Nhóm Các Tiêu Ch Đánh Giá Ngân Hàng Ền Vững Về M I Trường


mối, đảm bảo nguồn vốn được quản lý an toàn, cho vay đúng đối tượng, hiệu quả, trong thời gian tới, BIDV tiếp tục đầu tư dự án Tài chính nông thôn III. Dự án Tài chính Nông thôn I, II và III có tổng số vốn vay Ngân hàng Thế giới lên đến 548 triệu USD. Việc triễn khai dự án này đã góp phần bổ sung vốn đầu tư phát triển nông thôn lên đến trên 45 nghìn tỷ đồng, tài trợ trên 1,7 triệu khoản vay của các hộ gia đình và các doanh nghiệp, trong đó có 600 nghìn khoản vay nhỏ cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp ở khu vực nông thôn. Theo ngành kinh tế, nguồn vốn các Dự án Tài chính nông thôn cũng chủ yếu cho vay đầu tư ở các lĩnh vực mang lại thu nhập chính cho người dân nông thôn, là trồng trọt và chăn nuôi, chiếm 58% tổng vốn. Nguồn vốn Dự án đã tạo thêm được trên 410 nghìn việc làm mới ở khu vực nông thôn, giúp cải thiện điều kiện sống của người dân và giảm nghèo.

2.2.3.3 Đầu tư có trách nhiệm với xã hội

Những năm gần đây, NHTM đã chú trọng đầu tư phát triển cộng đồng, địa phương thông qua các hoạt động tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí, đầu tư vào y tế, giáo dục, phát triển nông thôn mới, các hoạt động tình nguyện, từ thiện… thể hiện trách nhiệm của ngân hàng đối với cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn triển khai gói vay ưu đãi cho khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể với lãi suất ưu đãi, gói vay linh hoạt, thủ tục nhanh chóng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Ngoài ra, NHTM thực hiện Dự án hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị Quyết 30a của Chính Phủ. Các NHTM đã tham gia cho vay ưu đãi lãi suất đối với khách hàng trên địa bàn 61 huyện nghèo, bao gồm: Agribank, BIDV, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (ngân hàng này đã sáp nhập vào BIDV), VCB, và Ngân hàng Chính sách xã hội.

Với quy mô vốn lớn và nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của Nhà nước nên các NHTMNN đầu tư mạnh vào an sinh xã hội. Trong giai đoạn 2010-2016, BIDV đã tài trợ trên 1.485 tỷ đồng, VCB trên 1.220 tỷ đồng, riêng Vietinbank kể từ khi thành lập đến nay đã hỗ trợ công tác an sinh xã hội trên 6,500 tỷ đồng. Trong các khoản đầu tư cho an sinh xã hội, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và y tế được các ngân hàng chú trọng và đầu tư nhiều nhất. Ngoài ra, các ngân hàng còn tài trợ các hoạt động tình nguyện, từ thiện với mục tiêu chia sẻ khó khăn và nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng.


Bảng 2.19: Đầu tư vào an sinh xã hội của NHTM năm 2017

Ngân hàng

Tổng đầu tư

(tỷ đồng)

Giáo dục

Y tế

Cơ sở hạ tầng

Đối tượng chính sách và

người nghèo

Tài trợ khác

ACB

8,35

1,18

1,5

2,55

0,85

2,27

VCB

234,3

135,8

35,6

0

16,4

46,5

MBBank

43,0

6,3

3,0

1,0

27,7

4,98

BIDV

284,8

82,4

97,6

11,1

50,3

43,4

Maritimebank

9,0

4,0

1,6

0

0,4

3,0

Sacombank

12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 15

Nguồn: áo cáo thư ng niên của N T năm 2017

Các ngân hàng MBBank, ACB và MaritimeBank đã có những đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội. Năm 2017, MBBank đã có nhiều nổ lực trong công tác đầu tư cho xã hội và phát triển cộng đồng, ngân hàng này đã đầu tư vào lĩnh vực xã hội là 6,3 tỷ đồng, y tế 3,0 tỷ đồng, cơ sở hạ tầng 1,0 tỷ đồng, tài trợ cho đối tượng chính sách và người nghèo 2,77 tỷ đồng.

MaritimeBank đã thành lập Ngân hàng Cộng đồng nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hỗ trợ lâu dài và bền vững cho người dân. Sự có mặt của Ngân hàng Cộng đồng đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu về tài chính cho số đông những người có thu nhập trung bình, những người hưởng lương hưu trí, nông dân, công nhân… với các sản phẩm, dịch vụ đặc thù, phù hợp với tính chất cộng đồng. SHB tài trợ các chương trình, dự án nhằm phát triển cộng đồng như cho vay đối tượng vùng nông thôn, hộ nghèo góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Bên cạnh đầu tư vào các vấn đề xã hội, Các NHTM Việt Nam thực hiện tốt các hoạt động từ thiện như: ủng hộ đồng bào lũ lụt, xây dựng nhà tình nghĩa, trường học, đóng góp quỹ “Vì người nghèo , tài trợ các hoạt động nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa; hỗ trợ an sinh xã hội cho đồng bào nghèo, tổ chức cho nhiều lượt cán bộ tham gia các dự án vì cộng đồng, hiến máu nhân đạo, khám sức khỏe miễn phí cho đồng bào vùng khó khăn, học bổng cho sinh viên nghèo…


2.2.4 Nhóm các tiêu ch đánh giá ngân hàng ền vững về m i trường

2.2.4.1 Các cam kết phát triển bền vững của NHTM Việt Nam


Tích hợp vấn đề môi trường trong hoạt động

66%

- Ngân hàng có tích hợp vấn đề xã hội trong hoạt động

75%

Đóng góp vào sự ổn định và lành mạnh của hệ thống tài chính

82%

Đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên liên quan

89%

Ngân hàng có sự phát triển ổn định và lành mạnh

92.0%

Quan điểm phát triển bền vững NHTM

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Cán bộ quản lý ngân hàng đồng tình cao với quan điểm phát triển bền vững NHTM, bao gồm các khía cạnh sau: là ngân hàng có sự phát triển ổn định và lành mạnh, hoạt động của ngân hàng bảo đảm lợi ích của các bên liên quan và có đóng góp vào sự phát triển ổn định, lành mạnh của hệ thống tài chính. Hiện nay, một số ngân hàng đã xác định nhiều bên liên quan trong hoạt động của mình bao gồm: cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp và cơ quan quản lý, hoạt động của ngân hàng nhằm đáp ứng lợi ích của nhiều bên liên quan khác nhau. Bên cạnh đó, các tiêu chí về tích hợp vấn đề môi trường và xã hội trong hoạt động chưa được cán bộ quản lý đánh giá cao. Các nguyên tắc về phát triển bền vững của các tổ chức trên thế giới đều chú trọng đến vấn đề giảm thiểu các động tiêu cực và khuyến khích các tác động tích cực đến môi trường và xã hội của dự án vay vốn, đây là những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính bền vững của một tổ chức. Các tác động đến môi trường và xã hội bao gồm tiền xây dựng dự án, quá trình xây dựng, vận hành dự án, các vấn đề như: an toàn lao động, tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất, giảm khí thải và phát thải, nâng cao hiệu quả của công nghệ…là những tiêu chí quan

trọng để đánh giá xét duyệt cho vay của NHBV.


Tạo mối quan hệ gắn kết với khách hàng

61%

Đổi mới quy trình sản phẩm

64%

Giảm chi phí

64%

Lợi ích hoạt động

75%

Đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý

87%

Lợi ích danh tiếng

90%

Mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Về mục tiêu phát triển bền vững, cán bộ quản lý đánh giá lợi ích về danh tiếng và đáp ứng yêu cầu của các cơ quản lý nhà nước là động lực lớn nhất khi thực hiện phát triển bền vững. Giá trị thương hiệu và uy tín của ngân hàng sẽ được nâng cao khi thực hiện bền vững, cho vay các dự án có kiểm soát chất lượng môi trường sẽ hạn chế rủi ro tác động đến môi trường, các dự án hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, tạo việc làm cho người lao động…sẽ có lợi cho hình ảnh của ngân hàng. Ngược lại, khi khách hàng vay vốn làm tổn hại đến môi trường và xã hội không những giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng mà còn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng khi tài trợ vốn. Ngoài việc nâng cao danh tiếng khi thực hiện bền vững thì yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước là lý do các ngân hàng thực hiện bền vững. Những năm gần đây, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và môi trường đã xây dựng nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững hệ thống NHTM. Các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng yêu cầu giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội của các dự án vay vốn, đặc biệt là các dự án hiệu quả năng lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát, lợi ích hoạt động như tăng tính hiệu quả và minh bạch là lý do thứ ba khi thực hiên phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc giảm chi phí,


đổi mới quy trình cung cấp sản phẩm và tạo mối quan hệ với khách hàng là những lý do được đánh giá cao khi ngân hàng thực hiện theo mô hình bền vững.

2.2.4.2 ệ thống quản l rủi ro m i trường và hội

a. hính sách quản rủi ro m i trư ng và xã hội

Theo kết quả khảo sát của Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC, 2012) đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành khảo sát thực tiễn về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trên 54 tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Khảo sát của IFC tập trung vào các vấn đề chính như: Nhận thức, hiểu biết của các tổ chức tín dụng về vấn đề môi trường xã hội, việc xây dựng chính sách và quy trình quản lý rủi ro môi trường xã hội, so sánh hoạt động quản lý rủi ro môi trường xã hội ở Việt Nam với các thông lệ quốc tế… Kết quả chỉ ra rằng, 89% số ngân hàng tham gia khảo sát không biết đến bất kỳ tài liệu hướng dẫn hay tiêu chí nào về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong ngành tài chính, 93% các ngân hàng cũng cho rằng cần phải có hướng dẫn về vấn đề này.

Khảo sát của Trung tâm con người và thiên nhiên cho thấy, đến trước năm 2015, Việt Nam chưa ban hành chính sách đảm bảo an toàn môi trường nào đối với hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, một số ít ngân hàng đã xây dựng được các chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội có tính chất nội bộ.

Năm 2012, PanNature đã tiến hành khảo sát, tham vấn 19 ngân hàng thương mại ở Việt Nam và nhận thấy chỉ có Ngân hàng Sài Gòn Thương tín có ban hành Chính sách môi trường với danh mục 12 ngành nghề loại trừ không cấp phát tín dụng. Đến năm 2016, Vụ Tín dụng cho biết đã có thêm 2 ngân hàng xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường nội bộ là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trần Thanh Thủy và cộng sự, 2016). Một số ngân hàng thương mại đã chú trọng xây dựng chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội nhằm xét duyệt các dự án vay vốn. Hiện nay nhiều tổ chức quốc tế đã tài trợ vốn cho Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh và có sự tham gia hợp tác với các NHTM Việt Nam.

Trong năm 2016, Sacombank đã có nội dung báo cáo phát triển bền vững bao gồm 58 nội dung theo hướng dẫn của GRI. Trong đó, ESMS được triển khai với sự kết hợp của các yếu tố sau: Chiến lược, mô hình quản trị, chính sách E&S tích


hợp vào quy trình cấp tín dụng, bộ công cụ bằng Excel gồm bảng câu hỏi thẩm định tác động E&S đối với khách hàng, thành lập nhóm ESMS tại Hội sở.

Vietinbank cũng có những giải pháp cụ thể nhằm cung cấp tín dụng xanh, thẩm định các rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với nhiều biện pháp đã được triển khai. VietinBank xây dựng định hướng phát triển “Ngân hàng xanh thông qua ban hành quyết định thành lập Ban Triển khai đề án, tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên nhằm thực hiện thành công mô hình “Ngân hàng - tín dụng xanh . VietinBank liên kết với Công ty Tài chính quốc tế (IFC) ở lĩnh vực tài trợ hiệu quả năng lượng, IFC hỗ trợ VietinBank xây dựng chiến lược tài trợ năng lượng hiệu quả, phối hợp với nhóm chuyên trách tại VietinBank tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định, cho vay dự án tiết kiệm năng lượng hiệu quả, xây dựng và quảng bá hình ảnh “Ngân hàng xanh .

Techcombank là ngân hàng tích cực tham gia liên kết trong các lĩnh vực tín dụng xanh, hỗ trợ các dự án hiệu quả năng lượng. Techcombank hợp tác với Ngân hàng Thế giới trong dự án tiết kiệm năng lượng thí điểm (CEEP), dự án Năng lượng tái tạo (REDP), dự án hiệu quả năng lượng Việt Nam dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp (VEEIES). Năm 2015, ngân hàng tham gia Chương trình Hỗ trợ Đầu tư Xanh dành cho các dự án đầu tư về sử dụng năng lượng hiệu quả thể hiện cam kết phát triển bền vững của Tehcombank.

Năm 2016, BIDV đã có nội dung báo cáo phát triển bền vững theo Hướng dẫn lập báo cáo phát triển bền vững của GRI. Nội dung của báo cáo phát triển bền vững bao gồm: Tổng quan về Báo cáo phát triển bền vững, thông điệp của Ban lãnh đạo về phát triển bền vững, tăng trưởng bền vững về kinh tế, đầu tư phát triển cộng đồng, đóng góp cải thiện môi trường.

b. Thực trạng triển khai hệ thống đánh giá rủi ro m i trư ng và xã hội của các N T

Nghiên cứu của Hu và Scholtens (2014) về chính sách trách nhiệm xã hội của 402 ngân hàng thương mại tại 44 quốc gia đang phát triển, Việt Nam có 15 NHTM được đánh giá, CSR là một khái niệm đa chiều và bao gồm các khía cạnh xã hội, môi trường và đạo đức trong kinh doanh. Nhóm tác giả đã đi đến kết luận các ngân hàng thương mại ở các nước đang phát triển hoạt động tương đối tốt theo khía


cạnh các vấn đề xã hội nhưng lại thực hiện kém về quản lý môi trường, cung cấp các sản phẩm bền vững. Hai nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất CSR là thu nhập của quốc gia và mức độ cởi mở (là thước đo mức độ nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại với các quốc gia khác).

Tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường được chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm và chú trọng. Từng ngành và từng địa phương đã được yêu cầu xây dựng các quy hoạch phát triển đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó các quy hoạch phát triển năng lượng và khoáng sản được lập chi tiết đến tên từng dự án. Theo Nghị định 18 2015 NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, có 113 các loại dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Các dự này có quy mô vốn lớn và tập trung vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế gồm: Xây dựng, sản xuất vật liệu, giao thông, điện tử, năng lượng phóng xạ, các dự án thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí, xử lý tái chế chất thải, cơ khí, luyện kim, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, sản xuất chế biến thực phẩm…

NHTM đã chú trọng và lồng ghép một phần rủi ro môi trường và xã hội trong thẩm định các dự án vay vốn. BIDV không chấp thuận cấp tín dụng cho các dự án chưa được quy hoạch, VCB chỉ chấp thuận cấp tín dụng cho các dự án đã được phê duyệt đánh giá tác động môi trường và yêu cầu chủ dự án cung cấp các thông tin liên quan đến công nghệ và môi trường trong hồ sơ xin vay vốn. Sacombank đang áp dụng phương pháp tiếp cận “ba tầng bảo vệ gồm: Tầng bảo vệ thứ nhất tại Chi nhánh: Chịu trách nhiệm chính trong việc tiến hành thẩm định tác động đến môi trường và xã hội của các khách hàng và giao dịch. Tầng bảo vệ thứ hai gồm: Các cấp thẩm quyền ra quyết định phê duyệt cấp tín dụng trên cơ sở kết quả đánh giá tác động đến môi trường và xã hội. Tầng bảo vệ thứ ba là Kiểm toán nội bộ bao gồm: các Tổ kiểm tra tại các khu vực sẽ chịu trách nhiệm rà soát định kỳ nhằm đánh giá sự tuân thủ chính sách và quy trính thẩm định tác động đến môi trường và xã hội. Hệ thống ESMS của Sacombank được xây dựng dựa trên các chuẩn mực quốc tế như sáng kiến tài chính của Liên hợp quốc, các nguyên tắc xích đạo và các tiêu chuẩn về vấn đề E&S của IFC đối với tất cả hoạt động cấp tín dụng


dự án. Hệ thống ESMS bao gồm: (i) Chính sách môi trường và xã hội; (ii) Quy trình thẩm định tác động đến môi trường và xã hội; (iii) Bộ công cụ thẩm định tác động đến môi trường và xã hội. Dựa trên bảng câu hỏi thẩm định thông qua bộ công cụ bằng excel, nhân viên tín dụng sẽ đánh giá, phân loại rủi ro E&S của khách hàng vay vốn trước khi đưa ra quyết định tín dụng. Sacombank cũng thành lập nhóm chuyên trách ESMS để thực hiện tập huấn nhân sự trực tiếp thực hiện việc đánh giá và tham gia vào quá trình thẩm định, tác động đến môi trường và xã hội đối với khách hàng.

Bên cạnh việc triển khai hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong cung cấp tín dụng, Sacombank còn có các tiêu chí để lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ cho ngân hàng. Các tiêu chí đánh giá năng lực để lựa chọn nhà cung cấp gồm: (i) Năng lực pháp lý, (ii) Khả năng tài chính, (iii) Kinh nghiệm, (iv) Đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật. BIDV đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng thông qua các dự án liên kết với ngân hàng thế giới. Kết quả bảo vệ môi trường trong khuôn khổ Dự án tài chính nông thôn và tiếp tục nhân rộng trong khuôn khổ dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam do Ngân hàng thế giới tài trợ tại Việt Nam là một trong những điển hình về việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản ly rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng tại BIDV. Tham gia liên kết các dự án do World Bank tài trợ đã giúp thay đổi nhận thức của lãnh đạo, cán vộ cho vay của BIDV và khách hàng về vai trò của các cam kết môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, đảm bảo các điều kiện về môi trường của dự án vay. VietinBank đã đưa công tác quản lý rủi ro về môi trường - xã hội vào hoạt động thẩm định đầu tư, cấp tín dụng. Bên cạnh đó, VietinBank cải thiện danh mục đầu tư, cấp tín dụng thông qua đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình thẩm định đầu tư hay tín dụng, định kỳ kiểm tra giám sát việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội đối với khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng. Điều này giúp VietinBank có cơ hội phát triển sản phẩm, dịch vụ mới như tài trợ năng lượng tái tạo, tài trợ tiết kiệm năng lượng, tài trợ các quy trình và công nghệ sản xuất sạch hơn…

Thực tế triển khai hệ thống đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của hầu hết các ngân hàng chỉ dừng lại ở việc lồng ghép các yêu

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí