Một Số Khoáng Sản Chủ Yếu Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế


Biểu: 2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất ở Thừa Thiên Huế năm 2008


Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

22,28%




14,67%

63,05%


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2008

* Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản Thừa Thiên Huế đa dạng và phong phú, trữ lượng không cao và phân bố rải rác nên rất khó khai thác, các loại khoáng sản này chỉ thích hợp cho phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, trừ sét và đá vôi để sản xuất xi măng, trong đó đất sét, đá vôi, cát thủy tinh, đá granit, sỏi cuội đang được khai thác và sử dụng phổ biến. Một số khoáng sản chủ yếu ở Thừa Thiên Huế thể hiện qua Bảng 2.1.1.

Nguồn khoáng sản phong phú nói trên tạo điều kiện cho việc phát triển nhóm ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất gạch và ximăng.

* Khí hậu

Thừa Thiên Huế nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới khá khắc nghiệt, mùa đông chịu sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, mùa hạ có gió tây nam khô và nóng.


Bảng 2.1.1. Một số khoáng sản chủ yếu ở tỉnh Thừa Thiên Huế


STT

Tên khoáng sản

Trữ lượng

Mục đích sử dụng

1

Than bùn

1,6 triệu tấn

nhiên liệu

2

Quặng sắt

3 triệu m3

xi măng

4

Ti tan

5 triệu tấn

hợp kim

5

Vàng

1-1,5 tấn

khó khai thác

6

Cao lanh

14 triệu tấn

sứ cao cấp

7

Đất sét

23 triệu tấn

xi măng, gạch

8

Đá vôi

944,5 triệu m3

xi măng

9

Cát thủy tinh

128 triệu tấn

thủy tinh cao cấp

10

Đá granit

29.950 triệu m3

đá xây dựng

11

Sỏi, cát xây dựng

(*)

xây dựng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế - 5

(*) loại này chủ yếu ở các lòng sông trôi về theo dòng nước đã được khai thác từ rất lâu nhưng chưa có số liệu thống kê.

Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Huế, 2008.

Lượng mưa bình quân hàng năm khá lớn 2.995,5mm/năm tuy nhiên phân bố không đều, từ tháng 9 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 70% - 75% của cả năm nên thường gây ra lũ lụt, nhưng từ tháng 4 đến tháng 8 lại khô nóng, gây hạn hán khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực trung Trung bộ, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, là trung tâm văn hóa, giáo dục lớn và y tế chuyên sâu của cả nước.


* Về dân số và lao động

Theo niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, dân số của tỉnh năm 2008 là 1.148.324 người, trong đó nông thôn là 746.696 người chiếm 65,02%, dân số thành thị là 401.628 người chiếm 34,98%. Cũng như ở các địa phương khác, mật độ dân số không đều, dân số tập trung nhiều ở thành thị và thưa dần vê nông thôn, nơi cao nhất là thành phố Huế với 4.729,5 người/km2, nơi thấp nhất là huyện A Lưới với 33,8 người/km2. Tốc độ gia tăng dân số giai đoạn 2000-2008 là 1,10% và đang có xu hướng giảm dần, nếu năm 2000 tốc đô gia tăng dân số là 1,57%/năm thì đến năm 2003 con số này là 1,04%/năm, đến năm 2008 là 0,64%/năm.

Lực lượng lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế khá dồi dào. Đến năm 2008 số lao động của tỉnh là 520.645 người chiếm 45,46%. Lực lượng lao động qua đào tạo khá cao đạt 27%, đây là một lợi thế cho sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Về giáo dục

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có nền giáo dục phát triển toàn diện. Hệ thống giáo dục được đầu tư đồng bộ từ giáo dục mầm non đến đào tạo đại học và sau đại học, là địa phương đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở cho 100% số xã, phường; 100% số phường, xã đều có trường trung học cơ sở. Nhờ đó, trình độ văn hóa của người dân nói chung và người lao động nói riêng dần được nâng cao.

Hiện nay toàn tỉnh có 182 trường mẫu giáo, 235 trường tiểu học, 103 trường trung học cơ sở, 31 trường trung học phổ thông, 10 trung tâm giáo dục thường xuyên, 5 trường trung học chuyên nghiệp, 5 trường cao đẳng, 8 trường đại học trong đó 7 trường đại học và 3 khoa trực thuộc Đại học Huế, 42 cơ sở đào tạo nghề, 1 trường dạy nghề và 33 trung tâm đào tạo nghề. Ngoài ra, một lượng khá lớn các cơ sở sản xuất, hộ, cá nhân làm ăn tự do tự dạy nghề theo nhu cầu của họ. Hàng năm có khoảng 15000 lao động qua đào tạo nghề trong


đó có khoảng 3000 lao động học nghề dài hạn và 12.000 lao động học nghề ngắn hạn.

* Về y tế

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có hệ thống y tế phát triển so với các địa phương khác trong cả nước. Toàn tỉnh có 188 cơ sở y tế với 4.227 giường bệnh với đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn giỏi, trong đó có 2 cơ sở y tế chuyên sâu, hiện đại là Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện thuộc Trường đại học Y- Dược Huế. 100% số xã phường có trạm y tế và bác sỹ. Với hệ thống y tế phát triển đã giúp cho quá trình chăm sóc, khám chữa bệnh kịp thời góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

* Về hệ thống giao thông

Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền trung, nằm trung lộ của trục giao thông bắc - nam nên khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội. Thừa Thiên Huế án ngữ các con đường chính là: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ số 9 và 49 sang Lào, đường sắt qua tỉnh khoảng 100km với ga Huế là một trong 8 ga lớn của cả nước, có cảng hàng không quốc tế Phú Bài, cảng biển Thuận An, cảng nước sâu Chân Mây rất thuận tiện cho việc vận chuyển hành khách cũng như hàng hóa. Hệ thống thông giao nối liền các tỉnh trong nước, các khu vực của hành lang kinh tế Đông - Tây cũng như thị trường quốc tế là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống giao thông cấp huyện và xã cũng được đầu tư xây dựng khá tốt. Hiện nay số xã có đường ôtô đến trung tâm đạt100%. Các đường liên xã, liên thôn đều được nhựa hoặc bê tông hóa. Tuy nhiên một số đoạn đường bắt đầu xuống cấp chưa kịp đầu tư, tu bổ lại cũng gây khó khăn cho đi lại, vận chuyển hàng hóa.

* Về hệ thống điện

Hệ thống điện của tỉnh nhận điện từ ba nguồn: 110 kV từ Đà Nẵng - Huế và Đồng Hới - Huế; 220 kV Hòa Khánh - Huế. Ngoài ra còn có trạm phát điện Ngự Bình công suất 2x4000 kVA bổ sung cho nguồn điện trong giờ cao


điểm. Hệ thống điện với 315km trung thế, trên 1000 km hạ thế và 450 trạm biến áp đã đưa lưới điện quốc gia đến 100% phường xã từ năm 2003.

Hiện nay tỉnh đang đầu tư xây dựng ba nhà máy thủy điện Hương Điền, Hương Trà, A Lưới sẽ bắt đầu cung cấp điện vào cuối năm 2010. Nguồn điện ổn định là yếu tố vừa đảm bảo cho sinh hoạt vừa giúp cho sự ổn định của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong năm 2007 và 2008 do thiếu điện trên phạm vi quốc gia nên phải thực hành tiết kiệm cắt điện luân phiên đã gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, trong năm 2009 không có hiện tượng luôn phiên căt điện. Đây là một dấu hiệu tốt của ngành điện cả nước nói chung cũng như Thừa Thiên Huế nói riêng.

* Về hệ thống cấp nước sạch

Tỉnh Thừa Thiên Huế có hai sông lớn là sông Hương và sông Bồ, ngoài ra còn có hệ thống các hồ Tả Trạch và Hồ Truồi cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt. Toàn tỉnh có 8 nhà máy cấp nước cho sinh hoạt với tổng công suất‌

110.000 m3/ngày đêm. Với công suất cấp nước khá lớn nên 75% dân số toàn

tỉnh đã được sử dụng nguồn nước sạch.

* Về hệ thống thông tin liên lạc

Mạng lưới viễn thông đã được số hóa, mạng truyền dẫn từ thành phố Huế đi các huyện đã được quang hóa 100%. Hệ thống điện thoại đến các xã đạt 100%. Hệ thống internet, internet tốc độ cao được mở rộng đến các thị trấn đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của nhân dân.

Nhìn chung, điều kiện tự và xã hội của Thừa Thiên Huế tương đối thuận lợi cho phát triển công nghiệp nông thôn.

2.2. Tình hình phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua

2.2.1. Các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Sở hữu là một phạm trù kinh tế quan trọng. Nó là mặt cơ bản nhất và quy định bản chất của quan hệ sản xuất.


Hiện nay, sở hữu trong các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể rất ít, không có sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài.

Theo số liệu Cục thống kê Thừa Thiên Huế, hiện nay trên toàn tỉnh có

7.568 cơ sở công nghiệp nông thôn tăng 15% so với năm 2005 và tăng 30% so với năm 2000. Trong đó số hộ cá thể là 7.328 cơ sở, chiếm 96,83%; doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn là 215 cơ sở, chiếm 2,84%; hợp tác xã là 25 cơ sở, chiếm 0,33% (ở đây không tính hợp tác xã điện vì các hợp tác xã này làm dịch vụ cho Công ty điện lực tỉnh).

Tốc độ gia tăng của các cơ sở sản xuất khá chậm, trung bình khoảng 3,3%/năm, điều này cho thấy sự phát triển của công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế còn yếu. Quy mô sản xuất nhỏ, tăng chậm hình thức sản xuất chủ yếu dưới dạng hộ gia đình với sở hữu nhỏ. Các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp còn ít, hiệu quả hoạt động không cao. Một số doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn có khả năng về vốn, kỹ thuật công nghệ sản xuất hiện đại, có trình độ quản lý khá tốt đã có bước phát triển đáng kể, song số lượng còn rất hạn chế. Kinh nghiệm cho thấy, con đường phát triển của công nghiệp nông thôn có thể phát triển theo các xu hướng sau: từ hộ gia đình đến sự liên kết các hộ sản xuất thành hợp tác xã hoặc từ hộ gia đình phát triển thành doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Do đó, trong thời gian tới các hộ sản xuất cần nhận thức vấn đề này để có sự liên kết phát triển sản xuất.

Qua sự phân tích trên cho thấy, các cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu là hộ sản xuất nhỏ ở quy mô gia đình, nó phản ánh trình độ lạc hậu của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế.

Nguyên nhân của vấn đề này là hầu hết các cơ sở công nghiệp nông thôn ở quy mô nhỏ dưới dạng hộ gia đình, vốn chủ yếu là vốn tự có, sử dụng lao động trong gia đình, nếu thuê thêm lao động thì số lượng cũng rất hạn chế.


Tập quán sản xuất nhỏ tồn tại trong ý thức các hộ sản xuất còn ảnh hưởng nặng nề, không dám mạo hiểm và thiếu sáng tạo trong sản xuất làm cho họ chưa thể liên kết với nhau cùng phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ làm ăn phát đạt đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc phát triển thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Một số hợp tác xã sản xuất sau chuyển đổi còn tồn tại và phát triển như các hợp tác xã mây, tre đan. Chính trình độ thấp của lực lượng sản xuất trong công nghiệp nông thôn, đã quy định quy mô sản xuất, hình thức sở hữu của cũng như cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh.

2.2.2. Tình hình lao động

Lao động là yếu tố cơ bản nhất của lực lượng sản xuất, là yếu tố quyết định đến năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lao động trong các hộ sản xuất công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế thể hiện qua Bảng 2.2.1

Chủ các cơ sở sản xuất chủ yếu là nam chiếm 85%, nữ chỉ chiếm 15%, trong đó ngành sản xuất vật liệu xây dựng không có phụ nữ làm chủ cơ sở sản xuất. Trình độ học vấn của lao động không cao, khoảng lớp 8/12, lao động trong các hộ sản xuất công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, hoặc chỉ được đào tạo theo phương pháp truyền thống, dưới dạng học việc ngay tại cơ sở sản xuất. Các chủ cơ sở chưa qua các lớp đào tạo về quản lý.

Số lao động trong một hộ sản xuất tương đối thấp, 4,42 người/hộ trong đó thuê lao động của hộ gia đình là 1,99 người, thuê ngoài là 2,43. Số lao động thường xuyên trong các cơ sở này là 2,74 chiếm 62%, làm việc khoảng 241,92 ngày/năm; trong đó ngành sản xuất vật liệu xây dựng do ảnh hưởng thời tiết nên chỉ lảm việc khoảng 223,5 ngày/năm; số lao động thời vụ còn khá nhiều chiếm 38% điều này chứng tỏ các hộ sản xuất công nghiệp nông


thôn thiếu chủ động về lao động, còn chịu ảnh hưởng khá lớn của lao động thời vụ.

Tiền công trung bình của lao động thường xuyên ở mức khá thấp, ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống là 615.000đồng/người/tháng; ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ là 690.000đồng/người/tháng; ngành sản xuất vật liệu xây dựng có tiền công cao nhất 750.000đồng/người/tháng.

Các lao động thuê ngoài chủ yếu được thực hiện qua hợp đồng miệng và không đóng bảo hiểm xã hội mặc dù thời gian làm việc khá dài: 241,92ngày/năm.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 03/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí