Biến Động Về Bộ Giống Cà Chua Qua Các Giai Đoạn Thời Gian


phương có diện tích trồng nhiều cà chua trong vụ Xuân Hè là Bắc Ninh (140 ha), Hưng Yên (80 ha), Hải Dương (120 ha), Hải Phòng( 125 ha), Hà Nội (90ha), Vĩnh Phúc (85 ha)…, là những địa phương có lợi thế cung cấp sản phẩm quả tươi cho thị trường thành phố với giá cao (Số liệu thống kê tại các tỉnh năm 2010 và 2011). Người dân trồng cà chua trong thời vụ này cũng là những người có trình độ thâm canh cao và chấp nhận đầu tư cao cho sản xuất.

Bảng 3.1: Thời vụ trồng và cơ cấu giống cà chua ở vùng ĐBSH giai đoạn 2008-2012

Mùa vụ

Thời vụ

trồng

Loại hình và đặc

điểm giống

Giống điển

hình

Địa phương có

diện tích lớn

Vụ Hè Thu

15/7-10/8

Bán hữu hạn, chịu nhiệt độ cao, dễ đậu quả, kháng được TYLCV, chết héo

cây

Mongan , HT160, HT42, HT25,

Savior (từ

2010)

Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định,

Bắc Ninh


Vụ Thu Đông


20/8-20/9


Vụ Đông sớm


21/9-30/9

Hữu hạn, bán hữu hạn, vô hạn, dễ đậu quả, dễ chăm sóc

BM199, VL2000,

Gandeva, VL3500, HT160,

HT42

Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc

Vụ Đông chính


5/10-22/10

Vụ Xuân sớm

15/1-20/2

Bán hữu hạn, chịu nhiệt, chống chịu mốc sương, xoăn vàng lá

Grandeva, DV2962,

Savior (từ 2010)

Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà

Nội

Vụ Xuân Hè

1/3-15/3


Vụ Hè


25/3-5/4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 10


Đánh giá về sự phân bố của bộ giống cà chua theo loại đất trồng ở các địa phương thuộc vùng ĐBSH, kết quả được ghi nhận ở bảng 3.2.

Dẫn liệu ở bảng 3.2 cho thấy vùng ĐBSH rất đa dạng về địa hình trồng cà chua. Trong số diện tích trồng cà chua, chân đất vàn cao chiếm tỷ lệ 40% với các thời vụ trồng từ vụ sớm, vụ chính cho đến vụ muộn. Trồng cà chua trên chân đất này, có thể kéo dài thời gian thu hoạch bằng việc sử dụng các giống thuộc nhóm bán hữu hạn như Savior, Grandeva, VL3500… cũng như có kỹ thuật chăm bón tốt để kéo dài thời gian thu hái nhờ tái sinh chồi. Tiếp đến là chân đất hai vụ lúa chiếm tỷ lệ cao nhất (55%), được trồng chủ yếu trong vụ Đông sau khi thu hoạch lúa Hè


Thu. Các giống trồng trên chân đất này chủ yếu có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, thu hoạch tập trung, như BM199, DV178, Perfect 89 và Savior. Một phần nhỏ diện tích đất bãi ven sông (5%) ở các vùng Vĩnh Phúc, Hà Nội… được trồng cà chua vụ sớm, các vùng này thường lựa chọn các giống ngắn ngày, chịu nhiệt độ cao và thu hoạch tập trung để tránh mưa bão, sau khi thu hoạch xong sẽ chuyển sang trồng các loại cây rau ăn lá khác, bộ giống được lựa chọn cho loại hình đất này như VL2004, VL2000, Perfect 89…

Bảng 3.2. Phân bố bộ giống cà chua theo loại đất trồng ở ĐBSH



Tỷ lệ




Địa

Loại hình

đất trồng

diện

tích

Thời vụ

Loại hình

giống

Giống điển hình

phương có

diện tích


(%)




lớn

Đất vàn cao

40

Vụ Hè

Bán hữu

Savior, Mongan,

Bắc Ninh,



Thu, Vụ

hạn, Vô hạn

HT160,

Vĩnh Phúc,



Thu Đông,


Grandeva,

Hà Nội,



Vụ Xuân


VL3500, TM11

Hải Phòng,





Nam Định

Đất hai vụ

55

Vụ Thu

Hữu hạn,

Grandeva,

Hải

lúa


Đông

Bán hữu

BM199, DV178

Dương, Hà




hạn


Nội, Nam






Định

Đất bãi

5

Vụ Hè Thu

Hữu hạn,

bán hữu hạn

VL2004,VL2000,

Perfect89

Vĩnh Phúc, Hà Nội


3.1.3. Biến động về bộ giống cà chua qua các giai đoạn thời gian

Nhằm hiểu rõ về sự biến động của bộ giống cà chua ở ĐBSH cũng như sự chấp nhận giống mới của người dân, đã điều tra sự biến động về số lượng và loại giống qua các giai đoạn thời gian ở một số địa phương như Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng thông qua các nhà vườn, đại lý bán hạt giống và người dân trồng cà chua. Điều tra bằng cách đặt câu hỏi về kinh nghiệm của người dân về các loại giống cà chua đã được trồng qua các giai đoạn thời gian khác nhau. Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.3 và Phụ lục 2.2.

Dẫn liệu ở bảng 3.3 và Phụ lục 2.2 cho thấy giai đoạn 2000-2005, trong sản xuất có rất nhiều giống mới từ nguồn nhập nội và giống được tạo ra từ các kết quả nghiên cứu trong nước. Trong số đó, các giống thuộc nhóm hữu hạn chiếm ưu thế với 15 giống. Những giống thuộc nhóm hữu hạn có đặc điểm chín sớm, chín tập


trung và thích hợp trong vụ Đông. Giai đoạn năm 2006-2008 có sự chuyển đổi rõ rệt về cơ cấu giống, các giống có chất lượng quả kém đã bị loại bỏ bởi sản xuất, thay vào đó là các giống lai cao sản có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn. Nhóm giống có dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn dần chiếm ưu thế với 15 giống. Các giống thuộc dạng hữu hạn và vô hạn giảm rõ rệt, dạng vô hạn điển hình là các giống cà chua quả nhỏ (cà chua bi), biến động từ 5-7 giống.

Bảng 3.3. Biến động số lượng giống ở ĐBSH qua các giai đoạn thời gian


Giai đoạn thời gian

Nhóm giống

2000-2005

2006-2008

2009-2011

Nhóm hữu hạn

15

7

3

Nhóm bán hữu hạn

11

15

19

Nhóm vô hạn

6

5

5

Tổng số

32

27

27


Giai đoạn từ 2009 đến nay bộ giống trong sản xuất có sự chọn lọc đáng kể, các giống lai F1 cao sản có năng suất cao, phẩm chất quả tốt như quả cứng, chín đỏ đẹp, đặc biệt là các giống có khả năng chịu nhiệt, có khả năng trồng trái vụ … chiếm ưu thế. Trong sản xuất chỉ còn một số giống thuộc dạng hình sinh trưởng hữu hạn ở một số vùng trồng quảng canh, ít chăm sóc như BM199, DV178… một số giống dạng vô hạn được đưa vào sản xuất ở một số vùng đặc thù.

3.1.4. Diễn biến các loại dịch hại cà chua giai đoạn 2009-2011

Tìm hiểu về thành phần các loại sâu, bệnh hại và xu hướng phát triển của một số loại bệnh nguy hiểm chính trên cây cà chua đã được thực hiện để khuyến cáo cho người dân về việc lựa chọn bộ giống phù hợp cho mỗi thời vụ. Xác định mức độ gây hại bằng phương pháp thảo luận nhóm và xếp hạng (Ranking Matrix ) theo thang điểm từ 1 - 9 (1- gây hại nhẹ, 9 -gây hại nặng). Kết quả đánh giá về thành phần sâu bệnh hại được thể hiện ở bảng 3.4 và bảng 3.5 cho phép nhận xét:

Có 16 loại sâu gây hại trên cây cà chua ở các thời vụ và mức độ xuất hiện của chúng không như nhau. Giòi đục lá và bọ phấn là hai loại dịch hại ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất cà chua. Giòi đục lá xuất hiện ở tất cả các thời vụ trong năm và mức độ gây hại rất lớn, nếu không trừ kịp thời sẽ làm hỏng bộ lá và là điều kiện tối ưu để các loại nấm bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến năng suất. Bọ phấn là môi giới truyền bệnh vi rút gây ra bệnh vàng xoăn lá cà chua, là một trong


những đối tượng dịch hại làm thiệt hại đến năng suất, trong trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến thất thu. Bọ phấn cũng là loại côn trùng khó phòng trừ do đó mức độ ảnh hưởng đến năng suất khá cao (điểm 9).

Bảng 3.4. Thành phần sâu hại và mức độ gây hại đến sản xuất cà chua ở ĐBSH



TT


Loại Sâu hại

Mức độ gây hại


TT


Loại Sâu hại

Mức độ gây hại

1

Giòi đục lá (Lyriomyza sp)

9

8

Bọ rùa

(Epilachma duodecastigma)

3


2

Sâu xanh đục quả

(Helicoverpaarmigera

Hubner)


3


9

Bọ trĩ (Thrip palmi)


7


3

Sâu keo da láng (Spodoptera exigua

Hubner)


3


11

Rầy xanh (Amrasca devastans Distant)


3

3

Sâu xám (Agrotis sp.)

3

12

Rệp bông (Aphis gosypii

Glovers)

5

4

Bọ phấn (Bemisia tabaci)

9

13

Nhện đỏ (Tetranychus sp)

5


5

Sâu đo ăn lá (Anomis flava, Chrysodeixis eriosoma)


5


14

Nhện trắng

(Polyphagotarsonemus latus)


5

6

Bọ xít (Hemiptera)

3

15

Ban miêu (Cantharis

vesicatoria Geof)

3

7

Châu chấu (Oxya chinensis

Thunberg Oxya velox Fabr)

3

16

Bọ nhảy (Phyllotetra

striolata)

5

8

Cào cào (Oxya chinensis

Thunberg)

3





Đánh giá về các loại bệnh hại và mức độ gây hại trên cây cà chua (Bảng 3.5) cho thấy, có khá nhiều loại bệnh hại gây hại trên cây cà chua và mức độ nguy hại của các đối tượng bệnh hại cao hơn rõ rệt so với các loại sâu hại. Trong đó 3 loại bệnh hại, bệnh xoăn vàng lá, mốc sương và héo xanh vi khuẩn có mức độ gây hại cao nhất (điểm 9) tác động rõ rệt đến năng suất cà chua. Trên thực tế mức độ đầu tư thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ các loại bệnh hại cao hơn rất nhiều so với phòng trừ sâu hại.


Bảng 3.5. Thành phần bệnh hại và mức độ gây hại đến sản xuất cà chua ở Đồng bằng sông Hồng


TT


Loại bệnh hại

Mức độ gây

hại


TT


Loại bệnh hại

Mức độ gây

hại

1

Lở cổ rễ (nhiều loại nấm)

7

8

Xoăn vàng lá (Virut)

9

2

Mốc sương (Phytopthora

infestant)

9

9

Héo xanh vi khuẩn

(Ralstonia solanacearum)

9

3

Mốc xám (Botrytis cinerea,

Passalora fulva)

7

11

Thối đỉnh quả (thiếu

Canxi)

5


4

Đốm nâu

(Cercospora personata, Stemphylium solani)


7


12

Tuyến trùng (Meloidogyne ssp)


5

5

Đốm đen

7

13

Sinh lí vàng ngọn

5

6

Đốm vòng (Alternaria

solani)

7

14

Vàng lá (Fulvia fulva)

5

7

Héo rũ gốc mốc trắng

(Sclerotinia sp.)

7

15

Phấn trắng (Leveillula

taurica)

3

8

Héo vàng

(Fusarium oxysporum)

5

16

Khảm lá (TMV, CMV)

5


3.1.5. Hiệu quả sản xuất cà chua ở các điểm nghiên cứu tại ĐBSH qua các thời vụ khác nhau

Tại các điểm nghiên cứu, cây cà chua có giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác như cây lúa, cây ngô…, với mức lãi thuần từ 35,4 triệu đồng (vụ Đông ở Hoài Đức) đến 92,7 triệu đồng/ha (vụ Hè Thu ở Tiên Lãng). Trong hạng mục chi phí đầu tư, một phần lớn chi phí được tính cho công lao động. Như vậy nếu tính cả phần công lao động do người dân tự làm thì giá trị lợi nhuận mang lại từ cây cà chua khá cao.

Trong các vụ sản xuất, cà chua vụ Hè Thu mang lại lợi nhuận cao nhất vì thời điểm này cà chua thường có giá cao hơn. Cà chua vụ Đông dễ trồng do điều kiện thuận lợi, thường cho năng suất cao, áp lực sâu bệnh hại ít hơn... tuy nhiên giá bán trong vụ cà chua này thường thấp, có năm giá rất thấp chỉ 500 đồng/kg, do đó lợi nhuận thường thấp hơn nhiều so với cà chua trái vụ. Vụ Xuân Hè, cà chua chịu áp lực bệnh hại cao hơn do thời tiết giai đoạn đầu vụ rất khắc nghiệt, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp là điều kiện tối ưu cho các loại nấm bệnh phát triển do đó chi phí sản xuất như thuốc bảo vệ thực vật thường cao hơn, nhiều công chăm sóc hơn.

-78-


Bảng 3.6. Hiệu quả sản xuất cà chua ở các thời vụ khác nhau

tại 03 điểm Hoài Đức - Hà Nội, Yên Mỹ - Hưng Yên và Tiên Lãng - Hải Phòng (tính trên 1 ha)



TT


Hạng mục

Hoài Đức – Hà Nội (1000

đ/ha)


Yên Mỹ - Hưng Yên (1000đ/ha)


Tiên Lãng – Hải Phòng (1000đ/ha)

Hè Thu

Đông

Xuân Hè

Hè Thu

Đông

Xuân Hè

Hè Thu

Đông

Xuân Hè

I

Chi phí

162851

140827

168014

154056

135370

156796

142447

129359

146401

1

Cây giống

4850,3

4155

4157,2

4850

3878

4157

5706

4155

4677

2

Công lao động

105121,5

95675,8

109692

95565

91327

99720

95565

86978

99720

3

Thuốc BVTV

14265,5

10249

17451

15512

9695

16205

15512

10249

16343

4

Phân bón, vôi

30054,5

22437

28919

29570

22160

28919

17105

19667

17867

5

Vật liệu làm giàn

8559,3

8310

7795

8559

8310

7795

8559

8310

7794

II

Năng suất (kg)

35456

50359

43628

41965

54015

41965

43550

52076

39610

III

Tổng thu

233584

176255

218138

226614

172848

201434

235140

166643

198055

IV

Lợi nhuận

70733

35428

50124

72558

37478

44638

92693

37284

51654

Số liệu trung bình trong 2 năm 2010-2011


3.1.6. Hệ thống cung cấp giống, phương thức thu hoạch và mô hình tiêu thụ quả cà chua ở ĐBSH.

Cung ứng giống là một trong những khâu quan trọng, là đầu mối của chuyển giao tiến bộ khoa học về giống. Nghiên cứu về hệ thống cung cấp giống cà chua ở một số địa phương thuộc ĐBSH thu được kết quả ở bảng 3.8.

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy hầu hết người dân mua cây giống từ vườn ươm có uy tín về trồng, tỷ lệ biến động từ 70,0 – 78,5% số hộ được phỏng vấn, họ tin tưởng mức độ trung thực của các nhà vườn và nhà vườn cũng là người chuyển giao kỹ thuật cũng như thông tin về giống tốt nhất tới người dân. Các nhà vườn thường mua hạt giống trực tiếp từ công ty sản xuất hoặc đại lý bán hạt giống trong vùng.

Bảng 3.7. Hệ thống cung cấp giống cà chua ở ĐBSH


Loại hình cung cấp giống

Tỷ lệ (%)

Hà Nội

Hưng Yên

Hải Phòng

Mua hạt giống từ công ty sản xuất

4,5

5,2

3,5

Mua hạt giống từ đại lý

10,6

22,3

17,2

Mua hạt giống ở chợ

6,4

2,5

2,5

Mua cây con giống từ nhà vườn

78,5

70,0

76,8

Tự để giống

0,0

0,0

0,0


Bên cạnh yếu tố mua cây giống về trồng, ở ĐBSH cũng có một số lượng nông dân tự mua hạt giống và tự ươm cây con để trồng. Trường hợp này thường xảy ra với những hộ nông dân có diện tích trồng nhỏ lẻ hoặc có kinh nghiệm gieo cây giống nhưng không để kinh doanh.

Phương thức thu hoạch liên quan đến nhu cầu sử dụng cà chua của thị trường tiêu thụ. Kết quả nghiên cứu về phương thức thu hoạch cà chua của người dân ở ĐBSH ở bảng 3.8 cho thấy, hấu hết người dân ở ĐBSH thu hoạch cà chua khi quả đã chín hoàn toàn ở trên ruộng. Hình thức thu quả già về giấm chín chỉ xẩy ra ở thời điểm trái vụ với mục đích tranh thủ thời điểm có giá cao và hình thức này cũng xảy ra đối với những hộ nông dân còn bảo thủ trong trồng cà chua. Người dân cũng cho rằng khi thu quả già về giấm thường giá bán không cao bằng thu hoạch khi quả đã chín trên ruộng.


Bảng 3.8. Phương thức thu hoạch quả cà chua ở Đồng bằng sông Hồng


Phương thức thu hoạch

Tỷ lệ (%)

Hà Nội

Hưng Yên

Hải Phòng

Thu quả xanh

0,0

0,0

0,0

Thu quả già để giấm

8,5

7,3

9,5

Thu quả chín

82,5

92,7

91,5

Thị trường tiêu thụ cà chua là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng sản xuất cũng như chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Nghiên cứu về mạng lưới tiêu thụ quả cà chua tại các địa phương chúng tôi thu được kết quả ở hình 3.2.

Kết quả phân tích cho thấy có tới 85% sản phẩm người dân thu hoạch được bán cho kênh thương lái (người thu mua) chỉ có 15% sản lượng được người dân tự bán ở các chợ địa phương. Điều này cho thấy người dân trồng cà chua có xu hướng hướng đến sản xuất chuyên nghiệp hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng cà chua được người dân tự đi bán ở các chợ chủ yếu là những hộ có diện tích trồng nhỏ hoặc bán ở những lứa đầu hoặc cuối vụ thu hoạch.


90%

10%

Chợ đầu mối (65%)

Nhà máy chế biến (10%)

Người tiêu dùng

Nông dân

Người thu mua (80%)

Người bán lẻ (25%)

Hình 3.2. Mô hình tiêu thụ cà chua ở một số vùng chuyên canh cà chua tại ĐBSH

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022