(2016), các hoạt động du lịch ít có tác động tích cực tới lợi ích kinh tế của cộng đồng ở điểm du lịch. Tuy họ có thêm một lượng công ăn việc làm, có thể giúp họ giảm nghèo, bớt đói, nhưng những điều đó không thể bù đắp được những tổn thất mà họ phải chịu như ô nhiễm môi trường do du lịch, các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, trộm cắp.
Trong những năm qua, doanh thu từ hoạt động du lịch của TP. HCM cũng có có sự gia tăng lớn từ 3.762 tỷ năm 2001, tăng lên 13.350 tỷ vào năm 2005. Trong giai đoạn 2008 - 2012, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng du lịch của TP.HCM vẫn có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Doanh thu du lịch giai đoạn 2006 – 2012 tăng trưởng bình quân đạt 27%/năm. Năm 2006, doanh thu du lịch đạt 16.200 tỷ đồng, đến năm 2012 đã là 71.279 tỷ đồng. Riêng năm 2013, doanh thu đạt 83.191 tỷ đồng, chiếm 41,59 % tổng doanh thu du lịch cả nước, và đóng góp 10,88% GDP của thành phố. Trong những năm 2014 - 2017 doanh thu từ hoạt động du lịch của thành phố tiếp tục gia tăng: năm 2014 là 85.000 tỷ đồng, năm 2015 là 94.671 tỷ đồng, năm 2016 là 103.000 tỷ đồng, năm 2017 là 115.978 tỷ đồng.
Bảng 2.4. Doanh thu và tốc độ tăng của doanh thu du lịch TP.HCM so với cả nước giai đoạn 2005 - 2017
Doanh thu của TP.HCM (tỷ đồng) | Doanh thu của cả nước (tỷ đồng) | Tốc độ tăng doanh thu % | Tỷ lệ % so với cả nước | |
2005 | 13.350 | 28.800 | 23,47% | 46,35 % |
2006 | 16.200 | 36.000 | 21,35% | 45 % |
2007 | 24.000 | 56.000 | 48,15 % | 42,85 % |
2008 | 31.000 | 60.000 | 29,17 % | 51,67 % |
2009 | 38.334 | 68.000 | 23,65 % | 56,37 % |
2010 | 44.918 | 95.000 | 17,17 % | 47,28 % |
2011 | 56.842 | 130.000 | 26,55 % | 43,72 % |
2012 | 71.585 | 160.000 | 25% | 44% |
2013 | 83.191 | 200.000 | 16% | 41,59% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Khai Thác Sử Dụng Nguồn Lực Một Cách Hợp Lý
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Một Số Địa Phương Trong Nước
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh Từ Góc Độ Phát Triển Bền Vững
- Thống Kê Số Lượng Hệ Sinh Thái Nước Biển Ven Bờ
- Hạn Chế Liên Quan Đến Gia Tăng Lợi Ích Đối Với Di Sản Văn Hoá
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
85.000 | 230.000 | 2,17% | 36,95% | |
2015 | 94.671 | 337.830 | 11,30% | 28,00% |
2016 | 103.000 | 400.000 | 9,00% | 25,75% |
2017 | 115.978 | 510.900 | 12,60% | 22,70% |
(Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam)
Sở dĩ đạt được mức doanh thu cao như vậy là do ngành du lịch của TP.HCM đã có những thay đổi đáng kể như tăng cường hoạt động tiếp thị, cải tiến cung cách phục vụ, tạo thuận lợi cho du khách, các điểm đến du lịch đã tạo được sức hút nhất định, an ninh du lịch được đảm bảo...
2.2.2. Hiệu quả về văn hoá - xã hội trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh
Liên quan đến tình trạng văn hoá và xã hội trong phát triển bền vững du lịch, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là dịch bệnh do hoạt động du lịch gây ra. Trong năm 2017, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, nhiều dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào nước ta; trong đó dịch cúm A (H7N9) liên tục ghi nhận tại Trung Quốc (dịch xảy ra từ năm 2013 đến nay vẫn chưa khống chế được), dịch viêm đường hô hấp khu vực Trung Đông (ME S-CoV) tiếp tục bùng phát tại một số quốc gia khu vực Trung Đông. Đặc biệt, bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn là vấn đề y tế công cộng hết sức nan giải trên toàn cầu và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. Hiện bệnh đang lưu hành trên 128 quốc gia với khoảng 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ, mỗi năm có khoảng 390 triệu trường hợp mắc, tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất huyết khoảng 2,5-5%; số người mắc sốt xuất huyết đã tăng hơn 30 lần sau 50 năm qua. Đây là nguy cơ lây nhiễm cho dân cư trên địa bàn TP.HCM bằng con đường du lịch. Chẳng hạn như năm 2016, TP.HCM có 83 người nhiễm virus Zika so với tổng số ca nhiễm trên cả nước hiện là 93 người. Có hai nguyên nhân. Thứ nhất là do muỗi vằn chích. Thứ hai, nguyên nhân nữa có thể xác định là căn bệnh này lây lan qua con đường du lịch. Điều này hết sức rõ ràng ở số nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các nước Thái Lan, Lào và Campuchia. Những nước này đã ghi nhận
có bệnh nhân nhiễm virus Zika. Vì những nước có sự giao lưu về du lịch, lao động với Việt Nam nên người du lịch có thể mang theo virus này trở về Việt Nam.
Về tệ nạn xã hội, theo ghi nhận, tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn TP.HCM hiện nay đang diễn biến phức tạp, hoạt động dưới nhiều hình thức biến tướng, trá hình, thủ đoạn ngày càng tinh vi tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” như cơ sở massage, xông hơi, xoa bóp, nhà hàng, karaoke, quán bar, beer club, vũ trường...Hoạt động của mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới hoạt động mại dâm và mại dâm có yếu tố nước ngoài (trong đó kể cả người nước ngoài mua dâm và bán dâm) thông qua hình thức chào hàng, môi giới mại dâm trên mạng internet, điện thoại ngày một gia tăng.
Không những vậy, tình trạng này đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng phức tạp và ngoài tâm kiểm soát của cơ quan chức năng. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn trong khi các văn bản quy phạm pháp luật chưa kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để xử lý thống nhất, đồng bộ. Mặt khác, tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tội phạm hoạt động mại dâm, môi giới, bảo kê, cho vay nặng lãi và tội phạm mua bán người. Theo báo cáo của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, trên địa bàn TP.HCM đang có trên 3.000 người hoạt động mại dâm và hơn 29.000 cơ sở kinh doanh dễ phát sinh tệ nạn xã hội (Chi cục Phòng Chống tệ nạn xã hội, 2016).
Về di tích văn hoá và bảo tồn di tích cũng không được quan tâm một cách thoả đáng. Trên toàn bộ địa bàn TP.HCM, theo thống kê, hiện nay có 54 di tích cấp quốc gia và 91 di tích cấp Thành phố được xếp hạng. Những di tính này đang nằm trong tình trạng kêu cứu do hầu hết đã xuống cấp. Không những vậy, một số di tích bị thay đổi công năng, tư nhân hóa. Theo số liệu thống kê, chỉ riêng ở Quận 1, trong 05 di tích lịch sử được xếp hàng quốc gia đã có tới 03 di tích bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích. Đó là nơi thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội năm 1929; trụ sở báo Dân chúng; di tích thành lập An Nam Cộng sản Đảng năm 1929.
Nguồn tài chính phục vụ cho việc trùng tu di sản văn hoá chưa được đảm bảo, thể hiện ở số liệu sau:
Bảng 2.5: thống kê nguồn tài chính phục vụ trình tu di sản văn hóa
Số tiền (Tỷ VND) | Tỷ lệ (%) | |
Ngân sách nhà nước | 79,5 | 82,9 |
Đóng góp của xã hội | 16,4 | 17,1 |
Tổng | 95,9 | 100,0 |
(Nguồn: Minh An, 2017)
Tổng kinh phí đầu tư 95,9 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là 79,5 tỷ đồng (chiếm 82,9%), nguồn xã hội hóa 16,4 tỷ đồng (17,1%), phần nào giải quyết được cơ bản tình trạng di tích xuống cấp nặng, tránh nguy cơ đổ sập (Minh An, 2017).
Từ số liệu thứ cấp mà đề tài có được, tác giả nhận thấy rằng, doanh nghiệp chưa thể hiện được trách nhiệm của họ trong việc đóng góp cho công tác bảo tồn di tích và tài sản quan trọng có giá trị lịch sử, văn hoá, khảo cổ. Nguồn đóng góp của xã hội chỉ có 17,1% số tiền phục vụ cho trùng tu, bảo vệ di sản văn hoá. Tỷ lệ đóng góp này rất nhỏ. Quan trọng hơn, hiện nay TP.HCM hoàn toàn chưa có thống kê về đóng góp của doanh nghiệp lữ hành trong mục nguồn đóng góp của xã hội.
Ngoài ra, theo Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích TP.HCM, vừa qua TP.HCM có hơn 20 di tích được trùng tu, tôn tạo, tu sửa cấp thiết, đó là mộ và đền thờ ông Phan Công Hớn, Bảo tàng Mỹ thuật, đình Bình Hòa (mộ và đền thờ ông Phạm Văn Chí), Hội quán Nhị Phủ, đình Nam Chơn, lăng Võ Di Nguy, Hội trường Thống Nhất, đền thờ Hùng Vương (trong khuôn viên Thảo Cầm viên), đình Xuân Hòa, Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn, địa đạo Phú Thọ Hòa, Nhà truyền thống cách mạng người Hoa, Cột cờ Thủ Ngữ, quán Nhan Hương, mộ và đền thờ Phan Chu Trinh, đình Tăng Phú, đình Nhơn Hòa, đình Bình Quới Tây, đình Phú Nhuận, chùa Giác Viên.
Về mặt bản sắc, TP.HCM tuy là một Thành phố tr , nhưng có những giá trị di sản văn hoá hết sức độc đáo. So với Hà Nội hay Huế thì di tích lịch sử ở TP.HCM không nhiều, niên đại muộn, đặc trưng kiến trúc - trang trí thể hiện sự giao lưu văn hóa đậm nét (Nguyễn Thị Hậu, 2015). Ở đây hiện diện cả văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể. Theo tác giả Phạm Phú Cường (2015, tr.17) cho rằng “di sản va n hoá phi
vạ t thể là sản phẩm tinh thần gắn với cọ ng đồng hoạ c cá nhân, vạ t thể và không gian va n hóa liên quan, có giá trị lịch sử, va n hóa, khoa học, thể hiẹ n bản sắc của cọ ng đồng, đu ợc tái tạo và đu ợc lu u truyền từ thế hẹ này sang thế hẹ khác bằng truyền miẹ ng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”. Trong khi đó Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu (2015) chỉ ra những giá trị văn hoá phi vật thể, những di sản văn hoá của TP.HCM một cách cụ thể như một đô thị sông nước, đô thị của sự giao lưu và hội nhập văn hoá, là đô thị mang phong cách phương Tây.
Di sản văn hoá vật thể là sự hiện diện với những kiến trúc với phong cách Châu âu. Đó là những kiến trúc lớn đầy màu sắc Châu Âu như Trụ sở Công ty Vận tải biển Hoàng Gia (Bến Nhà Rồng), Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện, Nhà hát Thành phố, Bảo tàng Thành phố, Bảo tàng Lịch sử, Tòa án, Trụ sở UBND Thành phố. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, TP.HCM có 143 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích Thành phố và di tích quốc gia. Bên cạnh đó có đến 49 di tích kiến trúc nghệ thuật được được công nhận di tích cấp Thành phố, 26 di tích được công nhận cấp Quốc gia. Có di tích là công trình công cộng như nhà hát, tòa án, có di tích là đình, chùa, miếu, hội quán, mộ, lăng hay từ đường, nhà cổ. Về khảo cổ cũng có 2 di tích nổi tiếng: Giồng Cá vồ với 300 mộ chum cách ngày nay 2.500 năm đến 2.000 năm; lò gốm cổ Hưng Lợi, dấu tích của xóm lò gốm Sài Gòn xưa tại phường 16, quận 8 (Báo mới, 2012).
Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc khai thác di tích văn hoá vào hoạt động du lịch là phải đi đôi với hoạt đồng bảo tồn, trùng tu. Thế nhưng, tại TP.HCM, việc trùng tu và bảo tồn các di tích chưa thật sự hiệu quả. Trong thời gian vừa qua, chỉ có khoảng hơn 20 di tích được trùng tu, tôn tạo. Những di tích bày bao gồm Mộ và đền thờ ông Phan Công Hớn, Bảo tàng Mỹ thuật, đình Bình Hòa (mộ và đền thờ ông Phạm Văn Chí), Hội quán Nhị Phủ, đình Nam Chơn, lăng Võ Di Nguy, Hội trường Thống Nhất, đền thờ Hùng Vương (trong khuôn viên Thảo Cầm viên), đình Xuân Hòa, Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn, địa đạo Phú Thọ Hòa, Nhà truyền thống cách mạng người Hoa, Cột cờ Thủ Ngữ, quán Nhan Hương, mộ và đền thờ Phan Chu
Trinh, đình Tăng Phú, đình Nhơn Hòa, đình Bình Quới Tây, đình Phú Nhuận, chùa Giác Viên (Minh An, 2017).
Trong năm 2017 vừa qua, ở TP.HCM có hơn 20 di tích được trùng tu, tôn tạo, tu sửa cấp thiết với tổng kinh phí đầu tư 95,9 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là 79,5 tỷ đồng (chiếm 82,9%), nguồn xã hội hóa 16,4 tỷ đồng (17,1%). Với số liệu này, nguồn vốn ngân sách vẫn chiếm đa số trong việc trùng tu, tôn tạo và tu sửa di tích lịch sử, văn hoá ở TP.HCM. Vốn xã hội hoá chỉ chiếm 17.1%, một tỷ lệ quá ít và chưa thể hiện được sự chủ động của các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Hoạt động khai thác di sản văn hoá vào phát triển du lịch ở TP.HCM, được đánh giá là chưa hiệu quả và còn khiêm tốn. Tuy TP.HCM có nhiều di sản văn khoá nhưng trên thực tế vẫn chưa khai thác hết. Trong tổng số 172 di tích đã xếp hạng của TP.HCM, chỉ có khoảng 40 công trình, di tích là thực sự được du khách trong nước và quốc tế quan tâm, có nhu cầu tham quan du lịch và nằm trong tour của các công ty du lịch, lữ hành (Minh An, 2017). Nếu xét về tỷ lệ, thì chưa tới 30% số di tích đã xếp hạng được đưa vào khai thác. Con số này hết sức khiêm tốn và cho thấy một tỷ lệ không đáng kể lượng di tích tạo ra giá trị cho hoạt động du lịch của TP.HCM.
2.2.3. Thực trạng về môi trường trong phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Môi trường tự nhiên vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của du lịch bền vững. Cho nên việc xem xét môi trường tự nhiên, góp phần đánh giá được một trong ba khía cạnh quan trọng của phát triển bền vững ngành du lịch tại TP.HCM. Về vấn đề môi trường, có nhiều khía cạnh, cụ thể như sau:
Trước hết là vấn đề thu gom và xử lý chất thải. Theo số liệu của Sở Tài nguyên
- Môi trường, mỗi ngày TP.HCM thải ra khoảng 5.800 - 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn. Tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh: 7.500 – 8.000 tấn/ngày (2,7 – 2,9 triệu tấn/năm) (Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM, 2017). Trong đó, khối lượng thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp khoảng 7.900 – 8.050 tấn/ngày.
Bảng 2.6. Khối lượng thu gom rác tại TP.HCM
Khối lượng CTR đô thị | Tỷ lệ tăng hàng năm (%) | ||
Tấn/năm | Tấn/ngày | ||
2000 | 1.483.963 | 4.066 | 3,2% |
2005 | 1.746.485 | 4.785 | 3,7% |
2010 | 2.372.500 | 6.500 | 7,4% |
2015 | 2.628.000 | 7.200 | 8% |
2017 | 2.938.250 | 8.050 | 8,5% |
(Nguồn: Trung tâm tiết kiệm năng lượng Thành phố. HCM, 2017) Số liệu từ bảng trên cho thấy tỷ lệ rác thải của TP.HCM tăng lên ngày càng nhanh và nhiều. Năm 2017 tới 8,5%, năm 2015 là 8%, trong khi đó, năm 2010 chỉ
tăng 7,4%.
Ở phạm vi cả nước, theo thống kê của Tổng cục Du lịch vào thời điểm năm 1995, tổng lượng chất thải rắn từ hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước ước khoảng
11.388 tấn; năm 2000 là 19.146 tấn thì đến năm 2008 con số đó đã tăng lên khoảng
32.273 tấn và dao động gần 50.000 tấn từ năm 2010 - 2012. Tổng lượng chất thải lỏng tương ứng qua các năm 1995, 2000, 2008 là 1.775.394 m3; 2.971.852 m3 và
4.817.000 m3. Như vậy, cùng với sự gia tăng về lưu lượng khách, khối lượng chất thải từ hoạt động du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Nhất là ở các trung tâm du lịch. Áp lực này càng lớn vào mùa du lịch hoặc thời điểm tổ chức lễ hội.
Về lượng nước tiêu thụ của du khách, theo báo cáo của Trung tâm Công nghệ Môi trường lượng nước thải phát sinh từ khách du lịch được thể hiện ở Bảng dưới đây:
Bảng 2.7. Ước tính lượng nước thải phát sinh từ khách du lịch
Đơn vị : Triệu lượt
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 |
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | |
Khách quốc tế | 3,5 | 3,8 | 4,1 | 4,4 | 4,7 | 5.2 |
Khách nội địa | 10,02 | 12,5 | 15,6 | 17,6 | 19,3 | 21,8 |
Tổng nước thải phát sinh (m3) | 2.259.360 | 2.686.464 | 3.204.948 | 3.560.832 | 3.875.616 | 4.256.474 |
(Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tính toán, 2017)
Tổng lượng nước thải phát sinh từ khách du lịch không ngừng tăng lên qua các năm. So với năm 2011, số lượng nước thải phát sinh từ khách du lịch của năm 2016 tăng hơn 80%. Điều này không những tạo ra áp lực trong việc cung ứng nước sạch cho ngành du lịch mà còn gây áp lực trong việc xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động này. Từ lượng khách du lịch ghé thăm và thời gian lưu trú bình quân ta có thể ước tính được lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ khách du lịch với hệ số phát sinh nước thải là 96 lít/người/ngày đêm (Sở Tài nguyên Môi trường, 2017).
Nguồn tài nguyên nước của TP.HCM cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hệ thống kênh rạch chằng chịt vốn được xem là một nguồn tài nguyên thuận lợi cho phát triển du lịch đường sông nhưng cũng chính hệ thống kênh rạch này đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân do bị ô nhiễm nặng bởi nước thải từ khu dân cư, cơ sở chế biến, các khu công nghiệp.
Về % diện tích cảnh quan và di tích bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng cho du lịch. Nhiều cảnh quan và di tích bị xuống cấp trầm trọng. Có thể điểm qua một số cảnh quan du lịch bị xuống cấp như công viên bến Bạch Đằng. Đây từng một trong những công viên có vị trí và nhiều công trình hoành tráng nhất tại TP.HCM với diện tích hơn 23.000m2, có chiều dài 1.325m chạy dọc theo bờ Tây