Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 17


góp phần nâng cao đời sống của người dân. Các gói cho vay ưu đãi đối với hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn khi tiếp cận vốn của khách hàng. Cho vay đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh cá thể vào các lĩnh vực hỗ trợ trồng rừng sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp…

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.1.1 Hạn chế

Thứ nhất, nhiều N T chưa đạt tiêu chuẩn Basel II, hiện nay mới có hai NHTM được NHNN công nhận đạt theo tiêu chuẩn Basel II là VCB và VIB. Trong khi nhiều nước phát triển trên thế giới đã đạt tiêu chuẩn Basel III, một số nước trong khu vực Đông Nam đã xây dựng chính sách và lộ trình theo Basel III.

Thứ hai, hạn chế về nguồn vốn đầu tư cho phát triển bền vững



Cạnh tranh với phương thức kinh doanh truyền thống


Giới hạn về nguồn vốn



79%



84%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 17

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Các cán bộ quản lý đánh giá giới hạn về nguồn vốn là thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng khi thực hiện ngân hàng bền vững (84%). Điều này cho thấy rằng phân bổ ngân sách của các tổ chức cho các hoạt động ngân hàng bền vững vẫn còn còn hạn chế mặc dù những năm gần đây các NHTM đã chú trọng và đầu tư thực hiện bền vững, chủ yếu là tăng tài trợ cho các dự án hiệu quả năng lượng và tín dụng xanh. Các dự án xanh, dự án đạt tiêu chuẩn tài chính bền vững thường có quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, do vậy việc đảm bảo cho vay với thời hạn dài, lãi suất ưu đãi, là một trong những thách thức lớn đối với các NHTM Việt Nam.

Trong quá trình kinh doanh theo mô hình bền vững, chi phí cho giai đoạn đầu thường sẽ cao do các ngân hàng phải đầu tư vào hệ thống quản quản lý rủi ro


môi trường và xã hội, bộ tiêu chuẩn đánh giá các ngành, lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường. Các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, chi nhánh ngân hàng xanh, chi phí truyền thông, quảng bá hình ảnh, chi phí liên quan để vận hành hệ thống đánh giá môi trường và xã hội. Các chi phí đào tạo, tập huấn, các thông tin về môi trường nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm hiểu rõ về các vấn đề về năng lượng, công nghệ và đánh giá đầy đủ, chính xác những tác động đến môi trường của dự án vay. Cạnh tranh với phương thức kinh doanh truyền thống giữa tính bền vững và các sáng kiến kinh doanh thông thường được đánh giá là thách thức lớn thứ hai trong quá trình thực hiện bền vững. Ngân sách và nguồn lực của ngân hàng được phân bổ cho các ưu tiên khác nhau giữa kinh doanh truyền thống và mô hình bền vững.

Thứ ba, gia tăng nợ xấu tiềm ẩn trong các ngân hàng thương mại

Mặc dù nợ xấu có xu hướng giảm về tỷ lệ sau tái cấu trúc 2011-2015, nhưng quy mô vẫn lớn. Nợ xấu ngày càng khó xác định và đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý tận gốc. Nợ xấu theo báo cáo tài chính đã kiểm toán của các NHTM giảm về tỷ lệ, tuy nhiên quy mô nợ xấu có xu hướng tăng trong năm 2017, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng từ 29.484 triệu đồng năm 2015 lên 31.344 triệu đồng năm 2017. Theo đánh giá của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, nợ xấu của các NHTM Việt Nam hiện nay còn cao lên đến 9,5% chủ yếu là các khoản nợ xấu tiềm ẩn. Nợ xấu cao làm không những ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô, danh mục đầu tư của ngân hàng do hiện nay NHNN quy định những giới hạn và các tiêu chí ràng buộc theo tỷ lệ nợ xấu.

Thứ tư, thách thức t ứng dụng thành c ng cuộc cách mạng c ng nghệ 4.

Sự phát triển của hệ thống NHTM trong thời gian qua có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ. Công nghệ giúp nâng cao khả năng thanh toán, xây dựng NH số, NH điện tử,... cũng như việc nâng cao năng lực quản trị NH. Do vậy trong thời gian tới các NHTM nên đầu tư mạnh vào công nghệ, đây cũng là xu hướng tất yếu trong phát triển ngành ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Cuộc cách mạng 4.0 đã có tác động mạnh đến nền kinh tế của các nước trên thế giới làm cho quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ được tự động hóa chuyên môn hóa hơn, tạo ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ,


nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm, tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số, Internet. Đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.

Thách thức lớn nhất đối với ngành ngân hàng khi tiếp cận ứng dụng công nghệ 4.0 là vấn đề bảo mật thông tin, vì với sự phát triển của của công nghệ số và xu hướng chuyển dần sang điện toán đám mây, những lỗ hổng bảo mật cũng vì thế mà tăng theo, kéo theo những lo ngại ngày càng nghiêm trọng về rủi ro an ninh mạng, vấn đề bảo mật thông tin và tài sản của khách hàng. Thứ hai, về nhân lực trong ngành ngân hàng, sự phát triển của công nghệ có thể được tự động hóa trong nhiều khâu hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ số đòi hỏi nhân lực trong ngành ngân hàng phải ứng dụng và phát huy được hiệu quả của nền tảng công nghệ hiện đại. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại phải thiết kế nhiều dịch vụ, sản phẩm ứng dụng, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ tiện ích cho khách hàng thông qua các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, internet…nhằm gia tăng tiện ích và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Thứ năm, thiếu các sản phẩm tài chính bền vững

Hiện nay chưa có ngân hàng nào phát triển theo mô hình ngân hàng bền vững và cung cấp đa dạng các sản phẩm tài chính bền vững. Các sản phẩm tài chính bền vững được cung cấp chủ yếu thông qua liên kết với quỹ, tổ chức phi chính phủ hay thông qua tài trợ của các nước phát triển. Các bước đánh giá, thẩm định và giám sát tính tuân thủ của khách hàng vay vốn về mặt kỹ thuật các vấn đề môi trường và xã hội được thực hiện chủ yếu bởi các quỹ. Các ngân hàng tham gia liên kết đảm nhận vai trò thẩm định năng tài chính của khách hàng, giải ngân, thu hồi vốn, quảng bá và tìm kiếm khách hàng… Ngân hàng bền vững tại các nước phát triển cung cấp đa dạng các sản phẩm tài chính bền vững từ việc huy động vốn như: cổ phiếu xanh, trái phiếu xanh, các quỹ đầu tư xanh… đến cấp vốn cho các dự án xanh, tài chính bền vững…Các sản phẩm này được cải tiến liên tục, ban đầu các sản phẩm tài chính bền vững được thiết kế nhằm cân bằng lợi ích về kinh tế và môi trường nhằm đem lại lợi nhuận về kinh tế và hạn chế các tác động đến môi trường. Các sản phẩm sau này được cải tiến tính bền vững ở mọi khía cạnh, bao gồm các sản phẩm tác đông tích cực đến môi trường, chuyển từ tối đa hóa lợi ích cho cá nhân mở rộng các giá


trị cho cả cộng đồng.

Thứ sáu, quyền lợi của khách hàng chưa được bảo đảm toàn diện

Một số NHTM chưa đảm bảo an toàn các khoản tiền gửi của khách hàng làm mất một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi của khách hàng, chẳng hạn Eximbank, Ocean Bank… Một hạn chế nữa tại các NHTM Việt Nam là khi xảy ra tranh chấp, một số ngân hàng đã không có những giải pháp xử lý nhanh chóng, khắc phục hậu quả kịp thời, thậm chí khách hàng đã phải khởi kiện ra tòa. Tại các nước phát triển, các khoản tiền gửi được đảm bảo an toàn, khi xảy ra thất thoát tiền trong tài khoản tiết kiệm, ngân hàng thường đứng ra chịu trách nhiệm đầu tiên và có những biện pháp khắc phục hậu quả nhanh chóng cho khách hàng, tạo niềm tin và sự trung thành của khách hàng.

Đối với hoạt động cho vay và tư vấn đầu tư, NHTM Việt Nam chưa có nhiều những dịch vụ tư vấn cho khách hàng xây dựng khung quản lý rủi ro E&S, cung cấp cho khách hàng các thông tin về môi trường của nhiều lĩnh vực khác nhau, các DNNVV gặp khó khăn khi tự thực hiện việc quản lý E&S.

Ở các nước phát triển như Đức và Hà Lan, các ngân hàng thành lập các quỹ đầu tư bền vững nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào quỹ nhằm đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường và trách nhiệm với xã hội, đầu tư của họ tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ xanh, đầu tư vào các công ty liên quan đến xử lý khí thải và biến đổi khí hậu. Do vậy, các ngân hàng này xây dựng và hoàn thiện liên tục hệ thống quản lý rủi ro E&S, cũng như tư vấn cho khách hàng xây dựng ESMS, từ đó giảm những tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường và cộng đồng.

Thứ bảy, thu nhập của các N T đang phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng.

Thu nhập từ lãi thuần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của NHTM, tỷ lệ này lên đến 76,6% trong năm 2017. Hoạt động tín dụng có đặc điểm là biên lợi nhuận không cao, phụ thuộc vào chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động vốn) và lãi suất cho vay. Hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro cho ngân hàng như có thể thất thoát vốn khi khách hàng không trả được nợ, hay rủi ro danh tiếng do những tác hại về môi trường và xã hội do khách hàng gây ra. Đồng Bên


cạnh đó Cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, hạn chế tín dụng ở một số lĩnh vực có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán… sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng thu nhập của các ngân hàng. Mặt khác, việc áp dụng quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40% bắt đầu từ năm 2019 và áp dụng chuẩn mực Basel 2 từ đầu năm 2020 cũng tạo áp lực lên nguồn thu của các ngân hàng.

2.3.1.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, khung pháp l hoàn thiện th c đẩ hệ thống ngân hàng thương mại phát triển bền vững chưa được hoàn thiện:




79%



76%


Khung pháp lý hoàn thiện phát triển bền vững Thiếu các phát minh về tính bền vững NHTM

Thách thức chủ yếu thực hiện phát triển bền vững

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Tại Việt Nam chưa có khung chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội của quốc gia, do vậy chính sách môi trường chưa được áp dụng một cách bắt buộc và đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng. Chỉ có một số ít các ngân hàng xây dựng khung chính sách về môi trường và xã hội nhằm đánh giá rủi ro E&S trong quyết

định cấp tín dụng.

Khung pháp lý cho phát triển bền vững còn bao gồm các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển bền vững như cung cấp các thông tin về vấn đề môi trường của các lĩnh vực khác nhau, hỗ trợ các ngân hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm ngân hàng bền vững, tăng tiềm lực nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước nhằm tiên phong thực hiện ngân hàng bền vững và lan tỏa ra toàn hệ thống.


Tại các nước phát triển, khung pháp lý và các đề án, các sáng kiến phát triển bền vững được xây dựng khá tốt đã có tác dụng thúc đẩy phát triển bền vững không chỉ riêng hệ thống ngân hàng thương mại mà bao gồm các ngành, lĩnh khác của nền kinh tế. Trong đó hệ thống ngân hàng được xem là khu vực có sức ảnh hưởng và lan tỏa phát triển bền vững vào các ngành, các lĩnh vực khác của nền kinh tế thông qua các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Phát triển bền vững hệ thống ngân hàng là một xu hướng diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển và các nước mới nổi, với khung pháp lý hoàn thiện, sự giám sát và hỗ trợ của các cơ quan quản lý là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển bền vững.

Thứ hai, Nguồn nhân lực đáp ứng êu cầu phát triển bền vững c n thiếu




77%



72%



53%


Giới hạn về nguồn nhân lực Thiếu sự phối hợp của các bên Thiếu sự hỗ trợ của nhà quản lý

liên quan cấp cao

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Các cán bộ quản lý đánh giá giới hạn về nguồn nhân lực của ngân hàng tương đối cao (77%). Chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thực thi những chiến lược phát triển bền vững. Nguồn nhân lực không những đáp ứng các hoạt động kinh doanh truyền thống, mà đòi hỏi nhân viên ngân hàng cần phải hiểu rõ về vấn đề môi trường và năng lượng trong xét duyệt cho vay và có năng lực đánh giá được đầy đủ và chính xác những tác động đến môi trường và xã hội các hoạt động kinh doanh của khách hàng. Trong đó, đối với nhân viên ngân hàng phải đảm bảo đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đáp ứng cho các giai đoạn phát triển bền vững ngân hàng. Mặt khác, đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có đạo đức nghề nghiệp, hành vi và tuân thủ cao các tiêu chuẩn về giá trị và chiến lược kinh doanh của ngân hàng để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình ở mọi cấp độ. Nguồn nhân lực đang thiếu hụt các kiến thức và khả năng đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội.


Các nhà quản lý đánh giá sự thiếu ủng hộ của nhân sự cấp cao là một trong những thách thức khi thực hiện ngân hàng bền vững (53%). Đối với nhân sự cấp cao, họ cần phải hiểu rõ các vấn đề về biến đổi khí hậu, các vấn đề về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng, công nghệ sạch…Các nhà quản lý ngân hàng cần có chiến lược kế nhiệm đảm bảo sự hiểu biết sâu rộng các chiến lược của ngân hàng, các lĩnh vực kinh doanh chính, khách hàng, văn hoá và các giá trị cốt lõi của ngân hàng, cũng như cơ hội để xây dựng và phát triển ngân hàng bền vững. Song song với bổ sung nguồn nhân lực cấp cao, ngân hàng cần có chính sách tuyển mới nhân viên ngân hàng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

Mối quan tâm và năng lực của của các ngân hàng thương mại về chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng vẫn rất còn hạn chế, bao gồm hạn chế về nguồn nhân lực, sự ủng hộ của nhân sự cấp cao và thiếu phối hợp của các bên liên quan đang là những thách thức lớn cho sự phát triển bền vững. Chuyển mô hình từ kinh doanh truyền thống sang mô hình bền vững yêu cầu các NHTM phải kiểm soát chất lượng môi trường và hiệu quả về mặt xã hội gắn liền với cải cách mô hình quản trị rủi ro của ngân hàng, tuân thủ các nguyên tắc minh bạch, giải trình trách nhiệm đòi hỏi sự phối hợp và nổ lực thực hiện từ nhiều bên liên quan khác nhau của NHTM.

Thứ ba, hệ thống quản l rủi ro m i trường và hội của NHTM chưa hoàn thiện

Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) hỗ trợ cho việc đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội của các dự án vay vốn tại ngân hàng. Ngân hàng bền vững sẽ đánh giá, lọc và loại bỏ các dự án có tác động xấu đến môi trường. Hệ thống quản lý này không chỉ dừng lại ở khâu quyết định tín dụng mà còn tiếp tục giám sát khi dự án vay vốn vào khâu triển khai. Đối với các dự án được đánh giá là có rủi ro môi trường, ngân hàng sẽ hợp tác với khách hàng nhằm có những biện pháp giảm nhẹ rủi ro đến môi trường. Đến khâu cuối cùng, khi hoàn thành các giao dịch về vốn và các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường với khách hàng, ngân hàng tiếp tục hỗ trợ và giám sát khách hàng thực hiện các biện pháp đã thỏa thuận.

Chỉ một số ít NHTM có hệ thống ESMS và Sacombank có chính sách môi trường với danh mục 12 ngành nghề loại trừ không cấp phát tín dụng. Hầu hết các


NHTM chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn môi trường cho từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Mỗi ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh sẽ có những tác động đến môi trường với các mức độ khác nhau, chẳng hạn các ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, luyện kim, cơ khí sẽ có mức ảnh hưởng đến môi trường cao hơn so với các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, du lịch…Để phát triển bền vững và cung cấp các sản phẩm tài chính xanh các ngân hàng cần xây dựng chính sách cho các lĩnh vực cụ thể để tạo khung đánh giá môi trường cho các lĩnh vực nhạy cảm như công nghiệp luyện kim, xây dựng nhà ở, cơ khí, kim loại cơ bản và hóa chất, các ngành sản xuất và dịch vụ… Điều này sẽ giúp công tác thẩm định dự án vay, quản lý rủi ro trong quá trình vận hành dự án được thuận lợi, chính xác hơn.

Thứ tư, thiếu các khóa đào tạo nâng cao năng lực của nhân viên và thiếu hụt các th ng tin về m i trường

Số lượng các khóa đào tạo về các vấn đề môi trường và xã hội tại các NHTM Việt Nam trong 3 năm qua rất hạn chế, lớn hơn 5 khóa đào tạo chỉ có 9%, từ 3 đến 5 khóa là 15%, 44% trả lời không có khóa đào tạo nào về vấn đề môi trường và xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân các cán bộ quản lý đánh giá giới hạn về nguồn nhân lực là thách thức khi thực hiện phát triển bền vững. Thiếu thông tin cập nhật hệ thống về hiện trạng môi trường của các ngành, lĩnh vực khác nhau, hạn chế về năng lực, các khóa đào tạo, hướng dẫn nâng cao năng lực đánh giá rủi ro, quản lý E&S, bộ tiêu chuẩn về E&S còn thiếu và hạn chế.

44.00%

32.00%

15.00%

9.00%

Lớn hơn 5

Từ 3 đến 5

Từ 1 đến 3

Không có

Số lượng các khóa đào tạo về vấn đề m i trường và xã hội trong 3 năm qua

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí