Định Hướng Của Vietinbank Về Phát Triển Dịch Vụ

cho ngân hàng. Sản phẩm của ngân hàng là dịch vụ về tiền tệ nên uy tín, thương hiệu của ngân hàng rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

(vi) Hthng mng lưới ca ngân hàng: Hệ thống mạng lưới của NHTM được thể hiện ở số lượng chi nhánh và các đơn vị trực thuộc khác như sở giao

dịch, phòng giao dịch, các điểm giao dịch. Đây là yếu tố

quan trọng để

ngân

hàng chiếm lĩnh thị phần, phục vụ cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng

tốt hơn. Như

vậy, hệ

thống mạng lưới cũng là nhân tố

quan trọng giúp ngân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.

hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng

lưới cần phải tính toán, cân nhắc cho phù hợp vì chi phí mở rộng mạng lưới đối với lĩnh vực ngân hàng là rất cao. Đồng thời việc mở rộng mạng lưới phải thể

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng - 25

hiện tính hợp lý trong phân bổ

chi nhánh ở

các vùng, miền cũng như

vấn đề

quản lý, giám sát hoạt động chúng.

(vii) Trình độ công nghngân hàng: Công nghệ ngân hàng hiện đại tiên tiến là điều kiện vật chất quan trọng để hội nhập thành công. Công nghệ ngân

hàng hiện đại được xây dựng trên nền tảng kỹ

thuật hiện đại với việc

ứng

dụng thành tựu tin học vào quản lý và hoạt động, thiết lập hệ thống truyền dẫn liên thông quốc tế, hệ thống thanh toán điện tử, nối mạng thanh toán quốc tế, hệ thống xử lý thông tin, hệ thống thanh toán … Sự phát triển của nền kinh tế và khoa học công nghệ dẫn đến những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về tính năng của sản phẩm ­ dịch vụ ngân hàng. Khách hàng trở thành người quyết định mức phát triển và đưa ra những yêu cầu đối với sản phẩm ­ dịch vụ ngân hàng và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của toàn cầu hoá kinh tế, các ngân hàng phải thỏa mãn những yêu cầu đó. Các ngân hàng phải xem việc đầu tư ứng

dụng công nghệ

thông tin vào hoạt động ngân hàng là lợi thế

cạnh tranh cần

thiết. Vì vậy yêu cầu đối với công nghệ ngân hàng tuy có vẻ rất đơn giản, chỉ là việc bảo đảm trình độ công nghệ cập nhật nhất, tiên tiến nhất, nhưng là yêu cầu rất khó khăn trong điều kiện hạn chế về vốn đầu tư, trình độ cán bộ công

nghệ thông tin và điều kiện pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Những yêu cầu cụ thể liên quan đến công nghệ ngân hàng:

Thnht, trình độ công nghệ ngân hàng phải theo kịp trình độ phát triển công nghệ của các ngân hàng lớn nước ngoài, bảo đảm khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại mà quốc tế có.

Thhai, trình độ kỹ thuật và khả năng ứng dụng công nghệ của đội ngũ

cán bộ ngân hàng phải tương xứng với tính hiện đại của công nghệ. Cán bộ

ngân hàng phải có khả năng vận hành tốt các hệ thống ứng dụng công nghệ tiên tiến và sáng tạo dựa trên các nền tảng công nghệ hiện đại.

Thba, ứng dụng công nghệ tại Việt Nam phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng là người Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ ngân hàng phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu khách hàng trong điều kiện phát triển của nền kinh tế. Để phục vụ nhu cầu nền kinh tế đang chuyển đổi và phát triển là đổi mới, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng. Trong thời kỳ xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang chuyển động hết sức nhanh chóng thì hiện đại hóa công nghệ càng nhanh, các ngân hàng càng có lợi thế khi tham gia vào các hoạt động ngân hàng quốc tế.

(viii) Pháp lý: Cụ thể là khung pháp lý, đặc biệt là khung pháp lý về tự do hóa tài chính trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nhập quốc tế về ngân hàng được đo lường bằng mức độ tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Hoàn thiện khung pháp lý để tạo ra sân chơi bình đẳng, an toàn cho hệ thống NHTM, bao gồm ngân hàng trong nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Xóa bỏ các quy định mang nặng tính phân biệt đối xử đối với các định chế tài chính nước ngoài. Môi trường pháp lý cũng là một trong những điều kiện cần đầu tiên để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi tham gia hoạt động kinh tế tại Việt Nam, là những biểu hiện thực tế của các cam kết và lộ trình hội nhập tài chính, ngân hàng của Việt Nam đối với quốc tế. Trong điều kiện hội nhập và

tình hình môi trường pháp lý lĩnh vực ngân hàng Việt Nam hiện nay, những yêu

cầu đặt ra cho hệ

thống pháp lý là cần thiết và là cơ sở

cho việc xây dựng

những giải pháp và lộ trình hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp với điều

kiện Việt Nam và phù hợp với quá trình hội nhập. Cụ thể là:

Xây dựng hệ thống luật lệ, chính sách thống nhất phù hợp với thông lệ

quốc tế. Hội nhập vào thị trường tài chính ngân hàng thế giới buộc các thành

viên phải tuân thủ các quy chế chung trên thị trường, cũng như các quy chế của

các định chế

tài chính quốc tế

đặt ra cho các thành viên. Điều đó đòi hỏi hệ

thống luật lệ, chính sách liên quan đến hoạt động tiền tệ ngân hàng phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế, với việc chuyển hướng kinh doanh ngân hàng theo cơ chế kinh tế thị trường hiện đại. Đây chính là một điều kiện để ngành ngân hàng có thể tiếp cận, tham gia vào các hoạt động đầu tư, cung cấp dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới với phạm vi hoạt động không chỉ trong nước mà còn cung ứng ra nước ngoài.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp lý đòi hỏi phải

vững mạnh và đủ

khả

năng thúc đẩy, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát

triển. Hệ thống pháp lý phải đáp ứng yêu cầu của việc bảo đảm cho hoạt động ngân hàng trong điều kiện hoàn cảnh mới, phải luôn được cải tiến và hoàn thiện theo sự phát triển hoạt động ngân hàng theo hướng quốc tế hóa.

Việc xây dựng các quy định pháp lý phù hợp với các thông lệ và các cam kết quốc tế là tất yếu trong tiến trình toàn cầu hóa mọi mặt của nền kinh tế thế giới nhằm tạo ra một môi trường, sân chơi quốc tế thống nhất, tiêu chuẩn hóa và rò ràng. Hệ thống pháp lý phải minh bạch và phù hợp với các thông lệ, thể chế, quy định quốc tế và các cam kết hội nhập. Hệ thống pháp lý cũng phải bảo đảm sự bình đẳng và mang tính mở cửa vì quyền lợi của tất cả các nước tham gia hoạt động kinh tế quốc tế với nhau.

Cần phải có một cơ chế và trình độ quản lý, điều hành hệ thống pháp lý tốt, tạo điều kiện cho hoạt động tài chính, ngân hàng thông suốt, hợp pháp, công

bằng và ổn định. Trình độ quản lý phải đáp ứng yêu cầu việc thực thi và bảo vệ tính công bằng của các quy định pháp lý, phải bảo đảm cho hoạt động của toàn

hệ thống ngân hàng là hợp lệ. Các cơ

chế

thanh tra, giám sát hoạt động ngân

hàng phải được xây dựng và thực thi một cách hiệu quả.

Trong sân chơi hội nhập các cấp quản lý ở mỗi quốc gia phải bảo đảm được sự ổn định của môi trường pháp lý của nước mình để bảo đảm cho các

hoạt động ngân hàng của các nhà đầu tư

nước ngoài không bị

xáo trộn, biến

động ngoài dự tính của họ. Môi trường pháp lý phải ổn định như một điều kiện, một yêu cầu của quốc tế đối với hoạt động ngân hàng.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIETINBANK VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ


NGÂN HÀNG BÁN LẺ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ


VỀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2021­2025, TẦM NHÌN


2030

3.2.1. Những nội dung cơ bản Vietinbank phải thực hiện

Trong 10 năm tới, giai đoạn 2021­ 2030, VietinBank với quan điểm định hướng phát triển nhất quán là “Ngân hàng lớn mạnh của Quốc gia, đóng vai trò

trụ

cột của nền kinh tế, đồng hành phục vụ

cho sự

phát triển của đất nước,

phát huy lợi thế tiềm năng của ngân hàng, khai thác tối đa nguồn lực nội tại, gắn tăng trưởng của ngân hàng với các ngành kinh tế chủ lực, các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập. Nâng cao chất lượng tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách với các ngân hàng hàng đầu khu vực, hướng tới phát triển bền vững”[89]. Định hướng này được cụ thể hóa như sau:

Tp trung ngun lc trin khai phương án cơ cu li gn vi xlý nxu. Trong giai đoạn 2021­2025, Vietinbank tiếp tục tập trung nguồn lực triển khai Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, chiến lược kinh doanh trung

hạn bám sát mục tiêu phát triển hệ thống NHTM Việt Nam trong chiến lược

phát triển ngành đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 và xu thế phát triển chung

của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới; nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, chất lượng tài sản; phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả,

an toàn, bền vững và minh bạch; hướng tới mục tiêu trở thành “ Ngân hàng

thương mại có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Phát trin theo chiu sâu, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh theo hướng tăng trưởng gắn với cải thiện mạnh về chất lượng và hiệu quả, cơ cấu lại danh mục tín dụng, tăng tỷ trọng phân khúc khách hàng DNNVV và bán lẻ, đa dạng hóa cơ cấu doanh thu.

Tăng trưởng tín dng trên cơ san toàn, hiu qu, bn vng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cần thiết, chính đáng của nền kinh tế,

kiểm soát quy mô và chất lượng danh mục tài sản có rủi ro phù hợp lộ trình

nâng cao vốn tự có. Tập trung nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng trọng tâm vào các phân khúc, khách hàng, ngành hàng có hiệu quả sinh lời cao, sử dụng đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nâng cao tỷ trọng dư nợ bán lẻ, tỷ trọng dư nợ DNNVV trong cơ cấu danh mục tín dụng của ngân hàng, đồng thời duy trì thị phần phù hợp, duy trì mối quan hệ với những khách hàng tốt, khách hàng có khả năng phát triển đa dạng dịch vụ và bán chéo ở tất cả các phân khúc khách hàng.

Thc hin có hiu qucông tác huy động vn, đảm bảo cân đối vốn chủ động, hiệu quả, an toàn; tối ưu hóa cơ cấu cân đối vốn và hiệu quả kinh doanh,

đồng thời đảm bảo an toàn thanh khoản. Tập trung khai thác và tăng tỷ nguồn vốn có chi phí thấp trong tổng nguồn vốn huy động.

trọng

Chuyển dịch cơ

cu thu nhp. Triển khai các giải pháp để

chuyển dịch

mạnh cơ cấu thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu dịch vụ, mục tiêu từ 18­ 20% thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập. Không ngừng đổi mới, cải tiến mạnh mẽ chất lượng sản phẩm dịch vụ; chuẩn hóa, khai thác hiệu quả sản phẩm truyền thống; chọn lọc phát triển và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao, tiện ích và tính năng đột phá,

có tính cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu khách hàng, đẩy mạnh sản phẩm, dịch vụ thanh toán.

Quản trị

ngân hàng theo thông lệ

quc tế. Đổi mới hệ

thống quản trị

ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để kiểm soát có hiệu quả các loại rủi ro trong hoạt động, đặc biệt là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường.

Mục tiêu chung

Mục tiêu phát triển dài hạn của Vietinbank là trở thành ngân hàng có qui mô lớn với hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chiến lược phát triển trung hạn, Vietinbank phát triển theo chiều sâu, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh theo hướng tăng trưởng gắn với cải thiện mạnh về chất lượng và hiệu quả, cơ cấu lại danh mục tín dụng, tăng tỷ trọng phân khúc khách hàng DNNVV và bán lẻ, đa dạng hóa cơ cấu doanh thu; Triển khai các giải pháp kinh doanh mới mang tính đột phá, phát triển các chuỗi liên kết, cung cấp tổng thể các giải pháp tài chính cho từng khách hàng, nhóm

khách hàng, phát triển các SPDV hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến;

Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn hệ thống và đẩy mạnh khai thác hiệu quả các ngành, lĩnh vực, địa bàn kinh tế trọng điểm; Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, chất lượng tăng trưởng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ bán VAMC

nhằm nâng cao chất lượng tài sản; Nâng cao năng lực tài chính, quản trị chính và chi phí vốn hiệu quả.

3.2.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Vietinbank

tài

(i) Hot động tín dng: Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng tín dụng khách hàng DNNVV và bán lẻ. Vietinbank thực hiện chủ trương cơ cấu lại danh mục tín dụng, tăng phân khúc khách hàng SME và bán lẻ; phát

triển các chuỗi liên kết, cung cấp tổng thể giải pháp dịch vụ tài chính cho từng khách hàng, nhóm khách hàng; đa dạng cơ cấu doanh thu.

(ii) Hot động huy động vn:Tập trung nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn huy động, đặc biệt chú trọng tăng trưởng các nguồn vốn có chi phí thấp từ việc sử dụng tài khoản thanh toán mới và từ các gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi. Mở rộng cơ sở khách hàng có giao dịch với khu chế xuất, khách hàng thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại.

(iii) Hot động khác: Tập trung bán chéo, bán thêm sản phẩm đối với các

nhóm khách hàng có tiềm năng sử

dụng đa dạng SPDV ngân hàng. Sử

dụng

chính sách giá, lãi suất linh hoạt để gia tăng thu dịch vụ, đặc biệt là thu từ các sản phẩm thẻ, tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, bảo hiểm.

Triển khai các giải pháp kinh doanh mới mang tính đột phá, phát triển các

chuỗi liên kết, cung cấp tổng thể

giải pháp dịch vụ

tài chính cho từng nhóm

khách hàng, phát triển các SPDV hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến. Gia tăng hàm lượng công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chuyển dịch thu nhập hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng đa năng.

Cơ cấu lại thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng (thu nhập ngoài lãi) trên tổng thu nhập, trọng tâm là thu dịch vụ. Cải thiện mạnh mẽ, toàn diện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, cung cấp giải pháp tài chính tổng thể, toàn diện tới khách hàng, phát triển mạnh hoạt động ngân hàng thanh toán.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, số hóa trong mọi mặt hoạt động. Tiếp tục xây dựng hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại để đáp ứng tối đa nhu cầu và tăng cường trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy bán chéo, chuyển dịch kênh phân phối. Phân tích dữ liệu và áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý điều hành. Đặc biệt chú trọng triển khai các công cụ thanh toán hiện đại nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ, NHNN. Tăng cường ứng dụng các công nghệ mới đảm bảo an toàn

bảo mật và gia tăng tiện ích cho khách hàng, triển khai ứng dụng tự động hóa, nhận diện qua sinh trắc học.

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

NGÂN HÀNG BÁN LẺ

CỦA


NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT


NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ NGÂN HÀNG

3.3.1. Nhóm giải pháp chung

3.3.1.1. Nâng cao năng lực tài chính

VỀ TÀI CHÍNH


(i) Thoái vốn và giảm tỷ lệ

sở hữu một số

công ty con. Tính đến cuối

2020, Vietinbank sở hữu 7 công ty con. Trong đó, 5 công ty Vietinbank sở hữu 100% vốn, hai công ty còn lại Vietinbank sở hữu trên 70% vốn. Thời gian vừa quan Vietinbank hoàn thành thoái vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, thoái một phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý VietinBank, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ VietinBank. Trong điều kiện cần tăng vốn như hiện nay, căn cứ tình hình cụ thể của các công ty con, Vietinbank tiếp tục thực hiện thoái vốn hoặc giảm tỷ lệ sở hữu. Việc này của Vietinbank là cần thiết và khả thi.

(ii) Tăng vốn cấp 2 thông qua việc phát hành trái phiếu và khai thác thị

trường thứ

cấp. Thực tế

các đợt phát hành trái phiếu các năm gần đây của

Vietinbank khá thành công. Việc chọn phát hành trái phiếu để thu hút lượng vốn

lớn khi lãi suất khá ổn định như hiện nay là một lựa chọn phù hợp. Nói cách

khác, đó được xem như một mũi tên trúng 2 đích, vừa tăng được vốn trung dài hạn cũng như vốn tự có, lại còn đảm bảo được sự chủ động nguồn vốn với chi phí vốn được giữ ổn định trong giai đoạn có thể có nhiều rủi ro sắp tới. Mặc dù vậy, đây cũng chỉ là một giải pháp tình thế trước mắt, ngắn hạn.

(iii) Tăng vốn thông qua phát hành cho cổ đông là doanh nghiệp nhà

nước:

Khác so với Vietcombank, BIDV và Argribank, dư

địa tăng vốn của

VietinBank còn rất hạn chế. Tỷ lệ sở hữu nhà nước tại ngân hàng đã xuống

Xem tất cả 258 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí