Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 20


toàn hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý về công tác gia đình; hoàn thiện cơ chế chính sách về công tác gia đình; nâng cao vai trò và năng lực của các chủ thể phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Trong 04 giải pháp phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH, cần đặc biệt chú ý là:

Ở giải pháp thứ hai, tác giả đã mạnh dạn đề xuất việc thành lập Tổ xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình trong Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện, gồm ít nhất 03 cán bộ có trình độ Đại học ngành văn hóa; còn ở cấp xã, phường cần có một cán bộ chuyên trách tốt nghiệp Cao đẳng ngành văn hóa trở lên, có kinh nghiệm công tác, nhất là khả năng tổ chức, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng GĐVH

- gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

Ở giải pháp thứ ba, tác giả đã mạnh dạn đề xuất và đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chính phủ và Quốc hội cần sớm có Luật bảo tồn các giá trị gia đình truyền thống Việt Nam, trong đó xác định rõ các giá trị GĐTT gồm những gì, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân phải làm gì để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, giá trị GĐTT cùng những chế tài cần thiết để đảm bảo giữ gìn và phát huy các giá trị GĐTT đó. Tác giả cũng đề xuất với các tỉnh thuộc vùng ĐBSH sớm xây dựng Chiến lược phát triển văn hóa và gia đình vùng ĐBSH, trong đó không những quán triệt, thực hiện mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp nêu ra trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của cả nước, mà còn cụ thể hóa chúng thành những chỉ tiêu, giải pháp, tiến độ thực hiện phù hợp với đặc điểm vùng ĐBSH và thể hiện được vị trí, vai trò tiên phong của vùng.

Tại giải pháp này, tác giả cũng đề xuất việc mở rộng cơ chế Giao ban vùng ĐBSH sang cả lĩnh vực gia đình để hàng năm các tỉnh trong vùng cùng nhau thảo luận, đánh giá việc xây dựng nếp sống văn hóa, GĐVH và việc phát huy các giá trị GĐTT trong việc xây dựng GĐVH ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH, coi đây là một trong những chỉ tiêu thi đua giữa các tỉnh trong vùng.


KẾT LUẬN

1. Với đề tài “Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”, tác giả đã hệ thống hóa và trình bày rõ cơ sở lý luận phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay gồm: quan niệm, đặc trưng của GĐTT, GĐVH và giá trị của GĐTT. Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả đã xây dựng được cơ sở lý luận vững chắc cho nghiên cứu của mình, đồng thời tập trung phân tích, đánh giá các vấn đề đã được nêu ra. Nghiên cứu phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay, tác giả xác định phát huy ở 04 nội dung: giá trị đạo đức; giá trị giáo dục; giá trị tâm lý, tình cảm và giá trị ý thức cộng đồng của GĐTT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

2. Tác giả tập trung phân tích, làm rõ nội dung giá trị GĐTT cần phát huy trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, bao gồm: giá trị đạo đức (thể hiện trong các mối quan hệ: vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà - các cháu và anh chị em với nhau); giá trị giáo dục (chuẩn mực đạo đức, học tập văn hóa, lao động, rèn luyện tính tự lập và giáo dục giới tính cho con trẻ); giá trị tâm lý, tình cảm (sự quan tâm, chăm sóc, đùm bọc, sẻ chia...); giá trị ý thức cộng đồng (đoàn kết, yêu nước, thương nòi, tương thân, tương ái,...) đồng thời, chỉ ra những hạn chế cần lưu ý xóa bỏ trong quá trình phát huy như tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ, bè phái, cục bộ... Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả cũng khẳng định phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH là tất yếu khách quan nhằm: đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đáp ứng sự biến đổi phức tạp của các giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH và nhằm giữ gìn, khôi phục sự phát triển liên tục của văn hóa vùng.

Để có cơ sở vững chắc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay, tác giả đã đề cập đến các phương thức có thể sử dụng và chủ thể phát huy cũng như các yếu tố tác động đến quá trình phát huy. Mỗi yếu tố tác động đưa ra đều được tác giả phân tích, xem xét ở hai chiều hướng (tác động tích cực, tác động tiêu cực) đến phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH.

Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 20

3. Trên cơ sở kết quả khảo sát, nghiên cứu thực tế và kế thừa những công trình nghiên cứu, những tài liệu, báo cáo đã công bố liên quan đến đề tài, tác giả phân tích, đánh giá về thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay. Về cơ bản, vùng ĐBSH đã triển khai, thực hiện tốt phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH. Nhiều giá trị truyền thống của gia đình được giữ gìn, phát huy.


Kết quả thực hiện đã góp phần tích cực vào việc xây dựng đạo đức, lối sống văn hóa, nhân cách cá nhân, giá trị gia đình và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, cụ thể: nhiều giá trị đạo đức, chuẩn mực trong gia đình vẫn đứng trước nguy cơ bị xâm hại, mai một; nhận thức của nhiều gia đình về phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH còn hạn chế; nhiều nơi, nhiều lúc công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn chưa kịp thời, chưa sâu sắc; đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; phương thức sử dụng tuyên truyền còn xơ cứng, khô khan, hình thức; cơ chế chính sách và các nguồn lực khác như thiết chế văn hóa, tài chính để thực hiện tuyên truyền còn thiếu, nhiều bất cập và nhiều nơi còn chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng...

4. Để giải quyết những mâu thuẫn, hạn chế, bất cập trong quá trình phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, tác giả đưa ra 05 quan điểm cần quán triệt khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp. Các giải pháp cơ bản đề ra nhằm phát huy tốt giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay đều có tính khả thi. Mỗi giải pháp đều có một vị trí, vai trò nhất định và có sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Trong 04 giải pháp đưa ra, tác giả đã mạnh dạn đề xuất: thành lập “Tổ xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình trong Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện”; mở rộng cơ chế “Giao ban vùng ĐBSH” sang cả lĩnh vực gia đình để giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, coi đó là một trong những chỉ tiêu thi đua giữa các tỉnh trong vùng và đề xuất cần sớm có “Luật bảo tồn các giá trị gia đình truyền thống Việt Nam”. Thực hiện đồng bộ các giải pháp: đẩy mạnh nghiên cứu các giá trị GĐTT để khai thác những nội dung, khía cạnh có giá trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động quần chúng tham gia phát huy các giá trị GĐTT trong việc xây dựng GĐVH; kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý về công tác gia đình; hoàn thiện cơ chế chính sách về công tác gia đình; nâng cao vai trò và năng lực của các chủ thể phát huy sẽ giúp vùng ĐBSH phát huy tốt các giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH nói riêng và công tác gia đình nói chung. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ giúp gia đình vùng ĐBSH thực sự là tổ ấm của mỗi thành viên trong gia đình, là tế bào lành mạnh của xã hội góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lược: phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSH đến năm 2020; phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người mới và giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), “Kế thừa và phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, (599), tr.14-15.

2. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), “Yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân tộc, (184), tr.53-55.

3. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), “Phát huy giá trị văn hóa gia đình trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (390), tr.49-51.

4. Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), “Tăng cường giáo dục giá trị truyền thống của gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đống bằng sông Hồng hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (266), tr.65-69.

5. Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), “Đạo đức truyền thống trong xây dựng văn hóa ở đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (400), tr.27-29.

6. Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), “Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, (630), tr.42-43.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu tiếng Việt

1. Phùng Thị Kim Anh (2009), Quan niệm về hạnh phúc gia đình thời kỳ đổi mới (so sánh giữa nông thôn và thành thị), Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (3), tr.12-23.

2. Toan Ánh (1991), Nếp cũ, con người Việt Nam, phong tục cổ truyền - Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Lê Trọng Ân (2004), Tìm hiểu tác phẩm: Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Bí thư (2005), Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09-6- 2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Hà Nội.

6. Ban Chỉ đạo nếp sống văn hoá trung ương (1989), Thông tư 35/NSM về việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, Hà Nội.

7. Mai Huy Bích (1993), Đặc điểm gia đình Đồng bằng sông Hồng, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

8. Mai Huy Bích (2003), Xã hội học gia đình, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Trần Văn Bính (2013), "Xây dựng văn hoá đạo đức và lối sống văn hoá trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế", Tạp chí Lý luận Chính trị, (7), tr.31-35.

10. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn và Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Nguyễn Thanh Bình (2001), Những vấn đề cấp bách trong vấn đề giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Phạm Thị Bình (2012), Tác động của kinh tế thị trường đến chức năng gia đình ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.


13. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), "Bắc Ninh: Tình trạng lao động nặng nhọc ở trẻ em cần có sự nhìn nhận trách nhiệm", tại trang http://www.molisa.gov.vn, [truy cập ngày 20/2/2017].

14. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, UNICEF (2008), Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội.

15. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2009), Quyết định về việc phê duyệt Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010- 2020, Hà Nội.

16. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 về Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, Hà Nội.

17. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2014), Sách xanh gia đình Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2015), Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo Sơ kết chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, các văn bản, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2011-2015 và tổng kết kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015, Hà Nội.

19. Bộ Văn hoá Thông tin (1997), Xây dựng Gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Charles L.Jones, Lorne Tepperman, Susannach J.Wilson (2002), Tương lai của gia đình, Vũ Quang Hà biên dịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Chilinhquetoi (2015), "Nữ tiến sĩ đầu tiên của nước Việt Nam", tại trang

http://chilinh24h.com, [truy cập ngày 18/10/2016].

22. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên) (2001), Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Cục Đầu tư nước ngoài (2017), "Đồng bằng sông hồng đứng thứ 2 về thu hút FDI", tại trang http://fia.mpi.gov.vn, [truy cập ngày 3/4/2017].

24. Dân trí (2017), "Vụ bé trai 10 tuổi bị bạo hành ở Hà Nội: Sự vô cảm đang lớn dần?", tại trang https://dantri.com.vn, [truy cập ngày 18/10/2017].

25. Huỳnh Thị Dung (1999), Từ điển văn hoá gia đình, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.


26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9, khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.

36. Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Minh Hạc (2003), Về phát triển văn hóa và giáo dục con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Đỗ Thái Đồng (1991), Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam bộ Việt Nam, Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

38. Lê Quý Đức, Vũ Thị Huệ (2003), Người phụ nữ trong văn hoá gia đình đô thị,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Gia đình và Trẻ em (2007), "Đừng quay lưng lại với trẻ em phạm tội", tại trang

http://giadinh.net.vn, [truy cập ngày 24/8/2016]


40. Phan Hồng Giang (Chủ biên) (2005), Đời sống văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

41. Trần Hân Giang (2009), "Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với gia đình Việt Nam",

Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (12), tr.28-30.

42. Trần Văn Giàu (1998), Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

43. Nguyễn Ngọc Hà (2009), "Nghiên cứu đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay: một số vấn đề cần quan tâm", Tạp chí Triết học, (5), tr.15-18.

44. Nguyễn Ngọc Hà (2011), Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

45. Lê Như Hoa (2002), Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Viện Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

46. Trịnh Trung Hòa (1996), Hạnh phúc và bất hạnh, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

47. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, hệ cao cấp lý luận chính trị, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

48. Vũ Công Hội (2013), "Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII", Tạp chí Tuyên giáo, (9), tr.12-16.

49. Khuất Thu Hồng (1996), Gia đình truyền thống một số tư liệu nghiên cứu xã hội học, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

50. Tô Duy Hợp (2000), Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam hiện nay (ở Đồng bằng sông Hồng), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

51. Vũ Thị Huệ (2010), Sự biến đổi của văn hóa gia đình đô thị ở Hà Nội từ 1986 đến nay, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội.

52. Lê Văn Hùng (2015), Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

53. Nguyễn Văn Huyên (1998), "Giá trị truyền thống, nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc", Tạp chí Triết học, (4), tr.22-27.

54. Đoàn Thị Thanh Huyền (2014), Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay, Luận án tiến sĩ Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023