Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay - 1


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng PGS.TS. Hoàng Văn Thành các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan .


Tác giả luận án


Nguyễn Anh Dũng


Để có thể hoàn thành luận án, cùng với sự cố gắng của bản thân là sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi của cơ quan, sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ.

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và kính trọng đến toàn thể quý Thầy, Cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại, khoa Sau Đại Học, khoa Khách sạn - Du lịch, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng và PGS.TS. Hoàng Văn Thành đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Với sự nhiệt tình và đầy trách nhiệm, cùng những lời chỉ dẫn, những tài liệu, những kiến thức và kinh nghiệm truyền đạt cho tôi và những lời động viên của quý Thầy đã giúp tôi thực hiện luận án này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến UBND tỉnh, huyện, xã; Sở Du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch, các Công ty du lịch, các khách sạn, các cơ sở đào tạo các doanh nghiệp hoạt động du lịch, du khách và dân cư tại Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Tôi xin chân thành cám ơn!


Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay - 1

Tác giả luận án


Nguyễn Anh Dũng

LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4. Những đóng góp mới của luận án 4

5. Kết cấu của luận án 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 6

1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển bền vững 6

1.1.2 Các nghiên cứu về du lịch và phát triển bền vững du lịch 9

1.1.3 Các nghiên cứu về du lịch Ninh Bình và phát triển bền vững du lịch Ninh Bình 16

1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 21

1.2.1 Cách tiếp cận 21

1.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu 21

Kết luận chương 1 28

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 29

2.1 Khái niệm, vai trò và các bên trong phát triển bền vững du lịch 29

2.1.1 Phát triển bền vững 29

2.1.2Phát triển, yêu cầu và khác biệt của phát triển bền vững du lịch địa phương 32

2.1.3 Vai trò của phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh 37

2.1.4 Các bên tham gia trong phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh. 41

2.2 Mô hình phát triển bền vững du lịch và nội dung phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh 46

2.2.1 Mô hình phát triển bền vững du lịch 46

2.2.2 Nội dung phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh 52

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch của một địa phương 58

2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh 62

2.3.1 Các tiêu chí đánh giá tính bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh

..........................................................................................................................62

2.3.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của đề tài 66

2.4 Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch của một số địa phương trong và ngoài nước, bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Ninh Bình 72

2.4.1 Kinh nghiệm trên thế giới 72

2.4.2 Kinh nghiệm trong nước 75

2.4.3 Bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình 77

Kết luận chương 2 80

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2007- 2016 81

3.1 Điều kiện hiện nay và một số kết quả phát triển du lịch Ninh Bình 81

3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tiềm năng cho phát triển bền vững du lịch của Ninh Bình 81

3.1.2 Kết quả hoạt động du lịch của Ninh Bình 92

3.2 Kết quả phân tích thực trạng phát triển bền vững du lịch của Ninh Bình

...............................................................................................................................95

3.2.1 Đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch Ninh Bình 95

3.2.2 Nội dung phát triển bền vững du lịch Ninh Bình 110

3.2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch Ninh Bình 120

3.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển bền vững du lịch của Ninh Bình thời gian qua 124

3.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân 124

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 127

Kết luận chương 3 130

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 131

4.1 Bối cảnh, quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch của Ninh Bình 131

4.1.1 Bối cảnh phát triển du lịch Ninh Bình năm đến 2020 và tầm nhìn năm 2030 131

4.1.2 Quan điểm phát triển du lịch của Ninh Bình 132

4.1.3 Mục tiêu phát triển bền vững du lịch Ninh Bình. 133

4.1.3 Định hướng phát triển bền vững du lịch Ninh Bình 134

4.2 Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch của Ninh Bình 137

4.2.1 Đối với cơ quan quản lý du lịch 137

4.2.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch 148

4.2.3 Những đối tượng khác 151

4.3. Một số kiến nghị 152

4.3.1 Đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 152

4.3.2 Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường 152

Kết luận chương 4 154

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157

TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thống kê phiếu khảo sát và loại hình tổ chức khảo sát 25

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. 62

Bảng 2.3: Bảng so sánh du lịch bền vững và du lịch kém bền vững 63

Bảng 2.4: Bộ chỉ tiêu bền vững cho hệ sinh thái của UNWTO 64

Bảng 2.5: Bộ chỉ tiêu của UNWTO đánh giá bền vững du lịch 65

Bảng 2.6 Bảng đánh giá bền vững du lịch của luận án 71

Bảng 3.1: Cơ sở lưu trú Ninh Bình 2009 - 2016 85

Bảng 3.2: Tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Ninh Bình từ 2007 – 2016 91 Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình từ 2005 - 2016 92

Bảng 3.4: Cơ cấu chi tiêu của du khách 94

Bảng 3.5: Cơ cấu khách quốc tế tới Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2016 96

Bảng 3.6: Cơ cấu khách nội địa tới Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2016 97

Bảng 3.7: Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế 98

Bảng 3.8: Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch Ninh Bình 99

Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển du lịch Ninh Bình đến 2020 134


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Các bên tham gia trong phát triển bền vững du lịch 42

Hình 2.2: Mô hình phát triển bền vững cơ bản 46

Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững du lịch của Jacobs và Sadler,1990 48

Hình 2.4: Mô hình phát triển bền vững dựa theo mô hình kim cương của M.Porter(2008) 49

Hình 3.1: Các tiêu chí kinh tế đánh giá thực trạng bền vững du lịch Ninh Bình 95

Hình 3.2: Các tiêu chí về môi trường của thực trạng phát triển bền vững Ninh Bình.102 Hình 3.3: Các tiêu chí về xã hội của thực trạng phát triển bền vững Ninh Bình 107

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự tăng trưởng kinh tế, phát triển của xã hội và bảo tồn môi trường đang nổi lên là nhu cầu cấp thiết hiện nay, chính vì vậy phát triển bền vững trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới, là một xu thế trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, một lựa chọn mang tính chiến lược và hợp quy luật mà tất cả các quốc gia đều phải quan tâm. Khởi đầu có thể nói đó là Hội nghị quốc tế về con người và môi trường năm 1972 tại Stockholm (Thụy Điển), tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển họp tại Rio de Janero (Braxin) năm 1992 và tiếp theo là Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (PTBV) họp tại Johanesburg (Nam Phi) năm 2002. Tại các hội nghị này, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm PTBV, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận tuyên bố chung về quan điểm phát triển bền vững gồm 27 nguyên tắc cơ bản, trong đó nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất là phải lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài đều phải xuất phát từ nhu cầu của con người.

Ở Việt Nam phát triển bền vững đã trở thành quan điểm lãnh đạo của Đảng, đường lối chính sách của Nhà nước và được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được nhấn mạnh tại Đại hội Đảng lần thứ XI, XII : “Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mọi hoạt động kinh tế được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh. Trước mắt, tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Phát triển kinh tế-xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí