NHTMCP. Ngân hàng có tỷ lệ này cao nhất là Vietinbank và Sacombank trung bình giai đoạn 2008-2017 lần lượt đạt 88,6% và 86,3%, tiếp theo là VCB đạt 70%, SHB có tỷ lệ này thấp nhất trong các ngân hàng, trung bình đạt 55,5%.
Theo tiêu chuẩn của CAMEL, tiêu chí này đạt hiệu quả ở mức từ 75% trở lên. Theo tiêu chí này, ngân hàng Vietinbank và Sacombank đạt hiệu quả nhất về tỷ lệ tiền gửi khách hàng so với tổng tài sản.
b. Dư nợ so với tổng tiền gửi (LDR)
Theo thông tư Số 36/2014/TT-NHNN và thông tư số 19 2017 TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi như sau: (1) Ngân hàng thương mại nhà nước: 90%; (ii) Ngân hàng hợp tác xã: 80%; (iii) Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 80%.
Năm 2018, NHNN đã ban hàng thông tư số 16/2018/TT-NHNN, điều chỉnh cách xác định tổng dư nợ và tổng tiền gửi trong công thức tính tỷ lệ LDR.
Bảng 2.16: Tiêu chí dư nợ so với tổng tiền gửi của NHTM giai đoạn 2008-2017
ĐVT: %
LDR | Ngân hàng | LDR | |
ACB | 72,6 | SHB | 107,4 |
VCB | 80,1 | BIDV | 90,0 |
Vietinbank | 83,6 | Maritimebank | 50,0 |
Techcombank | 70,3 | VPBank | 85 |
MBBank | 66,9 | Sacombank | 69 |
Eximbank | 88,4 | VIB | 93,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giai Đoạn Phát Triển Sản Phẩm Bền Vững Toàn Diện
- Thực Trạng Phát Triển Bền Vững C C Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Giai Đoạn 2008- 2017
- Tỷ Lệ Đòn Ẩy Tài Chính Trung Bình Giai Đoạn 2008-2017
- Tỷ Lệ Nợ Trung Hạn, Dài Hạn So Với Tổng Dư Nợ Năm 2017
- Nhóm Các Tiêu Ch Đánh Giá Ngân Hàng Ền Vững Về Xã Hội
- Nhóm Các Tiêu Ch Đánh Giá Ngân Hàng Ền Vững Về M I Trường
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
Nguồn: áo cáo thư ng niên của ngân hàng và tính toán của tác giả
Tỷ lệ LDR của SHB bình quân giai đoạn 2008-2017 là 107,4%, ở mức cao nhất trong các NHTMCP, thứ hai là VIB tỷ lệ này là 93,7%, Eximbank 88,4%, theo quy định các NHTMCP duy trì mức tối đa là 80%. Để cải thiện tình hình này, ngân hàng nên có các chiến lược tăng tổng tiền gửi khách hàng nhằm đạt mức tiêu chuẩn theo quy định.
Các NHTMNN đều duy trì tỷ lệ LDR theo quy định, theo đó các ngân hàng này đều có tỷ lệ LDR đạt dưới 90%.
c. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
Tỷ lệ này được tính bằng tài sản thanh khoản cao chia cho tổng nợ phải trả, các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ này hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên cho khách hàng. Tài sản thanh khoản cao bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, tín phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đủ điều kiện tái chiết khấu với ngân hàng nhà nước, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày gửi, chứng khoán có thời hạn thu gốc không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
Thông tư 36 2014 TT-NHNN và thông tư số 19 2017 TT-NHNN quy định các ngân hàng thương mại phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản là 10%. Các NHTM đều có tỷ lệ dự trữ thanh khoản cao hơn mức quy định của ngân hàng Nhà nước. Trong đó, VCB có tỷ lệ dự trữ thanh khoản cao nhất, trung bình giai đoạn 2008- 2017 đạt 28,0%, tiếp theo Eximbank đạt 25,9%.
30%
28.0%
25.9%
25%
23.0%
19.5%
19.1%
20%
15.8%
17.1%
14.4% 15.0% 15.9%
15%
13.1%
11.3%
10%
5%
0%
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản giai đoạn 2008-2017 của NHTM
Nguồn: áo cáo thư ng niên của ngân hàng và tính toán của tác giả
d. Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày
Theo quy định của Việt Nam, hàng ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập bảng dòng tiền vào, dòng tiền ra tại thời điểm cuối ngày làm việc để theo dõi, quản lý các tỷ lệ khả năng chi trả nhằm đảm bảo an toàn trong
hoạt động thanh khoản. Bên cạnh đó, các NHTM cũng phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam (bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá được quy định tại tại điểm a khoản 25 Điều 3 Thông tư số 16/2018/TT-NHNN) là 50% và ngoại tệ (bao gồm đô la Mỹ và các ngoại tệ khác được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá quy định tại điểm b khoản 25 Điều 3 Thông tư số 16/2018/TT-NHNN) là 10%. Basel III quy định tỷ lệ đảm bảo thanh khoản -LCR trong 30 ngày với lộ trình duy trì tỷ lệ này đến năm 2019 đạt 100%.
Năm 2017, Các NHTM Việt Nam đều duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam và ngoại tệ. Các ngân hàng thương mại nhà nước duy trì tỷ lệ này khá cao, Vietcombank đạt mức 156% với đồng Việt Nam và 89% đối với ngoại tệ, BIDV tương ứng ở mức 89% và 102%. Sacombank duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam ở mức 55%.
VND
USD và ngoại tệ khác quy USD
156%
160%
140%
120%
96%
102%
100%
89%
82%
89%
75%
80%
55%
61%
60%
40%
20%
0%
Vietcombank
MBBank
BIDV
Sacombank
VIB
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ khả năng chi trả năm 2017 của NHTM
Nguồn: áo cáo thư ng niên của ngân hàng và tính toán của tác giả
Theo Basel III, tỷ lệ LCR năm 2017 các ngân hàng phải duy trì ở mức 80% và đến năm 2019 là 100%. Các ngân hàng Sacombank và VIB chưa đạt tỷ lệ này theo Basel III. Theo báo cáo của ủy ban Basel, có 156 ngân hàng lớn trên thế giới (gồm 87 nhóm 1 là những ngân hàng có vốn cấp 1 đạt trên 3 tỷ euro và 69 nhóm 2 có vốn cấp 1 dưới 3 tỷ euro) đến cuối năm 2017 tất cả các ngân hàng được báo cáo có tỷ lệ LCR đáp ứng theo quy định của Basel III). Các ngân hàng nhóm 1 có tỷ lệ LCR đạt 133,0% và nhóm 2 lên tới 180,0% vào cuối năm 2017.
Năng lực tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam được cải thiện, tính ổn định và lạnh mạnh được nâng cao sau tái cấu trúc 2011-2015. Thứ nhất, nhiều NHTM đã nâng cao mức độ an toàn vốn, vốn chủ sở hữu của NHTM tăng lên đáng kể, một số ngân hàng đang xây dựng các nền tảng để đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II như: cơ cấu lại khung quản trị rủi ro, thực hiện quy trình đánh nội bộ mức độ đủ vốn theo Basel II, thực hiện tính an toàn vốn theo rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Thứ hai, chất lượng tài sản của NHTM được cải thiện, tránh được nguy cơ đỗ vỡ hệ thống, nợ xấu của hệ thống có xu hướng giảm sau tái cấu trúc giai đoạn 2011-2015. Thứ ba, về hiệu quả hoạt động của NHTM có xu hướng tăng sau tái cấu trúc, năm 2012 ROE của NHTM khoảng gần 6%, đến 2016 đạt 11%, tiêu chí về tăng trưởng thu nhập tăng nhanh trong năm 2016, tăng trưởng tín dụng đạt bình quân trên 17%, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao và nhiều ngân hàng đang tăng các khoản thu nhập ngoài lãi đặc biệt là các khoản thu từ dịch vụ ngày tăng, như vậy hiệu quả hoạt động tăng lên đáng kể. Về năng lực quản trị điều hành của hệ thống ngân hàng minh bạch hơn, nhiều ngân hàng đã và đang tiếp cận với chuẩn quốc tế về năng lực điều hành, vấn đề sở hữu chéo đã giảm mạnh.
2.2.2.6 Nhóm tiêu chí về trình độ công nghệ
a. Mật độ chi nhánh
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
1155
1046
498
354
315
282
209
291
265
217
Biểu đồ 2.7: Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của NHTM năm 2017
Nguồn: áo cáo thư ng niên của các ngân hàng
Mật độ chi nhánh và điểm giao dịch càng nhiều giúp cho khả năng tiếp cận của ngân hàng với khách hàng càng tăng. Thông qua hệ thống chi nhánh và điểm
giao dịch, ngân hàng sẽ hỗ trợ kịp thời những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ và giải quyết những đề xuất và khiếu kiện của khách hàng thuận lợi hơn.
Vietinbank và BIDV có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, đại lý ở nước ngoài lớn nhất trong các ngân hàng với số lượng trong năm 2017 tương ứng của hai ngân hàng là 1156 và 1046 chi nhánh và phòng giao dịch. Các ngân NHTMCP có số lượng chi nhánh và phòng giao dịch thấp hơn các NHTMNN. Hai ngân hàng có số lượng chi nhánh thấp nhất gồm Eximbank (209) và VPBank (217).
b. Hệ thống các máy ATM, POS
Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước triển khai Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, trên cở sở lựa chọn công ty Cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam là hạt nhân. Đầu năm 2012, các Ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện kết nối với Banknetvn thông qua hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) và thiết bị chấp nhận thẻ (POS). Cũng trong năm này, với sự tham gia của trên 30 ngân hàng thương mại và hỗ trợ hàng triệu giao dịch với giá trị thanh toán hàng ngàn tỷ đồng qua hơn 31000 máy POS.
300000
250000
200000
150000
100000
50000
0
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
263400
268813
223300
179936
129600
104516
70000
Hệ thống ATM
Hệ thống máy POS
13300
14206
15200
16720
16945
17470
17558
Biểu đồ 2.8: Số lượng ATM và POS của NHTM
Nguồn: Báo cáo thư ng niên của ngân hàng Nhà nước qua các năm
Đến cuối năm 2016, cả nước có trên 263400 POS EDC được lắp đặt tăng 17,8% so với cuối năm 2015 và hệ thống ATM có trên 17470. Năm 2017 hệ thống ATM là 17558 và có 268813 thiết bị chấp nhận thẻ tăng 2% so với năm 2016.
Việc mở rộng các hệ thống máy ATM và POS tạo điều kiện thuận lợi, nhanh
chóng trong giao dịch thanh toán, góp phần phát triển xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
c. Tăng trưởng các dịch vụ thanh toán mới
Hiện nay, các ngân hàng đã cung cấp nhiều phương tiện và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, các phương thức thanh toán trực tuyến thông qua internet Banking, Mobile Banking, thẻ ngân hàng, SMS Banking, ví điện tử… ngày càng mở rộng phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Triệu thẻ
140
132
111
120
100
100
82
80
66
54
60
41
40
20
00
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Biểu đồ 2.9: Số lượng thẻ của NHTM
Nguồn: áo cáo thư ng niên của ngân hàng Nhà nước qua các năm
Tính đến cuối năm 2011, có 285 thương hiệu phát hành thẻ, số lượng thẻ trong lưu thông đạt hơn 41 triệu thẻ, tăng khoảng 34% so với 2010. Đến cuối năm 2012, số lượng thẻ phát hành khoảng 54 triệu thẻ, năm 2013 đạt trên 66 triệu thể, số lượng và giá trị giao dịch thẻ cũng tăng nhanh trong năm 2013 với số tăng tương ứng là 25% và 43% so với 2012. Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua internet cũng tăng nhanh trong năm 2013, với số tăng tương ứng là 83% và 42% so với năm 2012. Trong năm 2014, số lượng thẻ của các ngân hàng phát hành đạt trên 81 triệu thẻ. Đến cuối năm 2017, số lượng thẻ phát hành đạt 132,2 triệu thẻ tăng 18,9% so với cuối năm 2016. Hiện nay nhiều NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán qua internet và qua điện thoại di động cho khách hàng. Bên cạnh đó, dịch vụ ngân
hàng bán lẻ được các NHTM phát triển mạnh, số lượng tài khoản cá nhân cuối năm 2016 đạt 68,6 triệu tài khoản, tăng 14,1% so với năm 2015.
2.2.2.7 Các tiêu chí phản ánh tính ổn định, lành mạnh và bền vững
a. Cấu trúc vốn chủ sở hữu
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được sở hữu bởi nhiều cổ đông khác nhau, trong đó nhóm các NHTM nhà nước có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước rất cao chiếm trên 60% bao gồm Ngân hàng VCB, Vietinbank và BIDV, các ngân hàng cổ phần còn lại được sở hữu bởi nhiều cổ đông khác nhau gồm cá nhân và pháp nhân trong và ngoài nước. Những năm gần đây, nhiều NHTMCP Việt Nam có cổ đông là các tập đoàn tài chính quốc tế, tuy nhiên từ cuối năm 2017 có nhiều nhà đầu tư chiến lược và các cổ đông lớn nước ngoài rút vốn tại các ngân hàng trong nước. Cũng trong năm này nhiều NHTM đã có kế hoạch và thực hiện thành công tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu, tăng vốn từ lợi nhuận để lại và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu đủ vốn theo thông lệ quốc Basel II và đảm bảo khả năng tự phục hồi của NHTM khi có rủi ro.
Bảng 2.17: Cơ cấu sở hữu của NHTM năm 2017
Sở hữu trong nước | Sở hữu nước ngoài | ||
ACB | 70% | Sở hữu nhà nước: 0% | 30% |
Sở hữu khác: 100% | |||
Sở hữu nhà nước: 77,1% | |||
VCB | 85% | Sở hữu khác: 22,9% | 15% |
Sở hữu nhà nước: 64,46% | |||
Vietinbank | 70% | Sở hữu khác: 35,54% | 30% |
Techcombank | 77,5% | Sở hữu nhà nước: 0% | 22,5% |
Sở hữu khác: 100% | |||
MBBank | 80% | Sở hữu nhà nước: 0% | 20% |
Sở hữu khác: 100% | |||
Eximbank | 70% | Sở hữu nhà nước: 0,488% | 30% |
Sở hữu khác: 99,512% | |||
SHB | 92,85% | Sở hữu nhà nước: 1,94% | 7,15% |
Sở hữu khác: 98,06% | |||
BIDV | 97,66% | Sở hữu nhà nước: 95,28% | 2,34% |
Sở hữu khác: 4,72% | |||
VPBank | 77,66% | Sở hữu nhà nước: 0% | 22,34% |
Sở hữu khác: 100% | |||
Sacombank | 90,64% | Sở hữu nhà nước: 0% | 9,36% |
Sở hữu khác: 100% | |||
VIB | 70% | Sở hữu nhà nước: 0% | 30% |
Sở hữu khác: 100% |
Nguồn: áo cáo thư ng niên của ngân hàng
Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng đã đưa ra giới hạn về sở hữu cổ phần của cổ đông và các bên liên quan tại các tổ chức tín dụng nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng vị thế cổ đông lớn và lợi ích nhóm. Luật này cũng hạn chế tình trạng sở hữu chéo của các cổ đông và các bên liên quan trong hệ thống các tổ chức tín dụng, bằng việc quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu của Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.
Đến cuối năm 2017 ACB có 3 cổ đông lớn nước ngoài sở hữu từ 5% vốn cổ phần trở lên gồm có: Standard Chartered APR Ltd (8,75%), Dragon Financial Holdings Limited (6,81%) và Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd (6,25%). Tuy nhiên hai cổ đông lớn bao gồm Standard Chartered APR Ltd và Standard Chartered Bank không còn là cổ đông của ACB vào ngày 9/1/2018. Techcombank là ngân hàng có nhiều sự thay đổi về những cổ đông lớn từ khi thành lập tới nay. Từ giữa năm 2017 trở về trước, 2 cổ đông lớn của Techcombank là ngân hàng HSBC và Masan sở hữu tới gần 40% vốn điều lệ của ngân hàng này. Giữa năm 2017, HSBC thoái toàn bộ vốn khỏi Techcombank, đến nay ngân hàng chỉ còn một cổ đông lớn duy nhất nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của Techcombank là Masan Group. Masan hiện nắm giữ tỷ lệ sở hữu tương đương với 14,99% vốn điều lệ của Techcombank. SHB có cổ đông trong nước là chủ yếu chiếm tỷ lệ 92,85%, không có cổ đông chiến lược nước ngoài. Sở hữu trong nước tại VPB đạt 77,66% và sở hữu nước ngoài là 22,34%, không có cổ đông chiến lược nước ngoài. Sở hữu trong nước tại VIB là 70% vốn điều lệ, sở hữu nước ngoài 30%, trong đó cổ đông chiếm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ lớn nhất là Commonwealth Bank Of Australia với tỷ lệ sở hữu tại VIB là 20%.
Tính đến năm 2017, VCB đang nắm giữ tỷ lệ sở hữu vượt quá 5% vốn điều