Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Vùng Đồng Bằng Sông Hồng


xã hội học, ở ĐBSH, các gia đình được hỏi hầu hết khẳng định: “…dứt khoát mỗi gia đình phải có ít nhất một con trai…” [7, tr.20] để nối dõi tông đường, kế thừa tôn thống. Đây là đặc điểm nổi bật của gia đình vùng ĐBSH. Các gia đình vùng ĐBSH thường cho rằng việc sinh con trai không chỉ đảm bảo về tăng nguồn lao động do quan niệm con trai lấy vợ, con dâu sẽ sống cùng gia đình nhà chồng… mà còn, “chỉ có con trai mới có quyền nối dõi tông đường, kế thừa tôn thống theo cả hai nghĩa: thờ cúng tổ tiên và lưu truyền tôn thống, đảm bảo dòng dõi không bị tuyệt diệt” [7, tr.21]. Vì thế, nếu gia đình không có con trai, dòng dõi coi như bị tuyệt diệt, các gia đình thuộc dòng dõi khác không thể thực hiện nối dõi thay được. Do đó, con trai, nhất là con trai đầu lòng ra đời được cả gia đình, dòng họ vui mừng chào đón.

Với người chồng, hôn nhân đánh dấu việc anh ta đạt địa vị người lớn, gia nhập người trưởng thành, nhưng chưa hoàn toàn trọn vẹn. Chỉ khi nào có con trai, người chồng mới hoàn thành nghĩa vụ với dòng tộc, địa vị của anh ta mới trọn vẹn. Còn với người vợ, khi sinh con trai, họ tiến một bước dài từ địa vị “người ngoài” gia nhập hoàn toàn với gia đình nhà chồng... Nếu không có con trai, người vợ phải một mình gánh chịu trách nhiệm, số phận của họ trở nên bấp bênh, bất kể họ thực hiện tốt các vai trò khác trong gia đình nhà chồng như thế nào [7, tr.25].

Nếu gia đình không sinh được con trai, người chồng sẽ bị cho là bất hiếu và người vợ thì hôn nhân bị đe dọa.

Như vậy, thực chất của việc có con trai là: để tăng nhân lực lao động, nương tựa khi cha mẹ về già, nối dõi tông đường và đôi khi việc có bằng được con trai là để chứng tỏ đấng “mày râu”, tránh khỏi sự chọc ghẹo, chê bai... từ gia đình, dòng họ, bạn bè, dư luận xã hội. Họ cho rằng “nữ nhân ngoại tộc, bất nhập từ đường” nên phụ nữ không sinh được con trai bị liệt vào nguyên nhân đầu tiên trong bảy nguyên nhân (thất xuất) cho phép người đàn ông đuổi vợ ra khỏi nhà (không có con trai, dâm dật, không thờ cha mẹ chồng, lắm điều, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật). Chính điều này, làm cho sự phân biệt con trai, con gái trong xã hội cũ ở vùng ĐBSH trở nên sâu sắc. Nó làm cho địa vị, vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũ ở đây mờ nhạt, thân phận người phụ nữ trở nên bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng, gia đình nhà chồng.

Từ đổi mới đến nay, bằng chủ trương, chính sách của Đảng về gia đình, bằng pháp lệnh dân số, bằng công tác tuyên truyền, giáo dục của các cấp, các ngành địa


phương, khu vực ĐBSH với những khẩu hiệu như “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”, “mỗi gia đình nên dừng lại ở một đến hai con để nuôi dạy cho tốt”… và đưa vào Điều 7, pháp lệnh dân số 2003 (sửa đổi 2008) nghiêm cấm xúc phạm đến gia đình sinh con một bề… việc nhận thức sinh ít con và không phân biệt trai gái đã được cải thiện đáng kể. Con gái và con trai đã được các gia đình quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện để phát triển toàn diện cả về thể chất, đạo đức lẫn tinh thần, trí tuệ. Người phụ nữ cũng được cởi bỏ nhiều hơn khỏi các hủ tục lạc hậu. Người phụ nữ hiện nay có quyền đi học, phát triển kinh tế, kinh doanh, tham gia công tác xã hội, bình đẳng, được người chồng trao đổi các vấn đề lớn trong gia đình. Tuy nhiên, tàn dư của tư tưởng trọng nam hơn nữ ở vùng ĐBSH hiện nay vẫn còn tồn tại, không dễ gì xóa bỏ ngay được. Có thể thấy, mặc dù dân trí của gia đình vùng ĐBSH hiện nay khá cao so với cả nước, nhưng hầu hết các gia đình vẫn mong muốn có con trai. Họ tìm mọi cách để có con trai, thậm chí là nhờ vào khoa học hiện đại, chọn giới tính cho thai nhi… kết quả tỷ lệ sinh con trai/con gái hiện nay của khu vực ĐBSH đang cao nhất cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê: năm 2015, cả nước 112,8 bé trai/100 bé gái, thì ĐBSH tỷ lệ này là 120,7 bé trai/100 bé gái; năm 2016, cả nước 112,2 bé trai/100 bé em gái, thì ĐBSH tỷ lệ là 113,7 bé trai/100 trẻ gái [138].

Như vậy, tư tưởng “trọng nam hơn nữ” vẫn tồn tại gây ra mất cân bằng giới tính, phân biệt nam, nữ… ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng GĐVH hòa thuận, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc, ảnh hưởng đến tâm lý của các thành viên trong gia đình, gây khó khăn cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và an sinh xã hội.

Ba là, gia đình vùng ĐBSH có đời sống văn hóa tinh thần đa dạng, phong phú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Khu vực ĐBSH là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, có nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều lễ hội nhất Việt Nam. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê năm 2016, vùng ĐBSH có hơn 19.325 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có

2.435 di tích cấp quốc gia trở lên và 3.621 di tích cấp tỉnh, chiếm 70% số di tích của cả nước [138]. Giá trị văn hóa phi vật thể ở Vùng cũng phong phú, đa dạng. Nhiều loại hình ca múa, nhạc dân tộc được lưu truyền, trong đó có những loại được công nhận ở tầm quốc tế như: dân ca quan họ Bắc Ninh, hát trống quân (hát múa cửa đình) ở Vĩnh Phúc, hát ca trù, hát xẩm ở Nam Định, Ninh Bình… Chính vì vậy, các gia đình ở đây có đời sống văn hóa tinh thần đa dạng và phong phú.

Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 9


Trong mỗi gia đình có các lễ nghi, có ngày giỗ tổ, giỗ họ, thờ cúng tổ tiên giúp giáo dục con cháu nhớ về cội nguồn, biết ơn công sinh thành, dưỡng dục, tôn vinh và ghi nhớ những người có công với gia đình, dòng họ. Trong mỗi làng có những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, có các lễ hội, có vai trò gắn kết, củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng gia đình, dòng họ, làng xã, góp phần giáo dục lòng biết ơn của thế hệ sau đối với các thế hệ đi trước, tôn vinh những anh hùng dân tộc, giáo dục truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, hiếu học, yêu nước, thương nòi, để con cháu noi theo. Sự phong phú, đa dạng về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các lễ hội… là minh chứng, là cơ sở tạo thuận lợi cho các gia đình vùng ĐBSH phát huy giá trị GĐTT nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống của vùng, của đất nước nói chung trong quá trình xây dựng GĐVH. Những yếu tố này là cơ sở để các gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, giữ gìn và xây dựng văn hóa nơi công cộng, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan của địa phương - một trong những tiêu chuẩn của GĐVH. Tuy nhiên, ngoài những mặt thuận lợi nêu trên, trong xây dựng GĐVH, các cấp, ngành địa phương cũng cần chú ý: do nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhiều di tích lịch sử bị xuống cấp, hư hỏng. Nếu các cấp chính quyền khu vực ĐBSH không kịp thời có những biện pháp, chính sách tu sửa, phục hồi thì những di tích này có thể sẽ biến mất và những giá trị tinh thần gắn liền với những di tích lịch sử ấy cũng sẽ dần bị mai một theo thời gian, khó khăn cho công tác giáo dục, tuyên truyền về lòng dũng cảm, lòng biết ơn những người đi trước, giáo dục tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước. Lễ hội, mặt tốt là giúp con người gắn kết, giao lưu, trao đổi học hỏi và giáo dục con người truyền thống văn hóa của gia đình, của làng xã, của vùng và của cả dân tộc. Song, trong giai đoạn hiện nay, nhiều lễ hội mang tính hủ tục, lạc hậu không còn phù hợp với xã hội mới, xã hội hướng đến sự tiến bộ, nhân văn cần được xóa bỏ, ví dụ như: lễ hội chém lợn ở Làng Ném Thượng (Bắc Ninh), cướp lộc trong Hội Gióng… Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, nhiều lễ hội cổ truyền đã bị lợi dụng để buôn thần, bán thánh, thổi vào những yếu tố mê tín, dị đoan làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, gây tiêu tốn tiền của vật chất, tâm lý hoang mang cho các gia đình, làm mất an ninh, trật tự, an toàn và an sinh xã hội. Vì vậy, cần nghiên cứu nghiêm túc nội dung, nghi lễ trong các lễ hội để thấy mặt tốt, mặt hạn chế để từ đó vận động, tuyên truyền tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong quá trình kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.


Bốn là, gia đình vùng ĐBSH coi trọng giáo dục, đào tạo

Hiếu học là nét văn hóa truyền thống nổi bật, đặc sắc nhất trong gia đình các tỉnh thuộc vùng ĐBSH. Trọng người có học, đề cao học vấn, khuyến khích con cháu học tập, noi theo những người đỗ đạt cao đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong mỗi gia đình, dòng tộc, làng xã ở các tỉnh vùng ĐBSH.

Truyền thống hiếu học này được biểu hiện rõ nét thông qua nội dung giáo dục trong mỗi gia đình, dòng họ truyền thống.

Gia đình Nho gia hoặc hướng Nho giáo dục con cái theo chữ “thánh hiền”, theo tư tưởng, lý luận của Nho giáo - giáo dục để con cái lớn lên sẽ làm quan, duy trì thanh thế của gia đình. Gia đình nông dân chú trọng giáo dục những kinh nghiệm, kỹ năng trong lao động sản xuất để lớn lên, con cái có thể lao động tốt, phát triển kinh tế đảm bảo cuộc sống ấm no cho gia đình. Mặc dù, nội dung giáo dục có khác nhau, song trên thực tế, sự ganh đua giữa các gia đình theo Nho, hướng Nho và nhà nông đều tạo điều kiện, mong con cái học tập tốt, noi gương những người có học vị cao để vươn lên thay đổi hoàn cảnh, sánh vai với các gia đình, dòng họ khác trong làng xã hoặc xa hơn là khu vực, quốc gia. Lịch sử đã cho thấy, nhiều danh sĩ có kinh tế hoặc nghèo khó đều rất coi trọng việc học hành, thi cử. Dường như, chỉ có thông qua việc học hành, thi cử, đỗ đạt làm quan mới có thể thay đổi được hoàn cảnh sống của gia đình, phát huy thanh danh, truyền thống của gia đình và để có thể giúp dân, giúp nước. Việc học hành, thi cử trở thành thước đo về phẩm chất đạo đức, nhân cách của cá nhân, gia đình, dòng họ. Vì vậy, hầu hết các gia đình vùng ĐBSH, bố mẹ có thể chịu đựng nặng nhọc, vất vả trong lao động kiếm sống để cho con được học hành, đỗ đạt.

Trong dòng họ, truyền thống hiếu học được thể hiện bằng việc xây dựng ban khuyến học, quỹ khuyến học, đặt ra những quy định về việc học tập và giáo dục con cháu noi gương những người đỗ đạt, tài cao có công trong dòng họ cũng như có công với đất nước.

Truyền thống hiếu học từ gia đình, dòng họ được mở rộng đến cộng đồng làng xã thuộc các tỉnh của khu vực ĐBSH. Làng xã phát động phong trào khuyến học, đặt ra những yêu cầu và tạo điều kiện để các gia đình, dòng họ tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của mình trong các hương ước, quy ước chung của làng.

Có thể nói, truyền thống hiếu học diễn ra sôi nổi khắp nơi trong vùng ĐBSH. Nhiều gia đình, dòng họ thi đỗ đạt cao, làm quan lớn, giúp dân, giúp nước được ghi


danh trong sử sách. Đâu đâu ở vùng ĐBSH cũng thấy dấu ấn của học hành, thi cử, của việc coi trọng hiền tài, coi trọng người có công với đất nước. Những di tích lịch sử như: Văn miếu Quốc Tử Giám, những đền thờ, miếu mạo, trong các văn từ, văn chỉ, tên đặt cho các con đường đều lưu lại, ghi công ơn, gương sáng của thế hệ đi trước để cho con cháu học tập, noi theo. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những gương sáng, tiêu biểu được ghi danh trong lịch sử từ gia đình đến dòng họ, làng xã. (xem phụ lục 2)

Tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, vùng ÐBSH hiện nay, có nguồn nhân lực lớn, trình độ dân trí cao, tập trung đội ngũ trí thức giỏi, nhân dân có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo. Trong vùng, số cán bộ có trình độ sau đại học chiếm 72%, trình độ đại học, cao đẳng 26%, lực lượng lao động kỹ thuật chiếm 23,6% của cả nước. ĐBSH có gần 100 trường đại học, cao đẳng, có 70 trường trung cấp chuyên nghiệp, 60 trường công nhân kỹ thuật, 40 trường dạy nghề...; có hàng trăm viện nghiên cứu chuyên ngành chuyên sâu, trong đó, có nhiều viện nghiên cứu đầu ngành; hơn 20 bệnh viện lớn, đầu ngành và là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước. Tất cả các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSH đều hoàn thành phổ cập tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi quy định. Thực tế cho thấy, vùng ÐBSH hiện nay vẫn dẫn đầu các vùng trong cả nước về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và khả năng nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhân dân [158].

Như vậy, có thể thấy gia đình vùng ĐBSH coi trọng giáo dục, đào tạo, đây là điểm thuận lợi cho việc kế thừa, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH nói riêng, truyền thống của vùng, của đất nước nói chung trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời, với truyền thống hiếu học sẽ giúp các gia đình vùng ĐBSH dễ dàng tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ của thời đại để làm giàu, phong phú, đa dạng thêm các giá trị, văn hóa của gia đình, của vùng, của đất nước. Trình độ nhận thức, dân trí của nhân dân trong vùng cao cũng giúp cho việc tuyên truyền, giáo dục, thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và chính sách, pháp luật về gia đình và công tác gia đình nói riêng đến từng thành viên của gia đình được đầy đủ, hiệu quả hơn các vùng khác trong cả nước. Tuy nhiên, do nội dung giáo dục trong truyền thống thường ảnh hưởng nhiều của tư tưởng Nho giáo nên trong khu vực ĐBSH, một số gia đình, dòng họ, làng xã vẫn còn có những tư tưởng trọng nam khinh nữ trong việc tạo điều kiện cho con được học hành. Nhiều gia


đình chỉ đầu tư cho con trai học đến nơi đến chốn, còn con gái đôi khi không được chú trọng. Điều này vô hình chung lại cản trở việc thực hiện bình đẳng giới, dân chủ trong xây dựng GĐVH mới hiện nay ở vùng ĐBSH.

2.3.3. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở vùng đồng bằng sông Hồng

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở vùng ĐBSH trong những năm qua phát triển đi đầu so với các vùng khác trong cả nước. Các tỉnh thuộc vùng ĐBSH không ngừng chủ động: xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững gắn với đảm bảo công bằng, an sinh xã hội; tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp và cải cách thủ tục hành chính; phát triển nhanh các thành phần kinh tế, mở rộng thị trường; giao lưu, hợp tác chuyển giao công nghệ với các vùng trong nước, khu vực và quốc tế. ĐBSH cũng là vùng đi đầu trong cả nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là đi theo hướng xanh hóa, phát thải thấp, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong thời gian tới, vùng ĐBSH tiếp tục phát triển, hoàn thiện thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa để đạt và giữ vững mục tiêu:

là địa bàn tiên phong của cả nước, thực hiện các đột phá chiến lược, tái cấu trúc kinh tế, xã hội; đổi mới thành công mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tầu của cả nước về phát triển kinh tế, xã hội; đảm đương vai trò to lớn đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và trật tự an toàn xã hội [129, tr.1].

Với kết quả phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở vùng ĐBSH như trên, đã tạo ra môi trường giúp cho nhiều gia đình năng động, nhạy bén với thời cuộc có cơ hội làm giàu, có điều kiện để chăm sóc con cái, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và phụng dưỡng, báo hiếu ông bà, cha mẹ. Đây chính là điều kiện để phát huy sự yêu thương, hiếu, đễ, thủy chung, hòa thuận, có cuộc sống no ấm, hạnh phúc trong gia đình. Hơn thế, nhiều gia đình vùng ĐBSH giàu có không chỉ tạo môi trường tốt cho các thành viên trong gia đình phát triển toàn diện mà còn có điều kiện để giúp đỡ người khác, các gia đình khác ngoài xã hội như: thành lập các công ty tạo công ăn việc làm


cho nhiều người hoặc làm công tác từ thiện, công tác xã hội…giúp cho mọi người đều có được cơ hội sống tốt hơn, phát huy được truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia… của vùng, của dân tộc. Ngoài ra, KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở vùng ĐBSH với tính chất cạnh tranh gay gắt đã trở thành yếu tố thúc đẩy cá nhân trở nên năng động, sáng tạo, tự do hơn khi tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Đó là điều kiện và môi trường để mỗi người dân vùng ĐBSH phát triển năng lực cá nhân, đồng thời để phát huy những giá trị tốt đẹp của GĐTT cũng như tiếp thu những giá trị mới trong việc lựa chọn, xây dựng GĐVH.

Bên cạnh những mặt tích cực, thuận lợi nêu trên, mặt trái của KTTT đang diễn ra ở vùng ĐBSH cũng nảy sinh nhiều vấn đề không chỉ tác động đến mọi mặt của đời sống gia đình, làm cho gia đình đứng trước những thử thách, sóng gió mà còn tác động không nhỏ đến việc xây dựng GĐVH. Mặt trái của KTTT đã tạo ra lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền, coi thường đạo đức GĐTT của người dân vùng ĐBSH. Nhiều giá trị đạo đức, nền nếp, phép tắc trong gia đình bị phá vỡ, tác động xấu đến gia đình, xã hội, làm cho quan hệ hôn nhân, gia đình đối mặt với nguy cơ lỏng lẻo, kém bền vững. Số cặp vợ chồng ly hôn tăng lên và thời gian ly hôn sau khi kết hôn cũng như độ tuổi của các cặp ly hôn có xu thế thấp dần. Xu hướng hôn nhân, gia đình chạy theo đồng tiền, sống thực dụng, vụ lợi, ích kỷ…đã dẫn đến việc kết hôn không xuất phát từ tình yêu mà chủ yếu là xuất phát từ những toan tính về vật chất, về địa vị xã hội đang dần phổ biến. Không ít đôi nam nữ yêu nhau theo kiểu “tình yêu bốc lửa”, “tình yêu sét đánh”, “yêu nhanh, cưới nhanh”, cưới nhanh, chia tay cũng rất nhanh, yêu và kết hôn theo tiêu chí “nhà mặt phố, bố làm to”… ảnh hưởng lớn đến xây dựng GĐVH vùng ĐBSH. Do tác động của chủ nghĩa thực dụng, ích kỷ cá nhân trong quan hệ vợ chồng dẫn đến sự bất ổn, thiếu bền vững của nhiều cuộc hôn nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái. Nhiều cha mẹ không quan tâm đến con cái do mải kiếm tiền cũng dẫn đến việc con trẻ cảm thấy bơ vơ, bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình làm ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kế thừa phát huy những giá trị tốt đẹp của GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH, đồng thời làm tăng tỷ lệ trẻ bỏ nhà đi lang thang, gia tăng tệ nạn xã hội, tội phạm là trẻ vị thành niên… Hơn nữa, do quá đề cao giá trị vật chất, nhiều người, nhiều gia đình sẵn sàng làm ăn phi pháp, bất chấp mọi đạo lý, tạo ra gương xấu cho con trẻ học và làm theo, tạo thành vấn nạn nhức nhối cho xã hội.


Theo kết quả nghiên cứu của Viện xã hội học cho thấy: “có trên 47% hộ gia đình được khảo sát thừa nhận nguyên nhân mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích kinh tế dẫn đến sự rạn nứt trong quan hệ gia đình, dòng tộc và 60,3% tỷ lệ mâu thuẫn trong gia đình vì lý do kinh tế” [40, tr.238] … Do áp lực kiếm tiền, mâu thuẫn về kinh tế cũng dẫn đến hiện tượng bạo lực trong gia đình ngày càng có xu hướng gia tăng… Tất cả những vấn nạn trên đã ảnh hưởng xấu đến việc kế thừa, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH nói riêng và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội của vùng ĐBSH nói chung.

2.3.4. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hóa vùng đồng bằng sông Hồng

Với lợi thế là vùng kinh tế động lực, năng động nhất cả nước, các tỉnh ĐBSH đang diễn ra quá trình CNH, HĐH nhanh và mạnh so với các vùng khác. Theo số liệu thống kê, tính đến Quý I năm 2017, trong 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, có 81 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào vùng ĐBSH, giúp vùng đứng thứ 2 cả nước về số dự án, doanh nghiệp FDI đã xây dựng thực tế và số vốn đăng kí [23]. Có thể thấy, quá trình CNH, HĐH, nhất là từ khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

4.0 với kỹ thuật số hóa ra đời, phát triển, đã tác động tốt, mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội nói chung, việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH nói riêng, giúp các gia đình có điều kiện tốt để vừa lưu giữ, truyền bá những giá trị GĐTT, vừa tiếp thu thêm những giá trị, những phẩm chất mới. Nhờ có quá trình CNH, HĐH, các gia đình có điều kiện học hỏi, tiếp thu, sử dụng các phương tiện, công cụ lao động tiên tiến và áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất làm tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho gia đình, tạo cơ sở vật chất giúp gia đình có điều kiện để chăm sóc, quan tâm lẫn nhau, có điều kiện để đầu tư cho con cái học hành, nâng cao dân trí, tiếp thu cái mới, cái sáng tạo… Do ảnh hưởng của quá trình CNH, HĐH dẫn đến con người cũng học được tính kỷ luật, năng động, nhạy bén, thích nghi với mọi biến đổi của thời cuộc. Chính điều này là một trong những yếu tố giúp duy trì việc thực hiện các phép tắc, quy định, nền nếp, gia phong, tôn ti, trật tự trong gia đình, đồng thời tạo ra được sự bình đẳng, dân chủ khi trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi, những mặt tốt do tác động của quá trình CNH, HĐH nêu trên, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi vùng ĐBSH đang đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đã khiến cho cơ cấu kinh tế gia đình có nhiều biến đổi. Nhiều gia đình không nhạy bén, không đủ sức cạnh tranh cũng như không đủ tiềm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023