chính sách xuất xứ hàng hoá nhập khẩu, chính sách thuế phải khuyến khích đủ mạnh đối với sản xuất và sử dụng nguyên liệu trong nước. Chính sách và biện pháp quản lý hàng nhập khẩu cần phải chặt chẽ, đồng bộ và kiên quyết hơn nhằm khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng kéo dài giữa hàng nhập lậu trốn thuế với hàng hoá sản xuất trong nước, giảm bớt khó khăn và trở ngại cho các doanh nghiệp trên thị trường nội địa.
3.3.4.4. Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu, nâng cao vai trò điều tiết giá của Nhà nước phù hợp với sự biến động của giá cả trên thị trường
Nhà nước cần đơn giản hoá thủ tục nhập nguyên liệu, nhập hàng mẫu, để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Đơn giản thủ tục thuế nhập khẩu và xây dựng thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu, cải tiến thủ tục hoàn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất hàng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Cho phép doanh nghiệp xuất khẩu nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu đầu vào sau khi xuất khẩu sản phẩm, thay vì phải nộp ngay sau khi nhập khẩu.
Cần rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, đồng thời áp dụng nguyên tắc xuất xứ đối với hàng nhập khẩu từ các nước được hưởng ưu đãi về thuế. Cải tiến thủ tục cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Mục tiêu chính của chính sách giá cả và bảo hộ sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản là làm thế nào để ổn định được sản xuất các sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản, chủ yếu đáp ứng được nhu cầu xã hội ở thị trường trong nước và xuất khẩu với mức giá mà người tiêu dùng chấp nhận được. Ở nước ta, do ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, việc hỗ trợ giá sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực hiện chủ yếu theo mô hình gián tiếp. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, Nhà nước có thể thực hiện phương pháp hỗ trợ trực tiếp trên tinh thần bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn.
Nhà nước cần căn cứ vào vai trò của từng loại sản phẩm, hướng biến động của thị trường để lựa chọn loại sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản theo từng thời điểm.
3.3.4.4. Hình thành quỹ dự trữ thương mại phù hợp với qui mô và cường độ lưu thông của từng loại sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Hệ Thống Lưu Thông Sản Phẩm Của Công Nghiệp Chế Biến Nông, Lâm Sản
- Phát Triển Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Thương Mại, Đặc Biệt Là Ở Nông Thôn, Vùng Sâu, Vùng Xa
- Từng Bước Phát Triển Hình Thức Thương Mại Điện Tử Trong Giao Dịch Sản Phẩm Của Công Nghiệp Chế Biến Nông, Lâm Sản
- Danh Từ Kinh Tế (1987), Nxb Sự Thật, Hà Nội.
- Doanh Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Trên Địa Bàn Các Tỉnh Vùng Bắc Trung Bộ
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 29
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
Quỹ dự trữ thương mại là hình thức được sử dụng phổ biến ở nhiều nước và được thực hiện cả trên thị trường thế giới qua các hiệp định quốc tế về từng loại sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản để ổn định giá. Quỹ này có thể do Nhà nước tổ chức hoặc doanh nghiệp tự đứng ra tổ chức, nhưng thường được Nhà nước cho vay tín dụng không lãi suất hoặc lãi suất thấp. Quỹ dự trữ sẽ mua vào lúc đầu mùa và bán ra lúc giáp hạt để ổn định giá.
Hiện nay, ở nước ta rất cần sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình mua bán và dự trữ những sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản chủ lực như lúa gạo, cà phê, cao su, bông vải để bình ổn giá; mua nhanh với khối lượng lớn, giá cả phải chăng vào đúng vụ thu hoạch tạo nên tâm lý có "cầu” trên thị trường, tránh để giá xuống thấp gây thiệt hại cho người nông dân. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được sử dụng nhằm hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần lãi suất vay vốn ngân hàng để thu mua dự trữ sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản xuất khẩu khi giá cả thị trường thế giới giảm, không có lợi cho sản xuất trong nước; thu mua dự trữ sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản để chờ xuất khẩu theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ; hỗ trợ tài chính có thời hạn đối với một số mặt hàng xuất khẩu bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh hoặc rủi ro do nguyên nhân khách quan,... Hiện nay số lượng tiền vay dùng cho dự trữ thương mại chưa đáp ứng được nhu cầu so với khối lượng sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản hàng hóa cần mua để điều tiết thị trường. Nhà nước cần có cơ chế chính sách hợp lý, kịp thời để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thu mua dự trữ trong mùa vụ và dự trữ thương mại, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để các doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Bên cạnh đó cần khuyến khích các hiệp hội ngành hàng sớm thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng.
3.3.4.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với thị trường hàng hóa nói chung và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng
Cần tăng cường cả về lượng và chất công tác quản lý thị trường, tập trung vào lĩnh vực chống hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng và môi trường sinh thái, đặc biệt là trên địa bàn nông thôn.
Kết hợp giữa hướng dẫn tổ chức thực hiện với kiểm tra hoạt động của thương nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về thương mại, kiểm tra và ngăn chặn việc làm nhái nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản, tạo môi trường pháp lý cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong lưu thông tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Cần cải tiến tổ chức quản lý xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản theo hướng phân khu vực thị trường cho các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu lớn để tạo ra hướng chuyên sâu về khu vực thị trường cho các doanh nghiệp, hạn chế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước trên thị trường khu vực và thế giới làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia. Xây dựng cơ chế tỷ giá lãi suất, thuế, tỷ giá và dự trữ xuất khẩu linh hoạt trong khuôn khổ luật định cho phép.
Tiếp tục hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại các cấp, nhất là ở địa phương. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực các loạt cán bộ đi đôi với đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng và quản lý cán bộ các cấp.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, các chính sách hỗ trợ, điều tiết của Nhà nước đối với thị trường hàng hóa nói chung và thị trường sản phẩm công nghiệp chế biến nói riêng cần phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, cơ chế thị trường. Để làm được điều đó, Nhà nước phải xây dựng được bộ máy quản lý hoạt động có hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu thị trường và các quy luật kinh tế khách quan, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp; sự điều tiết, hỗ trợ của Nhà nước cần phải đúng lúc, đúng nơi và đúng người cần hỗ trợ,
Mở rộng và phát triển thị trường sản phẩm công nghiệp chế biến của Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài, có ý nghĩa cả về kinh tế và chính trị. Đây là một vấn đề khó khăn, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt khi mở cửa hội nhập AFTA và thế giới hiện nay. Chính vì vậy, cần phải vận dụng đồng bộ nhiều giải pháp và tùy từng thời điểm cụ thể, tùy từng mặt hàng mà có thể sử dụng những giải pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay, Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở cả thị trường trong nước, thị trường khu vực, và thị trường thế giới; đồng thời hoàn thiện hệ thống, mạng lưới lưu thông sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Kết luận chương 3:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực, kinh tế quốc tế ngày càng sâu, thực hiện các cam kết thương mại với các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế khác, Việt Nam cần phải có chiến lược và giải pháp đồng bộ để đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa ngay ở thị trường nội địa, thị trường khu vực và thế giới.
Luận án đã làm rõ cơ sở để xác định các quan điểm và định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong quá trình công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ; những giải pháp này bao gồm: Nhóm giải pháp nâng cao khả năng sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ; Nhóm giải pháp về hệ thống lưu thông phân phối sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ; Nhóm giải pháp về thị trường - thông tin và xúc tiến thương mại; Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản và một số kiến nghị với Nhà nước.
KẾT LUẬN
Bắc Trung Bộ là một trong tám vùng kinh tế - xã hội của cả nước, có vị trí địa lý kinh tế, quốc phòng quan trọng. Những năm qua, công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế của cả vùng đạt được mức tăng trưởng khá, chất lượng, hiệu quả.
Tuy vậy, để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản nhằm tạo động lực góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt nước ta đã là thành viên thứ 150 của WTO, công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức khi phải cạnh tranh gay gắt với nước ngoài ngay trên thị trường nội địa, đòi hỏi ngành phải có sự đầu tư đổi mới ở mức độ cao hơn; trong đó, việc xây dựng chiến lược phát triển phải được xác định từ góc độ lợi thế so sánh, đánh giá xác định lợi thế, bất lợi thế để định hướng và có các giải pháp phát huy.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận án đã hướng vào nghiên cứu một trong những nội dung trọng yếu của công nghiệp hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng sau:
1. Hệ thống hoá lý luận về nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với phát triển vùng địa phương (cấp tỉnh) trong quá trình công nghiệp hoá, hội nhập quốc tế; trong đó, sử dụng mô hình hình thoi của Micheal Porter và lý luận về phát triển kinh tế địa phương để luận giải và xác định các nội dung cơ bản phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong phát triển địa phương; xác định mối quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của địa phương; đồng thời xác định phương pháp và đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các địa phương.
2. Luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm số nước ASEAN trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và rút ra bài học cho Việt Nam.
3. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ từ 2001 - 2005; xác định những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh trong vùng.
4. Phân tích, đánh giá các nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ: Xác định lợi thế và bất lợi thế trong phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua; Nội dung tạo lập lợi thế cạnh tranh của các tỉnh trong phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản; Công tác ban hành chính sách và quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
Để đánh giá thực trạng nội dung tạo lập lợi thế cạnh tranh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, luận án đã điều tra khảo sát 2 nhóm ngành tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu các nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua (chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; và nhóm ngành chế biến thực phẩm); kết quả điều tra cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
5. Xây dựng luận cứ khoa học xác định quan điểm, định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với phát triển vùng địa phương vận dụng vào vùng Bắc Trung Bộ. Những định hướng này được thực hiện trên cơ sở sử dụng đồng bộ, linh hoạt các giải pháp đảm bảo về nguồn vốn đầu tư, hướng tới mục đích xuyên suốt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường năng lực khoa học, công nghệ, phát triển con người, nâng cao phúc lợi và đảm bảo công bằng xã
hội, tạo môi trường lành mạnh, an toàn, minh bạch cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên địa bàn.
6. Luận án đề xuất các nhóm giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
7. Luận án cũng đã đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp và đề xuất, kiến nghị đối với Nhà nước nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ một cách hiệu quả./.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. (2002), “Mấy ý kiến về phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ ở tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, số 8.
2. (2006), “Một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 114, tháng 12/2006.
3. (2007), “Một số vấn đề về phương pháp luận phát triển công nghiệp gắn với phát triển vùng”, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, số tháng 1+2/2007.