Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 13


và nhỏ một cách có hiệu quả được thành lập với sự hỗ trợ từ các cơ quan/tổ chức nước ngoài. Với ba tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và nhỏ hiện tại, những tổ chức này cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của mình.

3.3.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong ngành CNPT đồng thời phổ biến thông tin của doanh nghiệp phụ trợ

Trên thực tế, có nhiều tổ chức, bao gồm Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam và Vietbig đã tạo ra cơ sở dữ liệu là các trang vàng, cung cấp thông tin về tên công ty, các địa chỉ liên lạc, và các sản phẩm chính. Mặc dù vậy, như thế vẫn là chưa đủ. Các doanh nghiệp lắp ráp FDI muốn giảm thời gian và chi phí trong việc thu hẹp danh sách các nhà cung cấp vì họ không thể biết được nhà cung cấp nào là tốt nếu chỉ dựa trên những thông tin cơ bản trên.

Muốn xây dựng một cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong ngành CNPT thì trước hết phải thúc đẩy mối liên kết công nghiệp giữa các công ty nội địa và các doanh nghiệp FDI. Chuỗi giá trị toàn cầu là xu hướng hiện tại của các công ty đa quốc gia vì vậy Chính phủ cần thúc đẩy mối liên kết công nghiệp giữa các công ty nội địa và các doanh nghiệp FDI (đăc biệt là các MNC) bằng cách học tập những kinh nghiệm quốc tế và phối hợp với các tổ chức quốc tế. Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy thành công việc thúc đẩy mối liên kết này là nguồn gốc sâu xa của việc Chính phủ Nhật Bản phản ứng lại nhanh chóng trước những thay đổi trong môi trường kinh doanh tại Nhật Bản và cũng là nguyên nhân để chính phủ giành cho sự hỗ trợ về công nghệ và tài chính. Chính phủ nên tận dụng triệt để công nghệ thông tin để có thể thu hẹp khoảng cách về thông tin và nhận thức giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một cơ sở dữ liệu đầy đủ sẽ đóng vai trò như là một chất xúc tác hay là một nhà liên kết giúp đỡ các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tìm kiếm được người mua cũng như người bán một cách dễ dàng.

Sau khi tạo được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, nhiệm vụ của Chính phủ lúc này là phổ biến những thông tin đã thu thập được đó tới tất cả các doanh nghiệp khác. Trong nền kinh tế kế hoạch trước đây, các doanh nghiệp nhận được rất ít


đơn đặt hàng sản xuất từ cấp trên nên họ không cần mở rộng sản xuất ằng nỗ lực của mình. Thậm chí ngay cả bây giờ, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ thụ động làm các đơn đặt hàng có sẵn chứ không nỗ lực tìm kiếm khoách hàng mới cho sản phẩm của mình. Để phát hiện ra các doanh nghiệp có tiềm năng hoạt động cao trong số các doanh nghiệp trong nước, chúng ta cần phải thiết lập một hệ thống phổ biến thông tin doanh nghiệp chính thức và xây dựng các mạng lưới thông tin doanh nghiệp. Để làm được việc này, các thông tin và dịch vụ hỗ trợ của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), của Công đoàn Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại (UAIC), Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư của ba thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) cần được đẩy mạnh hơn. Hơn nữa, cũng cần tăng số lượng hội chợ thương mại nhằm tìm kiếm các đối tác kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư , thương mại để hỗ trừo thành lập các trung tâm tiếp thị tìm kiếm đối tượng cung cấp sản phẩm CNPT và các địa chỉ tiêu thụ sản phẩmCNPT, làm cầu nối giữa các DN nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa. Mở các “chợ nguyên liệu” với sự tham gia của các DN bên ngoài để các DN nước ta có nhiều sự lựa chọn khi tìm mua những nguyên phụ liệu chất lượng và giá cả hợp lý.

3.3.1.4. Cải thiện hệ thống kiểm soát chất lượng:

Chất lượng là một trong ba yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm CNPT (bên cạnh chi phí và vận chuyển). Vì vậy muốn đảm bảo chất lượng, cần phải có sự kiểm tra, quản lý chặt chẽ và mang lại hiệu quả (tức là làm sao chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo là sẽ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp hay chế biến). Hiện nay, các khía cạnh pháp lý chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiếm định chất lượng và phân tích mẫu do Trung tâm Quản lý và Kiểm định chất lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của STAMEQ tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


quản lý và kiểm tra chất lượng là một trong nhiều chức năng quan trọng của Chính phủ trong việc phát triển các ngành CNPT và tătng cường khả năng cạnh tranh của chúng. Vì thế, năng lực của QUANTEST cũng cần được cải thiện.

Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 13

QUANTEST cần tăng cường hoạt động của mình nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước nhận được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng là trách nhiệm đối với người sử dụng sản phẩm của họ khi những sai sót của sản phẩm được phát hiện. Quan niệm này là hoàn toàn sai và cần phải được thay đổi nếu như các doanh nghiệp muốn trở thành nhà cung cấp của các doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh việc nhận thức được công việc của QUANTEST, việc hỗ trợ kỹ thuật dài hạn cũng rất cần thiết nhằm thay đổi tư tưởng cố hữu của một số doanh nghiệp trong nước đối với chất lượng. Đào tạo ngắn hạn không p hải là cách làm hiệu quả đối với vấn đề này. Tuy nhiên, do chi phí đối với đầu tư dài hạn thường vượt quá sức của nhiều doanh nghiệp phụ trợ nên các doanh nghiệp này cần phải biết tận dụng sự giúp đỡ từ phía các tổ chức nước ngoài hoặc ngay từ phía các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, có thể tổ chức cá chương trình chính thức và thường xuyên hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam với sự tham gia của nhiều chuyên gia, kỹ sư có tay nghề. Thông qua các chương trình này, các doanh nghiệp không chỉ được kiểm tra về chất lượng của sản phẩm mình mà họ còn được nhận những lời khuyên có giá trị từ những chuyên gia đó.

3.3.1.5. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành CNPT.

Để thu hút được luồng vốn FDI lớn, Việt Nam cần phải hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, lắng nghe những nhu cầu của họ một cách cẩn thận, thiết lập các mục tiêu chung giữa chuyển giao công nghệ và tỷ lệ mua hàng nội địa, thiết kế các chính sách hỗ trợ đồng bộ,… Hơn nữa, Việt Nam cũng nên chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình đạt mục tiêu đó. Việt Nam phải sử dụng các chính sách nhằm tạo ra những lợi thế về vị trí và hạ thấp chi phí kinh


doanh, điều này ngược lại sẽ đòi hỏi phải cải thiện các kỹ năng lao động trong nước (ví dụ như quản lý sản xuất, marketing, kỹ sư,….), cơ sở hạ tầng, các thể chế hỗ trợ, quản lý tốt các khu chế xuất,…

3.3.1.6. Phát triển công nghiệp thượng nguồn:

CNPT là một ngành công nghiệp có phạm vi bao phủ lớn, bắt đầu từ nguyên vật liệu thô cho đến những sản phẩm phụ trợ trước khi đưa vào lắp ráp hoặc chế biến cuối cùng, vì vậy có được sự phát triển bền vững của ngành, Nhà nước cần phải phát triển ngành công nghiệp thượng nguồn để tạo nguồn cung cấp vật tư sản xuất cho các ngành CNPT khác. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, vì thế cần phải khai thác có hiệu quả các ngành này, từ đó tạo đầu vào đầy đủ và có chất lượng cho các doanh nghiệp phụ trợ khác. Ngoài ra, ngành công nghiệp thượng nguồn phát triển cũng sẽ tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ FDI khác vào Việt Nam.


3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp lắp ráp:

3.3.2.1. Tăng cường hỗ trợ nhân lực cho các doanh nghiệp phụ trợ:

Các doanh nghiệp lắp ráp (đặc biệt là các doanh nghiệp lắp ráp FDI) thường là những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính lớn. Những doanh nghiệp này có thể hỗ trợ về mặt nhân lực cho những doanh nghiệp phụ trợ có tiềm lực bằng cách tổ chức các chương trình đạo tạo cho các đội ngũ kĩ sư, công nhân (đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật thiết kế, chết tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học). Việc tổ chức các chương trình đào tạo này mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đối với doanh nghiệp phụ trợ, nguồn nhân lực của họ được cải thiện và ngoài ra, họ có thể hiểu được những yêu cầu của bên lắp ráp đối với sản phẩm phụ trợ mà họ đang sản xuất, từ đó cải tiến sản phẩm theo hướng đó. Về phía doanh nghiệp lắp ráp, họ có thể tạo dựng và củng cố các mối quan hệ kinh doanh tốt nhất và sản phẩm đầu vào tốt nhất nhờ có chương trình hỗ trợ này.


3.3.2.2. Tăng cường hỗ trợ công nghệ-kĩ thuật:

Một trong những khó khăn nhất của doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam hiện nay là công nghiệp còn lạc hậu và họ chưa đủ khả năng để cải tiến kĩ thuật- công nghệ. Nếu chỉ trông chờ vào nội lực, các doanh nghiệp phụ trợ nội địa có thể mất hàng thế kỷ mới có thể cải tiến được công nghệ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp lắp ráp cũng sẽ mất đến hàng thế kỷ mới có thể mua được sản phẩm đầu vào tốt ngay chính trong thị trường nội địa. Chính vì vậy, với tiềm lực tài chính của mình, doanh nghiệp lắp ráp có thể tổ chức các chương trình hỗ trợ đào tạo kỹ thuật.

Cũng giống như hỗ trợ về nhân lực, hỗ trợ về kỹ thuật-công nghệ cũng mang lại lợi ích cho cả hai bên tham gia. Trong hoàn cảnh này, các chương trình đào tạo hợp tác có thể mang đến cho các nhà cung cấp nội địa thiếu sức cạnh tranh những cơ hội học hỏi công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp lắp ráp (đặc biệt là các công ty đa quốc gia) theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, các chương trình hỗ trợ đào tạo có thể góp phần cải tiến công nghệ của các nhà cung cấp nội địa. Trong những chương trình này, các doanh nghiệp lắp ráp MNC và các nhà cung cấp bộ phận cùng tham gia vào các khóa học về phát triển kỹ năng quản lý và kĩ thuật, trong đó những nhân viên của các MNC có thể tham gia với tư cách là thành viên cùng tham gia hoặc là những người hướng dẫn.. Thứ hai, các chương trình hỗ trợ đào tạo có thể làm giảm tính thất bại trong việc cung cấp các thông tin cơ bản, vì các nhà lắp ráp MNC và các nhà cung cấp phụ kiện nội địa gặp nhau trực tiếp trong các chương trình này. Thứ ba, khoảng cách về chất lượng có thể được thu hẹp vì các nhà hướng dẫn đến từ các MNC sẽ dạy những nhân viên của các nhà cung cấp phụ kiện. Trong các buổi thuyết giảng hoặc trong các bài hội thảo, có thể công nhân của các nhà cung cấp nội địa có thể hiểu sâu hơn những yêu cầu của các MNC về chi phí, chất lượng và vận chuuyển cũng như cách suy nghĩ của họ. Cuối cùng, các chương trình hỗ trợ đào tạo có thêm chức năng là kết nối kinh doanh. Các MNC có thể tìm thấy một số


các nhà cung cấp thông qua những chương trình này, kết hợp được việc kiểm tra trình độ công nghệ của họ.

Ngoài ra, về phía các nhà cung cấp phụ trợ, các chương trình này sẽ tạo ra sự chuyển giao công nghệ từ phía các MNC sang các doanh nghiệp nội địa. Điều này sẽ không thể có được nếu như các chương trình hỗ trợ đào tạo này chỉ có một bên tham gia là các doanh nghiệp nội địa.

3.3.2.3. Kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp phụ trợ vào Việt Nam

Giải pháp này chủ yếu được áp dụng cho các doanh nghiệp lắp ráp FDI (đặc biệt là các MNCs). Lí do là vì các doanh nghiệp lắp ráp này là các doanh nghiệp rất lớn, mạng lưới đầu vào của họ trải rộng trên phạm vi toàn thế giới. Đặc biệt đối với nhiều ngành quan trọng như ô tô hay may mặc-những ngành tỷ lệ nội địa hóa còn khá thấp thì đầu vào chủ yếu là các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài. Nếu Việt Nam tạo ra được một môi trường đầu tư hấp dẫn thì thông qua các doanh nghiệp lắp ráp FDI (đặc biệt là các MNCs) chúng ta có thể thu hút một lượng lớn trong số các nhà cung cấp này đầu tư vào Việt Nam. Khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp phụ trợ FDI sẽ có lợi thế về vị trí địa lý và các lợi thế khác của môi trường đầu tư Việt Nam như chi phí lao động rẻ, các ưu đãi đầu tư của Chính phủ...


3.3.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp phụ trợ:

Mọi nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp lắp ráp sẽ trở nên vô nghĩa nếu như bản thân các doanh nghiệp không nỗ lực hết mình tìm ra những giải pháp của chính mình. Đối với các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm (bao gồm đảm bảo chất lượng tốt, chi phí thấp và dịch vụ vận chuyển tốt). Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, cần có sự phối hợp của rất nhiều các giải pháp khác nhau của ba bên: Chính phủ, doanh nghiệp lắp ráp và doanh nghiệp phụ trợ. Dưới đây là những giải pháp giành riêng cho chính doanh nghiệp phụ trợ:


3.3.3.1. Nâng cao hiệu quả của hoạt động R&D:

Hoạt động R&D được coi là một trong những khâu yếu nhất của các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam và đó là một phần lý do vì sao các doanhn nghiệp phụ trợ Việt Nam hầu như vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp. Các doanh nghiệp phụ trợ cần phải chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp khách hàng. Đây là bước đầu tiên của bất kỳ một doanh nghiệp phụ trợ nào nếu muốn trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp FDI hay chính doanh nghiệp nội địa trong nước. Các doanh nghiệp phụ trợ cần phải hiểu các doanh nghiệp FDI có yêu cầu gì đối với các sản phẩm đầu vào: về chất lượng, số lượng, kiểu cách, thời gian,... Doanh nghiệp có thể tìm hiểu bằng cách tham khảo trực tiếp từ phía các doanh nghiệp lắp ráp, đồng thời cũng phải tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, tìm ra các điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ, từ đó tìm ra được các giải pháp phát triển cho riêng mình.

3.3.3.2. Cải tiến công nghệ

Thông qua cải tiến công nghệ, công nghiệp phụ trợ nội địa có thể đạt được hiệu quả đầu ra đủ lớn để vượt quá khuyết điểm của nền ngành CNPT là quy mô hiệu quả quá thấp. Tổng đầu ra có thể dược mở rộng bằng ba cách: i)mở rộng hoạt động kinh doanh theo chiều ngang, và ii) tăng cường kí hợp đồng kinh doanh phụ.

Mở rộng hoạt động kinh doanh theo chiều ngang nhằm tăng sản phẩm đầu ra:

Giải pháp này phù hợp với những ngành CNPT mà sản phẩm đầu ra của họ có thể là đầu vào của nhiều ngành công nghiệp lắp ráp khác nhau. Cải tiến công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp phụ trợ này tăng tổng sản lượng đầu ra đạt tới mức cao hơn mức trung bình của toàn thị trường. Mở rộng hoạt động theo chiều ngang có nghĩa là mỗi một ngành công nghiệp riêng biệt sẽ tăng sản phẩm hàng hóa của họ. Ví dụ như các nhà cung cấp phụ kiện cho xe máy có thể thâm nhập vào ngành công nghiệp điện dân dụng vì hai ngành này có chung các mặt


hàng như các bộ phận nhựa, bộ phận kim loại nén.Với đặc điểm này của ngành CNPT thì các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng sản lượng đầu ra vì khách hàng của họ rất đa dạng, trong khi đó họ lại có thể giảm chi phí trung bình cố định/sản phẩm phụ trợ.

Tăng cường kí hợp đồng kinh doanh phụ: mở rộng hoạt động kinh doanh kết hợp với học hỏi.

Cải tiến công nghệ sẽ cho phép các nhà cung cấp nội địa có thể tận dụng lựa chọn thứ ba. Thậm chí nếu các nhà cung cấp nội địa không thể có được hợp đồng kinh doanh trực tiếp với các nhà lắp ráp MNC vì một số lí do nào đó, họ có thể thay thế bằng cách trở thành nhà cung cấp cho các nhà cung cấp nước ngoài với vai trò là nhà cung cung cấp thứ hai. Thông qua việc trở thành một nhà cung cấp phụ, các nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ nội địa có thể tăng hoạt động kinh doanh, trong khi đó họ vẫn có thể học hỏi công nghệ từ phía các nhà cung cấp đến từ nước ngoài. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp phụ trợ nội địa có thể cải tiến công nghệ theo đúng hướng vì công nghệ của các doanh nghiệp phụ trợ có thể đáp ứng được chi phí và chất lượng theo tiêu chuẩn của các MNC.

Trên thực tế, nhiều nhà cung cấp bộ phận nước ngoài cũng có ý định ký hợp đồng phụ với các nhà cung cấp nội địa, mặc dù các doanh nghiệp nội địa có thể là một đối thủ đi nữa vì các doanh nghiệp nước ngoài có thể kịp thời phản ứng lại những biến động nhu cầu của MNC trong dài và ngắn hạn. Ví dụ nhu cầu của các MNC sẽ tăng mạnh trong hai tháng trước Tết nhưng sau đó sẽ giảm mạnh theo sự giảm xuống của nhu cầu đối với sản phẩm hoàn chỉnh, vì thế các nhà cung cấp nước ngoài sẽ kí hợp đồng phụ với các nhà cung cấp nội địa, như thế sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí đầu tư phụ trội.

Một động lực khác khiến các nhà cung cấp bộ phận kí hợp đồng phụ với các nhà cung cấp nội địa là các doanh nghiệp này hy vọng chi phí cố địh sẽ giảm trong dài hạn với giả định rằng ngành công nghiệp lắp ráp sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh. Nếu các nhà cung cấp nước ngoài mở rộng các thiết bị

sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của các nhà lắp ráp MNC thì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022