Kiện Toàn Hệ Thống Tổ Chức Bộ Máy Và Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Về Công Tác Gia Đình Nhằm Phát Huy Có Hiệu Quả Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong


thuận, vì người ta quá mải mê với yếu tố hòa thuận cho nên dễ bỏ qua chiều cạnh bạolực của người chồng đối với người vợ. Để hòa thuận, người vợ sẵn sàng nín nhịn,chịu đựng, nên nếu quá nhấn mạnh hòa thuận, người phụ nữ sẽ thiệt thòi, mất quyềnbình đẳng. Vì vậy, trong xã hội hiện nay việc phát huy những giá trị của GĐTT trongxây dựng GĐVH ở Việt Nam nói chung, khu vực ĐBSH nói riêng cần được nhìnnhận một cách thận trọng, cần được nghiên cứu kỹ và bổ sung những yếu tố tiến bộ,nhân văn vào nội hàm các giá trị ấy cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của khuvực và đất nước.

Nhà nước, trước hết là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần giao nhiệm vụcho Viện nghiên cứu văn hóa của Bộ hoặc có đề tài đặt hàng với các viện, trung tâmnghiên cứu, các trường đại học có nghiên cứu, đào tạo ngành học về văn hóa, gia đìnhđể thực hiện việc nghiên cứu, giải đáp về những vấn đề đặt ra, nhất là kịp thời xácđịnh rõ những gì thuộc giá trị gia đình truyền thống cần phải lưu giữ, phát huy và những dạng thức mới của chúng trong xã hội hiện tại để phổ biến rộng rãi cho nhân dân nhận biết.

Nhà nước cần đầu tư tài chính thỏa đáng cho việc nghiên cứu dưới dạng cấp kinh phí cho những đề tài nghiên cứu đơn lẻ hoặc một chương trình nghiên cứu tổng thể cấp Nhà nước về gia đình và văn hóa gia đình, trong đó bao gồm nhiều đề tài cụ thể để giải quyết từng vấn đề đặt ra.

Việc nghiên cứu đầy đủ, thành công về văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống, trong đó có giá trị GĐTT là cơ sở cho việc xây dựng chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam nói chung, vùng ĐBSH nói riêng trong các giai đoạn, trước hết là giúp cho việc xác định rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí của danh hiệu GĐVH hiện nay đảm bảo vừa phát huy được các giá trị GĐTT, vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới; Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở cho quá trình nghiên cứu các nội dung, biện pháp giáo dục gia đình phù hợp với các đối tượng, các nhóm dân cư và vùng địa lý.

Hai là, về công tác truyền thông

Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân. Sự nghiệp cách mạng nói chung, việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH nói riêng là sự nghiệp của toàn thể HTCT và các gia đình vùng ĐBSH. Muốn từng gia đình và thành viên của gia đình tự giác tham gia tích cực


vào việc xây dựng nếp sống văn hóa, phát huy các giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH, thì HTCT, nhất là các cơ quan quản lý công tác này cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động, làm cho họ nhận thức rõ, đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của việc giữ gìn, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH

- gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Bởi, tư tưởng có thông thì việc làm mới tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Thực trạng công tác tuyên truyền ở vùng ĐBSH có nơi, có lúc thiếu chiều sâu, nội dung chưa phong phú, phương thức chưa đa dạng, chưa thật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, còn có biểu hiện phiến diện, một chiều, xơ cứng, hình thức...

Nghiên cứu, bổ sung, phát triển hệ giá trị GĐTT trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong điều kiện hiện nay là một trong những thành tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình phát huy những giá trị ấy trong mục tiêu xây dựng GĐVH hiện nay. Song, đây mới chỉ là lý luận, định hướng, chỉ đạo trong quá trình phát huy những giá trị GĐTT. Vì thế, sau khi có kết quả nghiên cứu, chúng ta cần phải tuyên truyền bằng những phương thức thật hiệu quả, để những thành quả nghiên cứu đó trở nên phổ biến trong nhận thức và đời sống tinh thần của mọi tầng lớp dân cư. Thực hiện giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia phát huy các giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH các chủ thể tuyên truyền cần tập trung vào một số việc cụ thể sau:

Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 17

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới báo cáo viên và cộng tác viên dư luận xã hội. Trước hết là kiện toàn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong hệ thống tổ chức, đặc biệt là đội ngũ báo cáo viên mới tham gia công tác tuyên truyền và vận động quần chúng. Đồng thời, kiện toàn mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội, tăng cường thêm sự cộng tác của những thành viên ngoài hệ thống. Hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên cần có quan điểm quần chúng rõ ràng, hết lòng phục vụ lợi ích của dân tộc.

- Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng. Bởi, đây là một trong những kênh thông tin quan trọng, trực tiếp nhất truyền bá sâu rộng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; định hướng tư tưởng cho cán bộ, hội viên, nông dân trước các vấn đề thời sự quan trọng trong


nước, quốc tế; góp phần tạo sự thống nhất tư tưởng trong cán bộ, hội viên và sự đồng thuận trong xã hội.

- Tăng cường các hình thức tuyên truyền bằng sân khấu hóa, các hình thức trao đổi, diễn đàn và tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các gia đình cũng như những thành viên trong gia đình. Thông qua đó vừa tạo điều kiện để tất cả mọi người tự tìm hiểu và nâng cao nhận thức, đồng thời giải tỏa được những băn khoăn, lo lắng của nhân dân trước những hiện tượng “bất thường” trong đời sống gia đình. Từ đó, nội dung tuyên truyền được truyền tải một cách hiệu quả và sự lĩnh hội cũng diễn ra một cách tự nhiên hơn. Đặc biệt, các đài phát thanh, truyền hình địa phương (tỉnh, huyện) vùng ĐBSH cần có những chương trình, chuyên trang, chuyên mục...với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, hấp dẫn như: phim ảnh, sân khấu hóa, hội thi văn nghệ... nhằm tuyên truyền các giá trị GĐTT, giá trị văn hóa, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, trong cộng đồng làng, xã cũng như ứng xử bên ngoài xã hội; tuyên truyền luật hôn nhân gia đình, các luật về chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, phòng chống bạo lực gia đình, nêu gương người tốt việc tốt trong xây dựng gia đình văn hóa...

- Đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hoạt động tuyên truyền trên báo chí (báo viết, báo điện tử), mạng Internet, bản tin, pano, áp phích, tranh cổ động, các ấn phẩm và phương tiện thông tin đại chúng khác. Đặc biệt, phải tận dụng triệt để hệ thống thông tin truyền thông được trang bị cơ bản đầy đủ ở các xã phường, thôn, bản, cụm dân cư để tiến hành tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, giác ngộ đối với quần chúng nhân dân. Công tác tuyên truyền, vận động phải giúp mỗi người dân nhận thức sâu sắc được vai trò ý nghĩa của việc xây dựng GĐVH. Mỗi thành viên trong gia đình phải phát huy tốt những giá trị của GĐTT trong xây dựng GĐVH, giữ vững nền nếp, gia phong; làm tốt việc chăm sóc, giáo dục con cái; người lớn trong gia đình luôn gương mẫu để phát huy sức mạnh nội sinh của gia đình, trở thành thành lũy ngăn chặn tiêu cực từ bên ngoài ùa vào... Công việc cần được tiến hành bền bỉ, liên tục, có trọng tâm trọng điểm. Trước mắt, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền cuộc vận động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mà trọng tâm là xây dựng GĐVH, cơ quan, đơn vị và các cộng đồng dân cư (làng, xóm, thôn, tổ...) văn hóa.


- Cần tiếp tục bổ sung vào nội dung của chương trình giáo dục theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề” [30, tr.110] và Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Sở dĩ giáo dục lý luận chính trị được Đảng đặc biệt quan tâm và chú trọng là bởi công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận của công tác tư tưởng, có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện đường lối chính trị, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Đồng thời, thông qua công tác này mà chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thấm sâu vào quần chúng, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tác phong, lối sống cho đoàn viên, thanh niên - đây là những thành viên chính trong gia đình. Đây là cách trực tiếp bảo đảm sự phát triển vững chắc các giá trị truyền thống gia đình và dân tộc. Thông qua đó để giới thiệu, trao đổi những suy nghĩ, nhận thức, sự hiểu biết của giới trẻ về truyền thống. Vì thế, cần nghiên cứu đưa nội dung truyền thống gia đình và dân tộc vào trong chương trình giáo dục và xem đây như một bộ môn khoa học như các khoa học xã hội khác, hoặc lồng ghép nhiều hơn nữa nội dung giá trị đạo đức truyền thống vào chương trình phổ thông [34].

Mặt khác, như chúng ta đã biết, sinh viên là những người đang trong độ tuổi thanh niên, là bộ phận giường cột, chủ nhân tương lai của đất nước. Sinh thời, Hồ Chí Minh cũng đã đặt niềm tin và kỳ vọng lớn lao vào lực lượng này: Hỡi Đông Dương - Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên kia không hồi sinh. Không những thế, sinh viên còn là những người đang bắt đầu có những định hình về thế giới quan, có những cách nhìn nhận, quan sát, đánh giá sự việc của riêng mình. Họ không còn là những học sinh tiểu học hay trung học, chưa có những chính kiến của riêng mình, họ không còn là “những trang giấy trắng” để chúng ta dễ dàng uốn nắn, chỉ bảo theo ý mình. Hơn hết, đây là những chủ nhân của những “gia đình hạt nhân” trong tương lai gần. Bởi vậy, việc giáo dục nhân cách, thế giới quan cũng như trang bị cho họ những kiến thức về đời sống gia đình nói chung và giá trị GĐTT nói riêng cần có những phương pháp riêng nhằm tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, thái độ, quan niệm sống của


họ. Và để làm được điều đó, không gì có thể thay thế các môn lý luận chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh. Lý luận ở đây cũng không chỉ là tri thức, là học vấn nói chung mà là lý luận cách mạng - lý luận không chỉ giải thích thế giới mà cốt lõi là để cải tạo thế giới. Đó là những hành trang cần thiết trong cuộc đời mỗi sinh viên, là nền tảng vững chắc để xây dựng nên nhân cách con người mới, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng GĐVH trong tình hình mới hiện nay.

Trên cơ sở những nội dung đã được xác định, vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng là việc lựa chọn hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp. Có được nội dung khoa học là điều cần thiết, song để nội dung đó thấm sâu trong nhận thức, hành động của chủ thể phát huy giá trị GĐTT thì hình thức, phương pháp chuyển tải nội dung cần được các chủ thể tiến hành công tác giáo dục hay chủ thể giáo dục đặc biệt lưu ý. Trên thực tế, chủ trương này đã được hiện thực hóa một cách mạnh mẽ và bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Sự tồn tại của những hạn chế đó là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số đó phải kể đến là do năng lực, trình độ của đội ngũ tham gia tuyên truyền, giáo dục... Họ chưa có phương pháp phù hợp với mỗi đối tượng quần chúng, kiến thức chưa nắm vững, nội dung tuyên truyền, giáo dục khô khan, giáo điều, lý luận xa rời thực tiễn… Bởi vậy đã làm cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục trở thành một mớ giáo điều, sách vở chết cứng, hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa thể gắn liền lý luận với thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận, tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân” . Đồng thời, phải: “Tiếp tục đổi mới phương thức, nội dung, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…” . Vì thế, nếu không nghiên cứu kỹ, sử dụng phương thức, hình thức, nội dung tuyên truyền hợp lý, bám sát vào thực tiễn của từng địa phương sẽ không kiểm soát được sự trỗi dậy của các phong tục, tập quán cổ hủ, lỗi thời, lạc hậu, tác động xấu đến gia đình và cộng đồng xã hội.


Để phát huy tốt giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH, các tỉnh vùng ĐBSH cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động trong các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân, nhất là tuyên truyền, giáo dục đến từng thành viên trong gia đình về: chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Người cao tuổi, Luật Bình đẳng giới… cung cấp kiến thức, kỹ năng về giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản…và các nội dung liên quan đến giá trị đạo đức, lối sống trong gia đình để các thành viên trong gia đình cùng toàn thể hệ thống chính trị, xã hội cùng chung tay chăm lo cho công tác gia đình, xây dựng gia đình thực sự no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững, làm cho gia đình mãi là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh phát triển xã hội.

Để thực hiện tốt giải pháp này, các địa phương trong Vùng ĐBSH cần:

Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thông tin ở cơ sở; khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có giá trị GĐTT, đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng dân cư.

Quan tâm, chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, nhiệt tình, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu công việc.

Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, nếp sống văn hóa và phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH.

Tăng cường vai trò tự quản của cộng đồng dân cư; phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước hỗ trợ phát triển văn hóa, khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia vào xây dựng và phát triển văn hóa cơ sở. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp hướng về cơ sở và nâng cao chất lượng phong trào quần chúng hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ làm cho công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được đẩy mạnh lên một bước mới với chất lượng và hiệu quả cao hơn, tạo ra sự chuyển biến thực chất trong nhận thức, hành động của từng gia đình, thành viên gia đình và cộng đồng xã hội trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH nói riêng.


4.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý về công tác gia đình nhằm phát huy có hiệu quả giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

Giải pháp kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý về công tác gia đình được đề ra bởi hai lý do sau:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và cán bộ quản lý, thực hiện nhiệm vụ. Phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp, của các tập thể cộng đồng dân cư, các gia đình và mỗi con người. Song, muốn việc này trở thành phong trào rộng khắp, mạnh mẽ, thường xuyên, liên tục, thu hút được mọi người tham gia và mang lại những kết quả rõ ràng trong đời sống xã hội, cần phải có người đứng ra Tổ chức, quản lý, chỉ đạo, phối hợp, kết hợp hành động giữa các lực lượng, các tổ chức và cá nhân. Người đó, không ai khác là chính quyền Nhà nước - UBND các cấp mà bộ phận chuyên môn tham mưu, giúp việc và trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước là cơ quan quản lý văn hóa, gia đình các cấp.

Thứ hai, xuất phát từ thực tế hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình ở vùng ĐBSH nói chung, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH nói riêng còn nhiều mâu thuẫn, bất cập.

Hiện nay, nước ta đã xây dựng được hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngành văn hóa nói chung, công tác gia đình và xây dựng gia đình văn hóa nói riêng từ trung ương xuống địa phương. Cụ thể: Ở cấp Trung ương có Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có Vụ gia đình; Ở cấp tỉnh có Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình; Ở cấp huyện có Phòng Văn hóa

- Thông tin, trong đó có chức năng quản lý về công tác gia đình; Còn ở cấp xã, phường thường có một cán bộ văn hóa - thông tin làm tất cả công việc thuộc lĩnh vực được giao, trong đó công tác gia đình và xây dựng gia đình văn hóa chỉ là phần việc kiêm nhiệm chiếm thời lượng không nhiều. Qua nghiên cứu thực tế, chúng tôi nhận thấy: Tổ chức bộ máy quản lý về xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình ở cấp Bộ, Sở là hợp lý vì đã có bộ phận chuyên trách và lực lượng cán bộ tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức được quy định tại Nghị định số 02/2013/ NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ về Công tác gia đình và Quyết định số 3881/QĐ-


BVHTTDL ngày 01/11/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ gia đình và gần đây nhất là Nghị định số: 79/2017/NĐ- CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ - Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó tại Điều 2, khoản 15 - Về công tác gia đình đã nói rõ: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam; Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình; Xây dựng tiêu chí gia đình văn hóa; Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Xây dựng và hướng dẫn nhân rộng mô hình gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững. Song, cơ cấu tổ chức và cán bộ làm công tác gia đình ở cấp huyện, xã còn nhiều bất cập. Phần lớn các huyện chưa có bộ phận chuyên sâu và cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình riêng biệt. Nhất là ở cấp xã, phường, các cán bộ làm công tác này thường có năng lực, trình độ hạn chế lại phải kiêm nhiệm rất nhiều việc nên khó có thể làm tốt công tác xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, trong khi đây là cấp cơ sở, là địa bàn thực thi mọi chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tất cả các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội nói chung, lĩnh vực văn hóa, gia đình nói riêng.

Từ thực tế nêu trên, tôi đề nghị giải pháp Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý về công tác gia đình theo hướng:

Cấp Trung ương và cấp tỉnh giữ cơ cấu tổ chức như hiện nay.

Cấp huyện: Tổ chức bộ phận - Tổ chuyên trách làm công tác xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình trong Phòng văn hóa - thông tin cấp huyện. Tùy theo quy mô số đơn vị hành chính, không gian địa lý, dân số và cấu thành dân số, điều kiện giao thông... mà bố trí sao cho tổ công tác này ít nhất có 3 cán bộ tốt nghiệp đại học văn hóa trở lên, đảm bảo đủ lực lượng để ngoài việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình cấp huyện còn có thể thường xuyên xuống các xã hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra việc thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình ở cơ sở.

Cấp xã: Mỗi xã, phường cần bố trí một cán bộ chuyên trách về văn hóa, gia đình. Tùy theo quy mô dân số và phạm vi địa lý của xã, phường, cán bộ làm công tác văn hóa, gia đình cấp xã có thể kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, nhưng việc

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí