Khái Quát Về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Phú Thọ



+ Các điều kiện về tài sản bảo đảm và thủ tục liên quan

+ Chất lượng nghiệp vụ tín dụng

+ Các hỗ trợ dịch vụ của ngân hàng như mở tài khoản, thẻ tín dụng, thanh toán…

- Đối với Ngân hàng:

+ Định hướng, mục tiêu lâu dài.

+ Khả năng hoàn trả gốc, lãi đúng hạn của người đi vay.

+ Chất lượng quản lý CVTD tín dụng, mức độ chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng (Hạn mức tín dụng, quyền phán quyết tín dụng; Hồ sơ thông tin khách hàng trong hệ thống ngân hàng; Chấm điểm khách hàng; Công tác kiểm tra nội bộ của ngân hàng …).


Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ THỌ


3.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ (Vietinbank Phú Thọ)

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, được thành lập theo Quyết định số 605/QĐ-NHNN ngày 22/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi thành ngân hàng 2 cấp theo pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã, tín dụng và công ty tài chính. Chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1991. Trụ sở chính đặt tại số 1514 - Đường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 15/4/2008 Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức ra mắt thương hiệu mới. Tên pháp lý: Ngân hàng Công thương Việt Nam; Tên đầy đủ (tiếng anh): Vietnam Bank for Industry and trade; Tên thương hiệu (tên giao dịch quốc tế): VietinBank.

Ngày 3/7/2009, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Phú Thọ được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ. Từ một chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, qua 25 năm xây dựng và phát triển với bao thử thách, khó khăn, đến nay Vietinbank Phú Thọ đã phần nào tự khẳng định được mình trở thành một trong các chi nhánh Ngân hàng thương mại lớn hoạt động trên địa bàn.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ, phòng giao dịch. (Hình 3.1.)

+ Ban giám đốc

Điều hành hoạt động của Chi nhánh là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc có ba Phó Giám đốc, trong đó có 1 phó giám đốc thường trực.

Giám đốc chi nhánh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản trị. Phó Giám đốc



thường trực do Giám đốc chi nhánh phân công. Giám đốc chi nhánh là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH

NGHIỆP

PHÒNG

BÁN LẺ

PHÒNG

TỔNG HỢP

PHÒNG KẾ

TOÁN GIAO

DỊCH

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH

CHÍNH

PHÒNG TIỀN TỆ KHO

QUỸ

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

(Loại 1, loại 2)

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Nguồn: Phòng TCHC - Vietinbank Phú Thọ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ

+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: thực hiện việc tìm kiếm, duy trì và phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp; thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh được giao đối với lĩnh vực khách hàng doanh nghiệp, gồm: tín dụng, huy động vốn, dịch vụ tài khoản, ngân hàng điện tử… và các chỉ tiêu bán chéo khác; quản lý và thu hồi nợ xử lý rủi ro, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

+ Phòng bán lẻ: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công



thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng.

+ Phòng Tổng hợp: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo các hoạt động hàng năm của chi nhánh; Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh, quản lý, giám sát, thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề xuất cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá xử lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay, quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

+ Phòng Kế toán giao dịch: Thực hiện hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình kinh doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại Chi nhánh, báo cáo các hoạt động kinh tế - tài chính theo quy định của Nhà nước, theo chế độ thông tin báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, lập thủ tục và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, chi trả kiều hối.

Tổ thức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và các hệ thống khác khi cần thiết. Thực hiện kiểm tra hồ sơ chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh. Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng nghiệp vụ kinh doanh chuyển sang theo chế độ quy định. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy định của Nhà nước.

Lập và bảo vệ kế hoạch tài chính của Chi nhánh, tổ chức thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch được giao. Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước và quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.

+ Phòng Tiền tệ kho quỹ: Tổ chức thu chi tiền mặt, xuất nhập ấn chỉ có giá, bảo quản an toàn tiền bạc, tài sản của ngân hàng và của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

+ Phòng Tổ chức hành chính: Tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, thi đua khen thưởng. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện kế hoạch được duyệt.



- Các phòng giao dịch: Thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay đối với tổ chức kinh tế và cá nhân, thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh cho khách hàng .

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Một trong những đặc trưng cơ bản của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Về mặt lý thuyết, hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, đó là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn lớn, ổn định là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi họat động kinh doanh, quyết định đến quy mô của hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng, quyết định đến khả năng thanh toán, khả năng chi trả và năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Do đó, hoạt động này đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Đây cũng chính là một trong những lĩnh vực cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau. Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ đã luôn đặt công tác huy động vốn lên hàng đầu, tiếp tục tăng trưởng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. (Xem bảng 3.1)

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ 4 năm từ 2010 đến 2013


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

Giá trị

Giá trị

So sánh 11/10

(%)

Giá trị

So sánh 12/11

(%)

Giá trị

So sánh 13/12

(%)

Tổng nguồn vốn huy động

1.312

2.218

169,05

2.654

119,66

2.663

100,34

I. Phân theo loại tiền tệ

1. VNĐ (tỷ đồng)

1.011

1.920

189,91

2.344

122,08

2.448

104,44

Tỷ trọng (%)

77

86,6


88,3


91,93


2. Ngoại tệ (quy ra tỷ đồng)

301

298

99,0

310

104,02

215

69,35

Tỷ trọng (%)

23

13,4


11,7


8,07


II. Phân theo đối tượng

1. Tiền gửi cá nhân (tỷ đồng)

940

1.194

127,02

1.318

110,39

1.479

112,22

Tỷ trọng (%)

71,6

53,8


49,7


55,54


2. Tiền gửi doanh nghiệp (tỷ đồng)

319

424

132,91

403

95,08

425,6

105,61

Tỷ trọng (%)

24,3

19,1


15,2


15,98


3. Tiền gửi khác (tỷ đồng)

53

600

1.132,08

933

155,5

758,4

81,29

Tỷ trọng (%)

4,1

27,1


35,1


28,48


III. Phân theo kỳ hạn

1. Không kỳ hạn (tỷ đồng)

99

217

219,19

412

189,89

502

121,84

Tỷ trọng (%)

14

9,8


15,52


18,85


2. Có kỳ hạn (tỷ đồng)

1.213

2.001

164,96

2.242

112,04

2.161

96,39

Tỷ trọng (%)

86

90,2


84,48


81,15


IV. Phân theo thời gian

1. Ngắn hạn (tỷ đồng)

648

696

107,41

1.165

167,38

1.208,34

103,72

Tỷ trọng (%)

49,4

31,4


43,9


45,38


2. Dài hạn (tỷ đồng)

664

1.522

229,22

1.489

97,83

1.454.66

97,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ - 9


Tỷ trọng (%)

50,6

68,6


56,1


54,62


Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ hàng năm và tính toán của tác giả.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn là thực tế diễn ra trong những năm gần đây và có xu hướng ngày càng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó nguồn vốn của Vietinbank - Phú Thọ vẫn liên tục tăng trưởng, là kết quả tổng hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, phát triển sản phẩm và phong cách giao dịch văn minh của cán bộ Chi nhánh. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank - Phú Thọ có sự tăng trưởng liên tục qua các năm, phù hợp với yêu cầu mở rộng và phát triển tín dụng.

- Về tốc Về tốc độ tăng trưởng:

Trong giai đoạn 3 năm từ 2011 đến 2013, tình hình huy động vốn của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ tương đối khả quan, cụ thể là năm 2011 đạt hơn

2.218 tỷ đồng, tăng hơn 69,05% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng số tiền huy động đạt hơn 2.654 tỷ đồng, tăng hơn 19,66% so với năm 2011. Năm 2013, tăng trưởng trên 0,34% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng từ năm 2010 đến năm 2012 tăng cao. Nguyên nhân là do năm 2010, tuy tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động mạnh, khủng hoảng tài chính diễn ra toàn cầu, Ngân hàng nhà nước công bố bỏ lãi suất trần nhưng Chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn, đưa ra được các mức lãi suất cạnh tranh, phù hợp với xu thế chung. Trong năm 2011, lãi suất huy động cũng được đẩy lên cao do chính sách chống lạm phát của Ngân hàng nhà nước. Hơn nữa, dựa vào uy tín của mình, Chi nhánh cũng đã thu hút được rất nhiều các khách hàng đến gửi tiền. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, công tác huy động vốn của Chi nhánh là "mặt trận" nóng bỏng nhất. Có những thời điểm, Chi nhánh đã đứng trước tình thế rất khó khăn, nguồn vốn sụt giảm. Ngay từ đầu năm 2012, Chi nhánh đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư lãi suất cao trên 14%/năm. Tuy nhiên, trước những khó khăn trên Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp, tập trung các nguồn lực, trí tuệ tập thể để giữ và thúc đẩy huy động vốn. Chi nhánh đã bám sát diễn biến thị trường tiền tệ, lãi suất và nhu cầu vốn của Chi nhánh để kịp thời đưa ra các mức lãi suất linh hoạt, đảm bảo cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh doanh. Đồng thời Chi nhánh cũng đẩy mạnh triển khai một loạt các sản phẩm dịch vụ mới của VietinBank như: tiền gửi tiết kiệm - lãi suất thả nổi; tiền gửi đầu tư - lãi suất thả nổi; tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo thời



gian; tiền gửi thanh toán - lãi suất bậc thang… đã góp phần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Do vậy nguồn vốn huy động được đã tăng lên đáng kể. Đến 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.663 tỷ đồng.

- Về cơ cấu huy động nguồn vốn

+ Phân theo loại tiền tệ: Xu hướng vận động cơ cấu tiền tệ của nguồn vốn huy động phù hợp với diễn biến thực tế của thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế những năm qua: (i) Nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013 chiếm tỷ trọng bình quân 88,94% tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng này có xu hướng tăng từ 86,6% năm 2011 lên 91,93% năm 2013. (ii) Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ trong giai đoạn 2011-2013 chiếm tỷ trọng bình quân 11,06% và có xu hướng giảm từ 13,4% năm 2011 xuống còn 8,07% năm 2013.

+ Phân theo đối tượng khách hàng: (i) Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2011-2013 chiếm tỷ trọng bình quân 53,01% tổng nguồn vốn huy động. Do năm 2011 nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng và ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế nước ta, người dân có tâm lý lo ngại khi gửi tiền vào ngân hàng nên nguồn vốn huy động từ các cá nhân có xu hướng giảm. Đến cuối năm 2012 đầu năm 2013, NHNN và các NHTM áp dụng mức lãi suất huy động cao nên thu hút được nhiều vốn hơn trong dân cư đẩy tỷ trọng nguồn vốn huy động tăng lên 55,54% tăng hơn 5,84% so với năm trước. (ii) Nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn này chỉ chiếm tỷ trọng bình quân trên 16% trong tổng nguồn vốn huy động.

+ Phân theo kỳ hạn: (i) Nguồn vốn huy động không kỳ hạn trong 3 năm chỉ chiếm tỷ trọng bình quân trên 14% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này chủ yếu là từ các tài khoản thanh toán của các doanh nghiệp trên địa bàn chi nhánh.

(ii) Ngược lại thì nguồn vốn huy động có kỳ hạn lại chiếm tỷ trọng bình quân khá cao 85,28% trong tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng tăng, mặc dù năm 2011 tỷ trọng nguồn vốn này có sụt giảm đôi chút.

Nguồn vốn huy động không kỳ hạn tuy có lãi suất huy động thấp, nhưng lại hạn chế về tính ổn định. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn mặc dù có lãi suất cao hơn, nhưng có tính ổn định cao hơn. Để bảo đảm an toàn về cơ cấu nguồn vốn và hướng tới chuẩn mực quốc tế, Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ cần đẩy mạnh các sản phẩm huy động có kỳ hạn, đặc biệt là các biện pháp huy động vốn trung, dài hạn nhằm hình thành nguồn vốn ổn định, đảm bảo tính thanh khoản và chủ động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.



Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đã hình thành một hệ thống các doanh nghiệp với đủ mọi sản phẩm, thuộc các lĩnh vực và thành phần kinh tế khác nhau, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Mặc dù tiềm năng nguồn vốn của đối tượng khách hàng cá nhân là rất lớn, nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động trên cho thấy Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ cần có các biện pháp huy động vốn phong phú và hấp dẫn hơn nữa nhằm thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, đầu tư phát triển kinh tế đất nước.

3.1.3.2. Chất lượng tín dụng

- Hoạt động tín dụng là hoạt động tiếp nối của huy động vốn. Nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, huy động vốn là đầu vào của ngân hàng thì sử dụng vốn là đầu ra của ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay thì lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng vẫn từ hoạt động tín dụng do vậy xu hướng tăng trưởng phát triển các sản phẩm về tín dụng vẫn là định hướng phát triển trong kế hoạch kinh doanh của mỗi ngân hàng.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao cho, Chi nhánh đã không ngừng mở rộng hoạt động, nâng cao chất lượng và tăng cường quy mô các khoản cho vay. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chú ý tới việc đảm bảo an toàn tín dụng trên cơ sở chấp hành các nguyên tắc, chỉ số an toàn và giới hạn tín dụng mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quy định.

Bảng 3.2: Tình hình dư nợ của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Giá trị

Giá trị

So sánh 11/10

(%)

Giá trị

So sánh 12/11

(%)

Giá trị

So sánh 13/12

(%)

Tổng dư nợ

1.388

1.686

121,47

2.013

119,4

2.079

103,28

I. Phân theo loại tiền tệ

1. VNĐ (tỷ đồng)

1.301,44

1.596,9

122,7

1.941,54

121,58

2.034,51

104,79

Tỷ trọng (%)

93,76

94,72


96,45


97,86


2. Ngoại tệ (quy ra tỷ đồng)

86,56

89,1

102,9

71,46

80,2

44,49

62,26

Tỷ trọng (%)

6,24

5,28


3,55


2,14


II. Phân theo đối tượng

1. Khách hàng DN (tỷ đồng)

1.171

1.381

117,93

1.730

125,3

1.812,72

104,78

Tỷ trọng (%)

84,4

81,9


85,9


87,19


2. Khách hàng cá nhân

(tỷ đồng)

217

305

140,55

283

92,8

266,28

94,1

Tỷ trọng (%)

15,6

18,1


14,1


12,81


III. Phân theo kỳ hạn vay

1. Ngắn hạn (tỷ đồng)

1.076

1.398

129,9

1.806

129,2

1.892

104,76

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 03/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí