Phương Thức Phát Huy Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Vùng Đồng Bằng Sông Hồng


vùng ĐBSH vẫn tiếp tục phát huy vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng... Vì vậy, việc phát huy giá trị ý thức cộng đồng của GĐTT, phát huy truyền thống tốt đẹp yêu nước, thương nòi, đoàn kết, chịu thương, chịu khó, hiếu học, nhân ái... trong xây dựng GĐVH nói riêng, phát triển văn hóa khu vực ĐBSH nói chung là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, trong quá trình phát huy ý thức cộng đồng, cần tránh việc tuyệt đối hóa ý thức cộng đồng dẫn đến tư tưởng chủ nghĩa tập thể, đánh giá cào bằng, suy nghĩ theo thói quen đám đông, triệt tiêu tính sáng tạo của mỗi con người, mỗi gia đình trong sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội.

2.2.1.2. Phương thức phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng

Phương thức chính là cách thức, phương pháp, hình thức được con người sử dụng để tiến hành tác động vào đối tượng nào đó nhằm biến đổi nó theo nhu cầu hoặc mục đích đã đề ra. Còn phát huy được hiểu là làm cho cái hay, cái tốt, tác dụng hữu ích của nó được lan rộng, thấm sâu và tiếp tục phát triển thêm, làm giàu, phong phú để đạt hiệu quả cao hơn nữa so với những cái đang tồn tại. Như vậy, nói đến phương thức phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH chính là nói đến những phương pháp và hình thức con người sử dụng để làm cho giá trị GĐTT tốt đẹp, hữu ích trong quá khứ được tiếp tục lưu truyền, lan tỏa sâu rộng tác dụng của nó, đồng thời làm giàu thêm, phong phú hơn nội dung các gía trị đó cho phù hợp với thực tiễn xây dựng GĐVH ở Việt Nam hiện nay.

Các phương pháp thực hiện trong việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSH nói riêng hiện nay bao gồm: tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, sử dụng phương pháp ám thị, nêu gương trong gia đình, nhà trường và xã hội…

Tuyên truyền là sử dụng các phương tiện thông tin (báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, mạng Internet...) để thông tin dưới dạng bài nói, bài viết, phim ảnh... tới công chúng rộng rãi, làm cho họ hiểu rõ vấn đề nêu ra (tính đúng đắn, ý nghĩa, cái tốt đẹp, lợi ích...), qua đó thuyết phục, vận động họ theo mình. Mục tiêu cuối cùng của tuyên truyền không chỉ dừng lại thay đổi suy nghĩ hay thái độ của mọi người mà còn phải tạo thành hành động trong cuộc sống thực tiễn của họ [17].


Giáo dục được hiểu là sự dạy dỗ, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết hoặc làm thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, biết sâu, rộng về một vấn đề nào đó. Phương pháp giáo dục diễn ra theo hướng tương tác hai chiều giữa người dạy và người học, qua đó họ có thể trao đổi thông tin, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và có thể học hỏi lẫn nhau. Phương pháp giáo dục có thể thực hiện được cả trong gia đình, nhà trường và toàn xã hội [17].

Thuyết phục là dùng lý lẽ, dùng các luận cứ, luận chứng để hình thành ở đối tượng tuyên truyền một suy nghĩ mới, lập trường mới, có thể thay đổi quan điểm hoặc hành vi của họ về một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp quan trọng của hoạt động tuyên truyền. Phương pháp này có thể tiến hành tuyên truyền trước đám đông, tuyên truyền theo nhóm hoặc cá nhân và có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp [17].

Ám thị là phương pháp tác động tâm lý từ cán bộ tuyên truyền đến từng nhóm đối tượng hoặc cá nhân được tuyên truyền nhằm mục đích làm cho họ tự giác tiếp thu tư tưởng, ý chí, kiến thức cần truyền đạt của người cán bộ tuyên truyền. Phương pháp ám thị thường được sử dụng trong các hình thức tuyên truyền, cổ động có sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, pa nô, áp phích, quảng cáo… Ám thị là ngầm chỉ bảo, cho biết nên khi áp dụng phương pháp này, cán bộ tuyên truyền cần chú ý sử dụng những biểu tượng, biểu trưng, hình ảnh… tạo ra ấn tượng mạnh để quần chúng dễ nhớ, dễ hiểu. Song, lưu ý cần tránh các biểu tượng, hình ảnh có tính kích động, bạo lực thái quá, nhất là những hình ảnh, biểu tượng thiếu văn hóa, phi văn hóa, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc [17].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Nêu gương là phương pháp sử dụng những người nổi tiếng, người có uy tín làm hình mẫu về các kiểu hành vi, lối sống để tác động đến đối tượng được tuyên truyền, giúp họ hình thành những hành vi, lối sống phù hợp theo gương điển hình. Chủ thể tuyên truyền có thể sử dụng những nhân vật có uy tín trong cộng đồng, xã hội để làm hình mẫu cho mọi người làm theo.

2.2.1.3. Chủ thể phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng

Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 7

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả nghiên cứu, xem xét chủ thể phát huy từ ba góc độ: gia đình, cộng đồng xã hội, nhà trường ở vùng ĐBSH. Sở dĩ nghiên cứu chủ thể phát huy từ góc độ này là vì:


Gia đình và các thành viên của gia đình ở vùng ĐBSH vừa là chủ thể, vừa là đối tượng thực hiện phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH nói riêng, thực hiện các vấn đề khác liên quan đến gia đình nói chung. Có thể nói, đây là chủ thể quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc phát huy vì không ai hiểu gia đình bằng chính gia đình và các thành viên trong gia đình. Luận án sẽ phân tích, xem xét đến vai trò của gia đình, của từng thành viên trong gia đình như vợ, chồng, bố mẹ, ông bà, con cháu đến việc thực hiện, giáo dục, tuyên truyền phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

Việc phát huy có hiệu quả hay không ngoài yếu tố gia đình, cần phải nghiên cứu mở rộng ra bên ngoài xã hội. Nghiên cứu ở đây để thấy được vai trò, tầm quan trọng của nhân dân và hệ thống chính trị, thấy được vai trò quản lý của nhà nước về gia đình và công tác gia đình, đội ngũ cán bộ thực hiện, cộng tác viên, các tổ chức xã hội cùng tham gia thực hiện công việc này. Đặc biệt, là vai trò hệ thống chính trị (HTCT) cấp cơ sở, vai trò của dòng họ, của cộng đồng làng xã thuộc các huyện, tỉnh vùng ĐBSH.

Ngoài ra, để phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH có hiệu quả, cần xem xét đến vai trò của nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH nói riêng, giáo dục truyền thống, văn hóa dân tộc nói chung bên cạnh công việc chính là giáo dục kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp.

Tóm lại, để phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH đạt hiệu quả cao nhất, cần sự kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện vai trò giáo dục, tuyên truyền từ cả gia đình, cộng đồng xã hội và nhà trường.

2.2.2. Sự cần thiết phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

2.2.2.1. Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội của vùng

Vùng ĐBSH tập trung dân cư đông đúc, có lịch sử phát triển lâu đời gắn với công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước. Vùng ĐBSH có 11 tỉnh, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã tạo cho Vùng giữ vai trò, vị trí quan trọng, là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ của cả nước. Với lợi thế có các cơ


quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, triển khai lớn của quốc gia, vùng ĐBSH đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển của đất nước. Vì thế, ngày 23 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 795/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là:

Xây dựng Vùng ĐBSH thực sự là địa bàn tiên phong của cả nước, thực hiện các đột phá chiến lược, tái cấu trúc kinh tế, xã hội, đổi mới thành công mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu về phát triển kinh tế, xã hội đảm đương vai trò to lớn đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, trật tự an toàn xã hội [129, tr.2].

Theo Quy hoạch này, đến năm 2020, Vùng ĐBSH phải đạt được những chỉ tiêu kinh tế, xã hội cụ thể như sau: Nâng tỷ trọng đóng góp cho GDP cả nước của vùng từ 24,7% năm 2010 lên 28,7% năm 2020; tỷ trọng đóng góp cho xuất khẩu 35,0%; Nâng thu nhập bình quân đầu người lên 4.180 USD (bằng 1,3 lần mức trung bình của cả nước). Năng suất lao động năm 2020 gấp ít nhất 2,3 lần so với năm 2010; Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Vùng đạt 7-7,5%; công nghiệp, xây dựng từ 45 - 47%; dịch vụ từ 46 - 48%; Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng 16 - 18%/năm trong cả kỳ quy hoạch, tiến dần đến cân bằng cán cân xuất - nhập khẩu và đạt mức xuất siêu trung bình 3 - 4 tỷ USD/năm; Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân đạt khoảng 20%/năm; Giải quyết việc làm hàng năm cho 300-350 nghìn lao động; Phấn đấu tăng chỉ tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng đạt mức 80% và nâng tỷ trọng lao động có trình độ kỹ thuật chuyên môn (có bằng) đạt trên 40% vào năm 2020 [129].

Để đạt được mục tiêu trên, các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH phải đẩy mạnh CNH, HĐH và phấn đấu không ngừng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, phải chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và thật sự coi đây là “quốc sách hàng đầu”. Nói cách khác, các địa phương trong vùng ĐBSH phải chăm lo, có chính sách ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm sớm tạo được một đội ngũ lao động có phẩm chất đạo đức tốt, có


trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có sức khỏe để lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Muốn vậy, giáo dục trong các nhà trường cũng như từng gia đình phải tạo điều kiện cho con em được tiếp cận với công nghệ thông tin, mạng Internet, du học… tức là phải “mở cửa”, hội nhập quốc tế để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, tinh hoa văn hóa thế giới. Trong bối cảnh đó, nếu từng gia đình, nhà trường không chú trọng tăng cường giáo dục giá trị GĐTT, văn hóa truyền thống cho con em, thì những giá trị tốt đẹp của GĐTT và cả văn hóa truyền thống của dân tộc cũng dễ bị biến mất trước những tác động tiêu cực của văn hóa ngoại lai. Mặt khác, do sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ĐBSH dẫn đến nhiều loại hình gia đình mới, khác biệt so với GĐTT (ví dụ như gia đình công nhân, gia đình trí thức, gia đình viên chức, gia đình làm các dịch vụ kinh doanh, buôn bán...) xuất hiện. Các gia đình này nhanh chóng tiếp thu các giá trị mới của thời đại, song nhiều khi lại chưa quan tâm kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của GĐTT, thiếu kinh nghiệm giáo dục văn hóa GĐTT, nhất là giáo dục về đạo đức, nhân cách con người, dẫn đến đứt đoạn về văn hóa gia đình - giá trị của GĐTT. Vì vậy, xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay phải trên cơ sở tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống, phát huy giá trị GĐTT, tiếp thu có chọn lọc các giá trị mới, tiến bộ, nhân văn của thời đại để gia đình thực sự là cái nôi tái sản xuất ra lực lượng lao động chất lượng cao, là tế bào lành mạnh đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Thực tiễn đã chứng minh, cùng với nhà trường và xã hội, gia đình ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người. Bởi lẽ, mỗi con người, trước khi trở thành công dân, thành viên của xã hội đều được sinh ra từ chính gia đình. Gia đình yên vui, hạnh phúc sẽ là nguồn nuôi dưỡng, giáo dục các thế hệ tương lai khỏe mạnh về thể chất, lành mạnh về tâm hồn, minh mẫn, sáng tạo trong trí tuệ... Với những chức năng xã hội đặc thù của mình, các gia đình vùng ĐBSH đã góp phần vào việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, duy trì ổn định chính trị, trật tự xã hội, tạo ra những chuẩn mực, giá trị đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, bản sắc văn hóa của Vùng cũng như của cả dân tộc. Gia đình là tế bào của xã hội nên các gia đình vùng ĐBSH cũng trở thành một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ xã hội giữa con người với con người, con người với làng xóm, cộng đồng, đất nước. Vì vậy, việc xây dựng gia đình, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay chính là tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng và của cả dân tộc Việt Nam.


2.2.2.2. Những biến đổi phức tạp của giá trị gia đình truyền thống hiện nay đặt ra yêu cầu khách quan cần phải kế thừa, phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

Mọi giá trị, chuẩn mực đạo đức, văn hóa xã hội nói chung, trong gia đình nói riêng đều mang tính lịch sử. Vì vậy, khi xã hội biến đổi, tất yếu các giá trị, chuẩn mực, quy tắc đạo đức, văn hóa sớm hay muộn cũng phải biến đổi theo. Các GĐTT ở vùng ĐBSH cũng không nằm ngoài quy luật biến đổi chung đó.

Ở vùng ĐBSH hiện nay, dưới sự tác động của KTTT, CNH, HĐH, TCH và hội nhập quốc tế đã làm cho nhiều giá trị đạo đức, văn hóa của GĐTT vận động, biến đổi khá phức tạp và việc xây dựng gia đình mới - GĐVH gặp nhiều khó khăn, thử thách. Trong quá trình tiếp thu giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hóa mới, đã có không ít những giá trị đạo đức, văn hóa của GĐTT bị băng hoại và mai một. Trên thực tế, không chỉ ở các đô thị lớn mà ngay cả ở khu vực ngoại thành, nông thôn, nhiều gia đình cũng có dấu hiệu khủng hoảng. Không ít người có tư tưởng cho rằng xã hội mới phải tiếp thu các giá trị mới nên phê phán, coi giá trị của GĐTT là cổ hủ, lạc hậu, là tàn tích của xã hội phong kiến cần phải xóa bỏ ngay trong xây dựng gia đình mới, văn hóa, đời sống mới.

Trước đây, các GĐTT vùng ĐBSH thường là gia đình đông con, nhiều cháu, sống quây quần nên giữa các thế hệ sống có tôn ti, trật tự, có phép tắc, nền nếp, có gia phong, gia giáo và có mối quan hệ tình cảm, quan tâm, chăm sóc, gắn bó bền chặt với nhau. Còn hiện nay, gia đình hạt nhân, gia đình hai thế hệ xuất hiện ngày càng nhiều, ngoài những ưu điểm là giúp cho các gia đình có không gian riêng, có điều kiện để thực hiện ước mơ, phát triển tự lập, tự do cá nhân, tránh được phần nào đó sự xung đột, mâu thuẫn về tuổi tác, lối sống, thói quen khi họ ở trong gia đình nhiều thế hệ hoặc đông con. Nhưng mặt hạn chế của nó là không ít gia đình hạt nhân sống xa bố mẹ hoặc mải chăm lo cho gia đình riêng của mình mà dần dần thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc, thiếu đi mối liên hệ với ông bà, cha mẹ, anh chị em và người thân làm cho sợi dây gắn kết trong gia đình trở nên lỏng lẻo, kém bền vững. Hơn thế, do tác động xấu của mặt trái KTTT, nhiều thành viên trong gia đình mải lo làm ăn, chạy theo mục tiêu kiếm tiền, thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của gia đình dẫn đến sống thực dụng, vị kỷ, buông thả, thiếu trách nhiệm, sa vào các tệ nạn xã hội làm đau lòng những người thân và gây


bức xúc cho cộng đồng xã hội. Ngay cả trong những mối quan hệ gắn bó, mật thiết nhất như quan hệ giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái… sự thiếu gương mẫu, thiếu trách nhiệm, thiếu sự quan tâm, tình cảm với nhau cũng đang có những biểu hiện khá rõ nét. Nhiều chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất trong GĐTT như: đức từ, hiếu, đức hy sinh, sự thủy chung, hòa thuận… cũng trở nên xa lạ trong không ít gia đình. Vì vậy, trong xây dựng GĐVH hiện nay ở vùng ĐBSH, nhất thiết phải phát huy giá trị GĐTT.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSH hiện nay cũng đặt ra nhiều vấn đề trong việc lựa chọn xây dựng, phát triển gia đình phù hợp với thời đại mới. Nhiều nội dung, nội hàm quy tắc, chuẩn mực của GĐTT được tạo ra trong xã hội cổ truyền không còn phù hợp với điều kiện xã hội mới cần được xóa bỏ, bổ sung, chỉnh sửa. Thực tế cho thấy, các giá trị, chuẩn mực trong mối quan hệ vợ - chồng như tình nghĩa, hòa thuận, thủy chung… cần phải được kế thừa, phát huy trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, nhưng nội hàm của giá trị, chuẩn mực đó phải biến đổi cho phù hợp. Chẳng hạn, khi đề cập đến thủy chung, GĐTT chỉ đặt ra đối với người vợ, người phụ nữ mà không có sự ràng buộc ngược lại từ phía người chồng, người đàn ông, thậm chí, người chồng có nhiều vợ lại được xã hội truyền thống đánh giá cao “trai năm thê, bảy thiếp” hoặc “trai tài thì lấy năm, bảy vợ” nhưng “gái chính chuyên thì chỉ có một chồng”; hoặc, khi đề cập đến chuẩn mực hòa thuận giữa vợ - chồng trong GĐTT, người ta dễ bỏ qua chiều cạnh bạo lực của ông chồng đối với vợ. Để giữ được sự êm ấm, hạnh phúc, hòa thuận trong gia đình, nhiều khi người vợ phải nhẫn nhịn, chịu đựng, hy sinh quyền lợi của mình và đây chính là nguyên nhân tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa vợ với chồng. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, ông bà - cháu chắt, cần phát huy đức từ, hiếu, đức hy sinh… trong xây dựng GĐVH, nhưng cũng tránh tuyệt đối hóa, phiến diện một chiều gây ra sự áp đặt, độc đoán, gây ức chế, bức xúc ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của con trẻ, của các thành viên trong gia đình. Trong mối quan hệ giữa anh chị em cần phát huy tinh thần trách nhiệm, sự yêu thương, hòa thuận, gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong xây dựng GĐVH, song cần phải loại bỏ đi yếu tố gia trưởng, tư tưởng “quyền huynh thế phụ”, sự bất bình đẳng… của GĐTT.

Như vậy, có thể thấy việc biến đổi các giá trị GĐTT, xây dựng GĐVH khi điều kiện kinh tế - xã hội của vùng ĐBSH thay đổi là tất yếu khách quan. GĐVH đó phải


phát huy được những giá trị đích thực và lọc bỏ những mặt hạn chế của GĐTT, đồng thời tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ, văn minh của thời đại để thật sự ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, trở thành tổ ấm của mỗi người và là tế bào khỏe mạnh của xã hội, góp phần phát triển vùng, phát triển đất nước.

2.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

2.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng

2.3.1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm trong khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam. ĐBSH bao gồm có 11 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. ĐBSH có diện tích là 21.260,3 km2 chiếm gần 6,42% tổng diện tích cả nước, có 21.133.800 người chiếm 22,8% dân số cả nước và với mật độ dân cư trung bình tương đối đông đúc 994 người/km2 cao gấp gần 3,55 lần mật độ dân số trung bình của cả nước. Đồng bằng sông Hồng có địa hình phong phú, đa dạng, bao gồm cả đồng bằng, đồi núi, rừng, biển xen kẽ lẫn nhau. Vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5 đến 23,50C, lượng mưa trung bình năm là 1400 đến 2000mm [138].

Tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng, phong phú: Đất sản xuất nông nghiệp của ĐBSH theo số liệu thống kê năm 2016 là 799 nghìn ha chiếm 37,58% diện tích đất toàn vùng, khá màu mỡ do được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là nguồn tài nguyên quý giá để sản xuất lương thực, thực phẩm, thuận lợi cho thâm canh lúa nước, trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày [138].

Ngoài đất nông nghiệp, ĐBSH còn có tài nguyên có giá trị như: đất sét cao lanh ở Hải Dương phục vụ cho công nghiệp làm sành, sứ; than nâu, than đá ở Hưng Yên, Quảng Ninh; các mỏ đá vôi ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và khí tự nhiên ở Thái Bình. Việc khai thác các tài nguyên, khoáng sản trong vùng, đặc biệt là khai thác mỏ khí đốt Tiền Hải, Thái Bình trong những năm gần đây đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng.

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí