Nguyễn Trung Trực. Đây cũng là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách nghỉ ngơi. Càng thú vị hơn khi du khách hiểu hết về những hoạt động trong đền thờ, nơi đây không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là nơi hỗ trợ về đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nghèo nơi đây.
Đình thần Dương Đông: Đây là một trong hai điểm di tích mà phòng văn hóa và nhân dân huyện đảo đang đề nghị được công nhận là di tích cấp tỉnh. Đình nổi tiếng là nơi linh thiêng, nơi không những được thờ thần (Thành Hoàng) mà còn là nơi cho con cái báo hiếu cha mẹ, gửi hài cốt thân nhân vào thờ cúng. Đình còn là niềm tự hào của người dân thị trấn Dương Đông.
Các lễ hội: Lễ hội đền thờ Nguyễn Trung Trực là một trong những lễ hội lớn nhất của nhân dân Kiên Giang nói chung, huyện đảo Phú Quốc nói riêng. Lễ chính được bắt đầu từ ngày 27 và 28 tháng 08 (âl), ngoài ra, lễ phụ được diễn ra vào các ngày 14 và ngày 15 (âl) hàng tháng. Vào các ngày lễ hội, Phú Quốc thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Quy mô của lễ hội ngày một lớn hơn, số lượt người tham gia ngày một đông. Lễ hội không còn bó hẹp là tín ngưỡng của người dân địa phương mà nó trở thành một hoạt động văn hóa thường niên thu hút ngày càng đông khách du lịch tham gia.
Sản vật: Phú Quốc với những sản vật có tiếng vang ra nước ngoài như nước mắm, hồ tiêu và loại chó tinh khôn. Những sản vật này đang được khai thác nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ lẻ, thiếu tính quảng bá, các sản phẩm đều đang nằm dạng tiềm năng du lịch. Bởi vì, xu thế của du khách hiện nay là muốn tiếp xúc với những nghệ nhân đã cho ra đời những sản phẩm ấy, cũng giống như khi ta đến Tây Nguyên vừa để uống rượu cần vừa để tìm hiểu nét độc đáo về xuất xứ của loại rượu này chứ không phải chỉ để uống giống như trong một quan bar nào đó.
Nước mắm, hồ tiêu và loại chó tinh khôn ở Phú Quốc đã trở nên quen thuộc với nhiều du khách. Riêng loại chó tinh khôn, không phải tự nhiên mà có, mà phải rải qua quá trình lâu dài người dân ở nơi đây thuần dưỡng. Trên thế giới, có nhiều loại chó tinh khôn, nhưng chó Phú Quốc có khả năng rất đặc biệt: đó là khả năng leo trèo, vượt chướng ngại vật. Khác với họ nhà mèo, tất cả các loại chó đều sợ độ cao. Nếu như để một con chó Berger leo lên độ cao trên 1m là rất khó, người ta phải bỏ đói rồi dùng thức ăn ngon để dụ nó nhưng cũng rất kỳ công mới đạt được thì ngược lại, chó Phú Quốc leo hàng rào, leo cây, leo tường là rất bình thường. Đến Phú Quốc, du khách sẽ chứng kiến cảnh những đàn chó chạy trên mái nhà
đuổi chuột. Có điều, chó Phú Quốc đưa đến địa phương khác rất khó nuôi. Người dân địa phương nói rằng, nó chỉ thích nghi với sông nước, thổ nhưỡng ở hòn đảo thân yêu nay thôi.
Về món ăn miền Biển: Cơm ghẹ Phú Quốc được đưa vào di sản văn hóa vật thể của tỉnh nhà, bên cạnh các món ăn truyền thống như bún cá Rạch Giá, cháo nấm tràm Hà Tiên, cháo mực Kiên Hải, cháo ong An Minh. Phú Quốc còn có những món ăn miền biển nổi tiếng như chả ghẹ, gỏi cá nhòng, cá trích, ốc vá, hào bào, hũ tiếu tôm mục, canh chua sa nghệ, khô thiều, ghẹ Hàm Ninh… Du khách ngồi bên bờ biển hoặc trên các căn nhà sàn lộng gió mà thưởng thức những món ăn này thì có gì thú vị bằng.
Về món ăn miền rừng: Ẩm thực miền rừng cũng không kém gì miền biển. Tuy rượu Sim mới có được thương hiệu nhưng đã có vị trí trang trọng trên các bàn tiệc. Đến Phú Quốc mà uống rượu Tây với các sản vật địa phương thì chẳng còn gì là khoái khẩu. Ngoài rượu Sim, Phú Quốc còn có rượu Mỏ Quạ. Rượu Phú Quốc nhâm nhi với các món ăn dân dã cùng bạn bè tri kỷ…và đó cũng chính là những món quà mà du khách có thể mua về làm quà cho một chuyến đi chơi.
Ở rừng Phú Quốc trước đây dồi dào những món ăn đặc trưng như càng tôm, heo rừng, chồn, rắn, trăn, rùa, kỳ đà, tê tê… cùng với các nhóm lấy từ thực vật như củ năng, đọt (ngọn) cây nhum, đọt (ngọn) cây chà là gai, lá giang, lá sâm, lá mối, măng tre, bình linh, chòi mòi, cơm nguội… Những lâm sản này được người bản địa chế biến bao giờ cũng có cái lạ, cái thú vị riêng. Trong các cuộc kháng chiến ngoại xâm, nhờ những sản vật rừng mà những người yêu nước đã vượt qua sự vây ráp của kẻ thù. Ngày nay, sản vật của rừng trở nên khan hiếm, phần do chiến tranh tàn phá suốt mấy chục năm, phần do khai thác tràn lan, khó kiểm soát. Không còn cách nào khác là phải thực thi nghiêm ngặt luật bảo tồn rừng để rừng Phú Quốc luôn luôn thu hút du khách trong và ngoài nước về đây chiêm ngưỡng. Đồng thời cũng nên khuyến khích nuôi thú rừng trong dân cư một cách an toàn, đúng luật nhằm mục đích du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yêu Cầu Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Bền Vững
- Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Huyện Phú Quốc Năm 2010, Dự Báo Năm 2015
- Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 6
- Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 8
- Sử Dụng Lao Động Trong Ngành Du Lịch
- Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng – Vật Chất Kỹ Thuật Ngành Du Lich
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
2.2.4 Những lợi thế so sánh về tiềm năng phát triển các loại hình du lịch
Về tự nhiên:
Về vị trí tọa độ: Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, có đường bay ngắn, có đường biển gần với nhiều nước trong vùng Đông Nam Á bao gồm: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia, vốn là những nước phát triển mạnh về thương mại và du lịch. Đặc biệt, khi
kênh đào Kra được khai thông, Phú Quốc trở thành một đầu mối trao đổi hàng hóa bằng đường hàng hải quốc tế quan trọng vì Phú Quốc chỉ cách cảng trung chuyển lớn 600km, nếu đi qua vùng biển đảo sẽ rút ngắn khoảng cách về đường hàng hải quốc tế từ Đông sang Tây.
Phú Quốc được xem là trung tâm thương mại, giao thương với các nước trong vùng. Phú Quốc mang tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Kiên Giang nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung. Khi xây dựng phát triển trung tâm du lịch Phú Quốc sẽ thúc đẩy liên hoàn cả vùng du lịch Hà Tiên, Côn Đảo, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cữu Long.
Về khí hậu: Do nằm ở vĩ độ thấp, Phú Quốc có khí hậu nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động nên thuận lợi cho các hoạt động du lịch như tắm biển, lướt sóng, dã ngoại… Ngoài ra, mùa khô ở đây trùng vào thời điểm mùa mưa ở các điểm du lịch trong khu vực như Sigapore, Malaysia… do đó vào mùa du lịch, Phú Quốc có lợi thế cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách du lịch trong vùng Đông Nam Á. Toàn bộ tuyến bờ biển Đông, Tây, Bắc, Nam của đảo đều có thể khai thác cho mục đích du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, du khách có thể tắm biển cả 365 ngày/năm. Với du lịch sinh thái, du khách có thể tham gia leo núi, khám phá các khu rừng nguyên sinh trên đảo. Ngoài ra, hai quần đảo An Thới và Thổ Châu có rất nhiều đảo nhỏ không có người sinh sống, thiên nhiên hoang sơ, là một lợi thế so sánh để khai thác du lịch khám phá đảo hoang, tạo nên điểm nhấn so với các đảo khác trong nước cũng như khu vực (như Bali hay Phuket …).
Về vị thế chính trị - xã hội: Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Đặc biệt, sau sự kiên 1/9, đại dịch SARS hay tình hình bất ổn về chính trị ở Thái Lan, Indonesia, tranh chấp xẩy ra ở biên giới giữa Campuchia và Thái Lan… Việt Nam được mệnh danh là “điểm đến an toàn”, điều đó tạo cơ hội rất lớn cho ngành du lịch phát triển. Du khách quốc tế biết đến Việt Nam nhiều hơn, trong đó Phú Quốc là một trong những điểm đến hấp dẫn, với những chương trình như “Say đắm với thiên nhiên hoang sơ” hay “Say đắm với thiên đường rực nắng”. Phú Quốc thực sự trở thành “thiên đường du lịch” khi chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng đảo thành trung tâm du lịch sinh thái biển – đảo chất lượng cao vào năm 2020.
Về sinh vật biển: Theo kết quả điều tra, trong vùng biển Phú Quốc có 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rặng san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và
62 loài cỏ biển (trong đó 9 11loại đã được ghi nhận), trong đó có nhiều loài quan trọng như trai tai tượng, ốc đun cái. Đặc biệt ở Phú Quốc có loài đồi mồi đến vùng biển này đẻ trứng cũng như sự xuất hiện của loài Dugong, điều đó chứng tỏ rằng, biển Phú Quốc còn nguyên thủy chưa bị ô nhiễm. Các bãi san hô luôn là sức hút đối với những khách du lịch thích khám phá những sinh vật dưới lòng đại dương.
Về bãi biển: Phú Quốc là một huyện đảo, bao bọc bốn phía là biển với tổng chiều dài 150km. Phú Quốc được sở hữu đường bờ biển dài với những bãi tắm đẹp, sóng biển êm dịu, cát vàng óng ánh, không gian yên tĩnh như bãi Trường, bãi Khem, bãi Giếng, bãi Sao, bãi Vòng, bãi Thơm, bãi Vũng Bầu, bãi Cửu Cạn… kết hợp với những ghềnh đá nhô ra ngoài bờ biển như Mũi Dinh, Dinh Cậu, mũi Ông Đội. Thêm vào đó là vị trí xa đất liền, xa các khu công nghiệp, xa các mỏ dầu nên chất lượng nước biển, bãi tắm thì không nơi nào ở Việt Nam có thể so sánh được. Tóm lại, Phú Quốc có đầy đủ tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch biển đảo.
Về rừng: Phú Quốc là một hòn đảo với khí hậu lục địa và duyên dải nên có nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng như: hệ sinh thái rừng cây nguyên sinh cây họ Dầu, hệ sinh thái rừng thưa cây họ Dầu, hệ sinh thái thứ sinh cây họ Dầu, hệ sinh thái rừng trên núi đá, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng Tràm… Thành phần thực vật, động vật ở vườn quốc gia Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, với 470 loại thực vật cao, trong đó 150 loại động vật hoang dã, có nhiều động thực vật quý hiếm, có giá trị đặc hữu. Sinh cảnh chung của rừng Phú Quốc hiện nay có thể được coi là một trong những nơi hấp dẫn nhất trong các khu rừng Nam Bộ. Tóm lại, rừng và vùng đệm vườn Quốc gia Phú Quốc là một trong những nơi lý tưởng cho hoạt động du lịch sinh thái như: tham quan, học tập về rừng nhiệt đới, ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã, cắm trại, leo núi, nghiên cứu khoa học kết hợp với nghỉ ngơi giải trí.
Về nhân văn:
Về văn hóa phi vật thể: Phú Quốc không chỉ nổi tiếng là một hòn đảo có cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn là một vùng đất gắn liền với các truyền thuyết, ca dao, dân ca đặc sắc. Nếu so về chiều dài lịch sử 300 năm hình thành và phát triển, Phú Quốc còn rất trẻ so với nhiều miền quê khác trên đất nước Việt Nam. Nhưng nếu so về bề dày văn hóa thì mảnh đất này đã sản sinh ra một số lượng các giá trị văn hóa phi vật thể đáng ghi nhận. Có truyền
11 Báo cáo của sở Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
thuyết gắn liền với tín ngưỡng, gắn với văn hóa tâm linh, có nhiều lễ hội, đình chùa, miếu mạo thờ cúng những vị thần có công khai đảo và những vị anh hùng đã được dân gian thần thánh hóa. Như cúng bà Kim Giao, cúng cầu an ở đình Dương Đông, cúng Cô Sáu, cúng giỗ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Hầu hết các địa danh du lịch trên đảo đều gắn với một vài truyền thuyết nào đó. Như giếng Ngự, Dinh Cậu, Đồng Bà, chùa Cao, mũi ông Đội, Dinh Bà, mộ Bà Lớn Tướng, Ba Trại, Đá Chữ, Chùa Sùng Hưng, chùa Ông Bổn, đình Nguyễn Trung Trực, đình Dương Đông… đều mang nặng trong đó những giá trị văn hóa từ thuở khai đảo đến nay. Tóm lại, nét đặc sắc của văn hóa phi vật thể của đảo Phú Quốc chính là mảng truyền thuyết, từ truyền thuyết về sự ra đời của đạo Cao Đài, truyền thuyết về Gia Long – Nguyễn Ánh, đến truyền thuyết về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực…có thể nói rằng, tất cả những truyền thuyết lý thú, hấp dẫn đều là nguồn tài nguyên quý giá để ngành du lịch khai thác tạo nên nét rất riêng của Phú Quốc. Du khách đến những địa danh này đều rất hứng thú khi được nghe những mẩu truyện li kỳ về cái mà người ta gọi là “hồn
thiêng sông núi”12, dân dã mà cao siêu, đời thường mà thoát tục. Tuy nhiên, giá trị của
những mảnh văn hóa dân gian này hình như đang ngủ yên và nó vẫn chỉ là dạng tiềm năng trong phát triển ngành du lịch. Nguyên nhân thì có nhiều song cái quan trong là ngay cả hướng dẫn viên du lịch cũng chưa thông tỏ nhiều truyền thuyết gắn với những địa danh mà du khách cần tìm đến. Đây cũng chính là những hạn chế của ngành du lịch ở Phú Quốc nói riêng, du lịch vùng miền Tây Nam Bộ nói chung.
Về văn hóa vật thể:
- Cấu trúc nhà cổ ở Phú Quốc: Nếu như các ngôi nhà cổ ở Hà Ninh (Tây Bắc) thường được xây dựng bằng đá, thì nhà cổ ở Phú Quốc lại được xây dựng bằng gỗ. Nhà cổ Phú Quốc giống như nhà Rông ở Tây Nguyên, đều được làm dạng nhà sàn, tuy nhiên, nó lại mang những nét riêng của nhà sàn vùng sông nước miền Tây Nam Bộ: nhà sàn trong vườn, bên bờ sông, bờ rạch, bờ biển. Mục đích của nhà sàn ở Phú Quốc không phải để tránh thú dữ như vùng miền núi mà là để tránh cát thổi, tránh côn trùng, vì vậy cấu trúc nhà sàn nơi đây đơn giản hơn. Thực tế, quá trình phát triển đô thị đã làm cho Phú Quốc có nhiều đổi khác, những ngôi nhà sàn mất đi, cảnh quan thiên nhiên mất đi cái nguyên sơ của nó. Hiện nay, Phú Quốc chỉ còn sót lại một ngôi làng cổ (với khoảng 15 căn nhà), mọi sinh hoạt trong làng còn nguyên sơ từ nhà ở đến ăn uống, ứng xử vẫn giữ được nét điển hình truyền thống của cư dân bản địa và rất cần được bảo tồn. Có thể nói, nơi đây là không gian văn hóa lý
12 Nguyễn Bá Long – hội văn học tỉnh Kiên Giang
tưởng để xây dựng phát triển loại hình du lịch gia đình với ai muốn trở về Phú Quốc dĩ vãng, theo tác giả thì đây cũng chính là một điểm nhấn của du khách khi muốn tìm hiểu về nét văn hóa còn nguyên sơ của hòn đảo này.
- Nghệ thuật ẩm thực: Không thể thống kê hết các món ăn đặc sản ở Phú Quốc. Với du khách, đến nơi đây, họ không chỉ để ăn mà cái họ còn muốn tiếp cận với cách ăn và nghệ thuật chế biến món ăn. Ẩm thực của Phú Quốc là điểm gặp gỡ, giao thoa cách chế biến của các dân tộc Việt – Hoa – Khmer tạo nên hương vị độc đáo khó lẫn nơi khác. Nét đặc sắc rất Phú Quốc để thu hút du khách bốn phương là ở chỗ: những sản phẩm ấy không chỉ là sự ưu đãi của thiên nhiên mà cao hơn đó chính là ở bàn tay nhào nặn, chế biến đạt đến trình độ điêu luyện, kỹ xảo của con người sở tại. Cũng là sản vật ấy thôi nhưng khi đem đi chế biến ở một địa phương khác thì chắc chắn không thể sánh bằng nơi đây. Với du khách, điều quan trọng mà họ muốn chiêm ngưỡng chính là quy trình làm ra sản phẩm và tài nghệ hơn người của các nghệ nhân.
Tóm lại, phát triển kinh tế biển đảo nói chung, du lịch nói riêng là định hướng chiến lược phát triển của nhiều tỉnh thành trong cả nước khi có được lợi thế về biển. Tuy nhiên, ít nơi nào có được tiềm năng, lợi thế biển như ở Phú Quốc. Nếu như biển Kiên Giang bao la rộng lớn thì biển Phú Quốc là hạt nhân quy tụ nguồn lợi hải sản và cảnh quan môi trường biển. Đánh bắt cá là hoạt động kinh tế quan trọng có từ lâu đời đối với cư dân đảo. Trên đảo đã hình thành những làng chài cổ như lành chài Hàm Ninh, An Thới, Dương Đông. Người dân trên đảo đã gắn bó với khai thác biển từ bao đời nay, những đời sống của họ thực sự được khởi sắc khi hoạt động kinh tế biển gắn với du lịch biển. Làng chài cổ, các nhà thùng, các khu nuôi cấy ngọc trai… trở thành những điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình khám phá đảo. Hàng trăm ngư dân làm nghề lặn trước đây chỉ đơn thuần sống dựa vào nguồn lợi thủy sản thân mềm, đời sống bấp bênh, thì ngày nay, loại hình du lịch bơi, lặn quan sát san hô và câu cá đã góp phần chuyển đổi một lượng lớn lao động trên đảo sang hoạt động du lịch, điều kiện sống được cải thiện đồng thời góp phần bảo vệ môi trường biển. Các làng nghề, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản như hồ tiêu, nước mắm, rượu, các loại khô… đều trở thành sản phẩm du lịch mang thương hiệu riêng của Phú Quốc. Như vậy, du lịch phát triển không “bóp chết” ngành nông nghiệp, hay ngành công nghiệp, ngược lại, đang đưa vị trí các ngành lên một nấc thang mới: sản xuất theo hướng hàng hóa và sản phẩm hàng hóa không chỉ có chỗ đứng ở thị trường trong nước mà còn vươn ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia qua con đường du lịch.
2.2.5.Thực trạng phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc
2.2.5.1.Vị trí du lịch huyện đảo Phú Quốc trong chiến lược phát triển DL Việt Nam
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2010 – 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đã xác định không gian du lịch, các tuyến du lịch, các trung tâm du lịch và các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, trong đó huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang được xác định là một trong 5 khu vực được ưu tiên đầu tư phát triển thành một trung tâm du lịch, nghĩ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các chính sách ưu đãi cao nhất mà Nhà nước ban hành về khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Phát triển du lịch biển - đảo không những làm cho Phú Quốc “thay da đổi thịt”, mà còn thúc đẩy du lịch miệt vườn sông nước Đồng bằng sông Cửu Long phát triển với các tuyến như: Phú Quốc – Hà Tiên – An Giang; Phú Quốc – Cần Thơ; Phú Quốc
– thành phố Hồ Chí Minh; Phú Quốc – Hà Nội; Phú Quốc với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia…
Theo đánh giá của Tổ chức du lịch Thế giới về lợi thế so sánh giữa Phú Quốc và các điểm du lịch biển đảo khác trên đất nước Việt Nam cũng như các nước trong khu vực, có một số thông tin đáng chú ý:
- Bờ biển dài, đẹp, sạch và còn hoang sơ
- Có đầy đủ các cảnh quan thiên nhiên: rừng, suối, sông, biển, núi…
- Có nhiều đảo còn hoang sơ chưa có người sinh sống
- Có diện tích đảo san hô và cỏ biển lớn, còn khá nguyên vẹn
- Vùng biển đảo được UNESCO công nhận là khu bảo tồn sinh vật biển quốc tế
- Có tài nguyên về văn hóa – lịch sử đặc sắc
- Số lượng, chất lượng phòng nghỉ từ loại đạt chuẩn đến các phòng trọ bình dân
Với các yếu tố phân tích trên, khả năng thu hút du khách đến Phú Quốc là một thực tế và là một cơ hội để phát triển. Du lịch Phú Quốc phát triển sẽ hình thành nên một điểm du lịch mới có sức hút mạnh ở phía Nam ngoài Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu… trong quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam.
Vị trí ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương: Phú Quốc - một huyện đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là “điểm nóng”
về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2000 đến nay, GDP bình quân đầu người khoảng 1.700USD/ năm. Cơ cấu kinh tế ngành đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực; Tỷ trọng nông lâm – thủy hải sản giảm từ 31,18% năm 2005 xuống còn 24,11% năm 2010; Công nghiệp – xây dựng giảm từ 33,25% năm 2005 xuống 26,63% năm 2010; Thương mại – dịch vụ tăng 35,57% năm 2005 lên 49,26% năm 2010. Trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, khẳng định vị trí chiến lược trong cơ cấu phát triển kinh tế tỉnh. Theo số liệu thống kê của phòng kinh tế huyện, năm 2009 tổng doanh thu ngành du lịch đạt 647 tỷ đồng, doanh thu từ du lịch tăng 3,29 lần so với 2005. Du lịch chiếm xấp xỉ 18 % GDP toàn huyện, 3,5% GDP cả tỉnh. Điều đó có nghĩa là: Du lịch góp phần chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế địa phương; Nâng cao hiệu quả kinh tế; Giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
Phương hướng nghị quyết Đại hội X Đảng bộ huyện Phú Quốc nhiệm kỳ 2010 – 2015 xác định: “Tập trung phát triển du lịch và các ngành dịch vụ. Phát triển mạnh du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của huyện đảo Phú Quốc. Tập trung đầu tư các cơ sở lưu trú, phát triển đa dạng các loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng… Tiến hành xây dựng thương hiệu du lịch của Phú Quốc”, một lần nữa đã khẳng định rõ vai trò của ngành du lịch và chủ trương đầu tư đẩy mạnh phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện và của tỉnh, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
2.2.5.2.Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch ở Phú Quốc
Phú Quốc có nguồn tài nguyên du lịch phong phú: bao gồm 40 đảo lớn nhỏ; 99 ngọn núi mang đến một nét đẹp hoang sơ; bờ biển dài và đẹp, thêm vào đó là sự đa dạng sinh thái rừng nhiệt đới, có một bề dày về lịch sử văn hóa bản địa… Với tiềm năng đó, hiện nay, Phú Quốc đã phát triển một số loại hình du lịch như: du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thể thao, mạo hiểm; du lịch nghiên cứu, khám phá…
Du lịch sinh thái: Theo đánh giá của ông Seth D.Wennick, tổng lãnh sứ Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh: “Phú Quốc là nơi tuyệt vời, chưa bị tàn phá bởi con người vì vậy rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái”. Du lịch sinh thái ở Phú Quốc được tổ chức thành các tour tham quan, du ngoạn, đặc biệt là những đảo chưa có người sinh sống.
Những điểm du lịch tiêu biểu: