Đảm bảo hệ thống CNTT đủ khả năng xử lý tập trung các hồ sơ, chứng từ điện tử ở cấp độ Cục, Chi cục được thông suốt, kịp thời;
Triển khai các chương trình, giải pháp về chữ ký điện tử và chứng từ điện tử;
Đảm bảo xem xét thống nhất quy trình nghiệp vụ áp dụng chung cho cả điện tử và truyền thống (trước tiên là xây dựng một mẫu tờ khai chung), từ đó tiến tới đơn giản và chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, chuẩn hóa dữ liệu trong các phần mềm của cơ quan hải quan. Ngoài ra, để xây dựng một hệ thống hoàn thiện thì việc đầu tư cần tập trung và ưu tiên cho những "mô-đun" làm tăng tính tự động của hệ thống như: thông quan hàng hóa, tiếp nhận và xử lý thông tin manifest, QLRR, quản lý giá và thanh toán thuế điện tử. Bên cạnh đó cần nghiên cứu, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật trên cơ sở áp dụng các chuẩn CNTT như … để chuẩn hóa dữ liệu, đơn giản hóa chứng từ;
Tăng cường hợp tác với các bộ ngành để xây dựng các hệ thống trao đổi thông tin như giấy phép, CO, chứng thư số để thực hiện chữ ký điện tử… (trong đó có trao đổi thông tin với Bộ Công thương về CO và với các ngân hàng thương mại trong thu nộp thuế, lệ phí - thanh toán thuế điện tử đang và sắp được triển khai). Bên cạnh đó cần xem xét khả năng kết nối với các Bộ ngành tại những khu vực đã ứng dụng rộng rãi CNTT trên nguyên tắc ưu tiên thực hiện trước những địa bàn, khu vực, loại hình mà các Bộ, ngành đã ứng dụng CNTT rộng rãi để từng bước nâng cao tính tự động hóa của hệ thống, tiếp cận thông tin trước, từng bước chuẩn hóa dữ liệu;
Xem xét mối quan hệ giữa CNTT với nghiệp vụ: CNTT sẽ mang lại hiệu quả cao nhất khi nó được ứng dụng trên một nền tảng nghiệp vụ đơn giản, chuẩn mực và thuận tiện. Ngược lại, CNTT có thể sẽ làm tình hình phức tạp hơn;
Để giải quyết vấn đề CNTT nói riêng và tổng thể các vấn đề liên quan đến TTHQĐT, cơ chế một cửa quốc gia nói chung thì quan trọng nhất là phải đầu tư, phát triển nguồn lực CNTT theo hướng: Đào tạo cán bộ CNTT chuyên sâu; Xây dựng cơ chế tài chính thu hút nguồn lực CNTT; Xem xét hướng tận dụng thuê ngoài đối với một số công việc nhất định.
KẾT LUẬN
Thủ tục hải quan là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện hoạt động quàn lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan. Trước tiến trình đổi mới và phát triển của đất nước cũng như xu thế hội nhập trong quan hệ thương mại quốc tế, thủ tục hành chính trong ngành Hải quan theo quy định của pháp luật hiện hành đã bước đầu thực hiện hiệu quả. Các thủ tục ngắn gọn và minh bạch, các khâu trung gian được loại bỏ, thời gian làm thủ tục hợp lý tạo thông thoáng mà vẫn chặt chẽ trong quản lý… thể hiện những quan điểm tích cực của nội dung các quy định thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và đường lối cải cách tục hành chính của Đảng, Nhà nước nói chung. Tuy nhiên, do sự vận động và phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, một số nội dung của thủ tục hải quan đã thể hiện những điểm hạn chế, vướng mắc chưa đạt được hiệu quả cao, phù hợp, hài hòa với chuẩn mực quốc tế, tương thích với cách thức quản lý hải quan hiện đại khi áp dụng thực hiện. Hội nhập mang lại cho hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam những cơ hội nhưng cũng đặt ra những yêu cầu buộc Hải quan Việt Nam phải đáp ứng. Trong đó có yêu cầu về hoàn thiện cũng như minh bạch pháp luật Hải quan nói chung, thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng sao cho phù hợp với các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế vừa bảo đảm chủ quyền và lợi ích quốc gia. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có những hiểu biết về nội dung các quy định thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu từ đó thấy được những tích cực và hạn chế của quy trình thủ tục, nhằm hoàn thiện pháp luật hải quan theo hướng đơn giản, hài hòa, thống nhất với các chuẩn mực quốc tế. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cũng vô vàn khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn cả nước đang tiến hành mạnh mẽ công cuộc "cải cách hành chính, đơn
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Thủ Tục Hải Quan
- Nội Luật Hóa Các Chuẩn Mực Liên Quan Đến Thủ Tục Hải Quan Điện Tử Theo Thứ Tự Ưu Tiên
- Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 15
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
giản thủ tục hành chính" nếu không thực hiện chúng ta sẽ bị gạt ra khỏi tiến trình toàn cầu hóa, bị "rớt lại" trong quá trình hội nhập quốc tế.
Với phương châm xây dựng một nền hành chính "chuyên nghiệp - trong sạch - hiện đại" trong ngành Hải quan, Hải quan Việt Nam thời gian tới sẽ tạo bước đột phá mới, góp phần vào công cuộc xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2008-2012 (2009), Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa gia, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2005), Báo cáo chẩn đoán, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị cho hiện đại hóa hải quan, (tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định thí điểm thủ tục hải quan điện tử, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 456/2008/QĐ-BTC ngày 13/4 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2008 - 2010, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12 về việc hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử, Hà Nội.
7. Chính phủ (2005), Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, Hà Nội.
8. Chính phủ (2006), Nghị định 12/2005/NĐ-CP ngày 23/01 về quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Hà Nội.
9. Chính phủ (2011), Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/031 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, Hà Nội.
10. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình thủ tục hành chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
11. Nguyễn Hữu Khiển (2003), Tìm hiểu về hành chính nhà nước, Nxb Lao động, Hà Nội
12. Nguyễn Thị Mơ (Chủ biên) (2006), Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
13. Ngân hàng Thế giới (2007), Sổ tay hiện đại hóa Hải quan, Nxb Lý luận và chính trị, Hà Nội.
14. Ngân hàng Thế giới (2008), Cải cách thủ tục xuất nhập khẩu hướng dẫn cho đối tượng thực thi, (Tài liệu lưu hành nội bộ của Tổng cục Hải quan).
15. Quốc hội (2001), Luật Hải quan,Hà Nội.
16. Quốc hội (2005), Luật Hải quan (sửa đổi, bổ sung),Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Thâm (2002), Thủ tục hành chính lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Toàn (2006), Xây dựng hệ thống thuật ngữ hải quan thông dụng trong bối cảnh hiện đại hóa hoạt động hải quan, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tổng cục Hải quan, Hà Nội.
19. Tổng cục Hải quan (2004), Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2010, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 01-N2004, Chủ nhiệm đề tài: Trương Chí Trung, Hà Nội.
20. Tổng cục Hải quan (2005), Báo cáo cuối cùng Gói thầu khuôn khổ pháp lý thuộc Dự án hiện đại hóa Hải quan, (Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.
21. Tổng cục hải quan (2007), Xây dựng Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2012, tầm nhìn 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 01-N2007, Hà Nội.
22. Tổng cục Hải quan (2009), Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 16/5 ban hành quy trình đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Hà Nội.
23. Tổng cục Hải quan (2011), Báo cáo tổng kết thực hiện thí điểm mở rộng thủ tục hải quan điện tử theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
24. Tổng cục Hải quan (2009), Báo cáo khảo sát thủ tục hải quan tại Hàn Quốc, Singapore, Malaysia của các đoàn ra, (Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.
25. Tổng cục Hải quan (2001), Quyết định số 1257/QĐ-TCHQ ngày 04/12 về việc ban hành mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, giấy thông báo thuế và quyết định điều chỉnh thuế, Hà Nội.
26. Trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức hải quan - Tổng cục Hải quan (2008), Chuyên đề thủ tục hải quan, Hà Nội.
27. Trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức hải quan - Tổng cục Hải quan (2008), Chuyên đề xây dựng lực lượng, Hà Nội.
28. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Những vấn đề pháp lý về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
30. Nguyễn Cửu Việt (2005), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
31. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
TIẾNG ANH
32. APEC (2007), Report on E-commerce Asia-Pacific, pp.32.
33. The World Bank and IFC (2009), Doing Business in a more transperant world, pp. 6.
34. WCO (1999), Protocol of amendment to the international convention on the simplification and harmonization of customs procedures.