NHTM Việt Nam nói chung và của BIDV nói riêng. Mặt khác nó lại đòi hỏi một sự đầu tư lớn về vật chất, con người,.. mà không phải có thể nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư.

Các dịch vụ phi tín dụng đang đóng góp ngày một nhiều hơn trong tổng thu nhập của BIDV, mặt khác dịch vụ phi tín dụng hạn chế được các rủi ro trong hoạt động Ngân hàng, tạo ra một nguồn thu nhập ít rủi ro hơn nguồn thu nhập truyền thống của Ngân hàng là thu nhập từ hoạt động cho vay.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước như hạn chế dùng tiền mặt trong thanh toán, minh bạch hóa các quan hệ kinh tế. Dịch vụ phi tín dụng cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngày càng phong phú, cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn sử dụng dịch vụ với mức giá hợp lý nhất.

Trên cơ sở phân tích thực trạng dịch vụ phi tín dụng của BIDV, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng của BIDV, gia tăng nguồn thu nhập cho BIDV từ thị trường này.

Hiện tại BIDV đã cung cấp các dịch vụ phi tín dụng ra thị trường có các dịch vụ chính như: Dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, dịch vụ Ngân hàng điện tử... rất nhiều tiện ích nhưng vẫn còn một số tồn tại làm hạn chế sự phát triển của thị trường dịch vụ phi tín dụng.

Để phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam một cách nhanh và bền vững thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Bên cạnh sự nỗ lực của Ngân hàng không thể thiếu sự chỉ đạo của NHNN, của Chính phủ; vì vậy luận văn đã đưa ra một số kiến nghị với NHNN, Hiệp hội Ngân hàng và Chính Phủ, từ đó có cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy dịch vụ phi tín dụng phát triển.



Tác giả hy vọng phần nào đã nêu được các giải pháp mang tính gợi mở để phát huy điểm mạnh và hạn chế những yếu điểm của dịch vụ phi tín dụng của BIDV, góp phần phát triển dịch vụ phi tín dụng, đóng góp ngày càng nhiều vào nguồn thu nhập của BIDV.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2007, 2008,

2009, 2010, 2011

2. Báo cáo thường niên của Hội đồng quản trị BIDV năm 2009, 2010, 2011.

3. Bộ tài chính (2001), Chiến lược tài chính tiền tệ Việt Nam 2001-2010, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Chính Phủ (2006), Đề án thanh toán không dùng tiền mặt 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.

5. Chúc Linh (2009), Chính sách phí dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

6. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị, Hà Nội.

7. Lê Văn Tề ( 2003), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

8. Lê Xuân Nghĩa (2004), Bài toán phát triển dịch vụ, UB giám sát tài chính quốc gia, Hà Nội

9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam( 2011), Tài liệu hội nghị ngân hàng bán lẻ.

10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam( 2011), Tài liệu hội nghị huy động vốn.

11. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam( 2006), Qui trình nghiệp vụ chuyển tiền.

12. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam( 2008), Qui trình nghiệp vụ thẻ.

13. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam( 2011), Các qui định, qui trình,

hướng dẫn triển khai sản phẩm dịch vụ.

14. TS. Nguyễn Minh Kiểu (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, TP HCM

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2023