Kinh Nghiệm Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Ở Một Số Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ Và Địa Phương Và Bài Học Rút Ra Cho Thừa Thiên Huế


triển công nghiệp nông thôn là cơ hội để nông thôn nhận thêm sự đầu tư của xã hội, phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân khu vực nông thôn, giảm dần sự chênh lệch quá xa giữa nông thôn và thành thị.‌

1.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương và bài học rút ra cho Thừa Thiên Huế

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương

Phát triển công nghiệp nông thôn là bước đi mà nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cũng như nhiều địa phương ở nước ta thực hiện. Nghiên cứu một số kinh nghiệm về phát triển công nghiệp nông thôn có ý nghĩa qua trọng trong việc xây dựng quy hoạch và biện pháp phát triển công nghiệp nông thôn trong thời gian tới của Thừa Thiên Huế. Trong luận văn này đề cập một số kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn sau:

* Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở Trung Quốc

Trong những nước đang phát triển, Trung Quốc là một điển hình về phát triển công nghiệp nông thôn có ý thực tiễn đối với Việt Nam. Mô hình phát triển công nghiệp nông thôn Trung Quốc là xí nghiệp hương trấn. Xí nghiệp hương trấn là hình thức tổ chức sản xuất do nông dân thành lập bằng nguồn vốn tự có của họ. Các xí nghiệp này tự chủ, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp hương trấn ra đời do sự phát triển của các tổ sản xuất và công xã do dân lập nên. Các cơ sở này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thủ công nghiệp, các sản phẩm phụ từ nông nghiệp và công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp. Các xí nghiệp này ra đời từ khoảng thập kỷ 50 của thế kỷ XX, đến nhưng năm 70 của thế kỷ XX chúng đã phát triển mạnh mẽ và tách khỏi nông nghiệp thành ngành sản xuất độc lập.


Xí nghiệp hương trấn phát triển khá nhanh, đến năm 1991 ở Trung Quốc có 19.080.000 xí nghiệp với 96.040.000 lao động chiếm 25% tổng sản lượng cả nước, 60% giá trị tổng sản phẩm nông thôn, 33% tổng sản lượng công nghiệp của cả nước. Có 65.000 xí nghiệp xuất khẩu chiếm 25% giá trị xuất khẩu của cả nước, thu hút 5,4 tỉ USD. Mặc dù có một số xí nghiệp thất bại, song mô hình xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc đã đem lại hiệu quả kinh tế ấn tượng cho nông thôn cũng như nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Bài học được rút ra khi nghiên cứu xí nghiệp hương trấn là phát triển các xí nghiệp hương trấn đã huy động nguồn vốn trong dân, sử dụng ngyên liệu và giải quyết việc làm ở nông thôn, đem lại bộ mặt mới cho nông thôn Trung Quốc. Các xí nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường tự hạch toán sản xuất kinh doanh. Trong quá trình phát triển, nhà nước hỗ trợ xí nghiệp như bà đỡ thông qua các chính sách như ưu đãi tín dụng, thuế, chế độ ưu đãi thuế đối với sản phẩm mới, khuyến khích xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

* Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở Thái Lan

Trong quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế, Thái Lan đã chú trọng vấn đề công nghiệp hoá nông thôn theo mô hình hướng về xuất khẩu. Ở nông thôn, song song với phát triển nông nghiệp, Thái Lan đã mở rộng các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp như các nghề thủ công, công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp và dịch vụ. Thái Lan rất chú trọng phát triển các nghề và làng nghề thủ công truyền thống theo hướng công nghiệp hoá. Kết quả là Thái Lan có tốc độ đô thị hoá nông thôn nhanh, tăng trưởng kinh tế cao, các làng nghề thủ công ở nông thôn phát triển kết hợp với phát triển du lịch.

Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế - 4

Kinh nghiệm ở Thái Lan cho thấy phát triển công nghiệp nông thôn đã giải quyết một cách đồng bộ những vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn. Nhà nước đã có sự hỗ trợ tích cực cho công nghiệp nông thôn như đầu tư


xây dựng kết cấu hạ tầng, khuyến khích phát triển các ngành nghề ở nông thôn, hỗ trợ bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch, hỗ trợ phát triển cơ khí nông nghiệp. Chính phủ thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm công nghiệp phục vụ nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

* Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở Đài Loan

Trong quá trình công nghiệp hoá, Đài Loan đã gắn công nghiệp với phát triển nông nghiệp. Phương châm của Đài Loan là lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp bồi dưỡng cho nông nghiệp. Đài Loan đã tăng cường sự hỗ trợ của công nghiệp cho nông nghiệp, đẩy mạnh cơ giới hoá nâng cao năng suất nông nghiệp. Nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn ra đời phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hằng ngày. Số cơ sở công nghiệp nông thôn và lao động tăng nhanh, năm 1952 thu hút được 360.000 lao động đến năm 1962 con số này lên đến

530.000 người. Khi năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, Đài Loan phát triển các cơ sở này thành các xí nghiệp công nghiệp lớn tập trung vào các khu công nghiệp và đẩy mạnh sản xuất hướng vào xuất khẩu với những mặt hàng hàm lượng công nghệ cao.

Kinh nghiệm của Đài Loan thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau: lúc đầu nông nghiệp hi sinh một phần nhỏ để phát triển công nghiệp, đưa công nghiệp phát triển nhanh, sau đó công nghiệp hỗ trợ tích cực và thúc đẩy cho quá trình hiện đại hoá, nâng cao nâng cao năng suất nông nghiệp. Trong quá trình phát triển luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Chính phủ hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thông qua chính sách ưu đãi thuế, lãi suất tạo đà cho công nghiệp nông thôn phát triển cho đến khi nó đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.


* Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 16 làng nghề, với trên 10 ngành nghề sản xuất khác nhau. Để phát triển công nghiệp nông thôn năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành quy hoạch 25 khu cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 127,5 ha, doanh thu đạt 156 tỷ đồng, thu hút 25.800 lao động với nhiều ngành nghề như gốm, mộc, mộc mỹ nghệ, chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến nông sản phẩm, thực phẩm, kim loại, đa nghề. Vĩnh Phúc đã chú ý đến công tác dạy nghề cho lao động ở nông thôn ở vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2005 - 2010 đã có 23.800 lao động được học nghề. Từ tháng 1-2007 đến tháng 8-2007, đã có 6.013 người được cấp hỗ trợ kinh phí học nghề với tổng số tiền trên 4 tỉ đồng.

* Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là vùng đất nổi tiếng với nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, là một trong những điển hình về phát triển công nghiệp nông thôn ở Việt Nam.

Thực hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, Bắc Ninh đã tiến hành quy hoạch 26 cụm công nghiệp làng nghề trên diện tích 661,4 ha với kinh phí 7 triệu USD, mở nhiều lớp đào tạo nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn.

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh đã phối hợp với phòng kinh tế các huyện, thành phố, UBND các xã đào tạo được 1.170 lao động với tổng kinh phí 1 tỉ đồng, trong đó khuyến công quốc gia là 195 triệu đồng, khuyến công địa phương là 896 triệu đồng tập trung cho các làng nghề truyền thống với các nghề chủ yếu như: mộc mỹ nghệ, mây tre đan, thêu tranh, lục bình, thảm ngô, nứa ghép sơn dầu xuất khẩu, dệt, may công nghiệp... Trong 3 năm, từ năm 2005- 2007, bình quân,


Bắc Ninh đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 20.000 lao động/năm. Với phương thức gắn nơi đào tạo nghề với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để phát triển nghề sau khi đào tạo, địa phương lo công tác chiêu sinh, tổ chức khóa học, các doanh nghiệp, công ty là người đào tạo nghề và bao tiêu sản phẩm.

Sau khóa học, 70% số học viên được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, số còn lại làm việc tại các hộ gia đình.

Quá trình đào tạo nói trên đã nâng cao kiến thức quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp cho cán bộ quản lý; trang bị kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho các chủ cơ sở công nghiệp nông thôn giúp họ mạnh dạn hơn trong đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, tạo bước phát triển ổn định cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Các cơ sở sản xuất đã chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã nên thị trường đã mở rộng đến các thị trường bên ngoài như Malayxia, Bắc Mỹ, EU,…

Kết quả của chương trình khuyến công, hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở sản xuất đã tạo tiền đề cho công nghiệp nông thôn Bắc Ninh phát triển. Năm 2006, giá trị của công nghiệp nông thôn Bắc Ninh đạt 2.980 tỷ đồng chiếm 35% giá trị sản xuất công nghiệp, tạo việc làm thường xuyên cho gần 30.000 lao động với thu nhập bình quân từ 800.000 -

1.500.000 đồng/người/tháng [17, tr. 35], [34, tr.2].

1.3.2. Bài học rút ra cho Thừa Thiên Huế

Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn của một số điển hình cho thấy mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi địa phương có một mô hình, cách thức riêng trong quá trình phát triển công nghiệp nông thôn. Trên cơ sở nghiên cứu những mô hình đó có thể rút ra những kinh nghiệm quý giá trong việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.


Thứ nhất, để công nghiệp nông thôn phát triển ổn định và bền vững cần chú trọng đến công tác quy hoạch. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu bảo đảm sự phát triển của công nghiệp nông thôn hài hòa với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác khuyến công giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh. Chương trình này sẽ tạo điều kiện huy động nhiều nguồn lực vật chất như vốn, kỹ thuật công nghệ, xúc tiến thương mại,… nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như khả năng quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

Thứ ba, mở rộng các ngành nghề sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp nông thôn, đặc biệt là sản phẩm của các làng nghề truyền thống đang có uy tín trên thị trường. Sự bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống sẽ tạo nên sức sống của công nghiệp nông thôn. Lựa chọn một số làng nghề truyền thống có điều kiện để kết hợp phát triển gắn với phát triển du lịch.

Thứ tư, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động trong công nghiệp nôn thôn. Có thể nói đây là vấn đề then chốt hiện nay, việc nâng cao tay nghề cho người lao động sẽ tác động mạnh mẽ đến quá trình tăng năng suất lao động trong công nghiệp nông thôn. Cần tôn vinh nghệ nhân và khuyến khích nghệ nhân truyền nghề để nhân cấy nghề trong công nghiệp nông thôn.

Thứ năm, mở rộng thị trường cho công nghiệp nông thôn. Một trong những khó khăn phổ biến hiện nay của công nghiệp nông thôn là vấn đề thị trường. Thị trường nguyên liệu cũng như thị trường sản phẩm còn hạn chế, do đó, phát triển thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định và phát triển sản xuất trong công nghiệp nông thôn.

Thứ sáu, trong quá trình phát triển công nghiệp nông thôn cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Một thực tế hiện nay là các cơ sở sản


xuất trong công nghiệp nông thôn đang trong tình trạng ô nhiễm khá nặng mà chưa có cách giải quyết hợp lý. Vì vậy, phát triển công nghiệp nông thôn phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề cơ bản cho sự phát triển bền vững.

Thứ bảy, chính sách cho công nghiệp nông thôn. Chính sách ưu đãi luôn có tác động tích cực đến quá trình huy động các nguồn lực cho công nghiệp nông thôn phát triển. Các chính sách như khuyến công, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ quản lý sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thông tin thị trường,… là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp nông thôn.


Chương 2‌‌

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY


2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên [43, tr. 23]

Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở khu vực trung Trung bộ, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào. Diện tích tự nhiên 5.065,3 km2, dân số 1.150 nghìn người. Về hành chính, Thừa Thiên Huế được chia thành 8 huyện và thành phố Huế với 152 phường, xã, thị trấn.

Địa hình tỉnh nghiêng thấp dần từ tây sang đông, khu vực núi và gò đồi chiếm khoảng 75%, vùng đồng bằng 16%, đới ven biển khoảng 9% diện tích tự nhiên.

* Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 506.527 nghìn ha với 10 loại đất khác nhau, trong đó đất nông nghiệp là 319.389ha, đất phi nông nghiệp là 74.544ha, đất chưa sử dụng là 112.854ha.

Qua Biểu 2.1.1 ta thấy quá trình sử dụng đất ở Thừa Thiên Huế còn hạn chế, đất chưa sử dụng còn chiếm tỷ trọng lớn: 22,28%. Tuy nhiên, đất chưa sử dụng chủ yếu là vùng đồi núi sâu hoặc cát trắng, trong những năm tới tỉnh cần có kế hoạch sử dụng diên tích này sao cho hiệu quả.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2023