Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam - 14

- Hai là: Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức xã hội và xây dựng văn hóa pháp lý về bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư

Để người dân nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ bảo vệ bí mật về đời sống riêng tư, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền sâu rộng dưới nhiều hình thức, từng đối tượng khác nhau, thậm chí từng vùng miền khác nhau và ở từng bậc giáo dục các cấp, đặc biệt là với đối tượng là trẻ em, học sinh, sinh viên là những đối tượng thường xuyên tiếp xúc chia sẻ thông tin cá nhân với môi trường số, hoặc những đối tượng là người dân tộc thiểu số còn hạn chế về nhận thức pháp luật. Sự hiểu biết này sẽ tạo ra sự đồng thuận xã hội trong nhận thức, cảnh giác, cân nhắc trước khi đưa thông tin của mình lên tham gia mạng xã hội.

Đối với cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo vệ bí mật đối với thông tin về đời sống riêng tư: Cơ quan nhà nước cũng là một chủ thể sở hữu số lượng lớn dữ liệu về đời tư của cá nhân (là các công chức) như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, phòng ban làm việc, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn…bởi vậy, việc nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức nói chung; cán bộ, công chức làm công tác tổ chức cán bộ nói riêng và cơ quan nhà nước chủ quản là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, mỗi cá nhân, tổ chức khi chia sẻ thông tin riêng tư của một chủ thể khác cần cân nhắc, thận trọng, tìm hiểu kỹ trước khi quyết định (một số biện pháp có thể áp dụng là: làm mờ hình ảnh, tránh chụp trực diện hoặc chỉ chụp khi có sự đồng ý của cá nhân đó; sử dụng tên viết tắt…)

- Ba là: Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tổ chức thực hiện và thi hành pháp luật về bảo vệ thông tin về đời sống riêng tư

Trong mọi hoạt động, yếu tố con người luôn giữ vai trò trung tâm và quyết định tới chất lượng, hiệu quả. Do đó, nếu chất lượng nguồn nhân lực

hoạt động trong lĩnh vực pháp luật được nâng lên thì chất lượng hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp sẽ tốt lên, từ đó làm giảm sự vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền về đời sống riêng tư của cá nhân. Vì vậy, cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tổ chức thực hiện và thi hành pháp luật về bảo vệ thông tin về đời sống riêng tư.

- Bốn là: Đề cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp giữa các chủ thể liên quan trong việc tổ chức thực hiện, thi hành pháp luật về bảo vệ thông tin về đời sống riêng tư

Đề cao trách nhiệm của từng chủ thể và tăng cường sự phối hợp công tác giữa các chủ thể liên quan trong việc tổ chức, thực hiện và thi hành pháp luật về tăng cường bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư là một yêu cầu rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền này. Vì vậy, Quốc hội cần sớm xem xét, đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh dự án Luật Bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư. Ủy ban thường vụ Quốc hội cần ban hành Nghị quyết triển khai Nghị quyết về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh trong đó có dự án Luật Bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.

- Năm là: Tăng cường hợp tác quốc tế nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm xây dựng hoàn thiện và thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ đời sống riêng tư là cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp hoàn thiện các quy định của pháp luật (thông qua hình thức như hợp tác, đào tạo, hội thảo, hội nghị…). Đây là hoạt động cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, song phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần giải quyết xung đột pháp luật giữa điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam; đồng thời, có cơ hội tiếp thu những kinh nghiệm trong việc tiếp tục củng cố pháp luật về đời sống riêng tư.

- Sáu là: Bảo đảm nguồn lực tài chính và điều kiện cần thiết để tổ chức, thực hiện và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam - 14

Về cơ bản, việc triển khai, thi hành pháp luật về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư không đòi hỏi quá nhiều về nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, để đảm bảo một số hoạt động được hiệu quả cũng cần phải có sự trù bị như về tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; hoạt động tập huấn, hội nghị, hội thảo…

Tiểu kết Chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới (các đạo luật về dữ liệu cá nhân, quyền về đời sống riêng tư bao gồm cả khái niệm, hình thức biểu đạt…), tác giả đã nêu ra được các quan điểm về việc tăng cường bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam hiện nay.

Các giải pháp được nêu trong Chương 3 đề cập đến một phạm vi rộng các vấn đề, trong bao gồm đề xuất việc xây dựng một văn bản mới, điều chỉnh toàn bộ các nội dung của quyền này. Trước mắt, để có hiệu quả, có thể xây dựng một Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bí mật đời sống riêng tư, bí mật gia đình để có thời gian đánh giá tác động, sau khi có thời gian kiểm nghiệm sẽ nâng lên thành một Luật hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về quyền và nghĩa vụ bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong mọi lĩnh vực, mọi đối tượng, mọi vùng miền cũng được đề cập như là một điều kiện tiên quyết trong việc xây dựng thành công sự đồng thuận về một đạo luật hữu ích trong tương lai.

KẾT LUẬN


Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vấn đề bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và bí mật cá nhân đã được ghi nhận từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013.

Hiện tại, bí mật đời sống riêng tư và bí mật thông tin của cá nhân đã được Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo vệ thông qua quy định về bảo đảm an toàn và bí mật đối với thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Nội hàm của quyền bảo vệ bí mật đời tư, bí mật cá nhân đã dần dần được pháp luật bổ sung, hoàn thiện trong nhiều năm qua. Hiến pháp năm 2013 (Điều 21, Điều 22) đã mở rộng một cách toàn diện phạm vi quy định quyền được bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Sự mở rộng đó đặt ra yêu cầu sửa đổi một loạt văn bản pháp luật đã được ban hành trước đây có quy định điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của quyền này như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự và các văn bản khác có liên quan.

Nghiên cứu so sánh, đối chiếu quy định của pháp luật Việt Nam với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia có liên quan đến chế định bảo vệ bí mật cá nhân cho thấy chưa có sự tương thích hoàn toàn giữa hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong vấn đề này. Với tư cách quốc gia thành viên, nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ chuyển hóa các chế định về bảo vệ bí mật cá nhân trong các văn kiện pháp lý quốc tế Việt Nam vào pháp luật quốc gia và đề ra những biện pháp đảm bảo thực hiện quyền này. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về các quy định liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân còn nhiều bất cập. Pháp luật cũng chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền này.

Để giải quyết những bất cập nêu trên, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; nhóm giải pháp hoàn thiện về hình

thức về bảo vệ thông tin quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư và nhóm giải pháp đảm bảo thực hiện củng cố pháp luật về bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư. Nếu thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhóm giải pháp này thì hệ thống pháp luật Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong thời đại ngày nay, khi mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra những vấn đề ngày càng nghiêm trọng và phức tạp với việc bảo đảm quyền này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 20/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 về hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành y tế, Hà Nội.

2. Chính phủ (2007), Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong có quan nhà nước, Hà Nội.

3. Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-Cp ngày 01/5/2013 về thương mại điện tử có quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử, Hà Nội.

4. Chính phủ (2013), Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Hà Nội.

5. Chính phủ (2017), Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09/05/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em, Hà Nội.

6. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội XII về việc tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Hà Nội.

8. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2019), Quyền về sự riêng tư, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

9. Quốc hội (1946), Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội.

10. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.

11. Quốc hội (1989), Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Hà Nội.

12. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.

13. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

14. Quốc hội (2004), Luật xuất bản, Hà Nội.

15. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

16. Quốc hội (2005), Luật thương mại, Hà Nội.

17. Quốc hội (2010), Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.

18. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

19. Quốc hội (2012), Luật xuất bản, Hà Nội.

20. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.

21. Quốc hội (2013), Luật xuất bản, Hà Nội.

22. Quốc hội (2014), Luật Hộ tịch, Hà Nội.

23. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

24. Quốc hội (2015), Luật tố tụng hành chính, Hà Nội.

25. Quốc hội (2016), Luật tiếp cận thông tin, Hà Nội.

26. Quốc hội (2016), Luật trẻ em, Hà Nội.

27. Quốc hội (2018), Luật an ninh mạng, Hà Nội.

28. Quốc hội (2018), Luật phòng chống tham nhũng, Hà Nội.

29. Từ điển tiếng Việt (1986), Nxb Đại học Văn hóa.

30. Ủy ban Nhân quyền (1988), Bình luận chung số 16 về quyền về sự riêng tư.

31. Nguyễn Như Ý (2013), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

II. Tài liệu tiếng Anh

32. Alan F. Westin (1967), Privacy and Freedom (Sự riêng tư và tự do), New York: Athenum.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022