Các Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp 96297

1.1.2. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh


1.1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh


Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống, môi trường xã hội, kinh tế đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm. Dưới góc độ kinh tế học, thuật ngữ “cạnh tranh” là tập hợp các hành vi của các chủ thể kinh tế nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh kinh tế ở cả 3 cấp độ: Nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm “kiến tạo” nên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”.

Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”.

Còn theo quan điểm quản trị chiến lược của M.Porter thì cho rằng chiến lược cạnh tranh liên quan tới việc xác định vị trí của doanh nghiệp để phát huy các năng lực độc đáo của mình trước các lực lượng cạnh tranh: đối thủ tiềm năng, đối thủ hiện tại, sản phẩm thay thế, nhà cung ứng và khách hàng.

Từ các khái niệm ở trên, chúng ta có thể hiểu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó là: Khả năng khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong kết hợp bên ngoài nhằm tạo ra các điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Khác biệt đó có thể là tạo ra những sản phẩm khác biệt, giá cả phù hợp, chi phí thấp, chăm sóc khách hàng chu đáo, dịch vụ đi kèm hấp dẫn…Những khác biệt này giúp

cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận ngày càng cao và gia tăng thi phần, cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

1.1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh


Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ Thiên Hưng – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế 1 - 4

Khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất, tuy nhiên có nhiều cách quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo M. Porter – người từng làm việc trong hội đồng cố vấn bên cạnh Tổng thống Mỹ: không có định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được thừa nhận một cách phổ biến. Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có nghĩa là sức cạnh tranh của thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toàn cầu mà có được. Đối với nhiều nghị sĩ quốc hội sức cạnh tranh là xuất siêu trong ngoại thương. Đối với một số nhà kinh tế học, sức cạnh tranh là giá thành thấp của đơn vị sức lao động dựa vào điều chỉnh hối suất. Cuộc tranh luận về sức cạnh tranh (năng lực cạnh tranh cho tới những năm 90 (thể kỷ XX) vẫn diễn ra sôi nổi và có phần gay gắt. Trên cơ sở đó, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa như sau: Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.

Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ

tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thưởng thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt

này và có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong của một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin ... Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói, kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại, năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp.

1.1.2.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh


Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tồn tại như một quy luật kinh tế khách quan và do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh để cạnh tranh trên thị trường luôn được đặt ra đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay. Nó quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp, bởi lẽ suy cho cùng, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh là mang lại nhiều lợi nhuận. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần tìm biện pháp thích hợp nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên trên các đối thủ. Nỗ lực của mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, của quốc gia.

Lợi thế cạnh tranh cũng một thuật ngữ quan trọng khi bàn về “cạnh tranh”. Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, trong khi các đối thủ cạnh

tranh khác lại không làm được điều này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn so với những doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố cần thiết phải có giúp công ty ngày thành công và tồn tại lâu dài, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, muốn năng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được lợi thế cạnh tranh của mình.

Theo M.Porter, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên các lĩnh vực sau:

Lợi thế về chi phí: Tạo ra sản phẩm,dịch vụ có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố như đất đai, vốn, lao động thường được xem là nguồn lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Lợi thế về sự khác biệt: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm để làm tăng giá trị cho khách hàng hoặc giảm chi phí sử dụng hoặc nâng cao tính hoàn thiện của sản phẩm. Lợi thế về sự khác biệt cho phép doanh nghiệp đưa ra một mức giá độc lập với các đối thủ nhưng vẫn được thị trường chấp nhận.

Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm, trình bày trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược, cơ cấu”: Cạnh tranh về giá trị gia tăng và định vị doanh nghiệp, thì một doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong sáu lĩnh vực sau:

Chất lượng sản phẩm – Dành/giữ thị phần và khai phá thị trường: Đổi mới liên tục sản phẩm là để đón đầu các đối thủ cạnh tranh và đưa họ vào thế bắt chước được sản phẩm. Tìm mọi cách để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm (product life cycle) mà luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng rút ngắn chu kỳ sống đó và thay thế bằng một chu kỳ sống khác.

Chất lượng thời gian – đón đầu trào lưu thị trường và tối ưu hóa vận hàng sản xuất: mỗi bước tiến của doanh nghiệp đều phải nhanh và kịp thời, không để các đối thủ bắt kịp thì mới tạo ra lợi thế cạnh tranh. Sản phẩm được tung ra kịp thời và đúng lúc mà khách hàng yêu cầu và trước hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực, chính là một yếu tố quan trọng trong lợi thế cạnh tranh.

Chất lượng không gian - ấn tượng vị thế và châm ngòi hào hứng: Khách mua hàng không phải vì hàng mà chính là vì các giá trị gia tăng mà khách sẽ được khi có mặt hàng ấy. Cửa tiệm là không gian vừa để trưng bày các giá trị gia tăng mang đến cho khách hàng vừa là không gian để khách trưng bày vị thế của khách. Để gây ấn tượng đó, doanh nghiệp nên biết về “Quy trình 3 chữ S”: nhìn từ bên ngoài cửa tiệm, khách đã cảm nhận những khao khát cần thỏa mãn (Satisfaction. S1). Khi bước vào cửa tiệm, khách ở tư thế tâm lý sẵn sàng “hy vọng” và “hy sinh” thời gian, tiền bạc (Sacrifice. S2). Sau đó phải tạo cho khách một bất ngờ (Surprice. S3) để khách có ấn tượng tốt và muốn quay lại cửa tiệm vào lần tới.

Chất lượng dịch vụ - kết nối, củng cố và mở rộng quan hệ: Dịch vụ ở đây được hiểu là doanh nghiệp thực hiện những gì đã hứa hẹn để nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ với khách hàng lâu dài. Dịch vụ chỉ đạt chất lượng khi khách hàng cảm nhận rõ ràng giá trị gia tăng nhiều hơn các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Bản chất của kinh doanh là làm dịch vụ kết nối các mối quan hệ giữa người bán với người mua, quan hệ đó tốt thì kinh doanh mới phát triển. Do đó, chất lượng dịch vụ được ấn định trên cơ sở của năm đặc tính: (1) Sự chắc chắn: Doanh nghiệp hứa điều gì thì thực hiện điều đó; (2) Sự tin tưởng: Năng lực có thể thấy được từ đội ngũ nhân sự; (3) Sự cụ thể: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ khách hàng; (4) Sự cảm thông: Hiểu tâm lý khách hàng; (5) Phục vụ nhanh gọn đúng theo yêu cầu của khách hàng.

Chất lượng thương hiệu – tự hào và chia sẻ danh tiếng: thương hiệu nhằm xác nhận và phân biệt nguồn gốc của các sản phẩm/dịch vụ. Tiếng tăm của thương hiệu được định hình trên thị trường sau một quá trình chứng minh được giá trị cho khách hàng. Tiến trình khẳng định chất lượng của thương hiệu là quá trình đi từ sản phẩm đến hình ảnh, từ cụ thể đến biểu trưng, từ vật chất đến vô hình. Khi tiếng tăm được định hình thì chính thương hiệu lôi kéo khách hàng tìm tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Và lợi thế cạnh tranh của thương hiệu lúc này không chỉ dựa vào hình thức, mẫu mã,…mà còn phải chia sẻ với khách hàng, với xã hội niềm tự hào về nhân cách, giá trị cuộc sống được thực hiện bởi doanh nghiệp.

Chất lượng giá cả - hợp lý và hợp thời: Nằm trong khoảng cách giữa giá trị nhận được và cái giá phải trả khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Chất lượng của giá cả phải xuất phát từ sự hợp ý, hợp thời đối với khách hàng. Khi doanh nghiệp chứng minh được hiệu quả mang lại từ chi phí mà khách hàng phải bỏ ra phù hợp với ý muốn và thời điểm yêu cầu của khách hàng thì bảng giá áp dụng sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp. Và nên nhớ rằng, giá là một cách để gợi chuyện với khách hàng.

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp


Ở nước ta hiện nay, chưa có tổ chức hay cá nhân nào đưa ra tiêu chí chính thức để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tham khảo nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể dựa vào các tiêu chí như sau:

Sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là mức độ để đo lường sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm tại một thời điểm nhất định, nhu cầu thỏa mãn được thể hiện bằng nhiều đặc tính khác nhau.

Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng nhất đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của sản xuất là để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cả về số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Doanh nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao sẽ bán được nhiều sản phẩm hàng hóa với giá cả có lợi và duy trì được thị phần, gia tăng lợi nhuận.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mả năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì lẽ đó chất lượng sản phẩm là tiêu chí để xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào.

Hệ thống phân phối và xúc tiến

Kênh tiêu thụ sản phẩm thể hiện khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ và đưa hàng hóa, dịch vụ từ khâu sản xuất đến người sử dụng cuối cùng một cách hiệu quả nhất. Hệ thống kênh phân phối rộng và tiêu thụ tốt cũng đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm và thu được lợi nhuận. Có nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm như: Tổ chức hệ thống bán buôn, bán lẻ, bán hàng trên internet, xây dựng hệ thống đại lý, dịch vụ bảo hành hậu mãi sau bán hàng,…Nếu doanh nghiệp có kênh tiêu thụ sản phẩm dịch vụ hợp lý và hoạt động xúc tiến có hiệu quả thì có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh.

Danh tiếng và thương hiệu

Uy tín, danh tiếng của DN được phản ánh chủ yếu ở văn hóa DN, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử,…Đối với những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì DN phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm. Ngoài ra, nâng cao danh tiếng của DN là khả năng DN phát triển thành các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm của DN có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.

Quy trình thẩm định và bồi thường


Trong kinh doanh bảo hiểm, công tác thẩm định và bồi thường có vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thuyết phục khách hàng tham gia và tái tục bảo hiểm. Thẩm định đòi hỏi phải khách quan, phản ánh trung thực tình trạng thiệt hại, làm cơ sở cho việc bồ thường nhanh chóng và đúng đủ. Mục đích của khách hàng khi tham gia bảo hiểm là mong được chia sẻ các rủi ro tổn thất đối với họ, do đó nếu công ty bảo hiểm làm tốt công tác giám định và bồi thường sẽ tạo ra sự an tâm cho khách hàng, tạo được tiếng vang về uy tín công ty bảo hiểm để từ đó duy trì được lượng khách hàng hiện có và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp


Về cơ bản một doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều phải chịu sự tác động của môi trường xung quanh và chính bản thân bên trong doanh nghiệp. Do đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Song tóm gọn lại đều có hai nhóm nhân tố cơ bản:

Nhân tố bên trong:

- Tài chính

Khả năng tài chính (nguồn vốn) là cơ sở để nhà quản trị quyết định quy mô kinh doanh và là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Một doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, khả năng huy động vốn tốt là một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng đồng vốn có hiệu quả kinh tế để phát triển lợi nhuận đồng thời hạch toán chi phí một cách rõ ràng để xác định được vị trí và mục tiêu hướng tới.

- Nguồn nhân lực

Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực, trí lực và gồm cả tinh thần. Đây là yếu tố quan trọng, yếu tố đầu vào cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Một đội ngũ nhân lực chất lượng và làm việc hiệu quả sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều hơn cả lợi thế cạnh tranh là danh tiếng và uy tín, là con đường phát triển bền vững và rộng mở.

- Hoạt động marketing

Marketing bao gồm quảng cáo, bán và giao sản phẩm cho người tiêu dùng hoặc các kênh phân phối khác. Phương pháp tiêu thụ sản phẩm tốt cũng đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bán được hàng và thu được lợi nhuận.

- Công nghệ thông tin

Là khả năng cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản, phẩm dịch vụ. Sử dụng công nghệ hiện đại giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và chất lượng sản phẩm tốt hơn, do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm được gia tăng.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí