Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 22


PHỤ LỤC


Phụ lục 1


* Khái lược gia đình - bài viết của tác giả luận án.

Gia đình được coi là một tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ. Mỗi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành đều xuất phát, gắn bó từ một gia đình nên gia đình luôn là cội nguồn, là cái nôi, là điểm tựa vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của con người và cho toàn xã hội. Gia đình tồn tại trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử xã hội lại có những đặc trưng riêng. Vì vậy, nhiều nhà tư tưởng, cá nhân, tổ chức, ngành khoa học nghiên cứu với những cách tiếp cận phong phú, đa dạng đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình. Trong đó, đáng chú ý có một số định nghĩa sau:

Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, khi luận chứng về những điều kiện tiền đề cho sự tồn tại của con người, C. Mác đã khẳng định: “…Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [73, tr.41]. Cách tiếp cận này đã cho chúng ta thấy gia đình có chức năng tái tạo và duy trì nòi giống, đồng thời C. Mác nhấn mạnh đến những mối quan hệ tình cảm thiêng liêng, ruột thịt trong gia đình như quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống.

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ph. Ăngghen đã đưa ra khái niệm gia đình gắn với hôn nhân gia đình đồng thời chỉ ra vị trí, quy định của gia đình đối với các thiết chế xã hội: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, suy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự tduy trì nòi giống. Những thiết chế xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một số nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất đó quyết định: Một mặt là do trình độ phát triển của lao động, mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” [75, tr.44]. Như vậy, theo Ph. Ăngghen, các mô hình gia đình trong lịch sử tồn tại luôn gắn liền với một chế độ xã hội và phương thức sản xuất nhất định. Sự vận động, biến đổi của gia đình luôn phụ thuộc vào sự vận động biến đổi của xã hội và ngược lại, sự vận động, biến đổi, phát triển của gia đình cũng góp phần quyết định đến sự biến đổi, trình độ phát triển của xã hội.

Tiếp cận nghiên cứu từ góc độ xã hội học, George Murdock đã đưa ra định nghĩa gia đình: “là một nhóm xã hội được xác định bởi một nơi trú ngụ chung, sự cộng tác, tái sản xuất về kinh tế, bao gồm những người trưởng thành của cả hai giới, trong đó có ít nhất là hai người duy trì mối quan hệ tính dục, được xã hội công nhận và một hoặc nhiều đứa trẻ, là con đẻ hay con nuôi, của những người trưởng thành có quan hệ như vợ chồng với nhau” [157, tr.35-36].


Bacbara Schoen Johnson - chuyên gia tư vấn tâm lý, Lippincott (Hoa Kỳ) quan niệm Gia đình: “là đơn vị cơ bản của xã hội gồm hai hoặc nhiều cá nhân cùng hướng tới chia sẻ chung những niềm tin và những giá trị. Yếu tố làm cầu nối của một gia đình là sự thỏa hiệp. Những thành viên trong gia đình có quan hệ với nhau bằng kết hôn, bằng huyết thống hoặc nhận làm con nuôi, có sự đồng thuận hoặc nhu cầu thiết yếu về kinh tế” [65, tr.515].

Tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc quyết định lấy năm 1994 là năm Quốc tế về gia đình và trên cơ sở tiếp cận từ mục tiêu xây dựng gia đình bền vững đã khẳng định: Gia đình là một yếu tố tự nhiên và cơ bản, là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại, cần được gìn giữ, phát huy. UNESCO đã đưa ra định nghĩa “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt, được pháp luật thừa nhận”.

Ở Việt Nam, gia đình luôn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng con người có đạo đức, có nhân cách, hình thành truyền thống văn hóa dân tộc đồng thời góp phần vào việc xây dựng, gìn giữ, bảo vệ tổ quốc. Trong kết cấu “nhà - làng - nước” thì “nhà” - gia đình được coi là xã hội thu nhỏ, là nền tảng, là tế bào để phát triển mọi mặt xã hội. Gia đình phát triển tốt thì làng, xã, đất nước phát triển tốt và ngược lại, đất nước, làng xã tốt sẽ tạo điều kiện để gia đình có điều kiện phát triển tốt hơn. Còn gia đình không có phép tắc, không có tôn ti, trật tự, nền nếp, gia phong, gia giáo thì xã hội tất sẽ loạn. Vì vậy mà trong nhận thức cũng như giáo dục ở nước ta trong lịch sử luôn gắn với tư tưởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Hiểu rõ được tầm quan trọng nêu trên, ngay từ rất sớm, vấn đề về gia đình đã được chú ý, quan tâm, nghiên cứu. Thế kỷ XV, trong tác phẩm “Gia huấn ca” Nguyễn Trãi đã đưa ra rất nhiều nguyên tắc xây dựng gia đình và giáo dục gia đình vừa theo nguyên tắc của Nho giáo, vừa thấm nhuần những giá trị truyền thống của dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng dân tộc của Việt nam, danh nhân văn hóa thế giới, lúc sinh thời cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề gia đình và khẳng định rõ vai trò của gia đình đối với con người và xã hội. Theo Người, gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi con người xây dựng mối quan hệ yêu thương, bình đẳng, hòa thuận. Gia đình là tế bào của xã hội “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [78, tr.111] vì vậy cần quan tâm, xây dựng gia đình.

Trên cơ sở nhận thức và kế thừa các tư tưởng đó, trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều công trình khảo cứu, phân tích, nghiên cứu về gia đình. Ở mỗi góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau mà định nghĩa về gia đình cũng xuất hiện thêm phong phú, đa dạng. Cụ thể:

Điều 8 trong Luật Hôn nhân và Gia đình đã khẳng định: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo luật định”.


Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn, tiếp cận từ góc độ luật học cho rằng: “Gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ về hôn nhân và huyết thống, về nuôi dưỡng đã gắn bó những người có quan hệ với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạo đức và vậtt chất, để tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái” [142, tr.15-16].

Trong cuốn sách “Tâm lý gia đình”, tác giả Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra định nghĩa: “Gia đình, đó là sự chung sống giữa hai nhóm người, cha mẹ, con cái, có cùng một mối quan hệ là những người sinh ra và những người nối dõi ” [156, tr.20].

Giáo sư Lê Thi tiếp cận từ góc đọ triết học cho rằng: “Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha, mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại). Đồng thời, trong gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm…), giữa họ có những điều rằng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận, bảo vệ (được ghi rõ trong Luật hôn nhân và gia đình của nước ta). Đồng thời, gia đình cũng có những quyết định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên” [121, tr.20-21].

Tiếp cận từ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, trong Luận án tiến sĩ “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay”, tác giả Nghiêm Sĩ Liêm đã đưa ra khái niệm: “Gia đình là một phạm trù dùng để chỉ một tập hợp người, hình thành trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng… Các thành viên gia đình gắn bó với nhau bởi trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi về kinh tế, văn hóa, tình cảm và theo những chuẩn giá trị nhất định, được dư luận xã hội ủng hộ, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ” [68, tr.16].

Những định nghĩa nêu trên, có thể thấy từ góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau, quan niệm về gia đình cũng được đưa ra khác nhau và vì thế, sẽ không có một định nghĩa duy nhất về gia đình cho mọi nền văn hóa, mọi thời đại. Việc ai đó có tham vọng sẽ đưa ra được một định nghĩa mang tính khoa học, phổ quát, bao trùm và đúng về gia đình cho mọi nền văn hóa, mọi thời đại là một điều theo tác giả là không tưởng.


Phụ lục 2

Những gia đình, dòng họ nổi tiếng về truyền thống hiếu học ở vùng ĐBSH


Gia đình họ Nguyễn ở làng Kim Đôi (Quế Võ, Bắc Ninh) có năm anh em ruột lần lượt trở thành tiến sĩ dưới tuổi 20 chỉ trong vòng chín năm (từ 1466 đến 1475) là: Nguyễn Nhân Thiếp 15 tuổi cùng đỗ với anh Nguyễn Nhân Bị 19 tuổi, Nguyễn Nhân Phùng đỗ khi 19 tuổi, Nguyễn Nhân Dư đỗ khi 17 tuổi và Nguyễn Nhân Dịch đỗ ở tuổi 18.

Những dòng họ hiếu học nổi tiếng ở khu vực ĐBSH có: Dòng họ Triệu ở xã Nam Hoa, Nam Trực, Nam Định; dòng họ Nguyễn Ðăng làng Bịu (nay thuộc xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một dòng họ nổi tiếng về khoa bảng của vùng Kinh Bắc xưa; Dòng họ có nhiều tiến sĩ nhất là dòng họ Vũ ở làng Mộ Trạch (thuộc xã Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương) và dòng họ Ngô ở Vọng Nguyệt (Yên Phong, Bắc Ninh) có 5 đời liên tiếp đỗ tiến sĩ với 30 trên tổng số 36 tiến sĩ của làng… [155].

Cả nước có 21 làng khoa bảng tiêu biểu (có từ 10 tiến sĩ trở lên) thì Hà Nội chiếm tới6 làng gồm: Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (21 người), Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (12người), Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì (12 người), Hạ Yên Quyết, quận Cầu Giấy (10người)... Ngoài ra, Thăng Long - Hà Nội còn có 15 làng có từ 3 - 6 tiến sĩ, 6 làng có từ 7 - 9tiến sĩ [152]; Làng Mộ Trạch ở Hải Dương, làng Bịu, làng Kim Đôi, Vọng Nguyệt ở BắcNinh, làng Hành Thiện (xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định), là những làng khoa bảng truyền thống tiêu biểu của Việt Nam. Làng Hành Thiện, chỉ riêng thời hiện đại (sau 1945) đến nay đã có tới 36 Giáo sư, 24 Phó giáo sư, trong đó, có 5 Nhà giáo Nhân dân và trên hai chục Nhà giáo Ưu tú [95].

Vùng ĐBSH còn ghi danh trong lịch sử về người tài khi cả nước có 3 người được phong Lưỡng quốc Trạng nguyên đều thuộc vùng ĐBSH, đó là Mạc Đĩnh Chi (người làng Lũng Động, Chí Linh, Hải Dương), Nguyễn Trực (người làng Bối Khê, Thanh Oai, Hà Tây) và Nguyễn Đăng Đạo (người làng Bịu, Bắc Ninh); Người thi đỗ ở độ tuổi trẻ nhất là Nguyễn Hiền (người làng Dương A, Thượng Hiền, Hà Tây) đỗ Trạng nguyên năm 1247 khi mới 13 tuổi; Nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam là bà Nguyễn Thị Duệ (người làng Kiệt Đoài, xã Kiệt Đặc, Chí Linh, Hải Dương). Dưới thời phong kiến "trọng nam khinh nữ" bà đã phải giả trai để đi thi và đỗ Tiến sỹ năm 1592 triều nhà Mạc [21] và nhiều tên tuổi, hiền tài khác có công với đất nước như: Hoàng giáp Phùng Khắc Khoan (người làng Phùng Xá còn gọi là làng Bùng, Thạch Thất, Hà Tây), bác học Lê Quý Đôn (người làng Duyên Hà, Hưng Hà, Thái Bình) đỗ đầu kỳ thi Đình năm 1752, cụ Nguyễn Khuyến (người làng Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam) được dân gian gọi là Tam nguyên Yên Đổ…


Phụ lục 3

Kết quả bình xét đạt danh hiệu Gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng từ năm 2012 đến 2016




Tên tỉnh

Số lượng đạt danh hiệu GĐVH các tỉnh vùng ĐBSH

tính theo %

2012

2013

2014

2015

2016

Hà Nội

84

84

84,8

85

86

Quảng Ninh

85

86,2

86,7

87

87,8

Vĩnh Phúc

87,5

83.4

85,5

87,8

85

Bắc Ninh

86

86

87

89,4

89,4

Hải Dương

74

75

76

85,3

86,6

Hải Phòng

88

88

88,5

88

89

Hưng Yên

86

87

89

89

90

Thái Bình

78

78,5

79,5

80,1

82,3

Hà Nam

85

86

87,4

87,4

93,2

Nam Định

77

77,22

82,12

80

79,6

Ninh Bình

81,8

84

85

85

86,2

Trung bình vùng ĐBSH


82,94


83,21


84,68


85,88


86,83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 22


Nguồn: [102];... [117]


Phụ lục 4

Một số vụ án điển hình xảy ra trong gia đình tại các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng gây bức xúc cho gia đình, người dân và xã hội


Ngày 01/9/2014, nghịch tử Bùi Minh Đạt (sinh năm 1978) do mâu thuẫn đất đai, không đồng tình về việc chia tài sản đã ra tay sát hại dã man, chém 12 nhát dao làm mẹ là bà Vũ Thị Tỉnh (sinh năm 1947) tử vong và chém 13 nhát dao làm chị dâu là Nguyễn Thị Tuyết Trinh (sinh năm 1968) bị trọng thương tại địa bàn thôn Thượng Lộc, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội... [102].

Có những đứa trẻ nghiện game chỉ vì vài chục nghìn đồng mà sẵn sàng đánh, giết ông bà. Hoặc có những lý do đơn giản như đi chơi nhiều bị ông bà nhắc nhở, hoặc to tiếng với cháu một chút mà cháu cũng sẵn sàng ra tay sát hại ông bà. Ví dụ như: vụ Nguyễn Thế Dũng lên cơn nghiện xin tiền bà Nguyễn Thị Thường (86 tuổi) - bà ngoại, bà không có cho nên hắn đã giết chết bà ở thôn Minh Tân, xã Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc [107]; vụ Phan Thanh Tùng (SN 1993) ở thôn Quỳnh Đô, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội rủ bạn Trương Trung Hiếu (Sinh ngày 4/11/1994 khi phạm tội mới 17 tuổi, 1 tháng, 20 ngày) ở cùng thôn đi giết bà nội của mình là bà Nguyễn Thị Nhạn (74 tuổi) để lấy khuyên tai bằng vàng bán lấy 500.000 đ mua quà tặng bạn gái nhân dịp Noel vào năm 2011. Bùi Trân Định (1947), trú tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội do tranh chấp tài sản đã cầm dao bầu chém 11 nhát vào em gái ruột là Bùi Thị Nhài (SN 1956) khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu vào năm 2013… [102].

Cha bạo hành con trai ruột: Vụ việc bé trai Trần G.K, 10 tuổi (Hà Nội) bị chính bố đẻ và mẹ kế bạo hành suốt một thời gian dài nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận. Trong hai năm, người cha này đã sử dụng nhiều móc áo cuộn tròn lại thành một chiếc roi sắt để đánh đập con. Thậm chí, bé G.K không được đến trường, hàng ngày cháu bé bị nhốt trong căn nhà thuê trọ của người bố và mẹ kế tại phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội). Ngày 5/12, do không chịu nổi những trận đòn roi, đánh đập, bé G.K đã tìm cách trốn khỏi nhà, bắt xe bus đến nhà ông bà nội để cầu cứu. Từ một đứa trẻ kháu khỉnh, khỏe mạnh nặng hơn 40kg, bé G.K “sụt cân” chỉ còn 20kg, khắp người chằng chịt những vết sẹo lớn, nhỏ. Qua thăm khám tại bệnh viện, bé được các bác sỹ chẩn đoán rạn xương sọ não và gãy xương sườn số 7, 8 [24].


Phụ lục 5

Phát huy giá trị giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa từ góc độ nhà trường vùng đồng bằng sông Hồng


Khu vực ĐBSH là một trong 3 trung tâm giáo dục - đào tạo lớn nhất cả nước, với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề...vừa đa dạng, phong phú về ngành nghề, chuyên môn, vừa có đội ngũ giảng viên có trình độ, chất lượng cao, có cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại nhiều trường được đánh giá cao trong khu vực và thế giới, cùng nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ lớn của nước ta. Đây là điều kiện thuận lợi để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đồng thời nó cũng là môi trường lý tưởng để tuyên truyền, giáo dục về thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung cũng như công tác phát triển gia đình, xây dựng GĐVH, phát huy giá trị GĐTT, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng. Thêm vào đó, tại khu vực ĐBSH có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực xã hội nên việc đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục thậm chí là mở ngành học về công tác gia đình, nghiên cứu, giải quyết về các vấn đề liên quan đến gia đình là việc làm không khó. Và trên thực tế, có rất nhiều ngành học, nghiên cứu về lĩnh vực gia đình này đã được thành lập, cụ thể: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có khoa Công tác xã hội đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội với trẻ em và gia đình; Học viện Báo chí và Tuyên truyền có công tác xã hội và xã hội học nghiên cứu gia đình và giới; Tại Đại học Văn hóa Hà Nội ngày 01/6/2015, nhà trường đã tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập khoa Gia đình và Công tác xã hội, trong đó đào tạo 02 chuyên ngành: Gia đình học, Quản lý nhà nước về gia đình...

Bên cạnh hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, khu vực ĐBSH còn có hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông dày đặc thuận lợi cho việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước... cụ thể như: Tính đến năm 2015, khu vực ĐBSH có:

3.186 trường mẫu giáo (chiếm 22% cả nước) với 37.304 lớp học và 1.072.016 cháu đang theo học; 2.752 trường Tiểu học (chiếm 18% cả nước) với 55.361 lớp học và 1.716.012 học sinh; 2.446 trường Trung học cơ sở (chiếm 24% cả nước) với 32.652 lớp học và 1.106.173 học sinh; 595 trường Trung học phổ thông (chiếm 24,8% cả nước) với 14.591 lớp học và 576.870 học sinh [137]. Đây chính là môi trường lý tưởng để tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam cũng như tuyên truyền, giáo dục về các Luật pháp, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình, Phòng, chống bạo lực gia đình, Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên... và tuyên truyền, giáo dục tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước... Có thể tuyên truyền, giáo dục thông qua nhiều hình thức khác nhau như lồng ghép vào nội dung bài giảng của các môn khoa học xã hội, hoặc thông qua các hoạt động ngoại khóa, thông qua các buổi tọa đàm, sinh hoạt lớp, thông qua các cuộc thi tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước, tìm hiểu về Pháp luật... thông qua các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm hoặc có thể tuyên truyền, giáo dục trên cả những bản tin ngắn đọc giữa giờ ra chơi của các em...


Phụ lục 6

Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa từ góc độ hệ thống chính trị vùng đồng bằng sông Hồng


Chủ thể phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH từ góc độ xã hội ở khu vực ĐBSH chính là ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân. Về cơ bản trong thời gian qua, việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH nói riêng, các công tác khác liên quan đến gia đình nói chung ở khu vực ĐBSH được hệ thống chính trị và nhân dân triển khai và thực hiện tương đối tốt, cụ thể:

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Tỉnh ủy các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH đã ban hành Chương trình hành động chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết do cấp trên ban hành. Ủy ban nhân dân các tỉnh cũng ban hành các kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt các công tác liên quan đến gia đình, nhất là thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam cho phù hợp với tình hình địa phương đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng GĐVH... Và để thực hiện tốt công tác này, các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH đều thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình các cấp (từ tỉnh xuống huyện, xã). Ví dụ như tỉnh Thái Bình đã thành lập được 01 Ban chỉ đạo cấp tỉnh, 08 Ban chỉ đạo cấp huyện, thành phố và gần 300 Ban chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn. Trưởng ban chỉ đạo là các Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy Ban nhân dân. Ban chỉ đạo thường xuyên được kiện toàn về nhân sự, công việc được phân công cụ thể gắn với trách nhiệm từng ngành, do đó các thành viên phát huy được trách nhiệm của mình giúp chính quyền và nhân dân thực thi nghiêm túc pháp luật... [113, tr.2].

Ban chỉ đạo công tác gia đình các cấp, nhất là cấp tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy Ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc thực hiện các phong trào thi đua trong đó có phong trào xây dựng GĐVH, có kế thừa, phát huy giá trị GĐTT... bám sát với thực tiễn. Hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp đã phát huy rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, tham mưu, phối hợp giữa các ngành thành viên.

Về hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác gia đình

Xác định công tác gia đình nói chung, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH nói riêng không phải là nhiệm vụ của một cấp, một ngành, một cơ quan đoàn thể nào mà phải là sự hợp lực chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn bộ HTCT tại địa phương. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại các tỉnh vùng ĐBSH đã tích cực tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên cùng nhân dân thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng GĐVH, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa, Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, thực hiện nếp

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí