Những Yêu Cầu Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Bền Vững‌

Cơ sở y tế: các cơ sở y tế nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch.

Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa phục vụ du lịch nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội cho du khách cũng như giúp họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình. Đó là các trung tâm văn hóa- thông tin, phòng chiếu phim, phòng triển lãm, câu lạc bộ, nhà hát…

Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, hiệu ảnh, bưu điện… là điều kiện bổ sung giúp cho du khách sử dụng triệt để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những thuận tiện khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch.


1.1.8.Quảng bá du lịch‌

Quảng bá, tiếp thị luôn là một hoạt động quan trọng đối với phát triển du lịch. Khách du lịch không thể khảo sát và kiểm tra điểm tham quan trước khi mua, người tiêu thụ đến với sản phẩm và tiêu thụ nó ngay tại nguồn. Vì vậy cần có kế hoạch đầu tư, xuất bản những ấn phẩm nghe nhìn như đĩa CD, ROM, VCD, sách báo, tranh ảnh... để tuyên truyền và giới thiệu về lịch sử các di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh, tiềm năng du lịch nhằm thu hút sự chú ý của du khách.

Quảng bá du lịch cần được chú ý việc cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng về những vấn đề thực tiễn đang diễn ra từ giá cả, phương tiện vận chuyển, ăn, ở cho đến những nhu cầu về thị thực để tăng sự thỏa mãn của khách, giúp họ nâng cao sự hiểu biết, tăng thêm sự cảm kích và lòng tôn trọng văn hóa và môi trường địa phương. Những thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác sẽ tạo cho khách những sự hiểu lầm và thất vọng. Điều này có thể dẫn đến việc chỉ trích và không lượng thứ đối với cộng đồng địa phương và đôi khi đối với toàn bộ sản phẩm du lịch.


1.2.Những yêu cầu phát triển các loại hình du lịch bền vững‌

Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hòa các yêu cầu sau :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Hệ sinh thái : Phát triển du lịch phải chú ý đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định các loại và các hệ sinh thái. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với giới

hạn cho phép của môi trường. Môi trường thay đổi theo không gian và thời gian, phát triển du lịch phải phù hợp với điều kiện môi trường ở mỗi vùng khác nhau.

Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 4

Hiệu quả : Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động kinh doanh du lịch. Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các hình thức, biện pháp đo lường chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân xã hội thu được thông qua hoạt động du lịch. Việc này đòi hỏi quy mô và sự ổn định thích hợp của các thị trường du lịch.

Công bằng : Bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu cá nhân, hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa con người và thiên nhiên.

Bản sắc văn hóa : Bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và các thể chế. Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua chính sách du lịch văn hóa.

Cộng đồng : Cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch và các hoạt động khác có liên quan như công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp...

Cân bằng : Phát triển du lịch phải tạo được sự liên kết, cân đối và hài hòa giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp.

Phát triển : Khai thác các tiềm năng làm tăng khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống. Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng không đồng nghĩa với sự khai thác triệt để và phá hủy môi trường.


1.3.Các nguyên tắc đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững‌

Theo tổ chức du lịch thế giới, phát triển du lịch bền vững cần bảo đảm các nguyên tắc

sau :


- Sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu, duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Tôn trọng bản sắc văn hóa xã hội của các cộng đồng ở các điểm đến, bảo tồn di sản văn hóa và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ và tham gia vào quá trình hiểu biết và chấp nhận các nền văn hóa khác.

- Bảo đảm những hoạt động kinh tế lâu dài, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội, phân phối công bằng hợp lý cho tất cả mọi thành viên và góp phần xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng nơi khách du lịch tới.

- Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có thông tin để tất cả mọi người liên quan có thể tham gia, đồng thời phải có sự lãnh đạo chính trị vững mạnh để đảm bảo tham gia và đồng thuận của mọi người. Thực hiện du lịch bền vững là một quá trình liên tục, đòi hỏi luôn phải điều chỉnh những tác động ảnh hưởng, áp dụng những biện pháp phòng ngừa và điều chỉnh bất kỳ khi nào cần thiết.

- Du lịch bền vững cần thường xuyên duy trì sự thỏa mãn cao độ của khách du lịch, bảo đảm những hoạt động có ý nghĩa cho khách du lịch, nâng cao nhận thức của họ về những vấn đề thuộc về bền vững.


1.4.Những dấu hiệu nhận biết của phát triển du lịch bền vững‌

1.4.1.Số lượng các khu, điểm du lịch được bảo vệ‌

Số lượng các khu, điểm được đưa vào danh sách bảo vệ, tôn tạo được coi là một trong số các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Khu vực nào, quốc gia nào càng có nhiều các khu, điểm du lịch được bảo tồn, tôn tạo chứng tỏ rằng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia đó càng gần với mục tiêu phát triển bền vững.


1.4.2.Áp lực lên môi trường tại các điểm du lịch‌

Việc quản lý áp lực từ hoạt động du lịch lên môi trường là việc xác định những giới hạn biến đổi có thể chấp nhận được về môi trường. Việc thực hiện các thủ tục đánh giá tác động môi trường càng nghiêm túc thì việc thức thi nội dung của phát triển bền vững càng có hiệu quả.


1.4.3.Cường độ hoạt động tại các điểm du lịch‌

Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo xác định được cường độ hoạt động của các điểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn về môi trường, tiêu thụ năng lượng và "sức chứa". Việc giới hạn lượng khách đến trong một chu trình phát triển là một vấn đề quan trọng và cần thiết, điều này sẽ giúp cho việc duy trì và bảo vệ sự đa dạng sinh học, đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng vừa phục vụ sinh hoạt của cộng đồng vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu khách du lịch.

1.4.4.Tác động xã hội từ hoạt động du lịch‌

Các tác động từ hoạt động du lịch thể hiện trên 2 khía cạnh, tác động đến đời sống xã hội, tác động đến môi trường văn hóa. Một trong những tác động từ hoạt động du lịch đến đời sống xã hội đó là tỉ lệ tội phạm trên số lượng khách du lịch. Số lượng du khách gia tăng là một trong những nguyên nhân nảy sinh ra các loại tội phạm xã hội như móc túi, cướp giật, mại dâm, ma túy... Các biện pháp về phạt hành chính, trật tự an ninh xã hội được ban hành là thước đo tính bền vững từ các tác động xã hội của hoạt động du lịch.


1.4.5.Quá trình thực hiện quy hoạch‌

Việc xây dựng kế hoạch và thực thi các dự án quy hoạch du lịch đóng một vai trò quan trọng. Tại một khu du lịch, sự tồn tại của một dự án quy hoạch được tổ chức thực hiện nghiêm túc sẽ là nền tảng quan trọng cho việc duy trì sự bền vững về mặt kiến trúc của một điểm du lịch.


1.4.6.Sự hài lòng của du khách đối với cộng đồng địa phương‌

Việc đánh giá mức độ thỏa mãn của người dân địa phương và của du khách là cơ sở để đánh giá việc thực thi nội dung của phát triển bền vững. Để đảm bảo cho việc thực hiện nội dung này, ngành du lịch rất cần thiết phải tiến hành các hoạt động điều tra phỏng vấn các đối tượng du khách và cộng đồng địa phương. Kết quả điều tra, nghiên cứu là cơ sở, căn cứ chính xác trong việc đánh giá khả năng phát triển bền vững của hoạt động du lịch.


1.4.7.Mức độ đóng góp của du lịch vào sự phát triển của kinh tế địa phương‌

Một dự án phát triển du lịch được hình thành sẽ là tiền đề cho việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dư án bảo tồn tôn tạo các nguồn tài nguyên, các dự án đầu tư cho giáo dục, việc phát triển du lịch phải đảm bảo thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương có diễn ra hoạt động du lịch.


1.4.8.Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững‌

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ du lịch theo hướng bền vững về mặt chuyên môn bên cách những kỷ năng nghề nghiệp giỏi, khả năng giao tiếp tốt, thông qua ngoại ngữ, cần trang bị những kiến thức về sinh thái học, quản lý môi trường, luật môi trường và hệ thống kiến thức sâu rộng về xã hội. Về mặt kỷ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ ngành trở thành

các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hiểu được những mối quan hệ sinh thái và có thể giúp đỡ mọi người đặc biệt là du khách trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên tốt hơn.


1.4.9.Nâng cao trách nhiệm trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch‌

Đối với phát triển du lịch bền vững, hoạt động tuyên truyền, quảng bá là quan trọng. Tăng cường tính trách nhiệm trong công tác tuyên truyền đối với cả khách du lịch và các cộng đồng địa phương, sẽ góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của du khách khi tham gia vào các hành trình du lịch cũng như việc tạo tâm lý thoải mái hơn cho cộng đồng địa phương mạnh dạn tham gia kinh doanh du lịch.

1.5.Sơ lược phát triển một số loại hình du lịch bền vững ở một số nước trên Thế giới và Việt Nam‌

Lựa chọn phát triển loại hình du lịch bền vững là một hướng đi đang được nhiều khu du lịch lựa chọn. Muốn phát triển các loại hình du lịch bền vững sẽ tùy thuộc vào điều kiện của địa phương về môi trường và yêu cầu phát triển cụ thể của khu vực đó. Các loại hình du lịch bền vững thông dụng hiện nay là du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch vì người nghèo, du lịch sinh thái, du lịch xanh đô thị... Tóm lại, tất cả các loại hình du lịch trên đều vươn tới mục đích: vừa giảm tác động có hại lên môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa xã hội vừa giúp tạo ra thu nhập và công ăn việc làm cho địa phương. Tuy nhiên, mức độ thành công như thế nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, vì vậy chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm về sử dụng hiệu quả các mô hình.


1.5.1.Kinh nghiệm các nước trên thế giới về phát triển các loại hình du lịch theo hướng bền vững‌

Trên tinh thần của chương trình Nghị sự 21 về Du lịch, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng và ban hành những chính sách, chiến lược về phát triển du lịch bền vững để đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai lâu dài của ngành du lịch. Những cam kết của các chính phủ về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững đã khẳng định mối quan tâm cao của các nước đến vấn đề môi trường, tài nguyên và sự sống còn của ngành du lịch.

Tại Thái Lan, chính phủ và cơ quan hữu quan phát động phong trào phát triển loại hình du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nước. Chính phủ kêu gọi các khu làng mạc ở vùng nông thôn hãy giữ nguyên vẽ hoang sơ của nó, bảo vệ cây cối và giảm tiếng ồn. Các ngôi nhà cổ cùng lối kiến trúc truyền thống được yêu cầu bảo vệ, các khu nghỉ mát và các địa điểm du lịch ngày có nhiều khu nhà

tranh, nhà gỗ được dựng lên thay vì các nhà cao tầng, khách sạn kiểu Tây Âu đắt tiền. Các bãi biển được làm vệ sinh sạch sẽ, khu nghỉ có thiết kế xây dựng bảo đảm trung thực nhất với truyền thống văn hóa Thái Lan. Sự hấp dẫn của Thái Lan chính là đặc trưng văn hóa độc đáo của đất nước, cứ không phải là sự lai căng các nét văn hóa Tây Âu.

Tại Malaysia, loại hình du lịch “homestay”, loại hình du lịch thu hút khách du lịch han mê khám phá và muốn trải nghiệm cuộc sống. Loại hình du lịch này được tiến hành ở 5 làng: Desa murni Sangang, Desa Murni Sonsang, Desa murni Kerdau, Desa nurni Ketam, Deasa murni Perangap. Đó là những khu làng cách trung tâm Kulalumpur khoảng 90 phút đi bằng ô tô. Mục đích chính của chương trình du lịch là giúp cho du khách được tiếp xúc trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng người dân bản địa, nhằm tạo điều kiện duy trì và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Tại đây, du khách có thể tham gia trực tiếp vào lễ cưới cổ truyền của người bản xứ trong vai trò của người làm chứng hoặc chủ hôn, tham gia vào các chương trình dã ngoại ngoài trời như câu cá, cắm trại, tham gia vào các trò chơi cổ truyền của người bản xứ hoặc tham gia vào cách chế biến các món ăn dân tộc. Tóm lại, phát triển các loại hình du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở phải thỏa mãn các nguyên tắc: Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao mức sống trong tương lai gần và xa ; Thỏa mãn các nhu cầu của số lượng khách du lịch đang ngày càng tăng lên và tiếp tục các hoạt động hấp dẫn; Bảo vệ và giữ gìn môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội.


1.5.2.Một số bài học về phát huy kém hiệu quả khai thác một số loại hình du lịch‌

Loại hình du lịch sex tour ở Thái Lan: Thái Lan là nước điển hình trong vùng đã từ lâu chấp nhận sex tour là một loại hình du lịch hợp pháp. Xã hội Thái Lan chấp nhận hiện tượng mại dân và chế độ thê thiếp. Đại dịch AIDS đã lan tràn trên đất nước Thái Lan và thường xuyên liên quan đến các hoạt động mại dâm, ma túy. Kinh doanh sex tour đã gây khó khăn cho chính quyền Thái Lan. Sex tour là một loại hình du lịch hấp dẫn, là nguồn thu ngoại tệ cao nhưng cũng đã đẩy Thái Lan đến hàng loạt các vấn đề xã hội, ngành du lịch Thái Lan bị mất hình ảnh đẹp, Thái Lan được thế giới biết đến như là thủ đô sex của châu Á, đó là điều mà ngành du lịch Thái Lan cần một thời gian rất dài mới khôi phục được, chính phủ Thái Lan phải mất nhiều năm để giải quyết những hậu quả về kinh tế - chính trị - xã hội.

1.5.3.Sự hình thành và phát triển một số loại hình du lịch ở Việt Nam‌

Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á với dân số hơn 86 triệu người trên tổng diện tích tự nhiên là 329.650 km2. Vẻ đẹp độc đáo và sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên, giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học của một số khu rừng nguyên thủy nhiệt đới, truyền thống lịch sử chống ngoại xâm hào hùng, nền văn hóa phong phú và đặc sắc, sự cởi mở và hiếu khách đã tạo nên tính hấp dẫn đối với du khách nước ngoài.

Tiềm năng là thế, nhưng trong một thời gian dài trước đổi mới, rất ít khách du lịch đến Việt Nam, ngành du lịch đóng góp khiêm tốn trong tổng nền kinh tế. Mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi nước ta tiến hành cải cách kinh tế, phát triển theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch đã tăng nhanh, du lịch phát triển tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với nhiều địa phương trong cả nước.

Hiện nay, du lịch thực sự đã trở thành ngành “công nghiệp không khói”. Hầu hết các địa phương đều tập trung khai thác các tiềm năng để phát triển du lịch bằng cách đa dạng hóa sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc xây dựng các loại hình du lịch một cách bừa bãi và không có kế hoạch, sự gia tăng rác và các loại phế thải, phá hủy san hô để làm vật liệu xây dựng đã làm giảm sút chất lượng môi trường du lịch. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về môi trường cho rằng du lịch Việt Nam đang đứng trước vấn đề ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt các loại hình du lịch biển, du lịch hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các vùng sình lầy ven biển và hệ sinh thái san hô. Nhiều tổ chức kinh doanh khai thác lĩnh vực du lịch vì quá tập trung vào các lợi ích kinh tế trước mắt đã khai thác không hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch địa phương. Tại một số nơi du lịch, văn hóa bản địa độc đáo của người dân địa phương ít nhiều bị tổn hại khi đột ngột mở cửa cho du khách tới tham quan mà không có sự chuẩn bị đầy đủ đến mức cần thiết

CHƯƠNG 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

2.1.Khái quát huyện đảo Phú Quốc

Huyện đảo Phú Quốc gồm 40 (2) hòn đảo lớn nhỏ (bao gồm: Thổ Châu gồm 8 đảo

1.395 ha; Hòn Thơm gồm 18 đảo 749 ha; Gành Dầu gồm 5 đảo 5 ha; Bãi Thơm 7 đảo 47 ha; Cửa Cạn 1 đảo 0,3 ha) với tổng diện tích 58.922 ha, trong đó đảo Phú Quốc với diện tích 56.726 ha chiếm 96,3% tổng diện tích tự nhiên. Đảo Phú Quốc với tọa độ 9045’ - 10028’ vĩ độ Bắc; 103055’ – 104005’ kinh độ Đông thuộc vùng biển Tây Nam nước ta. Khoảng cách rộng nhất 25 km và nơi dài nhất 50km, đảo có 99 ngọn núi với ngọn núi cao nhất ở độ cao 603m.

Phú Quốc được chia thành 8 xã và 2 thị trấn, trong đó thủ phủ là thị trấn Dương Đông nằm ở phía Tây Bắc đảo. Nếu tính về khoảng cách đến trung tâm đô thị các nước Đông Nam Á thì đây là điểm gần nhất so với bất kỳ vị trí nào ở Việt Nam: Cách điểm gần nhất của Campuchia là 3km; Cách khu công nghiệp du lịch Thái Lan khoảng 500km; Miền đông Malaysia 700km; Cách Sigapore 1.000 km. Đặc biệt, khi kênh đào Kra đưa vào sử dụng, Phú Quốc sẻ trở thành đầu mối trao đổi hành hóa bằng đường hàng hải quốc tế quan trọng. Như vậy, việc đón các tàu khách du lịch quốc tế ghé ngang kết hợp các tour du lịch trong khu vực các nước lân cận sẽ giúp Phú Quốc có nhiều lợi thế cạnh tranh để phát triển du lịch.

Ngoài ra, với vị trí địa lý của đảo, Phú Quốc đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái thích hợp như: Rừng ngập mặn ven biển; Rừng nguyên sinh trên đảo và đặc biệt là hệ sinh thái biển độc đáo như: Rặng san hô và các thảm cỏ biển phong phú là nơi trú ngụ của các loại sinh vật biển rất đa dạng, trong đó có những loại sinh vật quý hiếm như bò biển, cá heo… có giá trị kinh tế, sinh thái vô cùng quan trọng và đó cũng là nguồn tài nguyên hấp dẫn của ngành du lịch đảo.

Về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Ngoài vị trí thuận lợi trong giao lưu hàng hải quốc tế, Phú Quốc còn có phong cảnh đẹp, thơ mộng và huyền bí: Đảo có 99 ngọn núi, đỉnh cao nhất là đỉnh Núi Chùa (565 m), tiếp đến là núi Gò Quao (478m), núi Ông Thầy (438m), núi Đá Bạc (448m và 365m)... Dãy núi lớn nhất là dãy Hàm Ninh chạy dọc theo bờ biển phía Đông Bắc đảo. Sự đa dạng về địa hình tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn như khe


(2 )Ts Nguyễn Xuân Niệm , “Khu dự trử sinh quyển biển”

Ngày đăng: 10/03/2023