Bài Học Vận Dụng Cho Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh‌



* Kinh nghiệm phát triển du lịch phố đi bộ ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội thực hiện không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận nhằm tạo lập và duy trì không gian văn hóa cộng đồng, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống, phát huy giá trị di sản vật thể và phi vật thể, góp phần bảo tồn, tôn vinh và giới thiệu về lịch sử văn hóa và con người Hà Nội, thiết lập các hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ, tinh hoa ẩm thực tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của người dân Thủ đô, du khách trong và ngoài nước.

Theo đó, phạm vi tổ chức không gian đi bộ trên các tuyến đường giao thông quanh hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận là phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Lê Lai, Lê Thạch, phố Trần Nguyên Hãn, phố Đinh Lễ, phố Nguyễn Xí,

phố Tràng Tiền, phố Lò Sũ, phố Hàng Dầu, phố Hồ Hoàn Kiếm, Lương Văn Can,

phố Hàng Bài, phố Bảo Khánh.

Đến với không gian đi bộ này, các du khách còn được tham gia các hoạt động văn hóa thể thao biểu diễn hoạt động nghệ thuật dân gian truyền thống như: Ca trù, xẩm, chầu văn, hát chèo, nhạc cụ dân tộc, âm nhạc đương đại, triển lãm tranh ảnh, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, phố sách, tổ chức các trò chơi dân gian và nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật khác. Mọi hoạt động được diễn ra tại các di tích, trung tâm văn hóa như khu vực vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ, nhà bát giác vườn hoa Lý Thái Tổ, khu vực đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đền Bà Kiệu, vườn hoa Bà Kiệu, khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, đình Nam Hương… xung quanh hồ Hoàn Kiếm tạo nên một không gian văn hóa đặc trưng của Thủ đô, hài hòa thân thiện giữa con người với thiên nhiên, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước [49].

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số tính đến năm 2012 là 1.115.523 người. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nằm trên trục giao thông quan trọng Bắc - Nam. Huế có sông Hương thơ mộng, có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.



Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 10

Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km. Thuận lợi phát triển du lịch [23].

Ngoài hàng nghìn di tích văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, Huế còn là địa phương duy nhất trên cả nước có tới 4 di sản được thế giới vinh danh gồm: Di sản Văn hóa Thế giới Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Kiệt tác Di sản Truyền khẩu và Phi vật thể của Nhân loại Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Di sản Tư liệu Thế giới Mộc bản triều Nguyễn (2009). Và mới đây nhất vào ngày 19/5/2016, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế cũng đã được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới thuộc chương trình ký ức khu vực Châu Á - Thái Bình Dương [136].

* Kinh nghiệm phát triển du lịch di sản - văn hóa ở Thừa Thiên - Huế

Thừa Thiên - Huế tập trung cho các dự án giao thông quan trọng: nâng cấp, mở rộng đường, chỉnh trang cửa ngõ phía Bắc, đường du lịch cụm điểm di tích Lăng Minh Mạng - Lăng Gia Long, đường vào Điện Hòn Chén… Triển khai các dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn - Hoàng Thành.

Năm 2014, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan tại khu di sản Huế; doanh thu từ vé tham quan đạt hơn 139 tỷ đồng, riêng thu từ dịch vụ tại di tích Huế cũng xấp xỉ 20 tỷ đồng. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã bảo tồn, trùng tu và phục hồi 22 hạng mục công trình di tích và hạ tầng phục vụ di tích, chỉnh trang cảnh quan môi trường gắn liền với di tích. Năm 2015, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tiếp tục thực hiện bốn “Tuần lễ vàng du lịch” tại di sản Huế với những ưu đãi lớn, nhằm hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu đón đạt từ 3,1 - 3,3 triệu lượt khách du lịch; trong đó có 1,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế; doanh thu du lịch chiếm từ 56 - 57% GDP của toàn tỉnh... [134]

* Kinh nghiệm khai thác tiềm năng về du lịch về sông ở Huế

Ở Huế, sông Hương được khai thác từ lâu và trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng trong lộ trình du lịch. Nhiều du khách ấn tượng mãi về miền núi Ngự, sông Hương khi có dịp ngồi trên thuyền rồng, ngược dòng Hương lên tham quan chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, chùa Minh Mạng... Đêm về nghe ca Huế trên sông, ngắm Cố đô khi màn đêm buông xuống, thưởng thức những món ăn nổi tiếng... [108].



* Kinh nghiệm tổ chức du lịch Festival ở Huế

Từ năm 2000 đến nay, cứ hai năm một lần vào các năm chẵn, Huế tổ chức một kỳ Festival mang tầm cỡ quốc tế. Có người ví Festival Huế với các festival nổi tiếng trên thế giới như Festival Avignon của Pháp, Edinburg của Scotland, Adelaide của Úc, hay Geyongju của Hàn Quốc... bởi tính độc đáo và quy mô hoành tráng của nó. Festival Huế có sắc thái riêng, đặc sắc, duyên dáng và tạo được tiếng vang trên thế giới. Năm 2010, tổng lượt khách du lịch đạt 1,74 triệu lượt khách, đến năm 2015 đạt 3,126 triệu lượt khách. Huế phấn đấu đến năm 2020 đón 5,7 triệu lượt khách, trong đó có 2 triệu lượt khách quốc tế. ỹ về cảnh quan, di sản, nhờ đó mà ngành du lịch Huế ngày càng phát triển. Đặc biệt, kể từ khi Khu Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản thế giới, doanh thu từ du lịch tăng vượt trội, chiếm từ 56-57% GDP của toàn tỉnh. Năm 2010 tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.338 tỉ đồng, đến năm 2015 đã lên đến 3.000 tỉ đồng. Những con số biết nói ấy cho thấy du lịch hứa hẹn sẽ trở thành điểm tựa trong hành trình đi lên của Huế [135].

* Kinh nghiệm về liên kết phát triển du lịch ở Thừa Thiên - Huế

Thừa-Thiên Huế kết nối du lịch với tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị: Trong lịch sử 3 tỉnh đã từng là tỉnh Bình Trị Thiên và cũng là vùng có tài nguyên du lịch phong phú cả về thiên nhiên, nhân văn với nhiều nét đặc sắc riêng. Bình-Trị-Thiên có bờ biển dài, bãi tắm đẹp, đặc biệt có Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Di sản văn hóa thế giới quần thể Di tích cố đô Huế, Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại nhã nhạc cung đình Huế. Để phát triển du

lịch, ba tỉnh ký kết biên bản liên kết đẩy maṇ h khai thác tuyến du lịch “Con đường di sản miền trung”; “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” và các tuyến du lịch hành

lang kinh tế Đông-Tây…Hiêp

Hôi

du lic̣ h và các doanh nghiêp

du lic̣ h các tỉnh đã

ký kết hơp

tác liên kết trong viêc

khai thác các tour, tuyến mớ i; nâng cao hoat

đông

lữ hành…[25].

Liên kết du lịch 4 tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế và Hà Nội: Hội nghị tổng kết hoạt động liên kết phát triển du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế và Hà Nội. Trong đó, nhờ sự kết nối giữa các địa phương, nhiều hoạt động phong phú về du lịch đã diễn ra, trong đó có sự phối hợp giữa 4 địa phương như tổ chức: Hội chợ VITM Hanoi 2016, Cuộc đua thuyền buồm vòng



quanh thế giới Clipper Race 2016, Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2016 tại Đà Nẵng... từ đó phát triển du khách quốc tế và trong nước [122].

2.2.2.3. Kinh nghiệm của Quảng Nam

* Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở Quảng Nam

Quảng Nam là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình bền vững du lịch như: du lịch sinh thái, trách nhiệm, làng quê... Bên cạnh du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, Quảng Nam cũng hướng sự quan tâm đến các loại hình du lịch làng quê, sinh thái, homestay bản sắc riêng biệt và độc đáo.

Trong thời gian qua, phát triển theo hướng du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đang đem lại cho Quảng Nam những hiệu quả rõ rệt trong cải thiện đời sống tại các làng, bản miền núi. Trong đó dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” tập trung vào mục tiêu chính là phát huy tính chủ động của cộng đồng với việc kết nối nhiều thành phần tham gia. Dù mới triển khai nhưng đã có nhiều đoàn khách chủ yếu là khách châu Âu và Nhật Bản đến tham quan.

Trước đây, khách du lịch đến Mỹ Sơn chỉ trong thời gian ngắn rồi về Hội An hoặc Đà Nẵng. Khi mô hình du lịch cộng đồng ra đời đã tạo điều kiện để du khách lưu trú tại làng du lịch, cùng dân nấu ăn, thưởng thức những món ăn truyền thống, giao lưu văn hóa bản địa. Đồng thời, qua đó giúp người dân địa phương có thêm thu nhập và góp phần bảo tồn văn hóa.

Từ những thành công trong việc phát triển du lịch ở các làng bản, cộng đồng dân tộc, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát triển Làng du lịch sinh thái Đại Bình tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn với quy mô 130 ha. Dự án này nhằm phát huy thế mạnh để khai thác, phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu bản sắc làng quê Việt. Tổng mức kinh phí cho lập quy hoạch là hơn 1,7 tỷ đồng. Việc hình thành các làng du lịch tại miền núi của Quảng Nam giúp địa phương phát huy tiềm năng du lịch, tạo việc làm và thu nhập cho cư dân, phát triển kinh tế [50].

* Kinh nghiệm Quảng Nam phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa

Di sản và du lịch có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Du lịch không chỉ dựa vào di sản để phát triển, mà còn mang sứ mệnh tôn vinh giá trị di sản đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản đã được kết tinh và gìn giữ. Đối với tỉnh Quảng Nam, việc phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được



thực hiện sâu rộng, tạo hiệu quả tích cực. Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn là những điểm sáng trong khai thác hiệu quả giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch. Trong năm 2012, Quảng Nam đón trên 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,7% so với năm 2011, thu nhập xã hội từ du lịch đạt trên 3,5 nghìn tỷ đồng; 6 tháng đầu năm, Quảng Nam đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, Hội An đóng vai trò quan trọng, đồng thời cũng là điển hình trong việc giải quyết tốt vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; điều hòa lợi ích của cộng đồng với các bên tham gia hoạt động du lịch, xây dựng được môi trường du lịch văn minh. Hội An góp phần tích cực vào việc định vị thương hiệu du lịch Quảng Nam. Đặc biệt, Hội An đã được bình chọn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á.

Kinh nghiệm từ Quảng Nam cho thấy, để phát huy vai trò của cộng đồng, trước hết là cơ chế chính sách của chính quyền tỉnh, sự sáng tạo của cấp địa phương. Đặt lợi ích mà họ nhận được từ việc phát huy giá trị di sản được bảo tồn thông qua phát triển du lịch. Cộng đồng dân cư là đối tượng hưởng lợi lớn từ du lịch cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhờ vậy mà thành phố Hội An là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh về mức sống dân cư, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Bên cạnh đó, du lịch còn là cầu nối giao lưu quốc tế, tình cảm yêu mến mà du khách dành cho Quảng Nam sẽ khơi gợi lòng tự hào và tăng thêm tình yêu quê hương đất nước của người dân.

Bà Irina Bokova - Tổng Giám đốc UNESCO nhận định: Quảng Nam đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đã trở thành một hình mẫu để cho các đơn vị khác học tập kinh nghiệm. Với tầm nhìn chiến lược và được quy hoạch dài hạn, Quảng Nam với những giá trị đặc sắc và độc đáo về văn hóa cùng với sự hiếu khách, ân cần, thân thiện của người dân xứ Quảng, hứa hẹn sẽ là một điểm du lịch tin cậy, có tầm cỡ với một thương hiệu du lịch bền vững [31].

* Quảng Nam phát triển du lịch sinh thái văn hóa dựa vào cộng đồng

Tam Kỳ, Quảng Nam là thành phố có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Cảnh quan thiên nhiên đẹp và đa dạng như hồ Sông Đầm, địa đạo Kỳ Anh, bãi biển Tam Thanh, hồ Phú Ninh. Tam Kỳ cũng còn gìn giữ và phát triển nhiều công trình di tích văn hóa, lịch sử, loại hình nghệ thuật, sinh hoạt dân gian.



Mục tiêu của hội thảo là nâng cao năng lực của những người công tác ở địa phương và các bên liên quan nhằm phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế và marketing quảng bá thương hiệu du lịch sinh thái văn hóa Tam Kỳ đến với mọi người.

Với lợi thế về sông, hồ, biển, theo định hướng quy hoạch, Tam Kỳ hình thành các khu vực nghỉ dưỡng ven bãi biển Tam Thanh, ven sông Trường Giang, hồ Sông Đầm nhằm tận dụng cảnh quan thiên nhiên phong phú, vừa kết hợp du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Phát huy vốn thiên nhiên trù phú của hồ Sông Đầm để hình thành không gian công viên du lịch sinh thái; nâng cấp cải tạo các làng xóm hiện hữu ven khu vực hồ cùng với bảo tồn các nghề truyền thống. Chung quanh hồ Phú Ninh có cảnh quan thiên nhiên đẹp và phong phú sẽ xây dựng không gian có thể tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. Cạnh đó, Tam Kỳ còn tập trung phát triển thế mạnh du lịch đến từ các di tích lịch sử, văn hóa như địa đạo Kỳ Anh, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, Văn thánh Khổng miếu… Thành phố Tam Kỳ được công nhận là thành phố cảnh quan châu Á và được Thủ tướng Chính phủ công nhận đô thị loại II, thể hiện nỗ lực bền bỉ và kết quả tích cực từ sự quyết tâm của lãnh đạo và người dân Tam Kỳ trong việc xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp [68].

2.3. Bài học vận dụng cho phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh‌

2.3.1. Bài học từ kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch trên thế giới‌

Từ kinh nghiệm phát triển du lịch và bền vững du lịch của một số nước có điều kiện gần với Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững du lịch ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng:

Xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển bền vững du lịch phù hợp cho từng giai đoạn, phát triển giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch, quy hoạch tổng thể và kiên trì thực hiện quy hoạch. Đối với các nước, mặc dù là quy hoạch tổng thể nhưng đã được chi tiết hóa tới từng dự án thông qua thiết kế đô thị bằng mô hình, với nguyên tắc phải bảo tồn kiến trúc cổ và bản sắc văn hóa.

Đặc biệt được quan tâm đến môi trường, mỗi đường phố du lịch trồng một loại cây với chiều cao được khống chế và cắt tỉa tạo dáng phù hợp, trồng cây ăn trái và



các loại cây quý hiếm, tạo những hầm cây, xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát cây xanh bằng công nghệ thông tin.

Chính sách miễn thị thực cho khách du lịch là chính sách có tính chiến lược nhằm thu hút khách quốc tế. Một số nước đã áp dụng rất thành công, điều đó đã góp phần thúc đẩy thu hút khách quốc tế.

Phát triển nguồn nhân lực: Đội ngũ quản lý và nhân viên cho ngành du lịch được đào tạo và bồi dưỡng bài bản, chuyên nghiệp cả về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tay nghề. Trong đó các hướng dẫn viên du lịch được đào tạo một cách bài bản, hướng dẫn viên thường biết 3 ngoại ngữ.

Kết hợp du lịch với thương mại: kết hợp giữa hoạt động du lịch với hoạt động thương mại nhằm thu hút khách hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Ngành du lịch tạo các tua du lịch kết hợp với các cơ sở nghiên cứu, sản xuất sản phẩm độc đáo, du khách có thể vừa đi thăm quan vừa mua sắm sản phẩm tại nơi thăm quan.

Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch thu hút được nhiều du khách có các sở thích khác nhau. Sản phẩm du lịch đa dạng bao gồm: du lịch văn hóa thăm quan các đền chùa, bảo tàng, các di tích lịch sử… Du lịch sinh thái vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, công viên... Du lịch khám phá hang động, biển đảo, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, du lịch chữa bệnh, giải phẫu thẩm mỹ, du lịch nông nghiệp…

Du lịch giải trí bởi các Colossum Show, chương trình nghệ thuật giải trí lớn, độc đáo và thu hút nhiều lượt khách du lịch. Loại hình này các chương trình có sự đầu tư công phu và chuyên nghiệp thể hiện từ những yếu tố nhỏ đến lớn như sân khấu đến các tiết mục, trang phục biểu diễn, nghệ thuật hóa trang, ánh sáng, âm thanh, vũ công thực sự đặc sắc và độc đáo.

Đẩy mạnh makerting du lịch: quảng bá du lịch với các khẩu hiệu độc đáo và sáng tạo qua từng năm, sử dụng kết hợp nhiều công cụ marketing, đặt các văn phòng đại diện ở nước ngoài xúc tiến du lịch, tổ chức các diễn đàn du lịch, quảng bá du lịch dùng điện ảnh, các nhà sản xuất phim, truyền hình khéo léo đưa những địa danh nổi tiếng, thiên nhiên thơ mộng, nét văn hóa độc đáo lôi cuốn khách du, các nhóm nhạc, ca sỹ, diễn viên nổi tiếng để giới thiệu cảnh đẹp, văn hóa, đất nước và con



người. Một chiến lược du lịch bài bản, xuyên suốt, đồng bộ, sáng tạo cộng với việc chú ý tới từng chi tiết nhỏ làm hài lòng du khách.

Phát triển bền vững du lịch: nhấn mạnh về du lịch dựa vào cộng đồng, phù hợp với kế hoạch phát triển du lịch quốc gia để gia tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân địa phương, đồng thời thúc đẩy việc bảo tồn văn hóa và truyền thống.

Phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt phát triển hệ thống giao thông đa dạng, hiện đại và thuận tiện như: tàu điện ngầm, xe bus, taxi, tàu hỏa…Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để phục vụ khách du lịch.

2.3.2. Bài học từ kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số địa phương của Việt Nam‌

Qua hệ thống một số kinh nghiệm về phát triển du lịch ở một số địa phương có thể rút ra những bài học có thể áp dụng vào các địa phương khác nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng:

Bài học về kinh nghiệm xúc tiến du lịch: để phát triển du lịch địa phương cần huy động các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện chương trình giới thiệu du lịch, tuyên truyền hướng dẫn cộng đồng dân cư giữ gìn phong tục truyền thống. Xây dựng các phóng sự chuyên đề Du lịch, thường xuyên cập nhập thông tin, phát hành sách Hướng dẫn Du lịch.

Thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, tham gia các diễn đàn và chương trình hợp tác các tiểu vùng, khu vực, vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch.

Kinh nghiệm về quy hoạch phát triển du lịch: Địa phương phải có quy hoạch, định hướng dài hạn chi tiết các đề án, dự án du lịch, với định hướng phát triển bền vững, có trọng tâm, trọng điểm.

Kinh nghiệm phát triển du lịch phố cổ, phố đi bộ: Đối với khu vực trung tâm, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tập trung nhiều du khách ở nhiều nơi trên thế giới đến thì có thể tổ chức phố đi bộ, cung cấp dịch vụ, mua sắm hàng hóa, hàng lưu niệm, thăm quan và thưởng thức ẩm thực. Để phát triển loại hình này phải xây dựng nét văn hóa ứng xử của người dân với du khách, các tiêu chí: tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm, nhiệt tình, giao tiếp, ứng xử có văn hóa, giữ

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí