Dự Báo Tình Hình Cháy, Nổ Và Vi Phạm Về Phòng Cháy, Chữa Cháy Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội

2030 đạt khoảng 9,5 - 10%. Đến năm 2015, trong cơ cấu kinh tế: tỷ trọng dịch vụ chiếm 54 - 55%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 - 42% và nông nghiệp là 3 - 4%. Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 55,5 - 56,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 - 42% và nông nghiệp là 2 - 2,5%.

- Về xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố Hà Nội có xu hướng tăng lên từ 11,69%o năm 2000 lên 11,75%o năm 2005 và đạt 12,46%o năm 2008 và khoảng 12,67% năm 2009. Tốc độ đô thị hóa đạt khá cao trong giai đoạn 2001-2005 là 5,6%/năm và giảm xuống còn 2,96%/năm giai đoạn 2006-2009, đưa tỷ lệ đô thị hóa của thành phố từ 33,2% năm 2000 lên 39,6% năm 2005 và đạt 40,8% năm 2009. Quy mô dân số đến năm 2015 đạt 7,2 - 7,3

triệu người, năm 2020 khoảng 7,9 - 8,0 triệu người, đến năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. Tỷ lệ đô thị hoá năm 2015 khoảng 46 - 47%, năm 2020 đạt 58 - 60%, đến năm 2030 đạt khoảng 65 - 68%.

- Về dịch vụ: Tạo bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hóa bán buôn; thiết lập, củng cố và phát triển các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ. Hiện tại toàn Thành phố Hà Nội có 362 chợ (trong đó có 20 chợ loại 1; 52 chợ loại 2; 290 chợ loại 3); 70 Trung tâm thương mại, siêu thị (trong đó có: 12 TTTM, ST hạng 1; 17 TTTM, ST hạng 2; 41 TTTM, ST hạng 3); gần 200 cửa hàng tiện ích, tự chọn và 418 cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế tri thức và dịch vụ tạo cơ sở hạ tầng. Dịch vụ là điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Phân bố hợp lý mạng lưới cơ sở dịch vụ, nhất là mạng lưới siêu thị, cửa hàng tự chọn, mạng lưới chợ, mạng lưới ngân hàng và hệ thống khách sạn trên địa bàn Thành phố.

- Về công nghiệp - xây dựng: Phấn đấu giá trị gia tăng công nghiệp, xây dựng tăng bình quân khoảng 13 - 13,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015, khoảng 11,5 - 12,4%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử...; phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.

Trong giai đoạn đến năm 2015: Tiếp tục triển khai 09 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Dự kiến xây dựng mới và mở rộng 15 khu công nghiệp; phát triển các cụm công nghiệp ở ngoại thành, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.

Hệ thống cấp điện: Lắp đặt thêm máy tại các trạm 500 KV, 220 KV, phát triển các đường dây 110 KV và mạng lưới phân phối điện phù hợp với nhu cầu phụ tải ngày càng cao của các khu vực trên địa bàn Thành phố.

- Về hệ thống giao thông tĩnh và bến xe: Khu vực các quận nội thành có tổng số trên 150 điểm trông giữ xe công cộng với diện tích 272.370 m2 với công suất phục vụ trông giữ trên 9,5 triệu lượt xe/năm. Diện tích đất dành cho các bãi đỗ xe khu vực nội thành mới chỉ đạt 1,2% diện tích đất đô thị (đạt tiêu chuẩn là 5 - 6%). Điển hình như bài đỗ xe tĩnh quy mô lớn như Ngọc Khánh, Dịch Vọng đều quá tải.

Hà Nội hiện có 6 bến xe khách liên tỉnh, bao gồm: Giáp Bát, Nước Ngầm, Lương Yên, Mỹ Đình, Hà Đông, Xuân Mai. Hầu hết các bến xe này hoạt động đều không theo một mô hình quản lý thống nhất, vào dịp cuối năm các bến xe này đều vào tình trạng quá tải nên dẫn đến hiện tượng lộn xộn mất an ninh trật tự và an toàn giao thông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

3.1.2. Dự báo tình hình cháy, nổ và vi phạm về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội

Cơ sở vật chất, hạ tầng về kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là việc phát triển các khu công nghiệp, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố đang diễn ra rất nhanh, kéo theo nguy cơ xảy ra cháy, nổ ngày càng cao, thiệt hại do cháy, nổ gây ra càng lớn. Cháy có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi, có thể xảy ra cháy lớn, diễn biến phức tạp, hậu quả nghiêm trọng; theo đó tình hình cháy, nổ trong thời gian tới tại các khu vực trên địa bàn thành phố được dự báo như sau:

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Qua thực tiễn thành phố Hà Nội - 13

- Tình hình cháy trên đất liền: Số vụ cháy xảy ra ở các khu vực nội thành, khu công nghiệp sẽ gia tăng mạnh hơn so với các khu vực khác. Các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà cao tầng, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở sản xuất ngày càng tồn tại nhiều chất dễ cháy và thường xuyên tập trung đông người nên dẫn đến các vi phạm quy định an toàn về PCCC gây cháy và cháy lớn. Nhu cầu sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, than, hàng hoá, vật tư dễ cháy,... trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, ngày càng tăng nên nguy cơ xảy ra cháy, nổ ngày càng lớn.

- Tình hình cháy trên mặt nước: Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có 9 cảng sông có hệ thống kho bãi và công trình phụ trợ, 17 bến thuỷ nội địa và 58 bến khách ngang sông. Hệ thống giao thông đường thuỷ như vậy giúp tàu, thuyền ra vào thuận tiện, trong đó đáng chú ý là các phương tiện vận chuyển hàng hóa dễ cháy như xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng,... Số lượng tàu và hàng hoá vận chuyển ngày càng nhiều, đặc biệt là tàu chở dầu nên tình hình cháy, nổ trên mặt nước có nguy cơ tăng cao do nhiều nguyên nhân như: vi phạm các quy định an toàn về PCCC; sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không đúng quy định; do sự cố.

- Tình hình vi phạm về PCCC: Như đã phân tích ở trên, việc phát triển nhanh các khu công nghiệp và đô thị trên địa bàn thành phố sẽ kéo theo số lượng cơ sở thuộc diện quản lý ngày càng nhiều, đa dạng về ngành nghề sản xuất, kinh doanh và các hoạt động có liên quan đến công tác PCCC, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, tình hình vi phạm các quy định về PCCC cũng sẽ có chiều hướng gia tăng như: các hành vi vi phạm về PCCC trong thiết kế, thi công xây dựng công trình; trong thực hiện các quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; hành vi vi phạm liên quan đến bảo quản, kinh doanh, vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm để xảy ra cháy, nổ;… Các hành vi vi phạm về PCCC sẽ xảy ra chủ yếu tại khu vực kinh tế tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể, tại các chợ và trung tâm thương mại, các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, các khu dân cư tập trung đã đưa vào sử dụng lâu ngày, nhìn chung trong thời gian tới tình hình vi phạm về PCCC tại các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC sẽ xảy ra nhiều và phức tạp hơn.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÕNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.2.1. Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động QLNN nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước về PCCC. Đây là vấn đề trực tiếp liên quan đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, tổ chức và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, được Đảng và Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, việc xây dựng và ban hành pháp luật trong lĩnh vực PCCC vẫn còn nhiều bất cấp, hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc một số văn bản chính đã ban

hành, nhưng văn bản hướng dẫn chưa được chuẩn bị hoặc một thời gian dài sau đó mới được ban hành, đã ảnh hưởng đến tính khả thi của văn bản gốc. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác QLNN về PCCC, xử lý vi phạm trong lĩnh vực PCCC ở nước ta nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng, cần thiết phải hoàn thiện, đề xuất điều chỉnh một số quy định cụ thể của pháp luật xử lý VPHC như:

- Bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho chức danh là Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy thuộc Cảnh sát PCCC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Vì theo quy định của Bộ Công an thì Phòng hướng dẫn và chỉ đạo về phòng cháy thuộc Cảnh sát PCCC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao nhiệm vụ quản lý và kiểm tra an toàn PCCC đối với một số cơ sở trọng điểm về PCCC;

- Nâng thẩm quyền của cấp Đội trưởng trong các trường hợp ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Vì qua thực tế cho thấy các Phòng Cảnh sát PCCC khu vực ở các địa bàn xa trung tâm thành phố, không thuận tiện cho việc đi lại và liên lạc, việc chờ các quyết định hành chính của các cấp có thẩm quyền cao hơn là mất rất nhiều thời gian điều đó sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng vi phạm tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm dẫn đến việc xử phạt sẽ gặp khó khăn và không hiệu quả.

- Sửa Khoản 5 Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 5 Điều 66 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ đối với chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là: “Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC” thành “Giám đốc Cảnh sát PCCC”.

- Cần có những quy định rõ hơn đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; sửa đổi, bổ sung các chế tài xử phạt trong lĩnh vực PCCC đã được quy định trong các văn bản pháp luật về PCCC nhưng chưa được quy định trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như:

+ Bổ sung hành vi mang hàng, chất nguy hiểm cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người vào Điều 30;

+ Bổ sung hành vi vi phạm về việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế trong thiết kế hệ thống PCCC mà chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản vào Điều 36;

+ Bổ sung hành vi vi phạm không trang bị phương tiện PCCC tại chỗ đối với chủ hộ kinh doanh tại các chợ và trung tâm thương mại vào Điều 41;

+ Bổ sung các hành vi vi phạm về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, kiểm định kỹ thuật PCCC mà không có đủ tư cách pháp nhân và chuyên môn kỹ thuật theo quy định vào Điều 45;

+ Bổ sung hành vi vi phạm về huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC mà chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ PCCC vào Điều 45.

- Bỏ cụm từ “nhà nước” và thêm cụm từ “ người hoặc” vào trước cụm từ “cơ quan” tại Điểm a Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 27 cho phù hợp với quy định tại Khoản 3b Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Sửa đổi hành vi vi phạm tại Khoản 4 Điều 28 cho phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

- Sửa lại Khoản 1 Điều 38 đối với hành vi “không lắp gương trong cầu thang thoát nạn” thành “lắp gương trong cầu thang thoát nạn”, để đảm bảo theo quy định tại Điều 3.3.7 QCVN 06:2010/BXD “trên đường thoát nạn không được bố trí gương soi gây ra sự nhầm lẫn về đường thoát nạn”.

- Điều chỉnh, bổ sung một số quy định tại các Điều 47 và Điều 48 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

+ Khoản 1 Điều 47 nên bỏ từ “chưa gây thiệt hại” mà chỉ để là “gây thiệt hại dưới 25.000.000 đồng”;

+ Bổ sung quy định vào Điều 48 hành vi vi phạm quy định an toàn PCCC để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại tài sản từ 25.000.000 đồng đến

50.000.000 đồng; hành vi vi phạm quy định an toàn PCCC để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại trên 50.000.000 đồng”.

3.2.2. Nâng cao nhận thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy cho các tổ chức và cá nhân

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhằm tạo ý thức pháp luật dưới dạng lòng tin, thói quen, động cơ của hành vi tích cực với pháp luật của con người. Thực hiện pháp luật về PCCC đòi hỏi phải triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật; cần huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu dân cư và trong xã hội.

Để nâng cao nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC cho mọi tầng lớp nhân dân, đòi hỏi phải giải thích tất cả các quy định trong các văn bản pháp luật về PCCC và việc giải thích phải được tổ chức thực hiện trước khi các văn bản pháp luật đó có hiệu lực đi vào đời sống. Thực tiễn chỉ ra rằng, muốn tăng cường QLNN về PCCC đạt kết quả tốt thì việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC phải được tiến hành thường xuyên, có chất lượng; đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, tinh thần của các văn bản pháp luật về PCCC mới ban hành; sử dụng đồng bộ các phương pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến,

giáo dục pháp luật, để nhanh chóng đưa pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân, bằng các nội dung sau:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các hội, các ngành chức năng ở địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội cần chủ động tăng cường các biện pháp, hình thức tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh sống trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC, các quy định pháp luật về PCCC và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Phải tuyên truyền một cách tích cực, khuyến khích để người dân sử dụng pháp luật về PCCC một cách thuận lợi bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp mình và của cộng đồng, đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật PCCC;

- Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, phát thanh, truyền hình trên địa bàn thành phố tổ chức nhiều các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC như các cuộc thi tìm hiểu về các quy định về PCCC trong đời sống và công việc hàng ngày; các buổi nói chuyện chuyên đề, hỏi và đáp về pháp luật PCCC; đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giải thích pháp luật về PCCC thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, pa nô, áp phích, khẩu hiệu, thông qua các trang thông tin điện tử của các cơ quan QLNN về PCCC, các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ PCCC. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC có nghĩa là cần phải có những hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm, từng cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;

Phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội xây dựng chương trình học tập về PCCC, từng bước đưa việc dạy và học pháp luật PCCC nói chung và pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC nói riêng

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 28/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí