Dự án “Quy hoạch huyện đảo Phú Quốc 2010 - 2020", Phú Quốc sẽ dành nhiều quỹ đất cho xây dựng phục vụ phát triển du lịch. Trong đó tập trung khai thác đưa vào sử dụng diện tích đất chưa sử dụng (11,9%) nhằm hạn chế nguồn đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng. Theo quyết định 1197/2005/QĐ –TTg, Phú Quốc sẽ được quy hoạch 4 sân golf với tổng diện tích 920 ha tại 4 khu vực: Cửa Cạn (150 ha), Gành Dầu (150 ha), An Thới (220 ha), Bãi Vòng (400ha). Các sân golf được quy hoạch nằm trong các khu du lịch chất lượng cao của Phú Quốc.
Tài nguyên rừng: Rừng Phú Quốc khá phong phú với diện tích trên 38.100 km2, chiếm 64,15% diện tích tự nhiên của đảo.
Bảng 2.3 Bảng thống kê tài nguyên rừng huyện Phú Quốc năm 2009
Hiện trạng | Trữ lượng(m3) | ||
Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | ||
Diện tích đất có rừng Rừng tự nhiên Rừng lá rộng Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo Rừng non phục hồi đường kính lớn Rừng non phục hồi đường kính nhỏ Rừng tràm Rừng ngập mặn Rừng trồng | 38.536 37.233 33.471 381 2.236 7.537 11.227 12.090 3.678 80 1.303 | 100 96,6 89,8 1,0 6,0 20,2 30,1 32,4 9.8 0,2 3,38 | 1.422.076 1425705 57.396 136.312 248.721 295.316 687.360 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật
- Những Yêu Cầu Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Bền Vững
- Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Huyện Phú Quốc Năm 2010, Dự Báo Năm 2015
- Những Lợi Thế So Sánh Về Tiềm Năng Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch
- Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 8
- Sử Dụng Lao Động Trong Ngành Du Lịch
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu thống kê phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2010
Trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm 96,6%, rừng trồng chiếm 3,38%. Rừng như là một lá phổi xanh ở giữa biển cung cấp nguồn sống cho cư dân trên đảo bởi màu xanh và sự
nguyên sơ của đảo. Rừng Phú Quốc là nơi giao nhau của ba khu hệ thực vật: khu hệ thực vật Malaixia, khu hệ thực vật nóng khô Miến Điện và khu hệ thực vật Hymalaia, vì vậy rừng rất phong phú về hệ thực vật và động vật. Độ che phủ cao nhất của rừng tập trung ở vùng Bắc Đảo với diện tích 14.400 ha (bao gồm dãy Hàm Ninh, dãy núi Bãi Dài). Hiện nay rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm như kiền kiền, chai, săng lẻ, dầu lông…Có khoảng trên 400 loại thú, chim, bò sát, ếch nhái. Thú lớn trên đảo ít chỉ có nai, cầy, khỉ vàng, vượn tay trắng, sóc chân vàng, sấu đỏ, cá sấu nước ngọt…trong đó vượn tay trắng, cá sấu nước ngọt được nhà nước xếp vào danh sách động vật quý hiếm cần được bảo vệ nhưng đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Rừng Phú Quốc có ý nghĩa sống còn trong việc giữ nước cho đảo và cảnh quan du lịch hơn là giá trị thuần túy của nó. Ở chừng mực nào đó, vườn quốc gia Phú Quốc được xem là một khu bảo tàng gien, có ý nghĩa trong việc lập các khu bảo tồn, khu du lịch sinh thái nhằm phục vụ cho học tập, nghiên cứu và cả cho hoạt động du lịch sinh thái kết hợp.
Tài nguyên sinh vật biển: Biển Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, một ngư trường giàu cả về trữ lượng và số lượng loài. Theo đánh giá sơ bộ, có khoảng 0,5 triệu tấn hải sản các loại, hàng năm có khả năng khai thác trên 200.000 tấn, trong đó cá cơm (là nguồn nguyên liệu quý giá làm nên chất lượng nước mắm Phú Quốc nổi tiếng), cá trích (để tạo nên một món ẩm thực đặc sắc là gỏi cá), các loại tôm hùm, rùa biển, cá, cỏ biển, các loại hải sản quý như dugong, san hô…Thêm vào đó, với 150km đường bờ biển, Phú Quốc được thừa hưởng những bãi cát trắng dài, sạch và đẹp tạo nên cảnh quan du lịch tự nhiên, lý tưởng, phù hợp để khai thác loại hình du lịch tham quan, tắm biển, thể thao biển, lặn biển, xem san hô, xem các loại động thực vật biển… tất cả những tiềm năng đó tạo sức hấp dẫn đối với du khách.
Bên cạnh đó, san hô và cỏ biển là những nguồn tài nguyên quý giá góp phần làm đa dạng các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch của huyện đảo Phú Quốc. San hô được phân bố tại các điểm như khu vực Gành Dầu và 8 đảo nhỏ ở phía nam An Thới với tổng diện tích 2.500 ha và 12.000 ha cỏ biển ở vùng Đông Bắc đảo. Hiện nay, Phú Quốc có các khu cung cấp bảo tồn biển như: khu bảo tồn san hô An Thới, khu bảo tồn cỏ biển tại Đông và Đông Bắc, chủ yếu là khu vực ven biển ở Hàm Ninh. Chất lượng của các bãi san hô và cỏ biển ở Phú Quốc hầu như còn nguyên vẹn, chưa bị tác động nhiều của con người, vì vậy, đây chính là điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu và khám phá. Hiện nay,
Phú Quốc còn có các dự án10 như “Điểm trình diễn Rạn san hô và Thảm cỏ biển tại Phú Quốc” của tổ chức Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), hay chương trình trồng cỏ biển tại Hàm Ninh của Viện Hải dương học Nha Trang… hứa hẹn sẽ mở ra các loại hình du lịch đặc sắc.
2.2.3 Tài nguyên nhân văn
Dân cư và lao động: Năm 2010, 8*dân số huyện Phú Quốc chiếm 5,46% dân số toàn tỉnh (bảng 2.4). Cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 58% (cả tỉnh là 55,3%), mức gia tăng tự nhiên trung bình 1,3%. Dự báo mỗi năm Phú Quốc có thêm 1.500 lao động, đây chính là tiềm năng và cũng là thách thức đối với vấn đề việc làm, các vấn đề xã hội mà địa phương cần giải quyết.
Về địa bàn cư trú: Tỷ lệ dân thành thị chiếm 51%; nông thôn: 49%. Trong đó người Kinh (97%), người dân tộc Hoa (2,1%), còn lại là người dân tộc Khmer (0,8%). Tỷ lệ gia tăng cơ học trên toàn đảo cao (3,1%/ năm). Nguyên nhân là do nguồn di dân từ đất liền ra đảo để tìm kiếm việc làm. Đây cũng chính là nguồn nhân lực bổ sung cho huyện Phú Quốc nhưng cũng là khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm, vấn đề nhà ở và các vấn đề phúc lợi xã hội khác.
Bảng 2.4. Dân số huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2010
Kiên Giang | Phú Quốc | ||
Tổng số dân (người) | Tổng số dân (người) | % | |
2006 | 1.640.834 | 85.740 | 5.23 |
2007 | 1.659.113 | 87.712 | 5.28 |
2008 | 1.676.467 | 89.605 | 5.34 |
2009 | 1.692.058 | 91.447 | 5.41 |
2010 | 1.707.050 | 93.276 | 5.46 |
10 Sở nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
8* Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2010
Nguồn: Niên giám thống kê, Phòng thống kê tỉnh Kiên Giang 2010
Về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế: Tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân tăng: từ 29.916 lao động (2000) lên 40.493 lao động (2010), tăng gấp 1,3 lần so với năm 2005. Nếu tính trong vòng 10 năm trở lại đây (2000 – 2010), lao động trong nhóm ngành công nghiệp tăng 10.847 lao động, lao động trong ngành nông nghiệp giảm 300 lao động, lao động trong ngành thương mại và dịch vụ tăng 9.558 lao động. Năm 2010, tỉ lệ lao động trong ngành thương mại và dịch vụ chiếm 71,41% (trong đó cả tỉnh 14,4%, cả nước 25,3%. Điều này chứng tỏ rằng: lao động đang có xu hướng chuyển dịch do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Bởi thế, Phú Quốc phải có chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ mới.
Bảng 2.5 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tại huyện Phú Quốc giai đoạn 2000 – 2010
Nông lâm ngư | Công nghiệp và xây dựng | Thương mại và dịch vụ | Tổng số lao động (người) | ||||
Tổng số (người) | % | Tổng số (người) | % | Tổng số (người) | % | ||
2000 | 7.017 | 23,45 | 3.268 | 10,09 | 19.631 | 65,65 | 29.916 |
2002 | 7.212 | 23,10 | 3.359 | 10,76 | 20.647 | 66,13 | 31.218 |
2004 | 6.965 | 18,97 | 4.01 | 12,39 | 22.134 | 66,72 | 33.170 |
2006 | 6.912 | 20,03 | 4.236 | 12,44 | 22.890 | 67,24 | 34.038 |
2008 | 6.711 | 18,35 | 4.448 | 12,16 | 25.408 | 69,48 | 36.567 |
2010 | 6.617 | 16,33 | 4.957 | 12,24 | 28.919 | 71,41 | 40.493 |
Nguồn : Số liệu tổng hợp, Phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2011
Về chất lượng lao động : Lao động trong hoạt động thương mai – dịch vụ có tăng (bảng 2.5). Tuy nhiên chất lượng lao động trong ngành du lịch chưa cao, số lượng lao động qua đào tạo chỉ chiếm 23,5% (năm 2005) đến năm 2010 mới chỉ tăng lên đến 27,5%. Có trên 80% lao động trong ngành du lịch không giao tiếp được bằng tiếng Anh, cũng như các ngoại ngữ khác (ở mức đơn giản). Lao động mù chữ trong ngành du lịch có giảm song vẫn còn chiếm 6,82% lao động, trong đó chủ yếu làm các công việc như : tạp vụ, làm vệ sinh, chăm sóc cây cảnh... Chất lượng lao động còn thấp đã làm hạn chế sự phát triển du lịch, do đó các cấp, các ngành có liên quan cần đưa ra các giải pháp giải quyết kịp thời.
Bảng 2.6 Chất lượng lao động trong ngành du lịch năm 2005 so với năm 2010
Tổng lao động (người) | Có trình độ ĐH và CĐ (người) | Có trình độ trung cấp (người) | Chưa qua đào tạo (người) | |
2005 | 2.678 | 42 | 587 | 2.049 |
2010 | 5.217 | 100 | 1.330 | 3.787 |
Nguồn : Số liệu tổng hợp, Phòng lao động và thương binh xã hội Phú Quốc năm 2011
Bảng 2.7: Số lao động chưa biết chữ trong ngành du lịch huyện đảo Phú Quốc
Tổng số lao động | Số lao động không biết chữ | ||
Tổng số (người) | Tổng số (người) | % | |
2005 | 2.678 | 532 | 19,86 |
2010 | 5.217 | 356 | 6,82 |
Nguồn : Số liệu tổng hợp, Phòng lao động và thương binh xã hội Phú Quốc năm 2011
Văn hóa bản địa: Trước đây, cha ông ta đến Phú Quốc có lẽ không nhằm mục đích du lịch mà do nguyên nhân này hay nguyên nhân khác trong cuộc mưu sinh hoặc do những cơn biến động lớn lao của lịch sử. Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn chưa đủ tư liệu để khẳng định một cách chắc chắn cư dân bản địa xa xưa ấy thuộc tộc người nào? Từ đâu đến? Văn hóa của họ ra sao?. Văn hóa bản địa của Phú Quốc được định vị trong khoảng trên dưới ba
trăm năm kể từ khi hòn đảo này xuất hiện những cụm dân cư đầu tiên đến đây sinh sống. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vào thế kỷ XVI – XVII có một bộ phận cư dân từ miền Bắc, miền Trung và một nhóm người Hoa đến Phú Quốc sinh cơ, lập nghiệp. Hiện nay, qua khảo sát, trên đảo Phú Quốc có hai tộc người chính là Việt và Hoa, người Khmer rất ít. Người Việt phần lớn có gốc từ miền Trung, tộc người Hoa chủ yếu người Hải Nam. Nhưng phải đến đầu thế kỷ XVIII (1708), khi Mặc Cửu lập trấn Hà Tiên, tự nguyện sát nhập vào lãnh thổ của chúa Nguyễn (Đàng Trong) thì Phú Quốc mới thực sự hoàn thiện cộng đồng Việt, nhưng lại có dấu ấn riêng, khá độc đáo. Do đặc điểm trên, nền văn hóa Phú Quốc, trước hết là văn hóa dân gian là dòng văn hóa tích hợp từ nhiều nơi khác nhau, cả trong nước lẫn ngoài nước, hình thành nên một dòng văn hóa bản địa bao gồm cả vật thể và phi vật thể. Đó chính là giá trị tinh thần, thuộc về đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của người dân lao động.
Ngày nay, Phú Quốc được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ban hành những chính sách ưu đãi để biến nơi này thành trung tâm lớn về du lịch sinh thái về du lịch nghĩ dưỡng chất lượng cao. Bởi thế, hơn bao giờ hết, nền văn hóa bản địa cần phải được quan tâm, chú ý. Đây không những để mời gọi, níu giữ khách mà còn làm cho Phú Quốc phát triển nhưng vẫn là Phú Quốc, Phú Quốc không thể là một bản coppy của một nơi nào khác. Du khách đến Phú Quốc vừa để thưởng ngoạn, vui thú với thiên nhiên vừa để tận hưởng những giá trị tinh thần mà nơi đây mang lại. Giá trị tinh thần được thực thể hóa qua các biểu hiện văn hóa như: tập quán, sản vật, tín ngưỡng đến nghệ thuật, tôn giáo đến tâm linh và di tích lịch sử. Nói tóm lại, từ phương diện văn hóa, du lịch Phú Quốc có nhiều ưu thế, ưu thế lớn nhất đó là nét độc đáo mà người dân Phú Quốc phải trải qua quá trình xây dựng và bảo vệ lâu dài mới có được.
Văn hóa cộng đồng: Là một bộ phận của văn hóa Việt Nam, văn hóa Phú Quốc cũng mang những nét đặc trưng của nền văn hóa gốc nông nghiệp. Nhưng do địa lý tự nhiên và đặc điểm dân cư, văn hóa Phú Quốc có những dấu ấn đặc thù: thông thoáng trong giao tiếp, nhưng lại chặt chẽ trong văn hóa ứng xử. Người Phú Quốc bản địa nặng về tình hơn lí, coi trọng việc làm hơn lời nói, tính khí bộc trực, cởi mở và kiên định, chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng nhưng không đóng kín trong giao tiếp.
Tính cộng động của cư dân Phú Quốc bản địa không chỉ được biểu hiện ở tổ chức bữa ăn (chung nồi cơm, tô canh, chén nước chấm, uống chung li rượu…) mà còn biểu hiện ở
thiết kế xóm làng. Trước đây, Phú Quốc đất rộng người thưa nhưng nhiều ngôi làng ven biển lại bao gồm những ngôi nhà sàn ở bên cạnh nhau, thậm chí sát vách nhau. Tinh thần cộng đồng chặt chẽ khiến người dân Phú Quốc mộc mạc, chân thật, thấm đậm nghĩa tình. Đặc điểm này làm cho du khách đến đây không thể không ngẫm nghĩ và lưu luyến khi được sống trong không gian đó.
Văn hóa dân gian Phú Quốc hầu như không thiếu một thể loại nào, từ truyền thuyết đến ca dao, hò, vè... Đó là những sáng tác dân gian gắn với đời sống lao động và sinh hoạt của cư dân trên đảo qua những bước thăng trầm của lịch sử. Nhiều câu truyện li kỳ, nhiều lời ca điệu nhạc làm say đắm lòng người từ xa xưa góp phần làm nên cái hồn Phú Quốc. Đây chính là nét riêng của Phú Quốc để thu hút khách du lịch.
Chùm truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực: Cư dân Kiên Giang nói chung, Phú Quốc nói riêng tôn thờ Nguyễn Trung Trực (thường gọi ông là ông Nguyễn hay cụ Nguyễn), người anh hùng dân tộc chống Pháp. Tại xã Gành Dầu (Phú Quốc) có ngôi đền thờ ông Nguyễn khá trang trọng, nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận tụ về ngôi đền thờ cụ để tưởng niệm. Nhưng truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực mang màu sắc tín ngưỡng rất rõ, hay truyền thuyết Bà Lớn Tướng – Lê Kim Định, truyền thuyết đứa con và nải chuối vàng, truyền thuyết về cụ Nguyễn bị sa vào tay giặc và hồn của cụ sau khi bị giặc hành hình... Ở Kiên Giang, rất nhiều gia đình ngoài bàn thờ tổ tiên còn có một bàn thờ cụ Nguyễn, họ vẫn tin cụ Nguyễn linh thiêng có thể phù hộ cho họ trong cuộc sống mưu sinh.
Truyền thuyết về tôn giáo: Trên đảo Phú Quốc có nhiều truyền thuyết về các vị tu hành khá li kì. Có truyền thuyết hoàn toàn hư cấu (như chuyện kể nhà sư Vân Du để lại bài kệ trên vách đá ở một ngọn đồi nhỏ trên An Thới, tức sự tích Đá Chữ), có truyền thuyết thực mà hư như (truyền thuyết ông Đại Đụng ở Hàm Ninh). Đáng chú ý hơn cả là truyền thuyết về Ngô Minh Chiếu (1878 – 1932), người được gọi là anh cả của đạo Cao Đài. Từ đó chùa Quan Âm (còn gọi là Chùa Cao) trở thành nơi khai sáng của đạo Cao Đài. Chùa Cao hôm nay tuy không khang trang nhưng ẩn trong đó cả truyền thuyết về một dòng Đạo tiêu biểu cho tính dung hợp trong nền văn hóa Việt.
Về ca dao, dân ca: Do dân Phú Quốc được tụ họp từ nhiều nguồn, đến từ nhiều nơi nên kho tàng dân ca ở đây rất đa dạng về sắc điệu nhưng không pha tạp. Ngoài âm hưởng và hình thức diễn xướng đậm dấu ấn dân ca Nam Bộ (vọng cổ, cải lương, điệu hò, điệu lý…). Dân ca Phú Quốc chịu ảnh hưởng của dân ca miền Trung khá lớn. Có nhiều ý kiến cho rằng,
dân đảo diễn tuồng, ca bài chòi, hò khoan, hò mái nhì mái đẩy, hát ví, hát giặm… rất nhuyễn, không thua gì dân Trung Bộ. Tóm lại, ca dao dân ca và các hình thức diễn xướng dân gian khác trên đất Phú Quốc rất dồi dào, nếu ngành du lịch Phú Quốc bảo tồn, khai thác có hiệu quả thì đây là một thế mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể chắc chắn sẽ thu hút nhiều du khách, nhất là du khách chất lượng cao, bởi họ đến đây không chỉ để ăn, chơi thuần túy mà họ muốn tìm đến một miền đất mới có danh lam thắng cảnh đẹp, có các sản vật quý hiếm và có một nét văn hóa độc đáo.
Các di tích lịch sử: Cùng với Côn Đảo, Phú Quốc là một trong những nơi mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ lựa chọn làm nơi tù đày các chiến sỹ cách mạnh, các nhà yêu nước. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ trên hòn đảo đều gắn với những di tích lịch sử đấu tranh anh dũng của nhân dân ta.
Bảng 2.8 Bảng thống kê các di tích lịch sử - văn hóa huyện đảo Phú Quốc năm 2009
Cấp quốc gia | Cấp tỉnh | Số di tích được đưa vào khai thác theo tour | Các điểm tự phát | |
24 | 1 | 2 | 4 | 17 |
Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2010
Trong đó nổi bật có di tích lịch sử Nhà lao Cây Dừa (tức nhà tù Phú Quốc), đình Thần Nguyễn Trung Trực, Sùng Hưng Cổ Tử, Đình Thần Dương Đông, di tích Dinh Cậu… mỗi di tích gắn liền với một sự kiện lịch sử, một niềm tự hào của người dân trên đảo. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng di tích được đưa vào dưới thiệu trong các tour du lịch chưa nhiều (4/24 di tích). Phú Quốc cần phải khai thác nhiều loại hình du lịch để khai thác hiệu quả các điểm du lịch này.
Khu Tượng và nhà lao Cây Dừa: Mọi người khách khi đặt chân đến Phú Quốc đều biết đến khu Tượng và nhà lao Cây Dừa là hai địa chỉ đón khách đến thăm để hiểu về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và của cư dân trên đảo. Hiện nay, đây là di tích duy nhất trên đảo Phú Quốc được công nhận là di tích cấp quốc gia. Tuy nhiên, do công tác bảo tồn tôn tạo lại chưa hợp lý nên chưa mang lại những giá trị như mong muốn.
Đền thờ Nguyễn Trung Trực: Bất kỳ một du khách nào khi tham gia tour khám phá rừng nguyên sinh Bắc Đảo đều ghé tham quan và thắp hương đền thờ người anh hùng