Kinh Nghiệm Phát Triển Ngành Cnpt Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam:


phẩm hỗ trợ để thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, Khuyến khích hình thành các khu, cụm công nghiệp, tiếp tục đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá để nâng cao tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này và thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh vai trò của thông tin.

Thứ hai, các giải pháp về công nghệ: xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, khuyến khích sự việc nghiên cứu và phát triển tại các viện nghiên cứu, bộ ngành có liên quan,...

Thứ ba, các giải pháp về hạ tầng cơ sở: đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các cơ sở giao thông vận tải như các bến cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, giao thông đô thị; hình thành các kho tàng, điểm tập trung hàng hóa ở các vùng kinh tế trọng điểm.

Thứ tư, các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực: tăng cường đào tạo cán bộ kĩ thuật các ngành thiết kế, chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ các công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra cá công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam.

Thứ năm, các giải pháp về liên kết doanh nghiệp: kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm phụ trợ và hợp đồng kinh tế giữa hai bên; xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược-các công ty, tập đoàn đa quốc gia về phát triển công nghiệp nói chung và CNPT nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020.

Thứ sáu, các giải pháp về tài chính: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển; nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản để thành lập hệ thống


ngân hàng phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển khoa học-công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển sản xuất phụ trợ.

Như vậy, thông qua Quy hoạch phát triển CNPT đến năm 2010-tầm nhìn 2020, có thể hiểu rõ hơn quan điểm của Chính phủ là: phát triển ngành CNPT không chỉ đơn thuần hỗ trợ cho ngành công nghiệp trong nước phát triển, mà quan trọng hơn là để đón đầu quy trình mở rộng sản xuất trong trào lưu hội nhập. Tuy nhiên, một bản quy hoạch dù có chi tiết đến đâu thì cũng khó có thể đưa ngành công nghiệp đi lên nếu bản thân các doanh nghiệp chưa thực sự “xông pha”, chưa thực sự cải tổ bản thân. Để bản quy hoạch này thực sự mang lại hiệu quả thì cần có sự nỗ lực của tất cả các bên có tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


3.2. Kinh nghiệm phát triển ngành CNPT của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 12

3.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển ngành CNPT:

Trong những nửa đầu thế kỉ 20, các biện pháp phi thuế quan và chính sách bảo hộ như quy định tỷ lệ nội địa hóa đã được tận dụng nhằm bảo vệ các nền kinh tế phát triển sau. Khi những chính sách bảo hộ này được bãi bỏ vì sức ép từ phía hội nhập quốc tế, FDI được sử dụng như là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn hơn, doanh nghiệp nội địa với các MNC, cũng như là sự tham gia vào hệ thống sản xuất toàn cầu được coi là những yếu tố chủ yếu cho quá trình phát triển ngành công nghiệp của các quốc gia có nền kinh tế phát triển sau.

3.2.1.1. Quy định tỷ lệ nội địa hóa:

Đài Loan và Hàn Quốc đã phát triển ngành công nghiệp của họ, thu hút công nghệ hiện đại từ các công ty nước ngoài, và đạt được khả năng cạnh tranh quốc tế trong ngành sản xuất ô tô và điện tử thông qua các quy định về tỷ lệ nội


địa hóa. Đài Loan đã đưa ra quy định nội địa hóa trong những 1960, quy định này áp dụng cho hầu hết các sản phẩm ô tô và điện tử. Tuy nhiên, những quy định này đã được bãi bỏ trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1986 khi họ phải thực hiện đầy đủ những cam kết tự do hóa thương mại toàn cầu. Các quy định về tỷ lệ nội địa hóa này đã thúc đẩy các nhà sản xuất nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất linh-phụ kiện cho các đối tác liên doanh trong nước hoặc các nhà cung cấp nội địa khác. Hàn Quốc đưa ra chương trình nội địa hóa 5 năm trong hai giai đoạn (1987-1991) và (1992-1996). Theo 2 chương trình này, tổng số 7032 linh phụ kiện được thiết kế cho mục đích nội địa hóa của các doanh nghiệp lắp ráp. Hiện nay, các quốc gia này không còn áp dụng các quy định tỷ lệ nội địa hóa nữa vì những quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, những quốc gia này vẫn có thể khuyến khích tăng nội địa hóa thông qua những ưu đãi về thuế, tín dụng và hỗ trợ kĩ thuật.

3.2.1.2. Đẩy mạnh FDI vào lĩnh vực CNPT

Ngành CNPT cũng được phát triển thông qua nguồn vốn FDI. Các quốc gia ASEAN phát triển đã thực hiện các chính sách thúc đẩy thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên. Các quốc gia này đã thực hiện hàng loạt các ưu đãi thuế, thành lập các khu vực tự do thương mại theo chiến lược xuất nhập khẩu của họ, và tận dụng triệt để công nghệ chuyển giao từ phía doanh nghiệp FDI trong những năm 1980 và 1990. Ma-lai-xia thu hút FDI bằng những ưu đãi thuế như các hình thức trợ cấp thuế: hoãn nộp thuế trong năm năm, mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 15-30%. Hiện nay Ma-lai-xia cùng với Thái Lan đã trở thành hai nhà cung cấp linh-phụ kiện chính cho ngành công nghiệp ô tô và điện tử trên thị trường thế giới.

3.2.1.3. Thúc đẩy sự liên kết trong ngành công nghiệp:

Ma-lai-xia: Nhằm thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nước ngoài, Ma-lai-xia đã đưa ra Chương trình phát triển các doanh nghiệp cung cấp (Vendor Development Program-VDP). Theo chương trình này, các doanh nghiệp lớn (đặc biệt các doanh nghiệp FDI) được coi như là

91


những chiếc “mỏ neo”. Những chiếc “mỏ neo” này phải giúp đỡ các doanh nghiệp cung cấp, cung cấp cho họ thị trường, và giúp đỡ kĩ năng phát triển và quản lý kĩ thuật. Chính phủ đưa ra các biện pháp hỗ trợ như cung cấp cho các nhà cung cấp tín dụng không lãi suất. Chương trình này không thực sự thành công vì thiếu sự nhiệt tình và các doanh nghiệp nội địa còn phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp lớn hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp đóng vai trò là chiếc “mỏ neo” gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp mới để phát triển. Họ tham gia vào VDP chỉ vì đây là yêu cầu của Chính phủ và cam kết của họ là sẽ hợp tác vào chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ (Karikomi, 1998).

Để cải thiện tình tình, Ma-lai-xia đã triển khai một chương trình mới gọi là Chương trình liên kết Công nghiệp (ILP), quy định cả nhà cung cấp và doanh nghiệp FDI cũng có thể tham gia. Các doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt cũng sẽ được hưởng ưu đãi, như trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu triển khai và giảm thuế.

Thái Lan: Trong thời gian dài thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiến hành CNH, Thái Lan đã tạo dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ tương đối tốt. Tuy nhiên, năng lực và công nghệ trong nước vẫn còn thấp, phụ thuộc vào công nghệ và quản lý của nước ngoài vẫn còn cao dù đã trải qua 40 năm phát triển công nghiệp. Chính phủ đã không thực sự thành công trong việc nâng cao chất lượng công nghiệp hỗ trợ. Trước tình hình đó, BUILD (Ban Phát triển Liên kết công nghiệp của Ủy ban đầu tư) được xây dựng vào năm 1993 và kéo dài đến năm 1997 qua bốn giai đoạn: (i) 1992-1993: phát triển cơ sở dữ liệu để hỗ trợ liên kết, (ii) 1993-1994: hỗ trợ kĩ thuật, tổ chức hội thảo, và kết nối doanh nghiệp, (iii) 1994-1995: phát triển cơ sở dữ liệu, đào tạo và tham gia các hội chợ thương mại quốc tế và (iv) 1995-1997: tham gia hội chợ quốc tế và tổ chức hội thảo. Cùng thời gian này, NSDP (Chương trình phát triển nhà cung cấp quốc gia) được khởi xướng năm 1994 như là một chương trình điều phối của các chương trình liên quan, cung cấp dịch vụ và thông tin cho nhà cung cấp. Tuy nhiên, trên


thực tế, hai chương trình này đã không mang lại hiệu quả như mong đợi vì 3 lí do sau: (i) chưa nhiều doanh nghiệp biết đến chương trình BUILD, mặc dù nhu cầu đối với chương trình này là có, (ii) thúc đẩy liên kết và thầu phụ không phải là ưu tiên hàng đầu, cái mà họ cần hơn là phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa máy móc thiết bị, (iii) thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan.

Rút kinh nghiệm từ thất bại trên, Thái Lan đã hợp tác với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để xây dựng quy hoạch tổng thể Phát triển Công nghiệp hỗ trợ. Quy hoạch tập trung vào hai ngành công nghiệp là ô tô và điện/điện tử.

3.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ những bài học trên đây, Việt Nam có thể rút ra được những bài học dưới đây để phát triển CNT.

Thứ nhất, yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa không còn có thể áp dụng được, nhưng mua hàng trong nước vẫn có thể tăng nếu có các biện pháp khuyến khích, như giảm thuế cho máy móc và các nguyên liệu thô mà Việt Nam chưa sản xuất được, thiết kế các kênh trao đổi thông tin giữa các nhà lắp ráp nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước để giảm khoảng cách thông tin và hiểu biết lẫn nhau. Những biện pháp này phải được áp dụng đồng bộ đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt quốc tịch.

Thứ hai, môi trường đầu tư phải được cải thiện cho hấp dẫn hơn để thu hút đầu tư nước ngoài vào CNPT. Ngày nay, trong bối cảnh tự do hóa thương mại, Việt Nam không còn có thể áp dụng những chính sách công nghiệp mà các quốc gia đi trước đã áp dụng. Việc mở cửa thuần túy như tự do hóa thương mại và đầu tư chưa phải là đủ để thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài, Việt Nam phải hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, lắng nghe ý kiến của họ, thỏa thuận với họ những mục tiêu về chuyển giao công nghệ và mua hàng trong nước, thiết lập các biện pháp hỗ trợ thống nhất. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải chủ động giải quyết các vấn đề phát triển trong quá trình thực hiện mục tiêu. Việt Nam cũng


cần sử dụng các chính sách để tạo ra lợi thế so sánh cao hơn và giảm chi phí về hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, hầu hết các nhà cung cấp linh phụ kiện là SMEs. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Công thương, cần phải quan tâm đến việc phát triển SMEs. Bộ Công thương cần phải hợp tác chặt chẽ với các địa phương để hoạch định được các chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp nói chung, chứ không chỉ doanh nghiệp thuộc Bộ.

Thứ tư, vì sự phát triển công nghiệp ổn định lâu dài, hàng năm Bộ Công thương nên xuất bản bộ Sách trắng về công nghiệp. Sở dĩ Nhật Bản có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp là vì họ có bộ Sách trắng toàn diện phân tích, dự báo các điều kiện và xu thế phát triển thương mại, SME và các vấn đề liên quan khác. Sách trắng cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và hệ thống thống kê doanh nghiệp là tối cần thiết cho hoạt động nghiên cứu, phân tích và hoạch định chính sách về công nghiệp.

Cuối cùng, để hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển CNPT, Bộ Công thương cần phải đưa ra một định nghĩa về CNPT phù hợp làm cơ sở cho hoạch định chính sách hợp lý và đảm bảo tính khả thi của chính sách này trong khả năng cho phép của đất nước. Trong quá trình hoạch định chính sách, Bộ Công thương cần phối hợp chặt chẽ với các bộ liên quan và giới doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ Công thương cũng nên thực hiện các giải pháp phát triển CNPT, như phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp thông qua phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo, cộng đồng doanh nghiệp, các trường dạy nghề, và các tổ chức quốc tế; đẩy mạnh phát triển SME; và thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.


3.3. Giải pháp phát triển ngành CNPT nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới:‌‌

3.3.1. Từ phía Chính phủ:

3.3.1.1. Hình thành khung chính sách thúc đẩy sự phát triển ngành CNPT:

Để thực hiện mục tiêu xây dựng một khuôn khổ chính sách phù hợp, việc đầu tiên cần làm là phải làm rõ định nghĩa mang tính pháp lý về ngành CNPT. Tiếp đến, chính sách thúc đẩy các ngành CNPT, bao gồm ưu đãi thuế, các biên pháp hỗ trợ kinh doanh, cần phải xây dựng trên cơ sở không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

Quan niệm đánh thuế nhập khẩu cao để các doanh nghiệp lắp ráp hạn chế nhập khẩu, tăng mua hàng nội địa là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế thì biện pháp này không còn phù hợp với xu hường toàn cầu hóa hiện nay. Và hơn thế nữa, đánh thuế nhập khẩu thấp cũng là một biện pháp để tăng tỷ lệ nội địa hóa. Giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm giá thành sản phẩm lắp ráp, để các sản phẩm này xuất khẩu được. Mở rộng thị trường ra các nước khác để tăng quy mô sản xuất thành phẩm cuối cùng mới kích thích các công ty nhỏ và vừa nước ngoài đến đầu tư sản xuất sản phẩm CNPT. Trong thời đại tự do thương mại không thể áp dụng chính sách nội địa hóa như các nước ASEAN khác đã làm trong quá khứ. Mở rộng thị trường sản phẩm lắp ráp và chủ động xây dựng CNPT là chiến lược thích hợp hiện nay.

Ngoài ra Chính phủ và Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích tư nhân đàu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành CNPT, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những điểm ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế đánh doanh thu, v.v...)

Mỗi giai đoạn phát triển của ngành CNPT sẽ ứng với những ngành ưu tiên phát triển khác nhau. Nhiệm vụ của Chính phủ là phải đưa ra được những ngành ưu tiên phát triển và mức độ ưu tiên của các ngành khác nhau sao cho phù hợp với bối cảnh nền kinh tế hiện tại.


3.3.1.2. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp phụ trợ:

a. Đẩy nhanh cải tổ doanh nghiệp nhà nước:

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện việc tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định trong Luật cải cách Doanh nghiệp Nhà nước, nhưng tiến độ thực hiện lại tương đối chậm. Như đã nêu trên, một số doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa hiện đang hoạt động rất tốt nên cần có những hỗ trợ tập trung để các doanh nghiệp này phát triển mạnh hơn, và nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế. Những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động của hiệu quả cần được khuyến khích chuyển hóa sản xuất từ phương thức tích hợp theo chiều dọc sang chuyên môn hóa trong một mạng lưới có nhiều doanh nghiệp hoạt động. Điều này đòi hỏi Bộ Công thương và những bộ khác phải có năng lực hoạt động cao hơn để thúc đẩy sự phối hợp trong ngành của các doanh nghiệp.

b. Thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân:

Bằng chứng từ những nước khác cho thấy, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của các ngành CNPT. Tại Việt Nam, sự nở rộ của khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải được Chính phủ ủng hộ mạnh mẽ. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời đã tạo rất nhiều thuận lợi trong quá trình thành lập một doanh nghiệp. Ngoài ra, không còn sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu lại là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về vốn, công nghệ. Các doanh nghiệp này cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ để có thể khắc phục hai khó khăn này. Một điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp này cần được ưu đãi đặc biệt về thuế đối với các khoản tái đầu tư để giúp họ mở rộng sản xuất kinh doanh với một mức lợi nhuận giữ lại nào đó, và để đóng góp cho sự phát triển của các ngành công nghiệp Việt Nam. Việc khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính là căn bệnh kinh niên của các doanh nghiệp tư nhân. Nếu cần thiết, các tổ chức tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022