dựng đời sống văn hóa” và Chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3, ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái 25 tháng 11 và nhất là ngày Gia đình Việt Nam 28 tháng 6 hàng năm với những chủ đề thiết thực.
Hai là, phát triển kinh tế, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả và bền vững các chương trình mục tiêu quốc gia về kinh tế và an sinh xã hội. Sự tác động của kinh tế trong thời kỳ hội nhập tới văn hóa gia đình là rất lớn. Trong điều kiện nước ta còn nhiều khó khăn, khi các thành viên trong gia đình còn dành nhiều thời gian cho việc kiếm sống thì sự chăm lo dành cho các thành viên trong gia đình và ngay chính bản thân chưa kịp thời và đầy đủ, cơ hội tham gia các hoạt động xã hội không nhiều. Do vậy, công tác phát triển kinh tế (trong đó có kinh tế gia đình, kinh tế làng nghề...), xóa đói, giảm nghèo được Đảng và Nhà nước xác định như một tiền đề cơ bản giúp gia đình ổn định và phát triển. Việc nâng cao năng lực của các gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo là công tác thường xuyên cần được quan tâm, đẩy mạnh. Đảng ta cũng chỉ đạo cần đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực, kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của các tổ chức, quốc tế. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để hộ nghèo, người nghèo và vùng đặc biệt khó khăn tự vươn lên thoát nghèo bền vững; kết hợp hài hóa các chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp có hiệu quả của toàn xã hội. Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề, tạo điều kiện hỗ trợ các gia đình, đặc biệt là các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình. Xây dựng, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình vừa là hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, vừa mang ý nghĩa xã hội rộng khắp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thời
gian, kiến thức, kỹ năng để phát triển gia đình. Hệ thống dịch vụ gia đình bao gồm các hoạt động chủ yếu như: dịch vụ giáo dục đời sống gia đình; dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe tại nhà; dịch vụ hỗ trợ tư vấn về luật, chính sách liên quan đến gia đình; dịch vụ khoa học - kỹ thuật; văn hóa - văn nghệ; thể dục thể thao hoặc các loại dịch vụ khác phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Phát triển hệ thống dịch vụ gia đình mang lại nhiều tiện ích, nhưng nó không tách các thành viên gia đình ra khỏi các trách nhiệm với gia đình mà ngược lại, nó là sự hỗ trợ để các thành viên trong gia đình có nhiều thời gian quan tâm đến nhau hơn. Hoạt động này tuy sẽ phát triển tốt hơn ở khu vực kinh tế phát triển nhưng vẫn rất cần được thực hiện ngay tại cả những vùng mà điều kiện kinh tế còn hạn chế, khó khăn. Khi được hỗ trợ, những thành viên lao động chính trong gia đình sẽ tập trung đầu tư cho sản xuất, tăng trưởng kinh tế nhưng việc chăm sóc người già, trẻ em vẫn được đảm bảo. Đối với khu vực thành thị, việc phát triển hệ thống dịch vụ gia đình giúp người mẹ, người vợ có nhiều điều kiện, thời gian, quan tâm chú ý tới những yếu tố khác để duy trì hạnh phúc gia đình. Người phụ nữ được giảm nhẹ công việc sẽ có tâm lý thoải mái, có sức khỏe tốt, có điều kiện để chăm sóc chồng con, góp phần giữ được sự yên ổn, hòa thuận trong gia đình. Bảo đảm cho các hộ gia đình tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu về nhà ở, nước sạch, giáo dục, y tế, thông tin... Ưu tiên cho gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình ở huyện nghèo, xã nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ hỗ trợ gia đình; chú trọng xây dựng các dịch vụ hỗ trợ gia đình phù hợp với thực tế từng vùng, địa phương và nhu cầu thực tế của các nhóm đối tượng; kết hợp với việc rà soát thực trạng, tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các dịch vụ đó.
Việc nâng cao vị trí, vai trò cũng như giá trị của GĐTT trong xây dựng GĐVH hiện nay còn phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của các hoạt động quản lý gia đình của các cấp ủy Đảng, các cơ quan chính quyền, đoàn thể các cấp, các ngành ở từng địa phương trong vùng ĐBSH. Vì vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và cần xác định công tác xây dựng GĐVH, kế thừa, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH là một trong những nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội hàng năm của
các tỉnh thuộc vùng. Các cơ quan, đoàn thể cần coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, chủ động rà soát, đánh giá tình hình phát triển gia đình tại địa phương để giải quyết kịp thời những khó khăn, thách thức đồng thời thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động các gia đình phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH cũng như các công tác khác liên quan đến gia đình. Tích cực chỉ đạo việc xóa bỏ những phong tục, tập quán, thói quen hủ tục, lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình, đấu tranh chống lối sống thực dụng, ích kỷ, đồi trụy đồng thời tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em và chăm nom, phụng dưỡng người già, người cao tuổi... Để thực hiện được mục tiêu trên, theo Tác giả, cần phải đề ra được những nhiệm vụ cụ thể cho chủ thể phát huy giá trị GĐTT các cấp như:
* Đối với các chủ thể cấp tỉnh của khu vực ĐBSH
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Huy Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Phải Gắn Với Chiến Lược Giáo Dục Và Đào Tạo Nguồn
- Kiện Toàn Hệ Thống Tổ Chức Bộ Máy Và Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Về Công Tác Gia Đình Nhằm Phát Huy Có Hiệu Quả Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong
- Hoàn Thiện Thiết Chế Về Công Tác Gia Đình Nhằm Phát Huy Có Hiệu Quả Giá Trị Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Vùng Đồng Bằng
- Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 20
- Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 21
- Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 22
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH chính là cơ quan chủ trì, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử của các thành viên trong gia đình và gia đình với dòng tộc, với cộng đồng làng, xã, với quê hương, đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần kiện toàn đủ biên chế của Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình. Đặc biệt chú ý kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành gia đình. Các cán bộ làm công tác gia đình phải có trình độ, am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ và phải đạt tiêu chuẩn thực hiện theo Thông tư số 02 ngày 16/3/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các cấp lãnh đạo từ tỉnh cho tới cơ sở cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia, thực hiện các chương trình, dự án về gia đình.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các tỉnh vùng ĐBSH chỉ đạo Ban Tuyên giáo các huyện, thành ủy tổ chức quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, đặc biệt là Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Quyết định số 629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Nghị định số 02/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về công tác gia đình... và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác gia đình. Đồng thời quán triệt, chỉ đạo việc thực hiện nội dung các đề án
tuyên truyền về gia đình như: tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, tuyên truyền phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020...
Mặt trận Tổ quốc các tỉnh vùng ĐBSH: tiếp tục kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, làm tốt vai trò giám sát đối với công tác xây dựng gia đình. Cùng với các tổ chức thành viên của mặt trận phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng GĐVH, Làng Văn hóa, Khu phố văn hóa; Phát triển phong trào “ông bà, cha mẹ mẫu mực; con cháu thảo hiền”; Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Thực hiện nếp sống văn minh trong quan hệ ứng xử, quan hệ xóm giềng hòa thuận, tốt đẹp; Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và thuần phong mỹ tục của địa phương; Thực hiện tốt công tác chăm sóc người già, trẻ em, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ và phát huy vai trò nêu gương, vai trò người cao tuổi trong gia đình, dòng tộc, làng, xã, quê hương, đất nước.
Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh vùng ĐBSH: Trong phạm vi hoạt động của mình, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cần chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, bình đằng, hạnh phúc; Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phong trào xây dựng GĐVH. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, xây dựng người phụ nữ trong thời đại mới với hình ảnh “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch” và thực hiện tuyên truyền “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”... Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh cần mở rộng các mô hình giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên, tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và năng lực của phụ nữ và tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ, khuyến khích phụ nữ làm kinh tế, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho gia đình và xã hội.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các tỉnh vùng ĐBSH: Thực hiện tốt chức năng định hướng, giáo dục về chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên. Quan tâm đến việc giáo dục các giá trị truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước nhằm hình thành lối sống tích cực cho thế hệ thanh niên, giúp họ sống có lý tưởng, mục đích, có tri thức, sáng tạo, thanh lịch, tiến bộ và văn minh. Thực hiện các
chương trình hành động, xây dựng các phong trào thi đua để phát huy vai trò xung kích đi đầu của tầng lớp thanh niên trong phát triển kinh tế cũng như kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống, văn hóa của gia đình, địa phương và đất nước.
Các tổ chức chính trị - xã hội khác: Cần tạo điều kiện cho các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội như: Hội nông dân, Hội Cự chiến binh...và các ngành khác như: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội... tùy theo những đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của mình mà tham gia vào công tác xây dựng GĐVH, kế thừa, phát huy giá trị GĐTT ở các mức độ khác nhau nhằm giúp đỡ các gia đình ổn định và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
* Đối với cấp huyện của các tỉnh thuộc ĐBSH
Để thực hiện có hiệu quả việc kế thừa, phát huy những giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH nói riêng và các công tác khác về gia đình nói chung ở các tỉnh thuộc ĐBSH trong thời gian tới thì bên cạnh việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan chính quyền cấp trên, cần có sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành của từng quận, huyện. Các cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương cần xác định rõ trách nhiệm đối với cuộc vận động xây dựng GĐVH. Đặc biệt, cần phát huy vai trò tổ chức và quản lý của phòng Văn hóa Thông tin các huyện trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tích cực và thực hiện có hiệu quả việc kế thừa, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH cũng như các công tác khác, vấn đề khác liên quan đến gia đình. Đồng thời, phòng Văn hóa Thông tin cũng phải có trách nhiệm thường xuyên liên hệ, phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên triển khai và thực hiện có hiệu quả những chương trình, chính sách về gia đình; Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động người dân địa phương tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa nơi cư trú”...
* Đối với các xã, phường, trị trấn của các huyện, quận thuộc các tỉnh trong khu vực ĐBSH
Các xã, phường, thị trấn cần giao nhiệm vụ quản lý, theo dõi và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác gia đình cho các cán bộ chuyên trách. Đội ngũ này hàng năm cần phải được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ ít nhất là 02 lần để bổ sung, cập nhật kiến thức về công tác gia đình. Đội ngũ cán bộ chuyên trách này cần phải phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể ở xã, các bí thư chi bộ, các tổ trưởng, trưởng thôn... để điều
tra, nắm bắt, thu thập các thông tin về tình hình phát triển của mỗi hộ gia đình. Cần thành lập các câu lạc bộ gia đình nhằm giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, nuôi dạy con tốt, phát huy sự hiếu học, sáng tạo trong lao động, phòng chống bạo lực gia đình... nhằm xây dựng, phát triển gia đình bền vững từ chính các gia đình. Đối với đội ngũ chủ nhiệm và phó chủ nhiệm của những câu lạc bộ này phải được tập huấn thường xuyên (theo tác giả, nên tập huấn ít nhất 2 lần/1 năm).
Để thực có hiệu quả những vấn đề nêu trên, cần có sự đồng thuận, đoàn kết, nhất trí, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị xã hội. Đồng thời, cần phát huy được ý thức tự giác, chủ động, tích cực của mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong công tác, trong các vấn đề liên quan đến gia đình cũng như thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú.
* Đối với gia đình và các thành viên của gia đình
Từ xa xưa đến nay việc giữ gìn danh giá, uy tín của mỗi gia đình luôn được mỗi thành viên coi trọng và bảo vệ. Trong xu thế hội nhập quốc tế, để giữ gìn truyền thống tốt đẹp trong mỗi gia đình thì ông bà, cha mẹ phải là tấm gương mẫu mực để con cháu noi theo. Vì vậy, mỗi gia đình cần đề cao và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của gia đình mình để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc trong điều kiện KTTT, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Thực tế đã cho thấy, những giá trị của gia đình trong mọi thời đại được thiết lập như thế nào và sự phổ biến của những giá trị ấy ra sao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhận thức, đặc biệt là năng lực tự nhận thức của các thành viên trong gia đình. Ở đó, đôi khi tính “gia trưởng”, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” vẫn ít nhiều được thừa nhận. Bởi vậy, trong giai đoạn hiện nay, để có thể phát huy thành công những giá trị của GĐTT thì chúng ta phải gỡ bỏ được những rào cản, một trong số đó là phải thay đổi nhận thức của các thành viên với tư cách là các chủ thể trong gia đình. Ở đó, cần có sự nhìn nhận đúng vị trí, vai trò của từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là vai trò của những người phụ nữ - với tư cách là những người bà, người mẹ, người vợ... Trong gia đình, phụ nữ vừa là người giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của gia đình, vừa là người tiếp thu và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà trước hết đó là
xây dựng GĐVH. Họ không chỉ góp phần quan trọng vào kinh tế gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau mà còn đảm trách hầu hết công việc nhà và là người đảm nhiệm việc chăm sóc, nuôi dạy con. Quan trọng hơn, người mẹ còn là người giáo dục đường ăn nết ở, và truyền cho con những bài học đạo lý làm người, góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách cho trẻ với nhiều đức tính tốt đẹp như: tần tảo, chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, con; Với tình thương bao la và sự kiên trì nhẫn nại, người phụ nữ trở thành trung tâm liên kết các thành viên, người thường xuyên gần gũi, chia sẻ, động viên mọi người trong gia đình. Họ đóng vai trò chính yếu trong việc thực hiện các chức năng của gia đình, đặc biệt là chức năng tâm lý tình cảm - chức năng đặc thù của gia đình mà không một thiết chế xã hội nào khác có thể thay thế.
Cùng với sự thay đổi về nhận thức của các thành viên trong gia đình thì bản thân người phụ nữ cũng cần có sự tự nhận thức một cách đúng đắn về chính bản thân mình. Mỗi người phụ nữ cần tích cực học tập, rèn luyện các phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang. Từ đó, từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.
Bên cạnh đó các thành viên trong gia đình cũng cần nhìn nhận đúng đắn, khách quan và phù hợp với những sự biến đổi trong đời sống gia đình hiện nay. Chẳng hạn, Bữa cơm gia đình trong đời sống hiện nay khó có thể đạt được yêu cầu đủ người trong gia đình quây quần như cũ, nhưng với quan điểm “lấy thực tiễn làm trung tâm”, chúng ta cũng sẽ có những đồng cảm đối với sự vắng mặt của ai đó trong mỗi bữa cơm gia đình mà không làm mất đi ý nghĩa truyền thống của nó.
Từ sự phân tích trên chúng ta phải hiểu phương thức tồn tại của giá trị chính là sự vận động của những giá trị chứ không phải là bản thân những giá trị ấy. Thời đại mà chúng ta đang sống phát triển với tốc độ nhanh chóng về mọi mặt dẫn đến các giá trị gia đình cũng dần phải biến đổi theo. Điều quan trọng là phải nhận thức đúng được những thay đổi ấy để kế thừa, phát huy giá trị GĐTT, vận dụng chúng cho phù hợp nhằm xây dựng thành công GĐVH, gia đình hiện đại - ít con, no ấm, tiến bộ, dân chủ, hạnh phúc và bền vững.
Như vậy, Tác giả Luận án đã đề xuất và trình bày rõ những việc cần làm của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị, các gia đình và thành viên của gia đình với tư cách là những chủ thể của quá trình phát huy những giá trị GĐTT trong việc xây dựng GĐVH. Tác giả cũng hy vọng nếu những hoạt động nêu trên được tiến hành một cách đầy đủ, nghiêm túc, chúng sẽ là những trải nghiệm thực tế để các tổ chức thuộc HTCT, các gia đình thể hiện vai trò và nâng cao năng lực làm việc của mình trong lĩnh vực văn hóa, xây dựng GĐVH.
Thực hiện tốt giải pháp nêu trên, đặc biệt là các biện pháp nâng cao vai trò, năng lực làm việc của HTCT, năng lực nhận thức và hành động của các gia đình cùng thành viên gia đình được thực hiện đầy đủ, đồng bộ, nghiêm túc, thì việc xây dựng nếp sống văn hóa cũng như việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH nói riêng chắc chắn sẽ có bước phát triển mới, chất lượng và đạt hiệu quả cao hơn.
Tiểu kết chương 4
Trong chương 4, tác giả đã nêu ra 05 quan điểm cần quán triệt khi nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát huy giá trị GĐTT trong việc xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay bao gồm: Phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực ĐBSH; chiến lược phát triển gia đình Việt Nam; chiến lược xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người mới Việt Nam; chiến lược giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay; Phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH là trách nhiệm của HTCT và các gia đình vùng ĐBSH.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong việc xây dựng GĐVH ở các tỉnh vùng ĐBSH thời gian qua, kết hợp với các quan điểm nghiên cứu nêu trên, Tác giả đã đề xuất 04 giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt giá trị GĐTT trong việc xây dựng GĐVH ở các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng hiện nay, gồm: đẩy mạnh nghiên cứu các giá trị GĐTT để khai thác những nội dung, khía cạnh có giá trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động quần chúng tham gia phát huy các giá trị gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia đình văn hóa; kiện