Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 2


1.Tính cấp thiết đề tài‌‌‌

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ phát triển, xu thế toàn cầu hóa đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển nhanh và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của thế giới.

Với vị trí đặc biệt quan trọng, nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú, Phú Quốc có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển mạnh mẽ, vững chắc nền kinh tế biển - đảo, trong đó đáng quan tâm nhất là ngành du lịch. Từ những năm cuối thế kỷ XX, số lượng khách du lịch đến với Phú Quốc tăng nhanh, du lịch góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương, làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội huyện đảo có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nếu du lịch chỉ dựa trên thế mạnh về tiềm năng sẵn có (bãi biển dài, cát trắng, nắng, gió và tính hoang sơ…), khai thác một số loại hình du lịch đơn điệu, sản phẩm du lịch mang tính trùng lặp thì ngành du lịch huyện đảo Phú Quốc không đủ sức thu hút khách. Làm thế nào để vừa phát triển du lịch trên cơ sở khai thác được lợi thế so sánh, vừa phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước đó là mục tiêu mà du lịch Phú Quốc cần đạt tới.

Từ thực tế hiện nay của địa phương, tôi chọn đề tài “Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững” với mong muốn góp một phần nhỏ vào mục tiêu khai thác tiềm năng, phát triển đa dạng các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế chủ đạo của huyện.


2.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài‌

2.1.Mục tiêu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Vận dụng lý thuyết về phát triển Du lịch bền vững trên Thế giới và Việt Nam để phân tích tiềm năng, những lợi thế so sánh và thực trạng phát triển các loại hình du lịch ở huyện đảo Phú Quốc, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp xây dựng mô hình phát triển các loại hình du lịch phù hợp trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, nâng cao hiệu quả của ngành và kinh tế chung huyện Phú Quốc đến năm 2020.

2.2 Nhiệm vụ

Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 2


- Tổng hợp một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững trên Thế giới và Việt Nam, vận dụng vào nghiên cứu một lãnh thổ cụ thể là huyện đảo Phú Quốc.

- Khảo sát thực tế, thu thập tư liệu, phân tích tiềm năng, những lợi thế so sánh và thực trạng phát triển các loại hình du lịch trên huyên đảo Phú Quốc.

- Xác định cơ sở xây dựng, đưa ra những định hướng chiến lược, giải pháp phù hợp, xác định đúng cho phát triển một số loại hình du lịch theo hướng bền vững trên huyện đảo Phú Quốc.

3.Các đề tài có liên quan‌

Trước những yêu cầu mới trong phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quốc, ngày 05/ 10/ 2004, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Quí I, năm 2005 Tổng cục du lịch trình Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Phú Quốc theo hướng chủ yếu là du lịch chất lượng cao, gắn với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng”. Quí II, năm 2005 Bộ xây dựng trình Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc”.

Ngoài các đề án, quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quốc được chính phủ phê duyệt, còn có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp khu vực, cấp tỉnh, cấp trường được nghiên cứu và bước đầu áp dụng vào khai thác và phát triển huyện đảo trong đó đặc biệt là các đề tài về phát triển du lịch như:

Khóa luận tốt nghiệp (2004) “Bước đầu phân vùng địa lý sinh thái huyện Phú Quốc nhằm định hướng phát triển DL sinh thái” của sinh viên Vũ Quang - Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM với nội dung: Phân vùng địa sinh thái cảnh quan huyện đảo Phú Quốc nhằm định hướng khai thác, phát triển du lịch sinh thái; Mô tả, tổng hợp các đơn vị địa sinh thái cảnh quan, thiết lập sơ đồ phân vùng địa sinh thái, các dấu hiệu đặc trưng của các đơn vị địa sinh thái từ đó đưa ra định hướng quy hoạch thiết kế một số tuyến điểm, khu du lịch sinh thái ở huyện Phú Quốc.

Đề tài (2005): “Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”, do Bộ xây dựng - công ty tư vấn xây dựng Kiên Giang làm chủ đề tài với nội dung: Thu thập và phân tích các dữ liệu về điều kiện tự nhiên. So sánh về quy hoạch dân cư, các

khu đô thị, các khu du lịch… với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quốc đến 2020 tầm nhìn đến 2030, từ đó xây dựng quy hoạch chung phát triển huyện đảo Phú Quốc đến 2020.

Đề tài (2006): “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch bền vững huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”, do tiến sĩ Trương Thị Kim Chuyên làm chủ nhiệm đề tài với nội dung: Thu thập dữ liệu, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quốc; Các điều kiện tự nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển các ngành kinh tế, các vấn đề xã hội của Phú Quốc đang gặp phải; Xây dựng chiến lược phát triển bền vững bằng công cụ SWOT, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đề ra chiến lược phát triển bền vững du lịch cho huyện đảo Phú Quốc.

Đề tài (2006): “ Du lịch sinh thái Phú Quốc – tiềm năng và triển vọng” của thạc sĩ Lê Thị Lợi với nội dung: Thu thập, nghiên cứu về các tiềm năng tự nhiên, các tài nguyên nhân văn có giá trị trong ngành du lịch. So sánh giữa tiềm năng với thực trạng, tiềm năng với nhu cầu du lịch để từ đó đưa ra những triển vọng phát triển du lịch ở huyện đảo Phú Quốc.

Khóa luận tốt nghiệp (2007) “ Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch bền vững đảo Phú Quốc” của sinh viên Trịnh Anh Tuấn – Trường Đại học Dân lập Hùng Vương với nội dung: Dựa vào các chỉ số để đánh giá tiềm năng vốn có về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch, từ đó đưa ra một số định hướng chung về phát triển du lịch ở Phú Quốc theo hướng bền vững.


4.Giới hạn nghiên cứu‌

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giới hạn lãnh thổ huyện đảo Phú Quốc.

Thời gian nghiên cứu: Các số liệu được sử dụng để nghiên cứu từ 1995 - 2010

Về nội dung: Nội dung đề tài tập trung vào phân tích các tiềm năng, những lợi thế so sánh và thực trạng phát triển các loại hình du lịch làm cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp phát triển các loại hình du lịch theo hướng bền vững trên huyện đảo Phú Quốc.


5.Các quan điểm và các phương pháp nghiên cứu‌

5.1 Các quan điểm nghiên cứu


Quan điểm hệ thống: Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp

chúng ta nắm bắt và điều khiển được các hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất hỗn hợp, có đầy đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống luôn được quán triệt trong nghiên cứu đề tài.

Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Các đối tượng nghiên cứu của địa lí không được tách rời một lãnh thổ cụ thể với những đặc trưng riêng. Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch vụ cho du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc phân tích các tiềm năng và các tác động nhiều mặt cho sự phát triển bền vững du lịch huyện đảo Phú Quốc.

Quan điểm sinh thái bền vững: Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường là một bộ phận không thể thiếu của chính sách sinh thái trọn vẹn. Mục tiêu của du lịch bền vững là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững. Vận dụng những quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải được coi trọng, trong đó các tác động của du lịch đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái cần được tính đến, đảm bảo sự phát triển du lịch trên cơ sở môi trường được bảo toàn một các có hiệu quả và bền vững. Quan điểm sinh thái bền vững được quán triệt như là một quan điểm chủ đạo trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Mọi sự vật hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo quá trình của nó. Nghiên cứu quá khứ để có những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển để có cơ sở đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu


Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp khác nhau, bổ sung cho nhau với mục đích đề tài có cơ sở khoa học và sát với thực.

Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Các tài liệu được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch, tài liệu của

các ngành có liên quan. Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung cập nhật, tác giả đã chọn lọc, tổng hợp và phân tích trong mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau làm cơ sở để nghiên cứu đề tài.

Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối của quá trình tìm hiểu khảo sát, nghiên cứu. Các mối liên hệ về thời gian, không gian, số lượng, chất lượng của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong đề tài thật khó có thể diễn tả một cách ngắn gọn bằng lời nếu không có sự hỗ trợ của bản đồ, biểu đồ.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng công cụ bản đồ, biểu đồ, GIS để phân tích không gian, trực quan hóa các dữ liệu thuộc tính và cung cấp các dữ liệu cần thiết cho việc xây dựng bản đồ.

Phương pháp thực địa: Phương pháp thực địa là một phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử dụng rộng rãi trong địa lý du lịch nhằm tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về đặc trưng lãnh thổ nghiên cứu.

Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luôn được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Phạm Xuân Hậu. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát nghiên cứu thực tế, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia về du lịch, các nhà điều hành du lịch và các nhà lãnh đạo cấp địa phương.


6.Cấu trúc của luận văn‌

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:


Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững và các loại hình du lịch theo hướng bền vững.

Chương II: Tiềm năng và thực trạng phát triển các loại hình du lịch trên huyện đảo Phú Quốc .

Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển các loại hình du lịch theo hướng bền vững trên huyện đảo Phú Quốc.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG‌

1.1. Một số khái niệm‌

1.1.1.Phát triển bền vững‌

Phát triển là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời đại, của mọi quốc gia. Mục tiêu của phát triển bền vững không chỉ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội một cách bền vững nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn đảm bảo những điều kiện môi trường cho con người đang tồn tại và cho thế hệ mai sau.

Theo hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển (World commission of Environment and Development, WCED): “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.


1.1.2.Du lịch và Du lịch bền vững‌

Liên hợp quốc (1963) quan niệm về Du lịch như sau:“ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Pháp lệnh Việt Nam năm 1999 khẳng định: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cứ trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mĩ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, sự đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”.

1.1.3.Phân loại các loại hình du lịch‌

Phân loại theo mục đích thuần túy :


Du lịch tham quan: Tham quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi mặt. Tùy thuộc vào đối tượng tham quan mà có các loại hình:

Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến viếng thăm. Địa điểm đến tham quan là các viện bảo tàng, các di tính lịch sử văn hóa, các địa điểm tổ chức, các lễ hội địa phương, các liên hoan nghệ thuật (liên hoan phim, âm nhạc...), các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Du lịch sinh thái : Là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của khách du lịch. Địa điểm tổ chức du lịch sinh thái là những nơi thiên nhiên được bảo vệ tốt, chưa bị ô nhiễm như các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên...

Du lịch giải trí : Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn để phục hồi sức khỏe (thể chất, tinh thần) sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí càng đa dạng và không thể thiếu được trong các chuyến đi. Do vậy, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần có các chương trình, các địa điểm vui chơi, giải trí cho du khách như: Các công viên vui chơi giải trí, Casino...

Du lịch thể thao không chuyên: Là loại du lịch nhằm đáp ứng lòng ham mê thể thao của mọi người. Khách du lịch tự mình chơi môn thể thao nào đó, không phải tham gia thi đấu chính thức mà chỉ đơn giản là để giải trí. Các hoạt động thể thao được ưa thích như săn bắn, câu cá, chơi golf, bơi thuyền, lướt ván... Để tổ chức loại hình du lịch này cần có điều kiện tự nhiên thích hợp với các cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với từng loại hình thể thao. Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần được huấn luyện để có thể hướng dẫn và giúp đỡ cho du khách chơi đúng quy cách.

Du lịch khám phá: Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Tùy thuộc vào mức độ, tính chất của chuyến du lịch có thể chia thành hai loại hình.

- Du lịch tìm hiểu: Mục đích của chuyến đi là tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường, phong tục tập quán, lịch sử...

- Du lịch mạo hiểm: Qua những chuyến du lịch mạo hiểm, du khách có thể tự thể hiện mình, tự rèn luyện, tự khám phá sức mạnh, ý chí nghị lực của bản thân mình, đặc biệt là giới trẻ. Địa điểm đến thường là những nơi chưa hoặc ít dấu chân người như những con sông, con suối chảy xiết, những ngọn núi cao chót vót, những vùng núi lửa nóng bỏng, những khu rừng rậm rạp, âm u, những hang động bí hiểm...

Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong chức năng quan trọng của du lịch là khôi phục sức khỏe (thể lực, trí lực) của con người sau ngày lao động căng thẳng nên đây là một loại hình du lịch được du khách ưa chuộng. Khi nền kinh tế càng phát triển, con người càng chịu nhiều sức ép của công việc, của môi trường ô nhiễm hay các quan hệ xã hội thì nhu cầu được nghỉ ngơi càng lớn. Địa điểm đến nghỉ ngơi thường là những nơi có khí hậu trong lành, phong cảnh đẹp như các bãi biển, các vùng núi, vùng nông thôn hoặc ven sông hồ, thác..

Mục đích du lịch kết hợp : Là loại hình du lịch mà người thực hiện các chuyến đi do nhu cầu công tác, học tập, hội nghị, tín ngưỡng..., trong đó có sử dụng các dịch vụ du lịch như tham quan, nghỉ ngơi và nâng cao nhận thức về thiên nhiên, đời sống văn hóa nơi họ đến. Dựa vào mục đích có thể chia ra làm 6 loại hình du lịch như sau : Du lịch tôn giáo ; Du lịch nghiên cứu học tập ; Du lịch thể thao kết hợp ; Du lịch công vụ ; Du lịch chữa bệnh ; Du lịch thăm thân nhân.

Phân loại the phạm vi lãnh thổ


Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện, có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía hoặc là du khách hoặc là nhà cung ứng du lịch, phải sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp. Về mặt không gian địa lý, du khách phải đi ra khỏi đất nước mình. Về mặt kinh tế, phải thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch quốc tế có hai loại : Du lịch chủ động (du lịch đón khách) và du lịch bị động (du lịch gửi khách).

Du lịch nội địa (du lịch trong nước): Là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho du khách ở trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi của đất nước mình, chi phí bằng tiền trong nước.

Phân loại theo đặc điểm địa lí :


Du lịch biển : Là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển. Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nét, vì vậy thường tổ

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí