Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay - 2


hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế-xã hội.” Đối với Chính Phủ phát triển bền vững có định hướng từ 2004, với chương trình nghị sự 21 của Việt Nam. Là cơ sở để các ngành, cấp, địa phương xây dựng chiến lược bền vững của mình.

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển du lịch, tài nguyên tự nhiên đa dạng, tài nguyên nhân văn phong phú,.. với thương hiệu du lịch hiện nay của Việt Nam “Việt Nam -Vẻ đẹp bất tận” thu hút lượng lớn khách du lịch, lượt khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng nhanh, khách du lịch nội địa có xu hướng phát triển mạnh, giúp ngành du lịch trở thành một trong những ngành quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Năm 2016 đạt 10.012.735 lượt khách, tăng 26,0% so với năm 2015, khách nội địa đạt 62 triệu lượt, tăng trưởng 8,8%. Thể hiện chất lượng và hiệu quả dịch vụ du lịch được nâng cao, ngành du lịch đang từng bước trở thành trụ cột cho nền kinh tế. Ngoài ra, vị thế du lịch của Việt Nam cũng được gia tăng trên trường quốc tế những hiệp định song phương và đa phương như hiệp định du lịch Asean, FTA,..Với cơ hội và thách thức tạo ra cho nền kinh tế, cũng như ngành du lịch, đòi hỏi những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch phải có kế hoạch, biện pháp thích nghi và điều chỉnh sao cho phù hợp.

Ninh Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng cho phát triển bền vững du lịch, như tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển, nguồn nhân lực phục vụ du lịch dồi dào, người địa phương thân thiện, đây là những tiền đề quan trọng cho phát triển bền vững du lịch. Năm 2016 lượng khách tới Ninh Bình đạt 6.441.472 lượt, tăng 7,5% so với năm 2015, trong đó khách nội địa 5.725.868 lượt, tăng 6,2

% so với năm 2015, khách quốc tế 715.603 lượt, tăng 19,2% so với năm 2015, Doanh thu du lịch đạt 1.725,965 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2015. Tuy nhiên theo đánh giá du lịch Ninh Bình đang đứng trước những nguy cơ thiếu bền vững, lượng khách du lịch tuy tăng cao nhưng ngày khách lưu trú và chi tiêu còn thấp, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tăng về số lượng, chất lượng phục vụ chưa có nhiều chuyển biến, doanh nghiệp hoạt động lữ hành quy mô còn nhỏ và thiếu vốn, các cơ sở vui chơi giải trí, hạ tầng du lịch số lượng và chất lượng còn thiếu, nguồn nhân lực chất lượng chưa cao, việc chia sẻ lợi ích với cộng


đồng địa phương chưa thật sự trú trọng, nhận thức của doanh nghiệp và người dân về phát triển bền vững du lịch còn hạn chế, đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tại các dự án du lịch còn sơ sài, dẫn đến sự không bền vững của ngành du lịch nơi đây.Với mục tiêu đặt ra của Nghị quyết đại hội Đảng bộ Ninh Bình trong nhiệm kỳ 2015- 2020 “Phát triển mạnh du lịch và dịch vụ thương mại, bưu chính, viễn thông, phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 42% trong tổng GRDP của tỉnh” yêu cầu tiên quyết về phát triển bền vững du lịch đặt lên hàng đầu. Để đạt được mục tiêu này, ngành du lịch Ninh Bình cần phải phát huy nhiều mặt để giải quyết khó khăn trên. Để có những giải pháp cho vấn đề này cả về phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình từ đó góp phần phát triển bền vững du lịch Ninh Bình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu : Nhằm đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tỉnh Ninh Bình

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững du lịch của một địa phương.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch Ninh Bình nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế, đồng thời xác định các nguyên nhân của thực trạng đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị.

Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay - 2

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch tại Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch Ninh Bình.

Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển bền vững du lịch, các tiêu chí, mô hình và các nhân tố ảnh hướng đến phát triển bền vững du lịch.

Về không gian: Nghiên cứu tại Ninh Bình, các dữ liệu sơ cấp được khảo sát tại những điểm du lịch nổi trội như danh thắng Tràng An, Vân Long,..

Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng từ 2007 đến năm 2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

4. Những đóng góp mới của luận án

Đóng góp mới về mặt khoa học

- Tổng hợp các lý luận về phát triển bền vững du lịch của một địa phương trong ngoài nước, những nghiên cứu trước, những kinh nghiệm của những địa phương phát triển bền vững du lịch đi trước, làm rõ phát triển bền vững du lịch của địa phương theo tiêu chí bền vững kinh tế, tài nguyên, môi trường, xã hội.

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá bền vững du lịch cho một địa phương cấp

tỉnh.

- Làm rõ bức tranh thực trạng phát triển bền vững du lịch của một địa

phương, thông qua kết quả phân tích, chạy mô hình, chỉ ra những hạn chế cả về số lượng, chất lượng hoạt động phát triển bền vững du lịch.

Đóng góp về mặt thực tiễn

Phân tích đánh giá về phát triển bền vững du lịch hiện nay của Ninh Bình, với những điều kiện ưu đãi về chính sách của nhà nước, rút ra những kết luận, đánh giá, chỉ rõ nguyên nhân những hạn chế từ đó đề xuất những giải pháp kiến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch Ninh Bình:

Đối với Ủy Ban Nhân Dân, Sở Du lịch Ninh Bình: Phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch cho các cấp, các ngành, doanh nghiệp và cán bộ, nhân dân trong tỉnh; Đẩy mạnh công tác thực hiện quy hoạch chi tiết cho toàn tỉnh, đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư để phát triển du lịch; củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực;


giải pháp tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch trên địa bàn; khắc phục những hạn chế bất cập, đối với phát triển bền vững du lịch trên địa Ninh Bình thời gian tới.

Đối với các doanh nghiệp du lịch: Có phương án kinh doanh, phương án bảo tồn tôn tạo tài nguyên du lịch, tài nguyên nhân văn hiệu quả, dựa trên những định hướng, những chính sách, quy hoạch sản phẩm, vùng, không gian phát triển du lịch của địa phương có phương hướng đầu tư vào sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ du khách.

Đối với cộng đồng địa phương: Thực hiện chủ trương định hướng của cơ quan quản lý về phát triển bền vững trên địa bàn. Tham gia đóng góp, kiến nghị với chính quyền, cơ quan quản lý về phát triển bền vững du lịch, quy hoạch du lịch tại địa phương.

5. Kết cấu của luận án

Nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương.

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch của một địa phương.

Chương 3. Thực trạng phát triển bền vững du lịch của Ninh Bình 2007-2016.

Chương 4. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Có nhiều tài liệu liên quan tới phát triển bền vững, phát triển bền vững du lịch, việc nghiên cứu tài liệu liên quan sách, giáo trình, đề án, luận án,.. của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho học viên cái nhìn tổng thể về hoạt động phát triển bền vững của các ngành, hoạt động phát triển bền vững du lịch trên thế giới và của Việt Nam hiện nay.

1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển bền vững

Có nhiều quan điểm về phát triển bền vững, những yếu tố cấu thành của phát triển bền vững, mô hình phát triển bền vững, như những quan điểm sau:

Khái niệm về phát triển bền vững tại hội nghị Liên hợp Quốc (LHQ về môi trường con người 1972 tại Stockholm chính thức được thức nhận, Trong báo cáo về “Tương lai của chúng ta” của Ủy ban thế giới về môi trường Đến năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (Commission mondiale sur l‟Environnement et le développement) do Gro Harlem Brundtland làm chủ tịch tiếp thu thừa nhận mối liên hệ giữa kinh tế xã hội và môi trường, định nghĩa lại một cách đầy đủ “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ”[62]. Kế tiếp theo, những định nghĩa về phát triển bền vững được hoàn thiện hơn như, hội nghị Thượng đỉnh về Trái đát và Môi trường (năm 1992 Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các Chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Kế tiếp là Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm họp tại Johannesburg(2002), Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đề cập. Quan điểm của các thành viên cùng thống nhất về phát triển bền vững đó chính là sự phát triển


phải đảm bảo cả ba mặt kinh tế xã hội và môi trường. Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu, tư duy về phát triển bền vững manh nha trong cả quá trình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Ecotourism and Sustainable Development: Who Owns Paradise? của Honey, Sustainable Tourism in Protected Areas: Guidelines for Planning and Management (2002) của Eagles và cộng sự, Tourism and Environment (1998) của Hens đã đề cập du lịch bền vững và du lịch không bền vững, tập trung lại những nội dung giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường; đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương, tăng thu nhập cho địa phương; Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả tương lai. Theo đó, ba trụ cột phát triển bền vững được xác định là; Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: Thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng môi trường sống.

Phát triển bền vững biết đến ở Việt Nam vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, ngay sau tuyên bố Rio. Bắt nhịp bước đi của thời đại, Đảng và Chính phủ đã sớm nhận thức tầm quan trọng của phát triển bền vững. Ngày 25-6-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong các văn kiện Đại hội IX, X, XI, XII của Đảng, quan điểm phát triển bền vững càng được chú trọng hơn và nhấn mạnh nhiều lần trên nhiều góc độ tiếp cận, với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, trong đó, quan điểm đầu tiên là: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”. Căn cứ vào Chương trình hành động thế kỷ XXI của quốc tế, ngày 17-8-2004, Thủ tướng


Chính phủ đã ban hành Quyết định số 154/2004/QĐ-TTg “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (còn gọi là Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)[17]. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam nêu bật những vấn đề đang đặt ra trong ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, những thách thức mà nước ta đang phải đối phó. Chiến lược đã tạo lập mối quan hệ tương hỗ giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; đã xác định khung thời gian để thực hiện và gắn trách nhiệm của các ngành, các địa phương, các tổ chức và các nhóm xã hội; đã tính tới việc sử dụng các nguồn lực tổng hợp để thực hiện chiến lược. Chính phủ thành lập Hội đồng phát triển bền vững quốc gia để chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Mặc dù phát triển bền vững xuất hiện muộn, nhưng đã được giới khoa học, học thuật của Việt Nam tiếp thu nhanh và có nhiều công trình liên quan. PGSTS.Nguyễn Đình Hòe và TS. Nguyễn Ngọc Sinh (VACNE)[12],[13]. Trương Quang Học, (2010)[14] Bài giảng “Phát triển bền vững” Lý thuyết và thực tiễn Việt Nam... Sự thống nhất quan điểm và yêu cầu về phát triển bền vững của giới khoa học là phát triển hài hòa ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, nguyên tắc phát triển bền vững, gồm có 6 nguyên tắc; nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân; nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ; nguyên tắc phòng ngừa; nguyên tắc phân quyền và ủy quyền; nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ; nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền.

Mô hình phát triển bền vững và các yếu tố cấu thành: Có nhiều công trình về mô hình phát triển bền vững, như mô hình chi tiết của WCED(1987), đòi hỏi sự hài hòa của các lĩnh vực kinh tế - chính trị - hành chính công - xã hội- công nghệ kỹ thuật - sản xuất - quan hệ quốc tế. Mô hình 3 vòng tròn của Jacobs và Sadler (1990), phát triển bền vững là sự hài hòa cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, ba vòng tròn có kích thước tương đương nhau diện tích giao cắt của 3 vòng tròn là lớn nhất, sự phát triển bền vững cao nhất. Nguyễn Nam Thắng (2015) Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch, những nhận định của tác giả về khung năng lực cạnh tranh từ địa phương, khu vực, quốc gia và tác giả đề xuất được bộ tiêu chí năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, làm cơ sở cho những nghiên cứu


tiếp theo. Khung phân tích năng lực cạnh tranh gồm 4 nhóm yếu tố chính và 32 yếu tố thành phần.

Nhóm 1: Các điều kiện đầu vào và mức độ hấp dẫn gồm 4 yếu tố thành phần Nhóm 2: Các ngành công nghiệp hỗ trợ, liên quan gồm 5 yếu tố thành phần

Nhóm 3: Chiến lược và cơ cấu đối thủ cạnh tranh của địa phương, 9 yếu tố thành phần.

Nhóm 4: Các đều kiện và nhu cầu thị trường, 9 yếu tố thành phần.

1.1.2 Các nghiên cứu về du lịch và phát triển bền vững du lịch

Hoạt động du lịch một trong những hoạt động kinh tế lớn của thế giới, nằm trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất, đóng góp 9% GDP, chiếm 8% lao động và khoảng 30% xuất khẩu toàn thế giới, do tầm quan trọng như vậy, nên có nhiều học giả từ trước tới nay, trong và ngoài nước với nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau, được phân thành nhóm sau:

* Về du lịch, tài nguyên và tiềm năng du lịch

Khái niệm về du lịch được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, như: Tổ chức du lịch thế giới UNWTO (1980) đưa ra khái niệm “ Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của người du hành, tạm trú mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu. Trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên tục không quá 1 năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du khách mà có mục đích chính là làm tiền, du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi, năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới WTTC (2001) đã đưa ra khái niệm về du lịch: “ Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá hoặc mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích kinh doanh và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục ở bên ngoài môi trường sống định cư”.

Như vậy, sự thống nhất giữa các khái niệm, khi nói tới du lịch, đó là hoạt động nghỉ ngơi, thỏa mãn những nhu cầu về văn hóa nghệ thuật, lịch sử, giao lưu,..

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023