Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Huyện Phú Quốc Năm 2010, Dự Báo Năm 2015

suối, thác nước (suối Tranh, suối Đá Bàn, thác suối Đá Tranh, suối Tiên...), thảm thực vật… Đó cũng là tiềm năng để phát triển du lịch với các loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch khám phá...

Đặc biệt, trên chiều dài 150 km đường bờ biển bao quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, điển hình là bãi Giếng, bãi Khem, bãi Sao, bãi Vòng, bãi Thơm, bãi Vũng Bầu, bãi Cửa Cạn, bãi Dinh Cậu, bãi Dài... Địa hình bờ biển đảo Phú Quốc, ngoài những bãi biển đẹp thuận lợi cho hoạt động du lịch tắm biển, còn có dạng bờ mài mòn đá gốc ở phía Bắc và các mũi đá gốc chạy sát ra biển tạo nhiều cảnh quan đẹp như Gành Cậu, mũi Tàu Rũ, mũi Ông Đội... Ngoài đảo lớn Phú Quốc, hệ thống các quần đảo An Thới, Thổ Châu... tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp đồng thời còn giữ được nét hoang vu đã làm tăng sức hấp dẫn của du lịch đảo.

Khí hậu của đảo mang tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ấm quanh năm, khí hậu ít biến động thất thường. Rừng chiếm tới 64,12 % 3diện tích tự nhiên và tập trung ở phía Bắc đảo trên dãy Hàm Ninh và dãy Bãi Đại. Trong đó rừng lá rộng ước khoảng 32.000 ha với nhiều loài cây gỗ quý. Động vật đặc hữu của đảo ngoài chó Phú Quốc (Canis dingo), còn có hai phân loài chim là chìa vôi vàng (Mataccillava), và hút mật đỏ (Aethopyga siparaja). Tính quý hiếm của động vật đảo Phú Quốc còn thể hiện ở 23 loài ghi trong Sách Đỏ, trong đó loài có nguy cơ tuyệt chủng là rắn hổ vây, vích, chồn bay, vượn, voọc, gấu

chó...


Môi trường: Du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đảo Phú Quốc đã có nhiều tác động đến nguồn tài nguyên, hệ sinh thái biển và làm ô nhiễm môi trường. Các dịch vụ như lặn biển, buôn bán san hô làm hàng lưu niệm... làm cho nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên bị suy thoái. Các hoạt động neo đậu tàu du lịch, vứt rác thải vào môi trường biển của du khách nhất là khách nội địa cũng làm môi trường biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, hoạt động của các khách sạn, nhà hàng trên đảo gây nhiều áp lực về nước thải và chất thải rắn (mặc dù trước khi được cấp phép hoạt động, các đơn vị này đều ký cam kết xử lý nước thải, rác thải, những thực tế thì vấn đề đó chưa được thực hiện triệt để). Theo tác giả, chính quyền địa phương trên đảo cần phải có những chế tài về vấn đề bảo vệ môi trường, có như vậy mới đảm bảo được phát triển du lịch một cách bền vững.



3 Theo báo cáo của phòng lâm nghiệp huyện Phú Quốc

Dân cư và lao động : Theo số liệu thống kê năm 2010(4*), dân số Phú Quốc khoảng

93.276 người, chiếm 5,67% dân số toàn tỉnh Kiên Giang. Mật độ dân số 156 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng trong đảo và giữa đảo lớn và các đảo nhỏ: tập trung chủ yếu ở thị trấn Dương Đông và các xã thuộc khu vực Nam đảo, riêng các thị trấn Dương Đông, An Thới và xã Dương Tơ chiếm 66% dân số toàn đảo. Các xã thuộc Bắc đảo, dân cư thưa thớt (chiếm 21% tổng dân số toàn huyện), đặc biệt là các đảo nhỏ (chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên; 8,37% tổng dân số toàn huyện: quần đảo An Thới 2,24%, quần đảo Thổ Châu 6,13%); hiện nay 12/40 (3) đảo chưa có dân sinh sống, đó chính là những

điểm đến lý thú trong các tour du lịch khám phá đảo.

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên : 1,3% ở mức trung bình cao (so cả tỉnh:1,09%) (5). Tỷ lệ thất nghiệp : 4,7% /năm (cả tỉnh là 4,68%). Dân số đang làm việc trong các ngành kinh tế tính đến quý 1 năm 2011 (4) là 54.100 người chiếm 58,% dân số. Trong đó chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành thương mại và dịch vụ (69,3%); nông - lâm- ngư (20%); công nghiệp và xây dựng (10,7%). Xu thế hiện nay, cơ cấu lao động trong các ngành có sự chuyển biến theo hướng tích cực: lao động trong các ngành nông – lâm – ngư có xu hướng giảm, trong khi đó lao động trong ngành thương mai và dịch vụ tăng.

Bảng 2.1 Dân số huyện Phú Quốc qua các năm từ 2005 -2010



2005

2006

2007

2008

2009

2010

Số dân (người)

85.005

86.908

89.685

90.013

91.527

93.276

Mật độ dân số(người/km2)

143,12

147,55

152,27

152,97

153,65

156

Tỉ lệ tăng tự nhiên(%o)

15,7

15,2

15,00

14,6

13,7

13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 5

Nguồn : Số liệu tổng hợp, Sở thống kê tỉnh Kiên Giang quý 1 năm 2011


Hiện nay, tổng số lao động tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động dịch vụ, du lịch khoảng 110.000 lao động. Trong đó, lao động qua đào tạo chiếm 1.430/5.217 tổng lao động ngành (100 người có trình độ đại học, 83 người tốt nghiệp trung cấp, gần 70% số lao


4* Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2010

3.Khảo sát của phòng văn hóa – thể thao và du lịch huyện Phú Quốc

5 Phòng thống kê huyên Phú Quốc 2010

4. Báo cáo chính trị đại hội Đảng khóa X huyện đảo Phú Quốc

động cấp quản lý được mời từ đất liền). Số lượng lao động có xu hướng tăng trên 5% /năm, bao gồm cả lao động địa phương và lao động nhập cư. Với mức tăng dân số hiện nay, dự báo trong thời gian tới, mỗi năm Phú Quốc sẽ bổ sung thêm 1500 lao động, trong đó 70% lao động trong các ngành dịch vụ, du dịch.

Đặc điểm kinh tế : Báo cáo tổng kết đại hội X và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010 -2015 của Đảng bộ huyện đảo Phú Quốc đánh giá: "Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 21,2 %. GDP bình quân đầu người 1.696USD (cả tỉnh 1.700 USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm từ 31,8% (2005) còn 24,11% (2010); công nghiệp - xây dựng giảm từ 33,25% (2005) còn 26,63% (2010);

thương mại – dịch vụ tăng từ 35,57% (2005) lên 49,26% (2010)".

Dự báo từ nay đến năm 2015 (6), cơ cấu kinh tế tiếp tục có hướng chuyển biến tích cực: tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng (62%); tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng (24%); nông nghiệp (14%) đều có xu hướng giảm. Doanh thu du lịch tăng 3,29 lần so với 2005, lượng khách bình quân hàng năm tăng 12,02% (đạt 230.000 lượt khách). Du lịch được đầu tư và phát triển mạnh, các dự án dịch vụ, du lịch, vận chuyển hàng hóa, bưu chính... được đầu tư và phục vụ tốt hơn.

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu ngành kinh tế huyện Phú Quốc năm 2010, dự báo năm 2015


Đơn vị CƠ CẤU KINH TẾ PHÚ QUỐC NĂM 2010 30 55 15 CN NN DV CƠ CẤU KINH TẾ 1

Đơn vị :%


CƠ CẤU KINH TẾ PHÚ QUỐC NĂM 2010

30%

55%

15%

CN

NN DV

CƠ CẤU KINH TẾ PHÚ QUỐC DỰ KIẾN NĂM 2015


24%


CN

NN DV

62% 14%

Nguồn : Số liệu tổng hợp, phòng thống kê huyện Phú Quốc quý 1năm 2011


Công nghiệp – xây dựng tiếp tục phát triển, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 133 tỷ năm 2005 lên lên 399 tỷ năm 2010; Xây dựng cơ bản được quan tâm đẩy nhanh tiến độ, hầu hết các công trình dự án lớn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư như sân bay quốc


(6)Báo tổng kết đại hội X và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010 -2015 Đảng bộ huyện Phú Quốc

tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới và các trục đường chính Nam – Bắc đảo, đường vòng quanh đảo...

GDP nông – lâm – thủy sản đạt 233 tỷ đồng, tăng 1,61% so với nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2005 - 2010. Giá trị sản xuất thủy sản trong nhiệm kỳ tăng 71,49%; Sản lượng khai thác thủy sản đến năm 2009 (7)đã đạt 92.755 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 1,66 lần so với năm 2005. Về nông nghiệp chủ yếu là cây tiêu, diện tích tiêu khoảng 500 ha, sản lượng 900 tấn năm 2009.


2.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các loại hình du lịch‌

2.2.1.Vị trí địa lý 8‌

Phú Quốc – một huyện đảo nằm ở cực Tây Nam thuộc vịnh Thái Lan, bốn mặt đều giáp biển. Đảo có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam, chiều dài của đảo trên 50km, nơi rộng nhất là 25km, nơi hẹp nhất là 3 km. Khoảng cách từ Phú Quốc đến thị xã Hà Tiên là 46km, cách thành phố Rạch Giá 115km, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, cách thành phố Cà Mau 200km.

Cảng hàng không Phú Quốc cách cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 300km (mất 45 phút bay). Cách sân bay Rạch Sỏi – thành phố Rạch Giá 130km (mất 20 phút bay), cách sân bay Trà Mốc – thành phố Cần Thơ 190km. Với vị trí đó, Phú Quốc hoàn toàn có thể phát triển ngành hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và với bạn bè quốc tế khi sân bay quốc tế Dương Tơ - Phú Quốc đi vào hoạt động. Tóm lại, Phú Quốc được đầu tư xây dựng thành một khu du lịch bậc nhất ở Việt Nam bởi có các lợi thế cạnh tranh như sau :

- Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, có đường bay ngắn, đường biển gần, thời tiết thuận lợi để đến với những khu vực phát triển năng động khác trong khối ASEAN và những điểm du lịch như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia ...

- Toàn bộ tuyến bờ biển Đông, Tây, Nam, Bắc của đảo đều có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Du khách có thể tham gia hoạt động tắm


7 Phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2010

8 Bản đồ huyện Phú Quốc ở trang phụ lục

biển trong suốt 365 ngày/năm, đây là thế mạnh mà các điểm du lịch biển ở phía Bắc nước ta không có được.

- Phú Quốc do nằm ở vĩ độ thấp, khí hậu nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động nên thuận lợi cho hoạt động du lịch như: tắm biển, lướt sóng, lặn biển hay du lịch dã ngoại...

- Phú Quốc là một huyện đảo nằm cách xa đất liền, không chịu tác động của các khu công nghiệp, các mỏ dầu khai thác, vì vậy chất lượng nước biển và các bãi cát dành cho tắm biển vẫn còn giữ được độ thuần khiết vốn có.

- Huyện đảo Phú Quốc còn có rất nhiều các đảo chưa có dân sinh sống, đang giữ được những nét nguyên thủy của thiên nhiên.


2.2.2.Tài nguyên tự nhiên‌

Địa chất : Phú Quốc có nền địa chất sa thạch là chủ yếu. Mảng địa chất này có liên hệ với nền địa chất của Campuchia thuộc phía Tây Nam của vùng Kompong Som, Kok Kong. Do đó sự phong hóa của loại đá tạo ra loại đất có thành phần cơ giới đất chủ yếu là đất đỏ và đá trầm tích, thích hợp với nhiều loại cây như hồ tiêu, quýt, và một số loại cây ăn quả khác. Một đặc điểm nữa là loại đá trầm tích này được kết cấu hình bình hành nên khả năng giữ nước kém, đá bị bào mòn theo hông. Địa chất động lực ổn định, không xẩy ra động đất và sụt lún. Địa chất công trình tốt, thuận lợi cho xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình lớn như các khách sạn cao tầng, các văn phòng cho thuê...

Địa hình huyện đảo Phú Quốc khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi sông suối và đồi núi, độ cao thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Phía Bắc có dãy núi Bãi Đại với các đỉnh cao trên dưới 200m, dãy núi Hàm Rồng với đỉnh cao nhất 365m và dãy núi Hảo với đỉnh cao nhất 382m. Phía Đông có dãy núi lớn nhất là Hàm Ninh tạo thành hình cánh cung kéo dài hơn 30km theo hướng Bắc Nam, trong đó cao nhất là đỉnh núi Chùa 565m. Phía Nam có dãy Dương Đông và Suối Đá Bàn với các đỉnh cao từ 100 - 150m. Phú Quốc với 99 ngọn núi nối tiếp nhau tạo nên vẽ hoang sơ, hiếm có. Các đỉnh núi cao như Gò Quao (478m), núi đá Bạc (448m), và dãy Hàm Ninh dài 30 km... đã trở thành những điểm đến hấp dẫn và có phần mạo hiểm cho du khách trong hành trình khám phá thiên nhiên với các loại hình du lịch leo núi, du lịch thám hiểm... Dãy Hàm Ninh là dãy núi lớn nhất ở Phú Quốc và cũng là dãy núi bị chia cắt mạnh nhất. Phía Tây Bắc thấp dần ra phía biển hình thành Bãi Dài, phía Nam địa hình thấp dần, xen kẽ những đồng bằng hẹp, những bãi cát

trắng trải dài như Bãi Trường, bãi biển Dương Đông... các chân núi nhô ra bờ biển tạo thành mũi Gành Dầu, mũi Đá Toại, mũi Trâu Nằm, mũi Đá Bạc... Phú Quốc hình thành nên khu du lịch nghỉ dưỡng với một bên là ghềnh đá biếc, một bên là những bãi cát trắng muốt trải dài thẳng tắp. Bên cạnh đó, với địa hình đứt gãy, Phú Quốc tạo nên những khe suối, thác nước đẹp như Suối Tranh, Suối Đá Bàn, suối Tiên... Trong đó Suối Tranh - một tuyệt tác mà thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Quốc, là một điểm đến mà du khách không thể bỏ qua khi đến thăm Bắc Đảo. Ngoài ra, khu vực Suối Tranh còn có động hang Dơi cao trên 300m, động sâu 60m với những thạch nhủ tuyệt đẹp, nơi đây được ví như là sự kết hợp hài hòa giữa Thạch Động của Hà Tiên và Ngũ Hành Sơn của Đà Nẵng.

Khí hậu : Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp, lại lọt sâu trong vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết luôn mát mẻ, mang tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ẩm quanh năm, ít biến động thất thường.

Khí hậu Phú Quốc mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới: Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4m/s, có khi lên đến 24m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 (350C). Đây chính là mùa du lịch, du khách thích đến Phú Quốc vào thời điểm này vì đây là thời điểm có thể tham gia được nhiều hoạt động du lịch ngoài trời như: lướt sóng, thuyền buồm, tắm nắng, tắm biển, lặn, nhảy dù.. Mùa mưa : bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 11, đảo là cửa ngõ của gió Tây – Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao (85 – 90%). Lượng mưa trung bình 414 mm/tháng. Riêng khu vực Bắc Đảo lượng mưa cao hơn (400m/năm); có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.

Lượng mưa trong mùa này là nguồn nước ngọt chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trên đảo.

Bảng 2.2 Bảng so sánh một số yếu tố khí hậu trạm Phú Quốc và trạm Rạch Giá


Chỉ tiêu

Trạm Phú Quốc

Trạm Rạch Giá

Ghi chú

Nhiệt độ TB (0C)

27,1

27,4


Lượng mưa TB (mm)

3.03

2.050


Số ngày mưa TB

174

132

8 tháng / 6 tháng




Độ ẩm TB (%)

83,3

82


Tốc độ gió (m/s)

3,9

3,4

31,7m/s / 17m/s

(ngày/năm)

Nguồn : Số liệu tổng hợp năm 2010 tại trung tâm khí tượng Tây Nam Bộ


Tóm lại, Phú Quốc có khí hậu nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động nên thuận lợi cho hoạt động du lịch như: tắm biển, lướt sóng, lặn biển hay du lịch dã ngoại. Thời gian phân bố mùa mưa giữa Phú Quốc và các khu du lịch trong khu vực có sự khác nhau; Mùa mưa ở Phú Quốc từ tháng 5 đến tháng 10, trong lúc đó mùa mưa ở Singapore, Indonesia, Malaysia... bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, vì vậy, mùa khô chính là mùa du lịch của Phú Quốc, là thời điểm có khả năng thu hút khách du lịch trong nước cũng như khách du lịch quốc tế. Ngoài ra, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Phú Quốc có một nguồn tài nguyên quý giá là thảm rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống cây đặc chủng như: cây kiền kiền, sơn huyết, ổi rừng, kim giao, hoàng dân gia... Các loại động vật quý như: cu li lợn, khỉ đuôi dài, sóc đỏ, trăn gấm, kỳ đà vằn, kỳ đà hoa, đồi mồi, chìa vôi vàng, chồn bay, vượn mà trắng, cá sấu nước ngọt... Đây chính là tiềm năng, là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo xinh đẹp này.

Tài nguyên nước : Chế độ nước của Phú Quốc có liên quan chặt chẽ với chế độ mưa, đặc điểm địa hình và thủy triều, trong đó có đặc điểm nổi bật như: Phú Quốc nằm trong vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, có chế độ nhật triều không đều, biên độ giao động thấp (từ 0,7 – 1,2m). Lượng mưa lớn, địa hình chia cắt mạnh nên Phú Quốc có hệ thống suối khá dày (0,42 km/km2 sông), các con sông suối ngắn và dốc, lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa, vì vậy tình trạng thiếu nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt thường xẫy ra vào mùa khô trên đảo. Nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của cư dân trên đảo khoảng 60 -70 % được lấy từ hồ Dương Đông thông qua trạm cấp nước với công suất 3,3 triệu m3, phần còn lại được lấy từ nguồn nước mưa dự trữ trong các bể chứa nước mưa của người dân địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, cho các hoạt động dịch vụ và cho sản xuất đang gặp nhiều vấn đề cần giải quyết. Số giếng khoan khai thác nước ngầm trên đảo trong thời gian qua tăng nhanh phản ánh sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước, đặc biệt là các khu du lịch. Điều đáng nói là sự khai thác ồ ạt, có thể đưa đến nguy cơ phá vỡ cấu trúc cân bằng của nguồn nước ngầm. Mạch nước ngầm hạ thấp, tạo điều kiện

cho việc xâm nhập mặn, từ đó ảnh hưởng chất lượng nguồn nước mặt. Nguy cơ này ngày càng tăng khi nhu cầu nước cho du lịch, cho sản xuất và sinh hoạt của huyện đảo tăng lên trong thời gian tới.

Để giải quyết vấn đề thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô, "Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020", được chính phủ phê duyệt đã quyết định nhiều vấn đề trong đó có kế hoạch xây dựng hồ dự trữ nước ngọt Dương Đông (rộng 3,5km2, sâu 15m) bằng bê tông cốt thép kiên cố, hồ cung cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Dương Đông, hoàn thành xây dựng 2/4 hồ chứa nước ngọt. Như vậy, cơ bản đến năm 2020, 100% số hộ trên đảo có nước sạch để sử dụng, đảm bảo cho Phú Quốc có thể đón 3 9 triệu lượt khách du lịch/năm. Ngoài ra, Phú Quốc còn có một phương án lấy nước từ đất liền đưa ra qua đường ống. Tuy nhiên, phương án này tính khả thi chưa cao, cần phải nghiên cứu điều chỉnh thêm. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt trên đảo Phú Quốc đã được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng sự đầu tư này sẽ không đủ và không bền vững nếu như không có sự chung tay góp sức của người dân, của các cơ sở sản xuất kinh doanh và của cả những người khách du lịch khi đến nơi đây. Đó chính là chiến lược tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn nước.

Tài nguyên đất : Đất tự nhiên ở Phú Quốc có diện tích 58.922 ha. Cơ cấu sử dụng đất hiện nay gồm: đất nông nghiệp ; đất chuyên dùng ; đất lâm nghiệp và đất hoang hóa. Các loại đất có sự chuyển dịch theo hướng như sau : Tổng diện tích đất nông nghiệp 7.900 ha năm 2000, tính đến năm 2009 giảm xuống còn 7.301 ha. Diện tích đất chuyên dùng tăng từ 537,37 ha năm 2000 tăng lên 669,39 ha năm 2009... Có nhiều nguyên nhân diễn ra sự chuyển dịch trong đó có một số nguyên nhân cơ bản như: Một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng cho mục đích phát triển du lịch và dịch vụ. Theo quy hoạch chung đến năm 2020 7*, sẽ có 3.800 ha đất xây dựng du lịch, đất xây dựng đô thị khoảng 2.300 ha; Diện tích đất khu dân cư tăng trung bình mỗi năm 2.9%, dự kiến vào năm 2020 diện tích khu dân cư là 713 ha. Trong đó, diện tích đất khu dân cư thành thị bình quân

đầu người tăng mỗi năm 6,69%, diện tích đất khu dân cư nông thôn giảm 2,8 %/ năm; Diện tích đất xây dựng đường giao thông tăng từ 243,62 ha năm 2000 lên 400,41 ha năm 2009, dự kiến tăng lên 486,9 ha vào năm 2015.


9 Theo Vietnamnet

7*UBND huyện Phú Quốc, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Quốc giai đoạn 2006 – 2010, tháng 04/2005

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí