Nhóm Các Tiêu Ch Đánh Giá Ngân Hàng Ền Vững Về Xã Hội


TCTD hạn chế chuyển nợ sang VAMC, xử lý nợ xấu qua các hình thức như bán nợ, phát mại tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng rủi ro và các hình thức khác được đẩy mạnh hơn. Trong năm, đã xử lý khoảng 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 40% so với năm 2016. Trong đó, thu nợ từ khách hàng chiếm 54%, sử dụng dự phòng rủi ro chiếm 42,3%, phát mãi tài sản chiếm 2,3%.Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD chưa được như kỳ vọng do hoạt động bán nợ xấu theo giá trị trường còn rất hạn chế; quá trình tái cơ cấu các NHTM yếu kém và ngân hàng được mua 0 đồng chậm. Số dư dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống TCTD tăng mạnh. Năm 2017, ước tăng khoảng 24,7% so với cuối năm 2016. Dự phòng rủi ro cụ thể ước tăng 26,3%, dự phòng rủi ro chung ước tăng 22,1% so với cuối năm 2016.

f. Tình trạng sở hữu chéo của hệ thống NHTM

Giảm sở hữu chéo các TCTD là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc cơ cấu lại TCTD. Mục tiêu quan trọng của đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 là phải tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị các TCTD theo quy định pháp luật và theo thông lệ quốc tế. Các giải pháp đặt ra là phải bổ sung các quy định để tăng cường xử lý sở hữu chéo các TCTD, ngăn ngừa lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của các TCTD và các bật cập về pháp lý liên quan khác. Đề án đã đặt ra yêu cầu phải rà soát, sửa đổi, bổ sung khái niệm “người có liên quan để đảm bảo bao quát rộng hơn các trường hợp có cùng lợi ích; rà soát, sửa đổi tiêu chuẩn, điều kiện với các chức danh Chủ tịch HĐQT, Hội đồng thành viên, thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc… theo hướng chặt chẽ hơn; sửa đổi các quy định về giới hạn sở hữu cổ phần đối với cổ đông của TCTD nhằm đại chúng hóa cổ đông, hạn chế sự thao túng…

NHTMNN đã thoái vốn thành công tại các tổ chức tín dụng và các công ty khác nhằm đảm bảo an toàn và hoạt động hiệu quả. BIDV tiếp tục thoái vốn một cách có hiệu quả khỏi một số khoản đầu tư, trong đó đặc biệt đã hoàn thành việc thoái một phần vốn tại Công ty Cho thuê Tài chính TNHH MTV BIDV (BLC) cho nhà đầu tư Nhật Bản là SumitomoMitsui Trust Bank, chuyển đổi mô hình hoạt động của BLC sang mô hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên từ tháng 05/2017. Ngoài ra, BIDV cũng hoàn tất việc thoái toàn bộ vốn khỏi Công ty Liên


doanh Quản lý Đầu tư BIDV – Vietnam Partners trong tháng 12/2017, kết quả tổng giá trị thoái vốn 444,72 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 2017 (đạt 259%) về giá trị thoái vốn.

VCB đã thực hiện thoái vốn thành công tại Ngân hàng Sài Gòn công thương và Công ty Cổ phần tài chính xi măng. Theo đó, VCB đã thu lãi 200 tỷ đồng sau khi thoái vốn. Cuối năm 2017, VCB cũng đã bán thành công 2 3 số cổ phần đang nắm giữ của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và thu về 171 tỷ đồng. Trong thời gian tới VCB tiếp tục thực hiện kế hoạch thoái vốn tại EIB, MBB.

Bảng 2.18: Kết quả thoái vốn của VCB tại các tổ chức

TT

Tên đơn vị

ĐVT

Vốn đầu tư 31/12/2017

Vốn đầu tư 31/12/2016

Đầu tư thêm/ thoái vốn

1

Công ty TNHH MTV

Kiều hối VCB

Tỷ đồng

30,00

-

30,00

2

Công ty TNHH Cao

Ốc VCB 198

Tỷ đồng

70,00

197,65

(127,65)

3

Ngân hàng TMCP Sài

Gòn Công thương

Tỷ đồng

-

123,45

(123,45)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 14

Nguồn: áo cáo thư ng niên năm 2017 của VCB

g. Khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Các xu hướng phát triển của NHTM dưới tác động của cách mạng 4.0 thể hiện qua các phương diện gồm: một là, Quản trị trong hoạt động ngân hàng được hoàn thiện và tuân theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là hoàn thiện khung quản trị rủi ro. Hai là, toàn cầu hóa trong hoạt động ngân hàng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, ứng dụng công nghệ mới cho phép các ngân hàng phát triển thị trường mới, sản phẩm mới, khách hàng mới không chỉ trong nước mà trên khắp thế giới.

Ứng dụng công nghệ hiện đại giúp các ngân hàng đơn giản hoá các quy trình, thủ tục, giấy tờ, việc trao đổi thảo luận nhanh chóng thuận tiện, công việc luân chuyển tốt hơn, giảm khâu thủ tục giấy tờ, đồng thời tính minh bạch cũng đem lại hiệu quả cao hơn. Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận và mở rộng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ


ngân hàng phù hợp đến nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho người nghèo, cộng đồng dân cư ở các vùng khó khăn.

Sự đổi mới của FinTech (Financial Technology - công nghệ trong tài chính) nhằm khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi tài chính, tạo cơ hội hợp tác giữa các công ty FinTech và các NHTM. Các NHTM Việt Nam đã hợp tác với các công ty FinTech trong cung cấp các dịch vụ tài chính nhằm tăng tiện ích cho khách hàng. VietinBank gần đây đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Opportunity Network (ON) để cung cấp nền tảng số cho việc kết nối doanh nghiệp là khách hàng của VietinBank với trên 15.000 doanh nghiệp ở 113 quốc gia là thành viên của ON, tạo ra cơ hội mở rộng thị trường hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài. MB đã phát triển mô hình ngân hàng số dựa trên sự hợp tác với đối tác chiến lược Viettel, Vietcombank hợp tác với Công ty M_Service trong thanh toán chuyển tiền…

Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam đang có sự đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ, phần mềm corebanking thế hệ mới, triển khai các công nghệ nền tảng mới, ứng dụng các giải pháp sáng tạo theo xu hướng chung về chuyển đổi số, số hóa dịch vụ của ngành Ngân hàng với mục tiêu là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số theo hướng đơn giản, thân thiện, tự động, thông minh và tiếp cận khách hàng đa kênh đồng nhất. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển mạnh với lợi thế tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian, số lượng người dùng dịch vụ ngân hàng điện tử tăng mạnh từ 21% năm 2015 lên tới 81% năm 2017.

2.2.3 Nhóm các tiêu ch đánh giá ngân hàng ền vững về xã hội

2.2.3.1 Lợi ích của nhân viên

Các chế độ đãi ngộ với người lao động như: chính sách lương thưởng, lợi ích chính đáng cho người lao động, các hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người lao động, nâng cao bình đẳng giới, phát huy tính dân chủ, chăm lo đến đời sống và phúc lợi của người lao động, các vấn đề nhân quyền như các hoạt động liên quan đến sử dụng lao động...

Thu nhập của ngư i ao động, NHTM có chính sách lương thưởng gắn kết thu nhập của người lao động với kết quả kinh doanh của ngân hàng. So với các ngành khác, thu nhập bình quân của lao động ngành ngân hàng thường cao hơn.


Thu nhập bình quân của người lao động được tính bằng tổng quỹ lương và thưởng cộng với thu nhập khác chia cho tổng số nhân viên của ngân hàng.

23.7

25.2

26.0

22.6

26.5

19.2

16.0

17.8

19.4

25

17.7

16.6

20.8

23

17.7

15

17.3

15.8

16.4

14.4 14.8

32.3

Triệu đồng tháng 35.00

30.00

25.00

20.00

15.00

10.00

5.00

.00

Năm 2017 Năm 2016


Biểu đồ 2.17: Thu nhập bình quân một tháng của người lao động

Nguồn: áo cáo thư ng niên của NHTM

Thu nhập của người lao động trong ngành ngân hàng là khá cao, các NHTM nhà nước có mức thu nhập bình quân mỗi lao động cao hơn các NHTM cổ phần. Năm 2017, VCB có mức thu nhập bình quân cao nhất, đạt 32,3 triệu đồng tháng, Techcombank là 26 triệu đồng/tháng, Eximbank thấp nhất chỉ đạt 16 triệu đồng/tháng. Ngoài các chính sách tiền lương, thưởng và các thu nhập khác, người lao động của ngân hàng còn được tạo điều kiện hỗ trợ cho vay vốn, được các quyền lợi khác như mua cổ phần, cổ phiếu.

NHTM cổ phần có mức tăng thu nhập trong năm 2017 tương đối cao, VPBank và MBBank là hai ngân hàng có mức tăng trưởng thu nhập cao nhất trong năm 2017 lên tới trên 30%. VCB có mức tăng thu nhập cho nhân viên đạt gần 22% năm 2017 đây cũng là ngân hàng có mức thu nhập bình quân mỗi tháng của nhân viên cao nhất trong các NHTM.

- Về đào tạo nâng cao chất ượng nguồn nhân lực, NHTM đã và đang chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn cho từng vị trí. Đối với nhân viên mới, các khóa đào tạo nhằm tăng khả năng hội nhập với văn hóa làm việc của ngân hàng. Đối với cán bộ quản lý được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, điều hành, Quản trị rủi ro…, đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và trình độ chuyên môn theo từng nghiệp vụ, gồm các khóa


đào tạo về: Ngân hàng bán lẻ, Nghiệp vụ giao dịch và kinh doanh ngoại hối, đào tạo kiến thức và thông lệ Basel II, III… Bên cạnh đó, các ngân hàng đã tổ chức nhiều lượt chương trình khảo sát, hội thảo chuyên đề, tập huấn theo các chuyên đề nghiệp vụ trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, NHTM chưa có các khóa đào tạo chuyên sâu cho nhân viên về các vấn đề về môi trường nhằm nâng cao nhận thức cũng như năng lực đánh giá về những rủi ro môi trường trong các quyết định cho vay. Để đảm bảo phát triển bền vững, nhân viên tín dụng cần phải đánh giá đầy đủ và chính xác quá trình giám sát rủi ro môi trường trong các hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ chối những dự án có hại cho môi trường và xã hội. Hiện nay một số ngân hàng như Sacombank, Vietinbank đã thành lập các nhóm chuyên trách đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho thấy bước đầu các ngân hàng này đã quan tâm đến rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay.

- Phúc ợi cho ngư i ao động, hàng năm các ngân hàng trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh của mình nhằm chi trả các hoạt động phúc lợi và chăm lo đời sống cho người lao động. Các NHTM Việt Nam đã có các hoạt động phúc lợi như: tổ chức tham quan, nghỉ mát, trợ cấp công đoàn khi gia đình hoặc bản thân ốm đau, có hiếu, hỷ, mua bảo hiểm sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, .... Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao góp phần nâng cao thể chất và đời sống tinh thần cho người lao động, tạo không khí phấn khởi và động lực giúp cán bộ viên chức, lao động hăng hái thi đua, lao động hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh của đơn vị. Các chế độ khen thưởng kịp thời cho các tập thể/cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có sáng kiến, đóng góp giá trị cho ngân hàng, chế độ cổ phiếu mua ưu đãi nhằm động viên, quan tâm, gắn kết mỗi người lao động với Ngân hàng.

- Vấn đề về bình đẳng giới, Báo cáo bền vững của Sacombank, ngân hàng này có số lao động nữ là 41%, lao động nam 59%. Về cơ cấu lãnh đạo, chủ yếu đội ngũ lãnh đạo trẻ chiếm 98%, độ tuổi trên 51 chỉ có 2%, trong đó, lãnh đạo nữ chiếm 49%.

- Vấn đề nhân quyền, quá trình sử dụng lao động tại các NHTM Việt Nam những năm gần đây chưa ghi nhận trường hợp nào liên quan đến vấn đề cưỡng bức,


sử dụng lao động trẻ em…

2.2.3.1 Lợi ích của khách hàng

- Tạo mối quan hệ âu dài và bình đẳng với khách hàng vay vốn

Theo báo cáo của WB, chỉ số Tiếp cận tín dụng của Việt Nam xếp thứ hạng 29/190 nền kinh tế được khảo sát, đạt 75 100 điểm, cao hơn mức trung bình của khu vực OECD và Đông - Thái Bình Dương. So với năm 2017, chỉ số này đã tăng 5 điểm. Chỉ số tiếp cận tín dụng là chỉ số tổng hợp đánh giá về sự dễ dàng thuận lợi của các chủ thể kinh tế khi vay vốn ngân hàng. Chỉ số đánh giá tiếp cận tín dụng ngân hàng không chỉ đánh giá việc doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng mà còn đánh giá cả các khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người cho vay, minh bạch thông tin tín dụng qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện cho vay an toàn, hiệu quả, tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của người đi vay. Báo cáo cũng đưa ra nhận xét Việt Nam đã tạo dựng được một hành lang pháp lý để quan hệ tín dụng bình đẳng giữa người cần cho vay và người vay vốn. Hiện nay, mối quan hệ giữa khách hàng là doanh ngiệp và khách hàng đã có sự gần nhau hơn, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng, mà nguyên nhân chủ yếu là do những vấn đề nội tại của chính doanh nghiệp như năng lực tài chính yếu, không chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, một mặt bản thân doanh nghiệp cần tái cơ cấu lại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực tài chính, mặt khác, các NHTM cần có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi.

Sacombank là một trong những ngân hàng có các giải pháp hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ để mở rộng kinh doanh, sản xuất hàng hóa có chất lượng và cung ứng hàng hóa bình ổn giá ra thị trường, qua đó phát triển thương hiệu Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2016, Sacombank triển khai 10 gói cho vay ưu đãi trị giá 20.750 tỷ đồng và 150 triệu USD, cho khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc vay vốn với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh chóng, điều kiện vay linh hoạt nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để ổn định sản xuất kinh doanh, tạo


tiền đề tiếp tục phát triển trong những năm kế tiếp. Năm 2017, riêng cho vay ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp của Sacombank là 14.250 tỷ đồng. Các NHTM cổ phần khác đã và đang triển khai chiến lược phát triển, mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ mở rộng khách hàng doanh nghiệp SME, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ đặc biệt các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, phát triển các sản phẩm tiện ích trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

Để nâng cao các lợi ích cho khách hàng, tạo mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng doanh nghiệp, về phía ngân hàng cần tạo được sự công bằng giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, ngân hàng còn có các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp: các nguồn vay thế chấp, tín chấp và dự án, chương trình khởi nghiệp, hỗ trợ cho công nhân viên của doanh nghiệp về mua nhà ở, nhà thu nhập thấp.

- Nâng cao mức độ hài lòng, tạo mối quan hệ gắn bó trung thành của khách hàng gửi tiết kiệm

Trong thời gian qua, khách hàng gửi tiết kiệm ở NHTM gặp rủi ro như mất một phần hay toàn bộ số tiền trong tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Chẳng hạn, gần đây một khách hàng bị mất 245 tỷ đồng trong tài khoản tiết kiệm gửi tại Ngân hàng Eximbank, 17 khách gửi tiền mất 400 tỷ đồng tại Ocean Bank chi nhánh Hải Phòng…Đây là những vụ việc nghiêm trọng, thất thoát tiền của khách hàng, làm mất lòng tin của khách hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và thương hiệu của ngân hàng. NHBV cần phải có quy trình chặt chẽ, chính xác cao nhằm tránh tình trạng thất thoát tài sản của khách hàng. Bên cạnh đó, NHBV cần có giải pháp khắc phục nhanh chóng, hiệu quả những vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch như sai sót thông tin, thất lạc chứng từ, nhầm lẫn giao dịch, gián đoạn hệ thống....Do vậy, ngân hàng cần có quy trình tiếp nhận hỗ trợ và xử lý một cách hiệu quả các phản hồi, khiếu nại của khách hàng, xử lý nhanh chóng, chính xác để giúp khách hàng thực sự yên tâm trong quá trình giao dịch. Ngân hàng nên triển khai nhiều các chương trình chăm sóc khách hàng thường xuyên, sự quan tâm đặc biệt và chính sách ưu đãi dành cho khách hàng nhằm tăng tiện ích và sự hài lòng cho khách hàng.

NHTM Việt Nam cần phát triển các sản phẩm tiết kiệm bền vững nhằm tối đa hóa sự lựa chọn và tiện ích cho khách hàng. Có nhiều ngân hàng cung cấp sản


phẩm tiết kiệm bền vững. Ngân hàng Triodos bank của Hà Lan cung cấp đa dạng các sản phẩm tiết kiệm bền vững giúp cho khách hàng nhều sự lựa chọn về sản phẩm tiết kiệm này. Các sản phẩm của Triodos bao gồm: Cash ISAs, lựa chọn sản phẩm này khách hàng được hưởng lãi suất và miễn thuế; Triodos Savers, sản phẩm tiết kiệm bền vững linh hoạt; Children's Savings, tiết kiệm cho trẻ em; Fixed Term Savings, trái phiếu tiết kiệm có đạo đức; Regular Saving; save and Donate, sản phẩm tiết kiệm để làm từ thiện và được hưởng lãi.

2.2.3.3 Cung cấp tài chính toàn diện

Tàu chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp các khoản vay nhỏ. Những người nghèo, người có thu nhập thấp khó tiếp cận với các dịch vụ tài chính, tài chính vi mô nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. Hiện nay tài chính vi mô còn bao gồm các dịch vụ khác như bảo hiểm, tiết kiệm…

Trước đây chưa có khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM), đa số các tổ chức tài chính nhận sự hỗ trợ vốn cũng như kỹ thuật từ các Tổ chức phi chính phủ. Đến năm 2010, khung pháp lý cho hoạt động TCVM ngày càng hoàn thiện dần với việc công nhận các tổ chức tài chính vi mô là một loại hình trong hệ thống tổ chức tín dụng chính thức tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Quyết định số 2195 QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 với các giải pháp trọng tâm về xây dựng môi trường pháp lý phù hợp với đặc thù của hoạt động TCVM, nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao năng lực của các tổ chức TCVM, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TCVM…, đã cho thấy sự quan tâm, nhìn nhận của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với vai trò của hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam.

Hiện nay các NHTM chưa cung cấp nhiều các khoản tín dụng cho đối tượng nông thôn là những người có thu nhập thấp, những hộ nghèo, là những đối tượng gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính. Các NHTM chủ yếu tài trợ cho người nghèo thông qua các hoạt động cấp vốn hỗ trợ nhằm làm từ thiện là chủ yếu, việc cho vay các đối tượng này đang hạn chế.

BIDV đang triển khai dự án nông thôn II,III với vai trò là ngân hàng đầu

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí