Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 14


họ sẽ làm giảm đi tính linh hoạt của hoạt động kinh doanh vì chi phí cố định tăng. Theo đó, các nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ có xu hướng kí hợp đồng phụ để có thể quản lý rủi ro trong dài hạn.

3.3.3.3. Tìm thị trường xuất khẩu:

Một cách để có thể vượt qua thị trường nhỏ bé là tìm thị trường xuất khẩu. Đối với các nhà cung cấp bộ phận, họ có thể xuất khẩu theo hai cách: xuất khẩu gián tiếp thông qua việc cung cấp sản phẩm phụ trợ cho các nhà lắp ráp nội địa- những doanh nghiệp có thể xuất khẩu các sản phẩm hoàn thành với số lượng lớn, hoặc họ có thể xuất khẩu trực tiếp sản phẩm phụ trợ của mình (xem hình 6).

Đối với trường hợp xuất khẩu trực tiếp thì chính sách được mong đợi nhất là giảm mức thuế quan đối với mặt hàng phụ trợ. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất mặt hàng điện dân dụng đã phát biểu rằng thậm chí mức thuế quan đối với các mặt hàng phụ trợ có giảm đến mức 0% thì các sản phẩm hoàn thiện cuối cùng được sản xuất trong nước vẫn cao hơn những sản phẩm được sản xuất tại Ma-lai- xi-a và Thái Lan. Điều này là do chi phí logistics khi nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm phụ trợ. Một nhà lắp ráp các sản phẩm điện dân dụng hy vọng sẽ giảm chi phí logistics bằng cách sắp xếp nhập khẩu các sản phẩm bằng cách giảm chi phí lưu kho xuống mức thấp nhất và vận chuyển với tốc độ nhanh nhất có thể. Điều này có thể mang lại hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng tăng tỷ lệ nội địa hóa sẽ có lợi hơn nhiều nếu tính trong dài hạn. Nếu các nhà lắp ráp mở rộng sản xuất, các nhà cung cấp hiện tại sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, và điều này cũng tạo thuận lợi hơn trong việc thu hút các doanh nghiệp phụ trợ FDI tới đầu tư vào Việt Nam.

Một cách khác để tăng xuất khẩu là tăng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm hỗ trợ. Đối với cách này, một lần nữa, điều quan trọng là sản phẩm phụ trợ phải có tình cạnh tranh quốc tế.Chỉ những sản phẩm nào có thể thỏa mãn các điều kiện sau có thể được xem là có thể xuất khẩu: thứ nhất, các sản phẩm phải đạt được khả năng cạnh tranh về chi phí bằng cách sử dụng lợi thế so sánh . Thứ hai, các bộ phận và nguyên vật liệu được sử dụng trong việc sản xuất ra các bộ phận


phải có chi phí thấp, và thuế quan đối với các sản phẩm này phải bằng 0 hoặc ở mức rất thấp. Thứ ba, sản phẩm phải tương đối tốt và có giá trị cao. Thứ tư, cần phải có một hệ thống logistics đồng bộ nhằm tối thiểu hóa chi phí tài chính cũng như thời gian để xuất khẩu. Tóm lại, các sản phẩm có khả năng xuất khẩu phải là các sản phẩm có giá trị cao, bền chắc và hàm lượng lao động lớn. Hơn nữa, đó phải là các sản phẩm đó phải đáp ứng được yêu cầu về thời gian. Hiện nay, tại Việt Nam, sản phẩm dây điện trong xe ô tô có thể đáp ứng các miêu tả trên và đang được xuất khẩu trực tiếp với số lượng lớn. Tuy nhiên những bộ phận như thế này vẫn còn rất hiếm.


Kết luận:‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế ngành CNPT sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhờ tận dụng được những ảnh hưởng tích cực từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa, một ngành CNPT cạnh tranh sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam vì đối với các doanh nghiệp FDI, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Mặc dù vậy, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong khi phát triển ngành CNPT. Trong khi một số quốc gia ASEAN phát triển như Ma-lai-xia đã phát triển ngành CNPT của họ bằng cách thu hút lượng lớn FDI, nhưng Việt Nam lại không thể đi theo con đường của những quốc gia này. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài giờ đây đã thay đổi. Chi phí nhân công rẻ không còn đóng vai trò quyết định như trong những năm đầu thập kỉ 1990. Thay vào đó, để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI, Việt Nam cần phải đạt được lợi thế so sánh trong ngành CNPT trước khi thu hút được các MNC từ khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, do xuất hiện muộn hơn so với các quốc gia khác trong khu vực, ngành CNPT của Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Sản phẩm của ngành CNPT nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp, đặc biệt là những doanh nghiệp FDI cả về chất lượng, số lượng và các dịch vụ kèm theo. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây cản trở trong thu hút FDI vào Việt Nam. Sở dĩ ngành CNPT của Việt Nam còn yếu kém là do quy mô hiệu quả tối thiểu, quy mô cầu nhỏ và khoảng cách thông tin, mặc dù các doanh nghiệp FDI luôn mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa. Trong đó, quy mô hiệu quả tối thiểu chủ yếu là do sản lượng đầu ra của doanh nghiệp còn quá nhỏ bé, quy mô cầu nhỏ do thu nhập trung bình người dân còn thấp, và khoảng cách thông tin do thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa. Trong hoàn cảnh này, cần phải đưa ra

Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 14

giải pháp từ ba phía: Chính phủ, doanh nghiệp lắp ráp và chính các doanh nghiệp


phụ trợ. Về phía Chính phủ: cần sớm hình thành nên khung pháp lý đầy đủ cho ngành CNPT; hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp tham gia ngành CNPT; đặc biệt, cần xây dựng cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong ngành CNPT nhằm giải quyết thất bại trong việc phổ biến thông tin. Về phía các doanh nghiệp lắp ráp: cần phải phối hợp với các doanh nghiệp lắp ráp nhằm giúp đỡ chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Về phía bản thân doanh nghiệp phụ trợ, cần chủ động đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực và tìm thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

Trong năm 2006, với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và nghị định AFTA bước đầu có hiệu lực, hàng loạt các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu. Hy vọng với những giải pháp trên đây, ngành CNPT sẽ phát triển theo hướng trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI, làm thay đổi chiến lược mua sản phẩm đầu vào từ mua hàng nhập khẩu sang mua hàng nội địa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Vũ Chí Lộc – Giáo trình Đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục (1997)

2. GS.TS Bùi Xuân Lưu - Giáo trình kinh tế Ngoại Thương, NXB Lao động xã hội (2006).

3. GS. Trần Văn Thọ - Biến động kinh tế Đông Á và con đường CNH Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia (2005)

4. Tạp chí Thời đại mới – Nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam (Số 3 – Tháng 11/2004).

5. Sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam (4/2003).

6. Trương Bá Thanh (Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng) - Phát triển các loại hình dịch vụ và doanh nghiệp phụ trợ nhằm đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư nước ngoài tại Duyên hải Nam Trung Bộ.

7. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988-2007)

8. Tạp chí công nghiệp (23/06/2005): Công nghiệp phụ trợ ngành Dệt – May - Hiện trạng và các giải pháp.

9. Vietnam Development Forumm Report (06/2006) - Supporting Industries in Vietnam from the Perspective of Japanese Manufacturing Firms.

10. Kyoshiro Ichikawa (2005) – Building and Strengthening Supporting Industries in Vietnam

11. Junichi Mori (04/2006) – Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization.

12. Nguyen Thi Xuan Thuy – Supporting Industries: A Review of Conccepts and Development.

13. Do Manh Hong – Promotion of supporting industries: The key for attracting FDI in developing countries.


12. Kenichi Ohno (12/2004) – The Automobile Industry in Vietnam – 4Remaining Issues in Implementing the Master Plan.

15. Dr. Doan Xuan Chuan (06/2007) – Vietnam’s auto parts industry and invesment enviroment.

16. Junichi Mori – Designing and Managing Supporting Industry Databases

17. Vietnam Development Forum (VDF – 12/2007) – For sound development of the Motorbike Industry in Vietnam.

18. Kohei Mishima (01/2005) – The Supplier System of the Motorcycle Industry in Vietnam, Thailand and Indonesia (Localization, Procurement and Cost Reduction Process)

19. Charles Albert Michalet (28/02/2000) – Strategies of Multinationals and competition for foreign direct investment (Universityof Paris)

120. Các website:

 Bộ Kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn

 Diễn đàn phát triển Việt Nam: www.vdf.org.vn

 Hệ thống luật Việt Nam: www.vietlaw.gov.vn

 Diễn đàn doanh nghiệp: www.dddn.com.vn

 Kinh tế và đô thị: www.ktdt.com.vn

 Hiệp hội doanh nghiệp các nhà sản xuất ô tô: www.vami.com.vn

 www.vietnamnet.vn

 Bộ Công thương: www.moit.gov.vn

 Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội: http://hasmea.org

 www.vneconomy.com.vn

 Bách khoa toàn thư: http://vi.wikipedia.org/

 Đại sứ quán Nhật Bản: www.vn.emb-japan.go.jp

 www.vietpartners.com

 http://vietbao.vn


MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Tổng quan ngành công nghiệp phụ trợ và 7

đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp phụ trợ 7

1.1.1 Khái niệm CNPT 7

1.1.1.1. Sự ra đời của thuật ngữ CNPT: 7

1.1.1.2. Khái niệm Công nghiệp phụ trợ 8

1.1.2. Đặc điểm của ngành CNPT 13

1.1.2.1. Là một ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn 13

1.1.2.2. Đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao 13

1.1.2.3. Là ngành bao cung cấp đầu vào và máy móc, thiết bị cho các ngành công nghiệp khác 14

1.1.3. Vai trò của ngành CNPT đối với sự phát triển của quốc gia: 18

1.1.3.1. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng mở rộng và chuyên sâu 18

1.1.3.2. Một ngành CNPT cạnh tranh sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn 19

1.2. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 21

1.2.1. Khái niệm FDI 21

1.2.2. Đặc điểm của FDI: 22

1.2.3. Phân loại FDI: 23

1.2.3.1. Theo hình thức pháp lý: 23

1.2.3.2. Theo động cơ của nhà đầu tư: 24

1.2.3.3. Phân loại theo dạng đầu tư: 25

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 26

1.2.4.1. Cơ sở pháp lý 26

1.2.4.2. Nền tảng kinh tế và xã hội 27

1.2.5. Tác động của FDI đối với nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư: 28

1.2.5.1. Tác động của FDI đối với nước chủ đầu tư: 28

1.2.5.2. Tác động của FDI đối với các nước nhận đầu tư 29

1.3. Mối quan hệ giữa CNPT và FDI 31

1.3.1. Vai trò của CNPT với luồng vốn FDI tại các nước nhận đầu tư .. 31

1.3.1.1. CNPT khuếch đại ảnh hưởng tích cực của FDI: 31

1.3.1.2. CNPT là một nhân tố quan trọng thu hút FDI: 32

1.3.2. Vai trò của FDI đối với ngành CNPT: FDI là một yếu tố giúp

CNPT phát triển 34

1.3.3. Quá trình phát triển CNPT trong tương quan với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 34

Chương II: Thực trạng phát triển CNPT tại Việt Nam nhằm tăng cường thu hút FDI 36

2.1. Thực trạng ngành CNPT tại Việt Nam trong thời gian vừa qua 36

2.1.1. Sự ra đời của ngành CNPT tại Việt Nam 36

2.1.2. Thực trạng phát triển ngành CNPT của Việt Nam trong thời gian vừa qua 37

2.1.2.1. Khung chính sách phát triển CNPT 38

2.1.2.2. Tình hình phát triển sản phẩm phụ trợ và doanh nghiệp phụ trợ tại Việt Nam trong thời gian vừa qua 40

2.1.3. Thực trạng phát triển CNPT trong một số ngành tiêu biểu 46

2.1.3.1. Ngành xe máy: 46

2.1.3.2. Ngành điện tử 49

2.1.3.3. Ngành công nghiệp ô tô 53

2.1.3.4. Ngành công nghiệp dệt may: 55

2.2. Tình hình thu hút FDI trước sự ảnh hưởng của ngành CNPT trong thời gian qua 57

2.2.1. Chính sách thu hút FDI trong thời gian qua 57

2.2.2. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 1988-2007 58

2.2.2.1. Tình hình thu hút vốn ĐTNN đăng ký từ 1988-2007 58

2.2.2.2. Cơ cấu vốn ĐTNN từ 1988 đến 2007 63

2.2.3. Thực trạng phát triển CNPT nhằm thu hút FDI 66

2.2.3.1. Tình hình chung 66

2.2.3.2. Tình hình thu hút FDI trong một số ngành CNPT tiêu biểu:. 70

2.3. Đánh giá chung ngành CNPT tại Việt Nam trong thời gian vừa qua .. 78 2.3.1. Những kết quả đạt được của ngành CNPT 78

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 80

2.3.2.1. Tồn tại của ngành CNPT Việt Nam 80

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên 84

Chương III: Giải pháp phát triển ngành CNPT nhằm thu hút FDI: 87

3.1. Định hướng phát triển CNPT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020:

..................................................................................................................... 87

3.2. Kinh nghiệm phát triển ngành CNPT của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 90

3.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển ngành CNPT: 90

3.2.1.1. Quy định tỷ lệ nội địa hóa 90

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022