Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 23


sống văn minh trong quan hệ ứng xử, quan hệ xóm giềng hòa thuận, tốt đẹp, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và thuần phong mỹ tục của địa phương. Một số ngành, đoàn thể đã tổ chức thực hiện được những hoạt động thiết thực, hiệu quả sau:

Ban Tuyên giáo tỉnh ủy các tỉnh vùng ĐBSH đã tiên phong đi đầu đổi mới nâng cao chất lượng, nội dung, hình thức của các ấn phẩm, trang in liên quan đến gia đình và công tác gia đình, đồng thời chỉ đạo mở các lớp bồi dưỡng chính trị cho học viên, trong đó có lồng ghép nội dung công tác gia đình.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh vùng ĐBSH là cơ quan thường trực, thực hiện công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hóa nội dung của Nghị quyết để các ngành, địa phương vận dụng thực hiện: Về xây dựng GĐVH, Làng văn hóa, Đơn vị văn hóa, xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn di sản văn hóa...

Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh vùng ĐBSH chủ trì, chỉ đạo triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, tổ chức cuộc vận động xây dựng quỹ “Ngày vì người nghèo”, nhà Đại đoàn kết...

Liên đoàn lao động tại các tỉnh vùng ĐBSH chỉ đạo về “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân viên chức lao động.

Hội Nông dân và sở Văn hóa thể thao và Du lịch các tỉnh vùng ĐBSH ký kết và chỉ đạo thực hiện chương trình phối hợp xây dựng “Gia đình nông dân văn hóa”.

Hội liên hiệp phụ nữ các tỉnh vùng ĐBSH đã cụ thể hóa qua phong trào “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, vận động phụ nữ thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch”, Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại các tỉnh vùng ĐBSH ngoài việc chỉ đạo triển khai phong trào thanh niên nói chung đã chỉ đạo triển khai chương trình liên tịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói riêng về xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa trong thanh niên. Đăng ký cam kết tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân xây dựng lối sống văn hóa ở khu dân cư” và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới.

Hội cựu chiến binh tại các tỉnh vùng ĐBSH xây dựng tiêu chí phấn đấu thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn liền với thực hiện nhiệm vụ cơ sở hội trong sạch vững mạnh và xây dựng hội viên “cựu chiến binh gương mẫu”...

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh vùng ĐBSH đã triển khai phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, đoàn kết “xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội”.

Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng ĐBSH đã ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai công tác liên quan đến gia đình tới các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản...chú trọng việc nêu gương tốt, điển hình trong thực hiện công tác gia đình. Ở nội dung này, Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc đã ký với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về chủ đề nếp sống văn minh học đường trong trường học, xây dựng được kế hoạch liên tịch đưa nghệ thuật


điện ảnh vào trong ngành giáo dục nhằm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, còn Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội đã xây dựng được Bộ tài liệu giảng dạy trong nhà trường về “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”.

Sở Y tế các tỉnh vùng ĐBSH chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình phối hợp về xây dựng đời sống văn hóa đẩy mạnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, xây dựng gia đình sức khỏe, làng văn hóa sức khỏe...

Sở Công an các tỉnh vùng ĐBSH triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo về “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” trong lực lượng công an nhân dân.

Sở Tư pháp các tỉnh vùng ĐBSH tổ chức quán triệt, triển khai tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình...

Tòa án nhân dân các tỉnh vùng ĐBSH tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống gia đình, bình đẳng giới, luật hôn nhân và gia đình, chăm sóc và bảo vệ trẻ em...lồng ghép qua các buổi sinh hoạt tại cơ quan hàng tháng, hàng quý.

Sở Thông tin và truyền thông các tỉnh vùng ĐBSH: tích cực chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, VHGĐ... trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài cấp tỉnh ra, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố cũng phối hợp với các cơ quan, đoàn thể cùng cấp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng văn bản chỉ đạo thực hiện công tác gia đình. Phối hợp với Đài truyền thanh các huyện, thành phố xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đưa tin, bài tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật, các kỹ năng, kiến thức giáo dục đạo đức, lối sống và tuyên truyền gương người tốt việc tốt...

Về công tác tổ chức bộ máy quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác gia đình

Công tác tổ chức bộ máy làm công tác gia đình ở khu vực ĐBSH trong thời gian qua đã được các tỉnh quan tâm, chú trọng. Tại cấp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị trực tiếp chuyên trách triển khai và thực hiện về công tác gia đình, trong đó có 01 Phó Giám đốc sở sẽ là người lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp Phòng Nếp sống văn hóa và gia đình để làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, lãnh đạo, hướng dẫn và thực hiện các công tác liên quan đến gia đình. Ở cấp huyện, phòng Văn hóa, Thông tin đảm đương công tác gia đình. Để công tác gia đình phát triển, đạt hiệu quả cao trong thực tiễn, các tỉnh đều lập ra Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh xuống huyện, xã.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác gia đình tại khu vực ĐBSH không ngừng được tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng, cụ thể như: tại tỉnh Vĩnh Phúc có 180 cán bộ, trong đó có: nam là 115 người, nữ là 65 người; trình độ cao đẳng, trung cấp là 86 người chiếm 48%, đại học là 91 người, trên đại học là 3 người chiếm 52% [106]; tại tỉnh Bắc Ninh, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn cơ bản đã được bố trí đáp ứng yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Cấp tỉnh: 01 đồng chí lãnh đạo phụ trách phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình giúp tham mưu thực hiện


nhiệm vụ về công tác gia đình, trong đó 01 trưởng phòng phụ trách chung, 01 phó phòng thực hiện nhiệm vụ tham mưu; cấp huyện: 08 đồng chí lãnh đạo phòng phụ trách chung, mỗi đơn vị giao một đồng chí chuyên viên kiêm nhiệm công tác gia đình; cấp xã: 126 đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân phụ trách và 113 xã đã bố trí được cán bộ văn hóa thực hiện nhiệm vụ văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình và thông tin truyền thông. Trình độ cán bộ hầu hết đã qua đào tạo từ trung cấp trở lên (trong đó: trình độ trên Đại học 4 đồng chí (bằng 1%); đại học: 141 đồng chí (bằng 52%); dưới đại học 126 đồng chí (bằng 47%) [108]. Những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện và cơ sở thực hiện nhiệm vụ về công tác gia đình được quan tâm. Việc tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ hàng năm đã giúp nhận thức của cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở được nâng lên. Chất lượng tham mưu về công tác gia đình có chuyển biến tích cực, các cấp đều chủ động trong công tác tham mưu các chương trình, kế hoạch thực hiện công tác gia đình dài hạn, ngắn hạn. Các hoạt động thực hiện nhiệm vụ công tác gia đình cũng được tổ chức tốt hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, có thể thấy một thực tế là đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm. Đối với cấp huyện, Phòng Văn hóa, Thông tin bố trí 1 cán bộ làm công tác chuyên trách về gia đình, cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách mà chủ yếu do Trưởng ban Văn hóa xã kiêm nhiệm. Thêm vào đó, một số tỉnh thuộc ĐBSH đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình còn mỏng và chưa đúng chuyên ngành đào tạo. Ví dụ như tỉnh Hưng Yên cán bộ được đào tạo các ngành về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình chiếm 36%; các ngành khối khoa học xã hội chiếm 14%; các ngành khác chiếm 50%. Cấp huyện chưa bố trí cán bộ chuyên trách về công tác gia đình. Do cán bộ thuyên chuyển hoặc nghỉ hưu, một số xã chưa bố trí đủ cán bộ và cộng tác viên về công tác gia đình tại xã và thôn, làng, khu phố. Vì vậy, các tỉnh cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để kiện toàn được bộ máy quản lý nhà nước về gia đình cũng như nâng cao cả số lượng lẫn chất lượng cán bộ làm công tác gia đình trong thời gian tới nhằm đáp ứng được công tác xây dựng và phát triển gia đình trong thời đại mới.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên

Trong thời gian qua, các tỉnh cũng đã chú trọng đến công tác, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ, cộng tác viên...làm công tác gia đình. Cụ thể: Từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức được 302 lớp tập huấn cho 30.312 lượt cán bộ như: Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin, Hội phụ nữ, Bí thư chi bộ, trưởng thôn, các ban ngành đoàn thể, Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững và nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình; Tại Hưng Yên, hàng năm tỉnh cũng tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình cho gần 200 cán bộ làm công tác gia đình các cấp [112]; Năm 2013, tỉnh Bắc Ninh tổ chức được 8 lớp tập huấn tại 8 huyện, thị, thành phố về thực hiện nhiệm vụ Phòng, chống bạo lực gia đình cho đối tượng là Phó chủ tịch và cán bộ văn hóa xã, phường, thị trấn, trưởng thôn, các trưởng nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình, chủ nhiệm Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; chủ địa chỉ tin cậy, đường dây nóng tại các xã triển khai mô hình Phòng, chống bạo lực gia đình... [108].


Nội dung lớp tập huấn quán triệt các văn bản của Trung ương, của tỉnh về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; giới thiệu, tuyên truyền các văn bản Luật (Hôn nhân và Gia đình, Bình đẳng giới, Phòng chống bạo lực gia đình, Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Người cao tuổi...) cùng các Nghị định, Thông tư mới; hướng dẫn thu thập các số liệu về gia đình; hướng dẫn triển khai xây dựng thí điểm mô hình can thiệp Phòng, chống bạo lực gia đình, công tác tư vấn, hòa giải, can thiệp hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và xử lý các hành vi bạo lực gia đình, các kiến thức hôn nhân và gia đình, giáo dục đời sống gia đình, kỹ năng sống như: làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ cơ sở... Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo dục cho các cán bộ làm công tác gia đình ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, nắm vững được chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về công tác gia đình, từ đó vận dụng vào hoạt động thực tiễn của địa phương, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Công tác triển khai xây dựng mô hình câu lạc bộ

Việc xây dựng và nhân rộng mô hình các câu lạc bộ diễn ra tại khu vực ĐBSH diễn ra thường xuyên phong phú, đa dạng. Các mô hình thường được thành lập tại các tỉnh là: mô hình Câu lạc bộ Xây dựng gia đình hạnh phúc, Gia đình Phát triển bền vững, Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, hạnh phúc... và Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập ở những thôn, tổ dân phố, mỗi câu lạc bộ gia đình được thành lập có từ 25 đến 40 thành viên. Ban chủ nhiệm đồng thời là thành viên Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình. Hoạt động của mô hình Câu lạc bộ nhằm truyền thông nâng cao kiến thức cho người dân các nội dung như: giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình; giới thiệu các văn bản pháp luật, chính sách mới của Đảng, nhà nước đặc biệt là văn bản liên quan đến gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, trẻ em; phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, đất nước; chăm sóc sức khỏe người già, phụ nữ, trẻ em, các vấn đề thời sự chính trị của Trung ương và địa phương.

Cùng với các Câu lạc bộ, Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động với 03 chức năng cơ bản như tư vấn, hòa giải, can thiệp kịp thời vào các vụ bạo lực gia đình. Mỗi Nhóm phòng chống bạo lực gia đình thường gồm 05 thành viên chính: Công an viên, Trưởng thôn, Chi hội Phụ nữ, Cựu Chiến binh, Hội Nông dân. Mô hình các Câu lạc bộ gia đình và Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình là một trong những nội dung thiết thực, hiệu quả trong việc can thiệp, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, phát huy giá trị GĐTT và xây dựng GĐVH... Nội dung hoạt động của các mô hình rất phong phú, đa dạng, thiết thực, vì vậy được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia tích cực.

Ngoài mô hình trên, các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH còn xây dựng thêm những Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng và Đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là địa chỉ để giúp đỡ cho nạn nhân bạo lực gia đình, là cơ sở tiếp nhận, bảo vệ kịp


thời nạn nhân bạo lực gia đình thông qua việc hỗ trợ, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình. Hiện nay, Địa chỉ tin cậy chủ yếu là gia đình Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ hoặc chủ nhiệm các câu lạc bộ... Còn Đường dây nóng chủ yếu là công an viên cấp xã.

Kết quả thực hiện xây dựng mô hình cụ thể ở một số tỉnh thuộc khu vực ĐBSH như: Tỉnh Vĩnh Phúc, đến năm 2015 đã xây dựng được 111 câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, 707 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và 299 đường dây nóng; Tỉnh Bắc Ninh tính đến năm 2015 đã xây dựng được 415 Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 567 địa chỉ tin cậy trong cộng đồng và gần 200 đường dây nóng; Tỉnh Hưng Yên, tính đến 6/2015, xây dựng được 267 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và 431 địa chỉ tin cậy cộng đồng... [106]; [108]; [112].

Như vậy, có thể nói khi xây dựng và đưa vào thực tiễn các các mô hình Câu lạc bộ, các địa chỉ tin cậy, đường dây nóng thì hầu hết các vụ bạo lực gia đình được phát hiện, các mâu thuẫn gia đình cơ bản được hòa giải ngay ở cơ sở.

Công tác nghiên cứu, điều tra thu thập, thống kê số liệu về gia đình và các vấn đề liên quan đến gia đình

Trong thời gian qua, các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH đã chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra thu thập, thống kê số liệu về gia đình và các vấn đề liên quan đến gia đình. Các công trình nghiên cứu ở dạng đề tài khoa học hoặc đề án ở một số tỉnh như Hà Nội, Vĩnh Phúc thực hiện tương đối tốt. Việc chỉ đạo điều tra thu thập, thống kê số liệu về gia đình và các vấn đề khác liên quan đến gia đình cũng được quan tâm đưa vào kế hoạch hàng năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các sở, ban ngành khác liên quan. Tuy nhiên, về công tác này kết quả thu được vẫn chưa cao, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Có thể lấy ngay dẫn chứng, trong nhiều báo cáo của các tỉnh liên quan đến con số thống kê đều thiếu số liệu của một vài huyện. Ví dụ, trong báo cáo về sơ kết tình hình thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2010-2015 của tỉnh Hưng Yên, thiếu số liệu báo cáo thống kê của hai huyện Yên Mỹ và Ân Thi; Báo cáo tổng hợp thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình 6 tháng đầu năm 2014 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên thiếu số liệu của huyện Yên Mỹ, Kim Động và Tiên Lữ... Theo tác giả, sở dĩ việc điều tra, thống kê còn nhiều hạn chế, bất cập có rất nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng về cơ bản vẫn là do đội ngũ làm công tác này vẫn chưa đúng chuyên môn, trình độ còn có hạn hoặc phải làm kiêm nhiệm nhiều việc cùng một lúc. Vì vậy, trong thời gian tới các tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác này.

Công tác xây dựng thiết chế văn hóa và tài chính thực hiện

Để mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước cũng như các chính sách, luật pháp liên quan đến gia đình... được tuyên truyền, thấm sâu vào đời sống của nhân dân, của mỗi gia đình thì ngoài việc thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn... các tỉnh cũng cần quan tâm đến những điều kiện để thực hiện việc tuyên truyền này.


Công tác xây dựng thiết chế văn hóa để tuyên truyền như xây dựng nhà văn hóa, trang bị các phương tiện hỗ trợ quá trình tuyên truyền như hệ thống bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, loa đài...trong thời gian qua ở các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH đã được chú ý. Cụ thể như:

Tại tỉnh Bắc Ninh việc xây dựng các thiết chế văn hóa được thực hiện ở cả 3 cấp là: Cấp huyện: 3/8 huyện, thành phố hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa đạt chuẩn, gồm: thành phố Bắc Ninh, huyện Gia Bình, huyện Lương Tài; 5/8 huyện, thị xã hoàn thành quy hoạch tổng thể Trung tâm Văn hoá - Thể thao; Cấp xã: 112/126 xã, phường, thị trấn có quy hoạch quỹ đất dành cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao, đạt 88%, trong đó có 87/112 xã có quỹ đất quy hoạch đạt chuẩn; 13/126 xã, phường, thị trấn xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao hoạt động độc lập, đạt 10,3%; 113/126 xã, phường, thị trấn sử dụng chung với hội trường UBND cùng cấp; Thôn, làng, khu phố: 640/732 thôn, làng, khu phố có quy hoạch quỹ đất dành cho Nhà văn hóa, đạt 87,5%, trong đó có 270/640 thôn, làng, khu phố có quỹ đất quy hoạch đạt chuẩn; 475/732 thôn, làng, khu phố đã xây dựng Nhà văn hóa, đạt 65%, trong đó, có 154/475 Nhà văn hóa đạt chuẩn. Đến nay, toàn tỉnh có 131 đơn vị được nhận trang thiết bị âm thanh, ánh sáng theo Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tổng giá trị 7.720 triệu đồng, trong đó cấp cho 62 Trung tâm Văn hóa cấp xã với tổng giá trị 4.960 triệu đồng, 69 Nhà văn hóa thôn, khu phố với tổng giá trị 2.760 triệu đồng. Các trang thiết bị được cấp hiện đang phục vụ có hiệu quả trong việc tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, hội họp của cộng đồng dân cư [108].

Theo báo cáo của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào sử dụng 121/137 nhà văn hoá xã, phường, thị trấn, 1220/1368 nhà văn hoá thôn, tổ dân phố. Riêng từ đầu năm 2011 đến nay, đã xây mới 26 nhà văn hoá thôn, tổ dân phố; hoàn thành và đưa vào sử dụng 14 trung tâm văn hóa thể thao của các làng văn hóa trọng điểm [106].

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh vẫn gặp một số khó khăn. Nhiều địa phương chưa dành quỹ đất cho phát triển hệ thống thiết chế văn hoá. Một số xã phường còn lúng túng trong việc lựa chọn địa điểm cũng như chưa đủ quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng; việc sử dụng nhà văn hóa chưa hiệu quả…

Ngoài thiết chế văn hóa, muốn tuyên truyền, giáo dục thành công, đạt kết quả cao thì các tỉnh cũng cần quan tâm đến kinh phí chi cho công tác gia đình. Thực tế, việc chi cho công tác gia đình ở các tỉnh hiện nay là chi theo nguồn ngân sách Nhà nước cấp, cụ thể: cấp tỉnh là 350.000.000đ; cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh thì mỗi huyện, thành phố là 30.000.000đ/năm. Nguồn vốn huy động thêm của các tỉnh cho công tác gia đình hiện nay chưa được nhiều. Vì vậy, kinh phí cũng là một trong những vấn đề mà các tỉnh cần phải quan tâm, xem xét, giải quyết ngay trong thời gian tới.


KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY


Mẫu phiếu

- Tổng 900 phiếu chia đều 06 tỉnh, mỗi tỉnh 150 phiếu khảo sát.

- Chọn 06 tỉnh đại diện cho vùng ĐBSH để khảo sát: Hà Nội đại diện cho trung tâm; Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên đại diện cho phía Bắc (các tỉnh đang phát triển CNH, HĐH, đô thị hóa nhanh) và Thái Bình, Nam Định đại diện cho phía Nam (còn nhiều sản xuất nông nghiệp).

- Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2016.


Phụ lục 1.1

Sự cần thiết phải phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

Đơn vị tính %



Câu trả lời

Tên tỉnh điều tra khảo sát


Trung bình

Hà Nội

Vĩnh Phúc

Bắc Ninh

Hưng Yên

Thái Bình

Nam Định

Cần thiết

80

83

88

87,6

91

90

86,8

Không cần thiết

20

17

12

11,4

9

10

13,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 23


Phụ lục 1.2

Nội dung cần phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

Đơn vị tính %



Nội dung cần phát huy

Tên Tỉnh điều tra khảo sát


Trung bình

Hà Nội

Vĩnh Phúc

Bắc Ninh

Hưng Yên

Thái Bình

Nam Định

Phát huy giá trị đạo đức của GĐTT

85,3

88

87,3

86,7

91,3

92

88,4

Phát huy giá trị giáo dục của GĐTT

90

87,3

90,3

88,7

91,3

86,7

89,1

Phát huy giá trị tâm lý, tình cảm của GĐTT

80

82,7

84,7

83,3

88,7

87,3

84,5

Phát huy ý thức cộng đồng của GĐTT

79,3

80

82

81,3

84

83,3

81,7

Ý kiến khác

10

12

9,3

11,3

8,7

8

9,9


Phụ lục 1.3

Sự cần thiết phải phát huy sự yêu thương, thủy chung, tình nghĩa, hòa thuận của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay ở vùng đồng bằng sông Hồng

Đơn vị tính %



Câu trả lời

Tên tỉnh điều tra khảo sát

Trung bình

Nội

Vĩnh Phúc

Bắc Ninh

Hưng Yên

Thái Bình

Nam Định

Cần thiết

86,7

90,6

88,7

88

93,3

92

89,9

Không cần thiết

10

6,7

7,3

8

4,7

5,3

7

Không biết

3,3

2,7

4

4

2

2,7

3,1


Phụ lục 1.4

Những phẩm chất đạo đức cần có trong gia đình hiện nay

Đơn vị tính %



Tên các phẩm chất

Tên Tỉnh điều tra khảo sát

Trung bình

Hà Nội

Vĩnh Phúc

Bắc Ninh

Hưng Yên

Thái Bình

Nam Định

Sống hòa thuận

90

90,6

88,7

88

90,6

91,3

89,9

Vợ chồng thủy chung

90

91,3

90,6

91,3

93,3

90,6

91,2

Con cái hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

90,6

88,7

88

87,3

90,6

90

89,2

Anh chị em yêu thương, hòa thuận gắn bó

86,7

88

90

87,3

86,7

87,3

87,7

Các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau

84

88

86

85,3

84,7

83,3

85,2

Có trách nhiệm đóng góp thu nhập

35,3

33,3

26,7

28,7

28

30,7

30,5

Hiếu học và phát huytruyền thống gia đình

83,3

78,7

82,7

79,3

78,7

82

80,8

Hòa thuận xóm giềng

74,7

78,7

80

77,3

80,7

80

78,6

Các tiêu chí khác

9,3

8,7

5,3

8

6

6,7

7,3


Phụ lục 1.5

Cần thiết phải phát huy đạo hiếu của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng

Đơn vị tính %



Câu trả lời

Tên tỉnh điều tra khảo sát

Trung bình

Hà Nội

Vĩnh Phúc

Bắc Ninh

Hưng Yên

Thái Bình

Nam Định

Cần thiết

91,3

90,6

88,7

88

92

90,6

90,2

Không cần thiết

8,7

7,3

9,3

10,7

6,7

7,3

8,3

Không biết

0

2,1

2

1,3

1,3

2,1

1,5

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí