Thứ ba, phát triển bền vững du lịch cần thiết phải nhấn đến hành động của nhiều chủ thể có liên quan như cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, du khách, công ty du lịch, nhà nước và các chủ thể khác có liên quan.
1.2.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững có những vai trò hết sức quan trọng sau:
Thứ nhất là phát triển du lịch bền vững góp phần thúc đẩy phát triển bền vững nói chung của địa phương và của cả nước. Nếu phát triển du lịch bền vững thành công thì đây là một nguồn đóng góp ngân sách bền vững và có lợi cho ngân sách của quốc gia và địa phương, góp phần tạo nên sự phát triển chung của xã hội.
Thứ hai, phát triển du lịch bền vững góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương với mục đích vừa bảo nguyên giá trị môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo ở địa phương để khai thác chúng một cách hiệu quả, thường xuyên và liên tục trong quá trình phát triển du lịch của địa phương. Đây được xem là một tiêu chí quan trọng đánh giá tính bền vững của du lịch và cũng là một trong những vai trò cốt lõi của du lịch bền vững.
Thứ ba, phát triển du lịch bền vững góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, truyền thống của địa phương để không ngừng giới thiệu chúng tới bạn bè quốc tế gần xa. Về khía cạnh này, du lịch bền vững vừa giữ vai trò tôn tạo, bảo vệ, làm cho các giá trị văn hoá sống lại mà còn giúp chuyển tải những giá trị văn hoá tốt đẹp, ưu việt đến nhiều đối tượng trong xã hội và trên quốc tế.
Thứ tư, phát triển du lịch bền vững góp phần cải thiện bền vững mức sống của người dân của cộng đồng. Chính vì vai trò này mà APEC lựa chọn du lịch trở thành một trong những ưu tiên hợp tác với Việt Nam với mục tiêu mà họ đưa ra là giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện thông qua phát triển du lịch bền vững.
1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
1.3.1. Nguyên tắc khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý
Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn lực vật chất như vị trí địa lý, con người, cơ sở hạ tầng và nguồn lực phi vật chất như các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán. Đối với hoạt động khai thác du lịch, các nguồn lực này giữ vai trò vừa là đầu vào vừa là
đầu ra. Với tư cách là đầu vào, các nguồn lực này là lý do để tiến hành hoạt động du lịch. Với tư cách là đầu ra, các nguồn lực này trở nên dồi dào và trù phú hơn nhờ quá trình du lịch.
Nguyên tắc khai thác này nhấn mạnh đồng thời đến hai khía cạnh của hoạt động du lịch là khai thác các nguồn lực có sẵn và phát huy các nguồn lực có sẵn đó. Nói cách khác, quá trình khai thác du lịch không ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên, không làm suy cạn nguồn tài nguyên mà ngược lại cần làm cho chúng trở thành một nguồn lực sống động, có ý nghĩa cho sự phát triển.
Phát triển du lịch phải phù hợp với bối cảnh và nguồn lực văn hoá, xã hội của từng địa phương để khai thác và tôn tạo những nguồn lực này một cách hợp lý.
1.3.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững
Bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững trước hết cần phải đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên ở các điểm đến. Tiếp theo nữa phát triển du lịch bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, khuyến khích sử dụng năng lượng xanh, không phá hoại và tàn phá môi trường tự nhiên. Hoạt động bảo vệ môi trường cần phải được lồng ghép trong các chính sách phát triển du lịch bền vững.
1.3.3. Nguyên tắc phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương
Trong hoạt động du lịch, có sự tham gia của nhiều bên như người dân địa phương, chính quyền, doanh nghiệp du lịch và các tổ chức phi lợi nhuận. Các chủ thể này vận động và tương tác với nhau trong suốt quá trình khai thác dịch vụ du lịch của địa phương. Thế nhưng không phải lúc nào và bất cứ điểm đến du lịch nào, lợi ích từ hoạt động du lịch cũng được phân chia hợp lý cho các bên có liên quan. Trên thực tế ở nhiều điểm du lịch, người dân địa phương bị tổn hại hơn là hưởng lợi. Nguồn thu về mặt kinh tế, mà người dân có được không bù đắp được những tổn hại về môi trường, văn hoá mà họ đang gánh chịu. Phần lớn lợi nhuận có được chảy về phía các doanh nghiệp. Đó là phát triển du lịch không bền vững. Quan điểm phát triển du lịch bền vững cho rằng chính cộng đồng phải là người hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động du lịch đó. Hoạt động du lịch phải làm cho cuộc sống, mức sống và chất lượng sống
của họ tăng lên một cách đáng kể, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo một cách bền vững.
1.3.4. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững
Trên thực tế, ở một số địa phương, nhờ thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương mà hoạt động du lịch đã thu được những kết quả tốt đẹp. Có thể kể ra như Hội An hoặc làng cổ Phước Tích tỉnh Thừa Thiên Huế.
Không những được chứng minh từ thực tiễn, mà các lý thuyết liên quan đến du lịch đều khẳng định vai trò của cộng đồng địa phương. Bởi cộng đồng địa phương là nơi diễn ra hoạt động du lịch, nơi nuôi dưỡng và bảo lưu các giá trị văn hoá và môi trường tự nhiên. Tất cả những giá trị phục vụ du lịch không thể tách rời cuộc sống của người dân và không gian của cộng đồng. Xuất phát từ vai trò như vậy, cộng đồng địa phương cần phải được xác định là một chủ thể quan trọng không thể thiếu trong phát triển du lịch của địa phương. Vì vậy sự tham gia của cộng đồng địa phương mang tính quyết định đến phát triển du lịch bền vững.
Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng du lịch cần quan tâm đến một số khía cạnh quan trọng. Thứ nhất là người dân địa phương phải có tiếng nói trong phát triển du lịch tại địa phương của họ. Thứ hai là người dân địa phương phải là chủ thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch ở địa phương bằng nhiều hình thức. Thứ ba, người dân địa phương phải có tiếng nói trong việc bảo vệ những di sản mà địa phương của họ đang có.
1.4. Nội dung phát triển du lịch bền vững
Phát triển bền vững du lịch cần quan tâm ba khía cạnh quan trọng về kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường.
1.4.1. Yếu tố kinh tế
Du lịch phải mang lại lợi ích cho các chủ thể chính khác liên quan đến du lịch. Các chủ thể chính tham gia hoạt đọ ng du lịch bao gồm co sở kinh doanh du lịch, khách du lịch, cọ ng đồng bản địa no i có hoạt đọ ng du lịch và co quan quản lý nhà nu ớc về du lịch. Mỗi chủ thể có vai trò, vị trí riêng và thông qua hoạt đọ ng tham gia,
bằng hành vi cụ thể của mình, đều có những đóng góp, tác đọ ng, ảnh hu ởng đến sự phát triển của du lịch. Do đó tính trách nhiẹ m của các chủ thể tham gia hoạt đọ ng du lịch là yếu tố cần thiết để góp phần đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững; đồng thời vấn đề công bằng về lợi ích cũng chính là mọ t trong các yêu cầu, nọ i dung của phát triển du lịch bền vững, mọ t mục tiêu mà phát triển du lịch bền vững hu ớng đến. Yêu cầu về trách nhiẹ m đối với mỗi chủ thể bao gồm cả trách nhiẹ m về kinh tế, xã họ i và môi tru ờng. Cùng với trách nhiẹ m, mỗi chủ thể cũng đều có co họ i và quyền đu ợc thụ hu ởng lợi ích tu o ng xứng, tạo nên sự cân bằng và công bằng giữa trách nhiẹ m và quyền lợi: co sở kinh doanh du lịch có co họ i cạnh tranh bình đẳng, đu ợc thu lợi chính đáng từ những sản phẩm, dịch vụ du lịch mà mình đã đầu tu ; khách du lịch đu ợc hu ởng thụ sản phẩm du lịch, đu ợc thỏa mãn nhu cầu tham quan ngắm cảnh, trải nghiẹ m va n hóa, xã họ i và tạ n hu ởng môi tru ờng trong lành ở điểm du lịch đúng với chi phí đã bỏ ra; cọ ng đồng bản địa đu ợc mở ra co họ i viẹ c làm, tiêu thụ sản phẩm, giữ gìn va n hóa truyền thống tu o ng xứng với viẹ c thể hiẹ n vai trò trách nhiẹ m là mọ t phần tạo nên bản sắc của sản phẩm du lịch và với những đóng góp vào viẹ c bảo vẹ , giữ gìn bản sắc, tài nguyên, môi tru ờng du lịch; co quan quản lý nhà nu ớc, chính quyền địa phu o ng có đu ợc nguồn thu ngân sách từ du lịch, cùng với sự phát triển kinh tế - xã họ i, mọ t hẹ tài nguyên và môi tru ờng đu ợc bảo vẹ , tôn tạo và an ninh trạ t tự chung của địa phu o ng đu ợc bảo đảm, tu o ng xứng với những co chế, chính sách, biẹ n pháp quản lý cụ thể đã thực hiẹ n để tạo co sở, điều kiẹ n, môi tru ờng đảm bảo phát triển du lịch bền vững (Dương Hoàng Hương 2017, tr.40-41).
Nói cách khác, du lịch được nhận định như là ngành kinh tế tổng hợp có khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Về yếu tố kinh tế, du lịch phải mang lại tăng trưởng kinh tế cho Thành phố và cuộc sống của các cộng đồng dân cư có du lịch (Bùi Tá Hoàng Vũ
– Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, 2017). Yếu tố kinh tế được hiểu là lợi ích về mặt kinh tế mà hoạt động du lịch tạo ra. Đó là nguồn thu từ hoạt động du lịch thể hiện trong đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế của địa phương cụ thể là vào GDP của địa phương. Đó còn là nguồn thu thể hiện trong sự thay đổi trong thu thập của
người dân tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương, là lợi ích kinh tế mà cộng đồng địa phương có được từ hoạt động du lịch.
1.4.2. Yếu tố về văn hoá - xã hội
Một trong ba chân của phát triển du lịch bền vững là những giá trị về văn hoá và xã hội. Điều kiện về văn hoá và xã hội được hiểu là những giá trị văn hoá và xã hội được tích tụ và chắc lọc trong quá trình phát triển của cộng đồng địa phương. Hoạt động du lịch không được gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi diễn ra hoạt động du lịch. Du lịch không những góp phần giới thiệu giá trị văn hoá và xã hội đến du khách mà còn phải tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương.
Văn hoá, trước hết, là một giá trị được sử dụng trong phát triển du lịch nói chung và du lịch bền vững nói riêng. Bên cạnh những loại hình du lịch khác như du lịch giáo dục, du lịch khám chữa bệnh, gần đây xuất hiện loại hình du lịch mới. Đó là du lịch văn hóa. Loại hình du lịch này được đánh giá là loại hình du lịch đặc thù của các nước đang phát triển. Sản phẩm chính của du lịch văn hóa là sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống dân tộc, phong tục tín ngưỡng.... Những sản phẩm này tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài nước, bởi sự khác biệt và phong phú đa dạng của nó. Ở những nước đang phát triển hoặc đang phát triển, do hạn chế về tài chính nên không thể đầu tư xây dựng những địa điểm du lịch đắt tiền. Do đó, các quốc gia này hướng đến một sự thay thế khác, đó là dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Việc dựa vào những nguồn lực này vừa giải quyết bài toàn về kinh phí và vốn đầu tư mà còn giúp tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, góp phần
đáng kể vào sự phát triển của cộng đồng.
Thế nhưng các hoạt động du lịch trên thực tế có thể tạo ra sự thay đổi về kinh tế, xã hội dẫn đến tác động đến những các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể một cách trực tiếp và gián tiếp.
Không những vậy, các vấn đề xã hội cùng thường xuất hiện kèm theo hoạt động du lịch. Và đây cũng được xem là một trong những tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động này.
Điều kiện về văn hoá và xã hội có thể được cụ thể hoá theo bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Tiêu chí liên quan đến văn hóa và xã hội
Tiêu chí | |
1 | Sự xuất hiện các bệnh/dịch bệnh liên quan đến du lịch |
2 | Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch |
3 | Hiện trạng các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương |
4 | Số người ăn xin/tổng số dân cư của địa phương |
5 | Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch |
6 | Độ thương mại hoá của các sinh hoạt văn hoá truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới hỏi, phong tục, tập quán,....) được xác định bằng phương pháp chuyên gia (trao đổi với các chuyên gia). |
7 | Vấn đề bảo tồn các di tích văn hoá |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 1
- Phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 2
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Một Số Địa Phương Trong Nước
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh Từ Góc Độ Phát Triển Bền Vững
- Doanh Thu Và Tốc Độ Tăng Của Doanh Thu Du Lịch Tp.hcm So Với Cả Nước Giai Đoạn 2005 - 2017
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
(Nguồn: Nguyễn Mạnh Cường, 2017, tr. 27) Theo Bảng 1.2 ở trên, tiêu chí văn hoá xã hội được thể hiện rất rõ ràng ở một số khía cạnh. Về khía cạnh văn hoá, có tiêu chí liên quan đến di tích lịch sử, văn hoá của địa phương; độ thương mại hoá của các sinh hoạt văn hoá truyền thống; và vấn đề bảo tồn các di tích văn hoá ở địa phương. Về khía cạnh xã hội có tình hình xuất hiện các bệnh tật do du lịch gây ra; tình hình tệ nạn xã hội, số người ăn xin, và vấn đề mất
giá của đồng tiền.
1.4.3. Yếu tố về môi trường
Môi trường được hiểu là toàn bộ “các yếu tố tự nhiên và vạ t chất nhân tạo bao quanh con ngu ời, có ảnh hu ởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngu ời và sinh vạ t” (Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường). Theo nghĩa này, thì môi trường là những yếu tố xung quanh con người, có ảnh hưởng đến con người.
Hoạt động du lịch vừa có tác động tích vực và tiêu cực đến môi trường. Về mặt tích cực, như tác giả Hà Thị Phương Lan (2012), cho rằng du lịch góp phần tăng cường hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường thông qua hoạt động du lịch. Không những vậy, hoạt động du lịch còn là động lực để hình thành các khu bảo tồn với mục đích bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Thế nhưng hoạt động du lịch
cũng tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm môi trường do số lượng người tới điểm du lịch tăng lên nhanh chóng trong khi hoạt động bảo vệ môi trường chưa được đảm bảo. Hệ sinh thái vì vậy có nguy cơ bị khai thác quá mức để phục vụ cho du lịch. Nói cách khác, hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng rất tiêu cực tới tài nguyên nước. Chất thải từ hoạt động du lịch, các chất gây ô nhiễm thải ra từ các khách sạn nhà hàng, hoặc từ các hoạt động vận tải. Bên cạnh đó, sự tăng lên của du khách cũng là mối đe doạ cho môi trường không khí, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí. Có thể thấy rằng, ô nhiễm không khí do giao thông vận tải trong du lịch gây ra là trầm trọng nhất. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới, có khoảng 37%-45% du khách vận chuyển bằng đường bộ và khoảng 40%-45% du khách chọn phương tiện đi lại là máy bay. Thêm vào đó, việc tiêu thụ xăng máy bay cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. Chỉ riêng trong năm 1990, ngành hàng không đã tiêu thụ hết khoảng 176 triệu tấn xăng máy bay. Với lượng xăng tiêu thụ này, lượng khí thải thải ra tương ứng là 550 triệu tấn khí CO2 và 3,5 triệu tấn ôxy nitơ. Những khí này gây nên hiện tượng mưa axit và ô nhiễm quang – hoá, rất nguy hiểm.
Ngoài vấn đề ô nhiễm không khí, nhiều vấn đề ô nhiễm khác khác như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước thải do ngành du lịch tạo ra đang là mối đe doạ tới các hệ sinh thái. Có thể kể ra những hành động phá hoại và hậu quả nghiêm trọng như phá những khu vực rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng các địa điểm du lịch đã làm mất hoặc chia cắt nơi cư trú các loài sinh vật. Hành động khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, và biển để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch như tại nhiều điểm du lịch của nước ta đang làm suy kiệt các nguồn tài nguyên này. Số liệu trên thế giới cho thấy, mỗi năm, loài người mát đi khoảng 200.000 ha rừng do bị cháy, trên 500 loài thực vật Địa trung hải, cùng một số động vật biển quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, du lịch tuy có mang lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn nhưng ngành công nghiệp không khói này lại đang tạo ra các tác động rất tiêu cực đối với môi trường. Một điều đáng quan tâm là, những tác động tiêu cực này
ngày càng trở nên trầm trọng và rõ rệt hơn.
Từ những phân tích nói trên, để đảm bảo cho phát triển bền vững du lịch, môi trường nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng cần được bảo tồn, bảo vệ với một sự quan tâm cao độ, sâu sắc và đồng bộ của nhà nước, cộng đồng và các công ty du lịch. Nhờ đó mà vấn đề môi trường được đảm bảo, duy trì được sự đa dạng của hệ sinh thái nhằm không những phục vụ cho du lịch trước mắt mà còn khai thác được những giá trị từ môi trường mang lại về lâu dài.
Có thể biểu đạt điều kiện về môi trường ở Bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Tiêu chí liên quan đến môi trường trong phát triển bền vững
Tiêu chí | |
1 | % chất thải chưa được thu gom và xử lý |
2 | Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa) |
3 | Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa) |
4 | % diện tích cảnh quản bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng cho du lịch |
5 | % công trình, kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa hoặc cảnh quan/tổng số công trình |
6 | Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (với tần suất: phổ biến-hiếm hoi-không có) |
7 | % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải theo cơ giới (tính theo trọng tải). |
(Nguồn: Nguyễn Mạnh Cường, 2016, tr. 27) Theo như Bảng 1.1 ở trên, yếu tố môi trường trong phát triển du lịch thể hiện ở nhiều khía cạnh quan trọng. Khía cạnh thứ nhất là vấn đề ô nhiêm môi trường được với hai nội dung cụ thể là rác thải liên quan đến du lịch (được đo bằng % lượng chất thải được thu gom) và khả năng vận tải sạch (được đo lường bằng % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải theo cơ giới). Khía cạnh thứ hai là mức độ sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà quan trọng nhất là tài nguyên nước và năng lượng điện. Khía cạnh thứ ba là tình hình cảnh quan du lịch. Khía cạnh thứ tư liên quan đến vấn đề đa dạng và bảo tồn sinh học được đo lường bằng mức độ tiêu thụ các sản phẩm là