Đặc Điểm Về Kinh Tế Vùng Đồng Bằng Sông Hồng


Đồng bằng sông Hồng có hai hệ thống sông lớn với mạng lưới sông, ngòi dày đặc cộng với bờ biển kéo dài từ Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh đến Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản. Bờ biển trong vùng có các cảng biển nước sâu, cảng sông an toàn thuận lợi cho giao thông, giao lưu và phát triển kinh tế như: Cái Lân (Quảng Ninh), Lạch Huyện (Hải Phòng), Xuân Trường (Nam Định)…Ngoài ra, bờ biển vùng còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tạo nên những danh thắng nổi tiếng, thuận lợi cho phát triển ngành du lịch, dịch vụ như: Hạ Long, Quan Lạn, Cô Tô, Cát Bà, Đồ Sơn…

Như vậy, có thể thấy với vị trí địa lý, khí hậu và các tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản phong phú, đa dạng đã giúp cho ĐBSH không chỉ có những điều kiện thuận lợi phát triển tốt về kinh tế, xã hội mà còn dễ cho việc phòng thủ, tấn công chống ngoại xâm nên trong lịch sử ông cha ta đã chọn nơi đây để định đô lập nghiệp. Vì thế, ĐBSH trở thành cái nôi của nền văn minh lúa nước, là nơi cư trú của các GĐTT Việt Nam, đồng thời cũng là cội nguồn tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc ta. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các gia đình có cơ sở để giáo dục, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH cũng như giữ gìn, bảo lưu, phát triển và quảng bá bản sắc văn hóa vùng nói riêng, văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.

Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên, khu vực ĐBSH cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng, tác động xấu của tự nhiên như: bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường… làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân. Nhiều gia đình mất tài sản, rơi vào cảnh nghèo đói, tâm lý hoang mang, không ổn định dẫn đến cha mẹ không có điều kiện để quan tâm, chăm sóc, nuôi dạy con cái... làm cho việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH kém hiệu quả, đồng thời cũng làm cho việc xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hơn thế, do tác động xấu của tự nhiên mà các công trình văn hóa, di tích lịch sử có thể bị phá hủy, mất đi những bằng chứng, những ví dụ sinh động để các gia đình truyền dạy, giáo dục con cháu về những truyền thống, những nét đẹp văn hóa đã từng tồn tại trong xã hội cũ.

2.3.1.2. Đặc điểm về kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng

Do có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, địa hình, khí hậu cộng thêm với mạng lưới giao thông đa dạng, phong phú gồm: đường bộ, đường sông, đường biển, đường


hàng không, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không quốc tế... nên ĐBSH hội tụ đủ các yếu tố để có thể phát triển cơ cấu ngành kinh tế hợp lý như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và du lịch cũng như thuận lợi cho việc giao lưu, thông thương với các nước trên thế giới. Trước đây, khu vực này chủ yếu phát triển thiên về nông nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội.

Về nông nghiệp: Đồng bằng sông Hồng có diện tích và tổng sản lượng lương thực đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long, song do nhân dân ở đây có kinh nghiệm, trình độ thâm canh tốt, lâu đời, nên sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, cây lương thực luôn giữ vị trí hàng đầu. Diện tích cây lương thực khoảng 1,2 triệu ha, với sản lượng lương thực chiếm gần 14,5% tổng sản lượng lương thực toàn quốc. Trong các cây lương thực, lúa có ý nghĩa quan trọng nhất cả về diện tích và sản lượng. Diện tích trồng lúa hơn 1 triệu ha, chiếm khoảng 90% diện tích trồng cây lương thực của Vùng và chiếm 14% tổng diện tích gieo trồng lúa của cả nước [137]. Ngoài trồng lúa, hầu hết các tỉnh thuộc ĐBSH còn gieo trồng một số cây vụ đông (ưa lạnh) mang lại hiệu quả kinh tế lớn như: ngô, su hào, bắp cải, khoai tây, khoai lang, cà chua… và trồng hoa xen canh để tăng thu nhập. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các gia đình nông thôn vùng ĐBSH đảm bảo được điều kiện kinh tế cho việc chăm sóc, giáo dục con cái... làm cho gia đình no ấm, yên vui. Đồng thời, với sản xuất nông nghệp như hiện nay, các gia đình có điều kiện tiếp tục phát huy được truyền thống cần cù lao động, sẻ chia kinh nghiệm, phát huy tính cố kết cộng đồng, yêu gia đình, họ hàng, làng xóm, quê hương, đất nước.

Về công nghiệp và xây dựng: Công nghiệp của khu vực ĐBSH được hình thành sớm nhất và phát triển mạnh trong thời kỳ đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Giá trị công nghiệp ở ĐBSH tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng năm 1995 lên 55,2 nghìn tỉ đồng vào năm 2002, đến tháng 7/2013 đã là 1.080 nghìn tỉ đồng và con số này vẫn tiếp tục tăng dần qua các năm gần đây [137]. Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng... Sản phẩm công nghiệp quan trọng là máy công cụ, động cơ điện, thiết bị điện tử, phương tiện giao thông, hàng dệt kim, giấy,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.


thuốc… Việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp được thực hiện thông qua việc hình thành các ngành trọng điểm dựa trên thế mạnh của vùng về tự nhiên, dân cư như chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, giày da, dệt may… Công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành dịch vụ phục vụ phát triển nhanh như: hệ thống mạng lưới, kết cấu giao thông, tài chính, ngân hàng, thương mại, các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Việc phát triển mạnh kinh tế công nghiệp và xây dựng tạo thuận lợi cho các gia đình có cơ hội, điều kiện để lựa chọn phát triển kinh tế ngoài kinh tế truyền thống; Giúp cho đời sống vật chất gia đình được nâng cao, các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao dân trí, tiếp thu, học hỏi cái mới, yếu tố tiến bộ, văn minh của thời đại. Song, do việc phát triển công nghiệp, xây dựng, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp diễn ra nhanh, nhiều người dân trong vùng không đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp mới dẫn đến thất nghiệp, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 8

Về du lịch và dịch vụ: Khu vực ĐBSH là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa quốc gia, danh lam thắng cảnh, lễ hội dân gian, các làng nghề truyền thống, tài nguyên du lịch biển, du lịch sinh thái đa dạng, phong phú đã tạo nên nét đặc sắc của nền văn minh sông Hồng và của văn hóa dân tộc. Theo số liệu Tổng cục Thống kê năm 2015, trong vùng có 19.325 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 2.435 di tích cấp quốc gia và 3.621 di tích cấp tỉnh, chiếm 70% số di tích của cả nước [137]. Nơi đây, các làng quê thuần Việt còn lưu giữ rất nhiều các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đặc biệt, với nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận như ca trù, quan họ,… các lễ hội diễn ra quanh năm, các công trình kiến trúc cổ, cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú và phong tục, tập quán mang đậm dấu ấn của làng quê thuần Việt nên hiện nay, đây vẫn là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Và để du lịch phát triển, phát huy tối đa lợi thế của mình, khu vực ĐBSH cần phải có chiến lược, quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ cũng như phát triển tốt các dịch vụ. Phát triển du lịch - dịch vụ giúp các gia đình trong vùng ĐBSH có điều kiện để giao lưu, học hỏi lẫn nhau, đồng thời giúp vùng vừa lưu giữ, quảng bá được những nét văn hóa truyền thống, đặc sắc đến các tỉnh trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới, vừa tiếp thu những giá trị văn hóa mới của thời đại để làm giàu thêm cho truyền thống văn hóa của vùng. Tuy nhiên, phát triển nhanh du lịch, dịch


vụ cũng đặt ra nhiều vấn đề cho vùng như: phải đào tạo được những đội ngũ làm du lịch có trình độ chuyên môn, có văn hóa; ngăn chặn được các luồng văn hóa xấu, độc hại tác động vào cuộc sống của gia đình làm cho các giá trị tốt đẹp của gia đình bị xói mòn, các truyền thống văn hóa tốt đẹp của vùng bị biến dạng, méo mó...

Kinh tế trong vùng phát triển đã giúp ĐBSH giải quyết nhiều vấn đề văn hóa - xã hội phức tạp như: người lao động có việc làm và thu nhập ổn định góp phần đẩy lùi các loại tệ nạn diễn ra trong xã hội; giáo dục đào tạo và dạy nghề phát triển tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, giúp người lao động có công việc tốt, thu nhập cao; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao… Đây chính là điều kiện tốt để các gia đình vùng ĐBSH loại bỏ những hủ tục lạc hậu, phát huy những giá trị tốt đẹp của GĐTT trong xây dựng GĐVH - gia đình no ấm, hạnh phúc, thuận hòa, tiến bộ và góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của vùng, của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay, nhất là quá trình phát triển KTTT, đẩy nhanh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế về nhiều mặt đã tạo nên sự đứt gãy các giá trị văn hóa giữa truyền thống với hiện đại, giữa giữ gìn bản sắc với hội nhập, giữa việc chuyển đổi từ GĐTT sang xây dựng GĐVH, gia đình hiện đại... cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với năng lực lãnh đạo, quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của đội ngũ cán bộ khu vực ĐBSH, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội, trong đó có việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, giá trị GĐTT nói riêng.

2.3.1.3. Đặc điểm văn hóa xã hội vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng được xem là cái nôi văn hóa của dân tộc Việt Nam và là nơi cư trú của rất nhiều GĐTT. Trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại, phát triển của mình, đời sống văn hóa - xã hội cũng như các giá trị trong GĐTT được hình thành, nuôi dưỡng, phát triển bởi hai dòng chảy chủ đạo của lịch sử Việt Nam. Đó chính là quá trình dựng nước, phát triển kinh tế nông nghiệp, khai khẩn đất hoang, mở mang bờ cõi và lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai, địch họa… Thêm vào đó, khu vực ĐBSH có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nên đời sống văn hóa, tinh thần của người dân phát triển khá phong phú, đa dạng. Thực tiễn lịch sử xã hội nói trên đã chi phối, tác động đến ĐBSH, tạo nên nét văn hóa đặc sắc, được lưu truyền, để lại trong đời sống văn hóa - xã hội hiện tại của nhân dân như:


có đời sống tinh thần gắn bó mật thiết, sâu nặng với văn hóa làng, xã; có truyền thống hiếu học, tôn vinh những người có học thức, cống hiến tài năng của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có sự nghiệp giáo dục, đào tạo phát triển, nguồn nhân lực dồi dào; có truyền thống yêu lao động, cần cù, chịu thương, chịu khó, sáng tạo; có lòng yêu nước nồng nàn, thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và có nhiều lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống… Đây chính là điều kiện thuận lợi để các gia đình phát huy những giá trị của GĐTT, bản sắc văn hóa vùng ĐBSH nói riêng, văn hóa dân tộc nói chung trong bước chuyển sang gia đình hiện đại - GĐVH. Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên, chính đặc điểm tự nhiên cũng như kinh tế tiểu nông đã làm nảy sinh nhiều hủ tục lạc hậu trong đời sống xã hội, gây cản trở tới quá trình tiếp thu cái mới, cái tiến bộ để làm giàu thêm cho văn hóa vùng, văn hóa dân tộc, cho hệ giá trị của gia đình, cản trở sự phát triển kinh tế, CNH, HĐH, TCH và hội nhập quốc tế. Đó là tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ gây bất bình đẳng giới, mất dân chủ, tư tưởng văn hóa làng, cộng đồng, quen suy nghĩ theo thói quen đám đông, triệt tiêu tính sáng tạo của mỗi cá nhân khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi; đó là các hủ tục, mê tín, dị đoan… làm thổi bùng những mặt hạn chế, những phong tục, tập quán lạc hậu gây tác động xấu đến xây dựng GĐVH nói riêng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng ĐBSH nói chung.

Đồng bằng sông Hồng hiện nay vẫn là vùng có dân cư đông đúc nhất cả nước. Mặc dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng đã giảm mạnh, nhưng mật độ dân số trung bình vẫn cao gấp 3,55 lần so với mật độ dân số trung bình cả nước, gấp gần 2,3 lần so với đồng bằng sông Cửu Long, gấp gần 7,89 lần so với Trung du và miền núi phía Bắc, gấp 9,56 lần so với khu vực Tây Nguyên [138]. Dân đông có lợi thế là có nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng mặt khác lại tạo cho xã hội phải đối mặt với những vấn đề bức xúc như: đất chật, người đông, thiếu việc làm, nhà ở, điều kiện chăm sóc y tế, giáo dục, văn hóa, dễ bị ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội…Những mặt trái của việc đông dân này, nếu không được quan tâm, giải quyết sớm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của vùng nói chung, ảnh hưởng đến việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH nói riêng.

2.3.2. Đặc trưng gia đình truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng

Ngoài những đặc trưng chung của GĐTT Việt Nam, GĐTT vùng ĐBSH có những nét nổi bật, cụ thể:


Một là, gia đình vùng đồng bằng sông Hồng sống tập trung, đông đúc, đề cao tính cộng đồng và gắn bó sâu nặng với văn hóa làng xã

Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng được khai phá và định cư lâu đời nhất ở nước ta. Nó được coi là cội nguồn, cái nôi hình thành dân tộc, là quê hương của các nền văn hóa Việt Nam. Nhờ sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu nên các gia đình đã sinh sống ở đây từ hàng nghìn năm về trước. Các gia đình ĐBSH thường sống tập trung, quây quần với nhau tạo nên làng, xã. Ban đầu, làng ở vùng ĐBSH mang tính chất làng thị tộc với chế độ sở hữu công về ruộng đất và dân làng có quan hệ thân thuộc về dòng máu. Các gia đình chung lưng đấu cật để chống chọi với thiên tai, địch họa, chinh phục tự nhiên. Trải qua nhiều đời, các gia đình sinh sôi, nảy nở, ruộng đất được khai phá thêm nên làng mở rộng dần. Do sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, cộng thêm nguồn lương thực dồi dào nên các gia đình vùng ĐBSH có điều kiện để phát triển thêm nghề thủ công, đan lát, thêu thùa, dệt vải, làm gốm, làm mộc, đúc đồng… lâu dần tạo thành các làng nghề truyền thống.

Làng xã là sự liên kết chặt chẽ giữa dòng họ, xóm ngõ, phường hội… mà mỗi gia đình là thành viên tham gia những yếu tố trên. Gia đình luôn coi cái gì trong làng cũng là của gia đình mình, của chính mình nên tư tưởng “trọng làng” đã ăn sâu vào tâm trí mỗi con người. Con người sinh ra từ làng, sống trong làng và chết cũng ở làng, mọi hoạt động của họ đều gắn với làng xã, mang đậm hình ảnh làng xã. Trong không gian làng xã ấy, con người sống quây quần, hòa thuận, tình nghĩa, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất cũng như trong các hoạt động khác của gia đình. Khi đi xa, nghĩ về làng người ta nghĩ đến gia đình, dòng họ, đến xóm ngõ, phường hội, đến cây đa, bến nước, sân đình, đến lũy tre bao quanh thôn xóm, đến các lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống… Vì vậy, ý thức cộng đồng được hình thành và ngày càng bền chặt [50]; [63].

Nếu như nói, làng xóm, nông thôn ở vùng ĐBSH là nơi giữ gìn các truyền thống dân tộc, thì mỗi gia đình chính là nơi giữ gìn vững chắc nhất. Gia đình là nguồn gốc của sự gia tăng dân số và làng xã là nguồn gốc của sự tập trung dân cư. Tâm lý xã hội - gia đình - làng xã hay còn làng, còn nước, còn dân tộc, còn văn hóa, còn gia đình khiến cho các gia đình không tỏa đi mà vẫn bám trụ lại dù dân số ngày càng đông lên. Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến cho ĐBSH có mật độ dân cư đứng đầu cả nước.


Các gia đình cùng một chi họ, một họ thường sống quây quần gần nhau trong cùng một ngõ xung quanh nhà thờ họ. Thậm chí, có khi các gia đình còn làm cổng phụ thông từ sân nhà này sang sân nhà kia để có việc cấp bách như cướp, hỏa hoạn, ốm đau, hiếu, hỷ… có thể thông báo ngay cho nhau được biết. Thêm vào đó, do quan niệm việc kế thừa tài sản cho con cái nên nhiều thế hệ sống chung trên một lãnh thổ dẫn đến mối dây ràng buộc trong gia đình, trong gia tộc, bên nội, bên ngoại được duy trì thường xuyên, lâu dài và bền chặt. Đây chính là điều kiện để duy trì, củng cố, giáo dục và phát triển các mối quan hệ, tôn ti, trật tự, đoàn kết, yêu thương, quan tâm, sẻ chia trong gia đình, dòng họ. Nó giúp củng cố tính cộng đồng từ gia đình đến dòng họ, làng xã. Tính cộng đồng, gắn chặt với làng xã đã góp phần làm nên khối đại đoàn kết toàn dân trong lịch sử của vùng, giúp vùng tồn tại, phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, đề cao tính cộng đồng, làng xã dẫn đến GĐTT nghe, sống và làm theo số đông quên đi cái tôi cá nhân của mỗi con người. Biểu hiện rõ nhất là con cái, người phụ nữ trong gia đình và hầu như trong xã hội cổ truyền người phụ nữ không có tên, không được gọi tên… Trong giai đoạn hiện nay, phát huy tính cộng đồng trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH cần phải loại bỏ đi những hạn chế nêu trên. Nếu không loại bỏ, nó sẽ gây cản trở lớn trong việc xây dựng GĐVH. Nó làm cho quyền tự do, bình đẳng, dân chủ, phát triển cá nhân của mỗi con người bị kìm hãm, khó có cơ hội phát triển.

Làng xã có vai trò gắn kết cá nhân - gia đình - dòng họ - đất nước. Làng xã với những lễ hội truyền thống đã giúp các gia đình có đời sống tinh thần, văn hóa phong phú, đa dạng. Tham gia các lễ hội giúp cho các thành viên trong gia đình hòa nhập với làng, với nước, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Đây chính là một trong những điều kiện để bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp. Song, mặt trái của nó là nhiều người lợi dụng lễ hội để duy trì những hủ tục của xã hội cũ hoặc là thổi vào nó những yếu tố mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh…Việc cưới, việc tang là những việc lớn của mỗi gia đình và cộng đồng cần được coi trọng, tổ chức trang nghiêm, chu đáo. Tuy nhiên, ở nhiều làng quê thuộc vùng ĐBSH hiện nay vẫn còn hoài cổ, quá cầu kỳ, rườm rà gây tốn kém nhiều về tiền của, sức lực của gia chủ. Điều này cũng là một yếu tố làm cản trở việc xây dựng GĐVH hướng đến sự văn minh, tiến bộ [50]…

Như vậy, có thể thấy việc sống tập trung, đông đúc, đề cao tính cộng đồng, gắn bó sâu nặng với văn hóa làng, xã là một trong những nét đẹp cần phát huy trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay. Phát huy tính cộng đồng, gắn bó sâu nặng với


văn hóa làng xã là cơ sở để duy trì mối quan hệ gắn bó bền chặt giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia đình với họ hàng, làng xóm, đất nước. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để thực hiện tốt tiêu chuẩn “Đoàn kết xóm giềng”, “Đoàn kết tương trợ cộng đồng dân cư, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa”, yêu quê hương, đất nước, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua của địa phương trong quy định xét đạt danh hiệu GĐVH hiện nay. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta bê nguyên xi tính cố kết cộng đồng ấy một cách cơ học, bởi lẽ, tính cộng đồng truyền thống còn có những hạn chế mang tính lịch sử. Nếu đề cao thái quá tính cộng đồng, quan hệ dòng tộc, lễ nghi, địa vị xã hội mà xem nhẹ tài năng, trí tuệ cá nhân sẽ làm cản trở sự phát triển toàn diện của mỗi thành viên trong gia đình. Đồng thời, tiếp tục duy trì tư tưởng suy nghĩ theo thói quen đám đông, “khôn độc không bằng ngốc đàn”, đố kỵ, ghen ghét không muốn ai hơn mình sẽ không thể tiếp thu được cái mới, cái tiến bộ, nhân văn của thời đại mới trong xây dựng GĐVH. Truyền thống, hương ước, gia phong, lễ nghi, tục lệ đẹp tồn tại trong quá khứ cần duy trì, phát huy song cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ để lọc bỏ đi hạn chế lịch sử để lại bởi phong tục, tập quán, lễ nghi, nếp nghĩ “phép vua thua lệ làng” không dễ gì xóa bỏ trong tâm thức của mỗi gia đình, mỗi người dân vùng ĐBSH. Sức mạnh cộng đồng với những hủ tục cũ sẽ là rào cản cho việc thực thi, sống và làm theo pháp luật. Không những thế, nếu duy trì hủ tục hoặc đề cao thái quá tính cộng đồng còn dẫn đến hiện tượng gia đình, họ hàng, làng xã bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật như: làm ăn phi pháp, buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, trốn thuế… gây ra những tệ nạn, những hoang mang, bức xúc cho cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, an ninh, trật tự xã hội.

Hai là, gia đình vùng ĐBSH vẫn còn nặng tư tưởng trọng nam hơn nữ

Trọng nam khinh nữ là tư tưởng ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo đến hầu hết các vùng miền của đất nước ta trong suốt thời kỳ phong kiến. Ở khu vực ĐBSH, có thể nói tư tưởng này đã ăn sâu, bám rễ rất lâu trong xã hội cũ và cho đến tận ngày nay nó vẫn còn tồn tại, tạo thành rào cản cho quá trình xây dựng gia đình mới tiến bộ, văn minh cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng.

Do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam hơn nữ của Nho giáo, trong xã hội cổ truyền ở ĐBSH, ngoài việc sinh nhiều con, phải sinh được con trai để tăng nguồn nhân lực lao động, chăm sóc khi cha mẹ về già, phòng ngừa trước những rủi ro, bệnh tật đổ xuống gia đình khiến cho những đứa trẻ có thể mất mạng… Theo kết quả cuộc điều tra

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023