Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Bền Vững


Có các biện pháp hỗ trợ khách hàng đầu tư vào các dự án hiệu quả năng , năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, dự án thân thiện với môi trường...

Giai đoạn I: Xây dựng hệ thống quản l m i trường nội bộ


Có biện pháp truyền thông cung cấp cho nhân viên về vấn đề E&S

Trang bị khóa huấn luyện cho nhân viên về vấn đề môi và năng lượng

Kết hợp rủi ro môi trường trong quản lý quan hệ khách hàng

Nâng cao nhận thức về môi trường và năng lượng cho nhân viên

Khởi tạo quản lý môi trường trong hoạt động của ngân hàng

Có biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong nội bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về môi trường

43%

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 20


48%


55%


58%

72%


77%

85%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát, các ngân hàng đã chú trọng xây dựng hệ thống quản lý môi trường nội bộ của mình, bao gồm: có biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong hoạt động nội bộ (77%), khởi tạo quản lý môi trường trong hoạt động nội bộ (72%), tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về môi trường được đánh giá cao nhất đạt 85%.

Tuy nhiên, các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cũng như năng lực đánh giá rủi ro môi trường cho nhân viên chưa được đánh giá cao. Để phát triển bền vững, các ngân hàng phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp các thông tin về môi trường và năng lượng liên quan đến hoạt của ngân hàng cho nhân viên. Nhân viên là người cụ thể hóa các chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng. Đặc biệt là nhân viên tín dụng là người trực tiếp đánh giá những rủi ro về môi trường của các dự án vay vốn, do vậy họ phải có những hiểu biết sâu về vấn đề môi trường và năng lượng nhằm thẩm định đầy đủ, chính xác những tác động đến môi trường của khách hàng. Thực hiện phát triển bền vững, trong thời gian tới các ngân hàng thương mại cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm năng lực đánh giá rủi ro môi trường và xã hội. Các NHTM cần lựa chọn và trang bị cho nhân viên những khóa đào tạo, tập huấn và cung cấp thông tin về môi trường và xã hội.


Giai đoạn II: Quản lý rủi ro m i trường và xã hội trong hoạt động cho vay

Bộ công cụ đánh giá các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau

41%

Khuyến khích khách hàng giảm những tác động bất lợi đến môi trường và xã hội

50%

Đánh giá và giám sát rủi ro môi trường của khách hàng.

55%

Lọc và loại bỏ các đề nghị vay vốn có hại cho môi trường

62%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay chưa được ngân hàng thực thi hiệu quả. Các ngân hàng mới chỉ chú trọng thực hiện giai đoạn I, tức là xây dựng các hệ thống quản lý môi trường nội bộ, các hoạt động bên trong ngân hàng mà chưa chú trọng đến quản lý môi trường trong hoạt động cho vay. Khi thực hiện phát triển bền vững, các cán bộ ngân hàng đánh giá rủi ro môi trường của khách hàng, không chỉ dừng lại ở quyết định cho vay mà còn thực hiện đánh giá rủi ro môi trường sau giao dịch về vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng bền vững cần có những biện pháp hỗ trợ khách hàng giảm những tác động tiêu cực đến môi trường khi thực hiện dự án. Đối với dự án có tác động tiêu cực đến môi trường, NHTM cần phải lọc và không cho vay, khâu đánh giá các rủi ro môi trường, xã hội phải bao gồm những rủi ro tiềm năng có thể xảy ra.

Các dự án tác động tích cực đến môi trường như: phát triển bền vững và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe con người, đa dạng sinh học, hiệu quả công nghệ, các dự án phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm…cần được khuyến khích để được vay vốn thuận lợi, lãi suất ưu đãi, kỳ hạn hấp dẫn…Để thẩm định các dự án này, các NHTM nên liên kết với chuyên gia của bên thứ ba để có kế hoạch quản lý rủi ro môi trường hiệu quả. Bên cạnh đánh giá quy mô, tính chất, ảnh hưởng của dự


án đến môi trường, dự án vay cần được đánh giá trên cơ sở tiềm năng tác động tiêu cực và tích cực đến môi trường.

Để thực hiện tốt giai đoạn II, quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay, NHTM nên thành lập nhóm chuyên trách về phân tích tính bền vững cuả dự án vay nhằm đánh giá đầy đủ và chính xác các tác động đến môi trường và xã hội của các đề xuất vay vốn, đặc biệt cần phải đánh giá độ nhạy cảm của các dự án tác động đến môi trường như đất ngập nước, rừng, đồng cỏ và môi trường sống tự nhiên khác. Bên cạnh đánh giá về những rủi ro E&S, nhóm sẽ tư vấn thêm cho khách hàng những giải pháp giảm nhẹ tác động đến E&S trong quá trình thực hiện. Bước tiếp thep trong giai đoạn này, NHTM kiểm tra các tác động đến E&S trong quá trình vận hành dự án, nếu dự án có những vi phạm về vấn đề môi trường, không thực hiện các cam kết về E&S, NHTM cần có những biện pháp xử lý kịp thời.

Giai đoạn III: Cung cấp các sản phẩm tài chính xanh và bền vững

Giai đoạn cuối cùng, các ngân hàng sẽ cung cấp các sản phẩm tài chính xanh và bền vững. Các ngân hàng trên thế giới đã cung cấp các sản phẩm này, bao gồm: quỹ đầu tư vào môi trường, thanh toán bền vững, các sản tiết kiệm bền vững, tín dụng dụng bền vững, bảo hiểm môi trường, tài chính vi mô, các sản phẩm về khí hậu, dịch vụ tư vấn về môi trường…

Ứng dụng các sáng kiến về tính bền vững

33%

Các biện pháp xử lý khi khách hàng không tuân thủ các vấn đề về môi trường và xã hội

38%

Giám sát việc tuân thủ về vấn đề môi trường, xã hội của khách hàng

40%

Có các giải pháp cụ thể hỗ trợ các khách hàng

48%

Cung cấp các sản phẩm tài chính xanh và bền vững

53%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát


Theo kết quả kháo sát, các NHTM Việt Nam chưa thực hiện tốt các biện pháp của ngân hàng bền vững bao gồm: cung cấp các sản phẩm xanh và bền vững (53%), các sản phẩm bền vững của NHTM Việt Nam đang rất hạn chế, chủ yếu cung cấp tài chính xanh theo các chương trình của NHNN triển khai hoặc tham gia liên kết với các tổ chức quốc tế theo các chương trình, dự án được tài trợ vốn bởi các nước phát triển điển hình BIDV cung cấp tài chính nông thôn do ngân hàng thế giới tài trợ, các ngân hàng tham gia liên kết với các các quỹ đầu tư xanh. Triển khai cung cấp sản phẩm tài chính xanh và bền vững từ nguồn ngân sách của ngân hàng và đánh giá, quản lý kỹ thuật của dự án về rủi ro môi trường và xã hội xuất phát từ ngân hàng đang rất hạn chế.

Sản phẩm tài chính xanh mà các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp mới chỉ đáp ứng ở khâu quyết định tín dụng, tức là xem xét vấn đề môi trường của dự án khi cho vay. Trong khi ngân hàng bền vững phải có những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích và hỗ trợ khách hàng đầu tư vào công nghệ sạch, các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. Các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ khách hàng như: khoản vay lớn, thời hạn vay dài, lãi suất ưu đãi, hỗ trợ tư vấn về vấn đề môi trường, linh hoạt về phương thức hoàn trả…chưa được thực hiện phổ biến tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Công tác giám sát việc tuân thủ của khách hàng và có các biện pháp xử lý khi khách hàng vi phạm các tiêu chuẩn về vấn đề môi trường và xã hội vẫn chưa được chú trọng thực hiện.

Bên cạnh đó, chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội của ngân hàng phải xác định được các ngành nhạy cảm có tiềm năng tác động lớn đến môi trường và xã hội như: hóa chất, tiện ích năng lượng, kim loại và khai thác mỏ, dầu và khí đốt, các hoạt động khác có cường độ cacbon cao và có tiềm năng dẫn đến vi phạm nhân quyền.

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển bền vững

Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thực thi những chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng. Do vậy chất lượng nguồn nhân lực không những đáp ứng các hoạt động kinh doanh truyền thống, mà đòi hỏi nhân viên ngân hàng cần phải hiểu rõ về vấn đề môi trường và năng lượng trong xét duyệt cho vay và có năng lực đánh giá được đầy đủ và chính xác những


tác động đến môi trường và xã hội của các hoạt động kinh doanh của khách hàng. Do vậy để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, ngân hàng cần chú trọng các giải pháp sau:

Thứ nhất, trang bị cho nhân viên những kiến thức căn bản về vấn đề môi trường và, biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo và công nghệ sản xuất.

Thứ hai, lựa chọn các chuyên gia và mở các khóa đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường cho nhân viên. Đào tạo và nâng cao khả năng đánh giá về công nghệ sản xuất, năng lượng…thành lập các nhóm chuyên trách nhằm đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội của dự án vay vốn xuyên suốt từ hội sở đến các chi nhánh.

Thứ ba, có các biện pháp nhằm cung cấp cho nhân viên những thông tin kịp thời về vấn đề môi trường có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Chẳng hạn, cung cấp các thông tin về môi trường của các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng ảnh hưởng đến môi trường như: hóa chất, kim loại và khai thác mỏ, các hoạt động khác có cường độ cacbon cao…nhằm cung cấp thông tin kịp thời giúp cán bộ tín dụng có những đánh giá đầy đủ và chính xác những rủi ro môi trường của khách hàng.

Thứ tư, Có kế hoạch và chiến lược đào tạo cán bộ ngay từ khi mới được tuyển dụng, chú trọng đào tạo cả chuyên môn lẫn đạo đức để xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, tinh thông nghề nghiệp. Việc đào tạo nguồn nhân lực của ngân hàng phải kết hợp nhiều hình thức đặc biệt là đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao nguồn lực hiện có để đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững, đặc biệt là trong việc đánh giá những rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay.

Thứ năm, nhân viên ngân hàng phải đảm bảo đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đáp ứng cho các giai đoạn phát triển bền vững ngân hàng. Trong đó, đối với nhân sự cấp cao, họ cần phải hiểu rõ các vấn đề về biến đổi khí hậu, các vấn đề về năng lượng sạch và cải thiện môi trường. Bên cạnh đó, để thực hiện chiến lược phát triển bền vững, đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có đạo đức nghề nghiệp, hành vi và tuân thủ cao các tiêu chuẩn về giá trị và chiến lược kinh doanh của ngân hàng để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình ở mọi cấp độ.


Thứ sáu, ngân hàng cần có những chính sách khen thưởng xứng đáng và kịp thời nhằm tăng sự đóng góp, cống hiến của nhân viên. Vì mức độ cống hiến và cam kết của nhân viên có liên quan tích cực đến kết quả kinh doanh, cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời ngân hàng nên định kỳ khảo sát người lao động về kỹ năng, nghiệp vụ, các hiểu biết của họ đáp ứng chiến lược kinh doanh của ngân hàng, từ đó có cơ sở đánh giá, phân loại nhân viên và có kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên.

Thứ bảy, đối với nhân sự cấp cao, ngân hàng cần có chiến lược kế nhiệm đảm bảo sự hiểu biết sâu rộng các chiến lược của ngân hàng, các lĩnh vực kinh doanh chính, khách hàng, văn hoá và các giá trị cốt lõi của ngân hàng, cũng như cơ hội để xây dựng và phát triển ngân hàng bền vững. Song song với bổ sung nguồn nhân lực cấp cao, ngân hàng cần có chính sách tuyển mới nhân viên ngân hàng đáp ứng các yêu cầu từng vị trí và đáp ứng yêu cầu kinh doanh bền vững của ngân hàng.

3.2.4 Giải pháp về ứng dụng công nghệ hướng đến phát triển bền vững

Hiệu quả hoạt động ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào mức độ áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến. Khoa học công nghệ đã được thừa nhận như là lực đẩy giúp NHTM phát triển nhanh và bền vững: tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng, các nghiệp vụ được thực hiện nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu chi phí trong hoạt động…

3.2.4.1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

NHTM Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự cạnh tranh của ngân hàng nước ngoài và yêu cầu nâng cao quản trị rủi ro. Do vậy, ngân hàng đòi hỏi phải nỗ lực đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin và điều hành tốt hoạt động của mình.

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ. Công nghệ giúp nâng cao khả năng thanh toán, xây dựng ngân hàng số, ngân hàng điện tử,... cũng như việc nâng cao năng lực quản trị ngân hàng. Do vậy trong thời gian tới các NHTM nên đầu tư mạnh vào công nghệ, đây cũng là xu hướng tất yếu trong phát triển ngành ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.


NHTM cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tùy vào hoạt động kinh của mình, mỗi ngân hàng sẽ có những chiến lược đầu tư và phát triển công nghệ khác nhau. Với những cam kết phát triển bền vững trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam cần đầu tư vào những hệ thống công nghệ tiên tiến, hàng đầu gắn chặt với chiến lược kinh doanh và đồng thời phải có nguồn nhân lực cao để đảm bảo có thể ứng dụng, triển khai và vận hành hệ thống công nghệ của ngân hàng. Để xây dựng mục tiêu tổng thể phát triển và đưa ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cần có các gải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất là đầu tư vào nền tảng và kiến trúc hệ thống công nghệ để đảm bảo một kiến trúc công nghệ tiên tiến, có hiệu năng và độ mở rộng cao bên cạnh đó phải đảm bảo an toàn về bảo mật thông tin, đảm bảo có thể hỗ trợ mức độ tăng trưởng kinh doanh cao trong nhiều năm.

Thứ hai là cần xây dựng những chương trình đầu tư vào công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Tiến tới triển khai các dự án tự động hóa các hoạt động kinh doanh cốt lõi như phê duyệt tín dụng, phát hành và thanh toán LC, chuyển tiền và kiều hối… nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên và giảm thiểu rủi ro trong họat động.

Thứ ba, Phát huy các sản phẩm truyền thống đồng thời phải có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ, tạo sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ sẽ góp phần phân tán hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động, phát triển và nâng cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch.

Thứ tư, nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành ngân hàng ngày càng gia tăng, song song với đó, hiểm hoạ đe doạ tính bảo mật, an ninh mạng trong hoạt động ngân hàng cũng gia tăng. Do vậy, các NHTM cần có những giải pháp an toàn bảo mật thông tin nhằm cho hoạt động ngân hàng được vận hành tốt hơn cùng với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng các công nghệ mới, qua đó phát triển thêm nhiều dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại phục vụ đông đảo công chúng và sự phát triển của nền kinh tế.


Thứ năm, thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên về công nghệ thông tin đủ năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại và làm chủ được khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới, đủ khả năng, năng lực thiết kế và sản xuất những gói phần mềm mới chuyên dụng bảo đảm chất lượng và an toàn trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Thường xuyên đào tạo, cập nhật kiến thức về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ trong ngành Ngân hàng. Ưu tiên hàng đầu cho công tác giáo dục bảo mật và nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ ngân hàng về công tác bảo mật nhằm thay đổi quan điểm của họ về trách nhiệm bảo mật đặc biệt là đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin.

Thứ sáu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, giám sát và quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp đủ thông tin, dữ liệu cần thiết các NHTM cần xây dựng kho dữ liệu thông tin ngân hàng và hệ thống thông tin quản lý, báo cáo nội bộ là những giải pháp quan trọng giúp việc phân tích, đánh giá, dự báo, ra quyết định kinh doanh, điều hành tác nghiệp của các ngân hàng.

3.2.4.2 Giải pháp tăng cường khả năng ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0

Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh của NHTM nâng tầm bởi sự hỗ trợ của khoa học công nghệ mà nổi bật là cuộc cách mạng 4.0. Các công nghệ chủ chốt dẫn đầu trong sự đổi mới của FinTech bao gồm công nghệ sổ cái được phân phối đều cho mọi người (distributed ledger technology- DLT), công nghệ không dây, sinh trắc học, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây. Trong quá trình các công nghệ này được kết hợp với các dịch vụ tài chính hiện có, cụ thể là nộp tiền và thanh toán, một loạt các ứng dụng mới đã xuất hiện trong ngành tài chính trên thế giới.

Ứng dụng đầu tiên là sự gia tăng của DLT. Hơn 700 tiền tệ kỹ thuật số sử dụng bảng phân phối ước tính được phát triển và kinh doanh trên toàn thế giới, mặc dù không phải tất cả các loại tiền này đều được lưu hành rộng rãi. Ngoài ra, DLT đã từng được sử dụng để ghi dữ liệu giao dịch ở nhiều lĩnh vực, bao gồm chuyển tiền xuyên biên giới, phát hành và giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do.

Thứ hai là việc sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử cải tiến, ví dụ như dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh chóng, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch thông qua các thiết bị di động của họ chỉ bằng một mật khẩu và số điện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022